intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với quản lý văn hoá để phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với quản lý văn hoá để phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông" tập trung tìm hiểu và đánh giá tác động từ cuộc cách mạng 4.0 đem lại cho quản lý văn hoá, tạo sự phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Nông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với quản lý văn hoá để phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông

  1. Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với quản lý văn hoá để phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông Nguyễn Bá Lương, Phạm Thị Phương Tóm tắt Cuộc cách mạng 4.0 diễn ra và tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế và xã hội, vừa tạo ra những thời cơ lớn nhưng đồng thời cũng đi kèm những thách thức. Trong lĩnh vực quản lý văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc cách mạng 4.0 cũng đã tác động mạnh mẽ buộc công tác quản lý văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số, phải thay đổi tư duy để thích ứng. Tại tỉnh Đắk Nông, trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng 4.0 thì sự tác động lại càng mạnh mẽ tới văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số không hề nhỏ. Do đó, để thích ứng với điều kiện mới công tác quản lý văn hoá ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển bền vững đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Nông, xây dựng văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số trở thành ngành du lịch mũi nhọn, định hướng phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tham luận tập trung tìm hiểu và đánh giá tác động từ cuộc cách mạng 4.0 đem lại cho quản lý văn hoá, tạo sự phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Nông. Từ khoá: Cuộc cách mạng 4.0, đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Đắk Nông, phát triển bền vững, ứng dụng công nghệ thông tin. 1.Mở đầu Trong quá trình cuộc cách mạng 4.0 tác động mạnh mẽ và toàn diện sâu sắc trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Trong đó công tác quản lý văn hoá bền vững tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang được triển khai nhưng còn gặp nhiều khó khăn vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan. Từ đó, phải có một số giải pháp khắc phục những tác động của cuộc cách mạng 4.0 đem lại từ công tác quản lý văn hoá dân tộc thiểu số. Đặc biệt, tại tỉnh Đắk Nông là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số dẫn tới chính sách quản lý văn hoá dân tộc thiểu số phải điều chỉnh và định hướng lại chiến lược phát triển, chú trọng đầu tư vào lĩnh vực khoa học – công nghệ, đồng thời phải có chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông trước cuộc cách mạng 4.0. 2.Tác động của cuộc cách mạng 4.0 đối với quản lý văn hoá để phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông 2.1.Một số tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông Cuộc cách mạng 4.0 tác động tới văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông đã thu hẹp tối đa về khoảng cách không gian địa lý, đồng nghĩa mối quan hệ giữa con người được mở rộng. Cuộc cách mạng đều bao hàm sự thay đổi cơ bản về chất, có tính đột biến sâu sắc, tính triệt để và theo hướng tiến bộ. Làm cho mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất diễn ra nhanh chóng trong thời gian ngắn, tác động tới đời sống con người, làm biến đổi nhiều đặc điểm văn hoá và lối sống. “Tuy nhiên, đó không chỉ là sự biến đổi do tiếp biến từ các nền văn hoá khác, mà phức tạp hơn là sự tự biến đổi ngay từ bên trong nội tại nền văn hoá theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực khi nó đi lệch các giá trị văn hoá chuẩn mực” (Nguyễn Thị Mai Anh 2020). Dẫn tới các cộng đồng trong đồng bào dân tộc thiểu số xích lại gần nhau hơn tác động ảnh hưởng lối sống lẫn nhau, đan xen trực tiếp góp phần thúc đẩy sự đa dạng văn 842
  2. hoá giữa các đồng bào dân tộc thiểu số, làm phát sinh tình trạng văn hoá lai căng, khiến tỉnh Đắk Nông phải có chính sách quản lý văn hoá nhằm bảo vệ bản sắc trong đa dạng văn hoá trở thành nhiệm vụ không hề dễ dàng, định hướng và giải pháp phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Một số tác động trong cuộc cách mạng 4.0 tới văn hoá và lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông điển hình hiện nay: Thứ nhất, làm thay đổi môi trường sinh hoạt, cách thức làm việc, hình thức giao tiếp và cách ứng xử cá nhân; tác động làm thay đổi môi trường sinh hoạt của vùng đồng bào dân tộc thiểu số về xu hướng thói quen tiêu dùng nhờ mạng internet và thương mại điện tử, đã giúp hoạt động lựa chọn mua sắm hàng hoá bằng hình thức trực tuyến, khi vẫn đang ngồi tại nhà và thanh toán tiền bạc qua tài khoản ngân hàng điện tử, nhận hàng dịch vụ thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Cách thức làm việc hiện nay bằng hình thức làm việc từ xa không cần thiết đến tại văn phòng làm việc, có thể trao công việc thông qua trực tuyến đồng nghiệp, cấp trến, đối tác làm việc… vẫn hoàn thành nhiệm vụ công việc và thuận tiện khi điều kiện thời tiết, phương tiện di chuyển khó khăn; khoa học – công nghệ mang lại lợi ích to lớn nhưng con người cũng càng ngày càng lệ thuộc vào điện thoại và máy tính, ít quan tâm tới mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng và xã hội tác động sâu sắc mối quan hệ hiện nay. Phương thức giao tiếp và cách ứng xử trước đây chủ yếu là phương thức trực tiếp và trao đổi tương tác qua lại, cảm nhận biểu hiện gương mặt và cảm xúc chân thật; với tốc độ và nhịp độ sống nhanh hiện nay đã có thể thực hiện giao tiếp bằng nhiều cách qua các ứng xử trao đổi như facebook, zalo, instagram,… Thuận tiện xử lý công việc, thời gian nhanh gọn bớt rườm rà giao tiếp khi gặp nhau trực tiếp. Thứ hai, làm thay đổi hệ giá trị văn chuẩn mực, tạo ra sự xung đột giữa các giá trị văn hoá lối sống truyền thống đối với các giá văn hoá lối sống hiện đại; quá trình giao lưu văn hoá diễn ra mạnh mẽ với sự gia tăng xung đột, nhiều yếu tố giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại khi cái cũ với cái mới có sự chênh lệnh rất lớn. Cuộc cách mạng 4.0 có những hạn chế và bất cập, trong xây dựng hệ giá trị văn hoá truyền thống dân tộc và hệ giá trị chuẩn mực của con người, “là sự thay đổi một số quan niệm, thói quen của một bộ phận người dân, từ nặng về duy tình sang duy lý, vị tình sang vị tiền; là xu hướng cho rằng gia đình không còn là trung tâm; các yếu tố mang giá trị vật chất phần nào thay thế cho yếu tố tinh thần, tình cảm; là sự hình thành tư tưởng hoài nghi, chối bỏ các giá trị văn hoá truyền thống, lịch sử dân tộc; là sự băng hoại về đạo đức, sự xuống cấp trong các quan hệ xã hội, đặc biệt là sự lệch lạc về nhận thức, sống thiếu lý tưởng trong một bộ phận giới trẻ; là sự gia tăng khoảng cách các thế hệ trong nhận thức các giá trị văn hoá chuẩn mực” (Nguyễn Thị Mai Anh 2020). Nhìn chung, sự xung đột văn hoá dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông chủ yếu giữa hai xu hướng, thứ nhất cho rằng văn hoá truyền thống phải được gìn giữ một cách nguyên trạng, thứ hai cho rằng văn hoá phải luôn có sự tiếp biến và tiếp nhận những tinh hoa của thời đại. Trước cuộc cách mạng 4.0 những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp cần bảo vệ và những điểm còn hạn chế, để điều chỉnh cho phù hợp thì chính quyền tỉnh Đắk Nông phải tăng cường đưa ra những thiết chế, nhằm quản lý văn hoá bền vững và thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số và hội nhập quốc tế hiện nay, chỉ hoà nhập chứ không hoà tan. Trước cuộc cách mạng 4.0 vào ngày 13-10-2015, được ban hành Quyết định phê duyệt chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ thúc đẩy phát triển kinh – xã hội nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ ký tại Quyết định số 1747/QD-Ttg, cụ thể: “Giai đoạn 2021-2025: …b) Chuyển giao ít nhất 1.500 lượt công nghệ tiên tiến, phù hợp với từng vùng miền, thúc đẩy phát 843
  3. triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;…” (Nguyễn Trần Thành 2022). Trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc thiểu số tại địa bàn có số đông thì Chính phủ cam kết tôn trọng bảo tồn văn hoá dân tộc thiểu số như tiếng nói, chữ viết, các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc thiểu số. “Đến nay, bình đẳng giới trong giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, thể hiện ở tỷ lệ trẻ em đúng độ tuổi học tiểu học hoàn thành trên 98%; mục tiêu giáo dục tiểu học đạt 100%; phụ nữ từ 15-60 tuổi biết chữ đạt từ 88.8-98.8%” (Nguyễn Trần Thành 2022). Tác động cuộc cách mạng 4.0 từ rào cản về đời sống văn hoá tinh thần vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ sử dụng máy tính và điện thoại thông minh với “tỷ lệ hộ được tiếp cận internet của đồng bào vùng dân tộc thiểu số đã được cải thiện đáng kể, chiếm 61,3% tổng số hộ dân tộc thiểu số, nên đời sống văn hoá tinh thần đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên nhận thức của người dân về các vấn đề của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 còn nhiều hạn chế” (Nghiêm Thị Thanh và những người khác, 2022, 5). Quá trình phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Nông, trong việc sử dụng công nghệ cao phục vụ đời sống văn hoá tinh thần chưa đáp ứng nhu cầu. Trước xu hướng của cuộc cách mạng 4.0, tốc độ phát triển công nghệ thông tin thì con người càng theo đuổi những cái mới, làm cho những giá trị văn hoá truyền thống bị mai một nhiều dẫn tới nhiều khó khăn và thách thức lớn đối với phát triển văn hoá bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông hiện nay. Thế hệ trẻ và đồng bào dân tộc thiểu số càng ngày càng ít quan tâm tới những di sản văn hoá như cồng chiêng, nhạc cụ dân gian đồng bào dân tộc thiểu số, kiến trúc dân gian, nghề thủ công truyền thống, chữ viết tiếng nói cũng dần mai một trước cuộc chạy đua du nhập các văn hoá hiện đại. Sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông, tốc độ đô thị hoá những nơi đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện đáng kể, tiếp thu những giá trị văn hoá hiện đại mới làm đồng bào dân tộc thiểu số mất gốc, sinh hoạt giống người Kinh hiện nay. Từ đó, chính quyền tỉnh Đắk Nông cần đưa ra những chính sách quản lý văn hoá phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước cuộc cách mạng 4.0. 2.2.Quá trình quản lý văn hoá phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông trong cuộc cách mạng 4.0 Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá hiện nay đã làm cho các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số đứng trước thách thức và có nguy cơ bị mai một, biến mất dần đi. Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông cũng gặp những khó khăn và thách thức. Chính quyền tỉnh Đắk Nông phải đưa ra những giải pháp quản lý văn hoá phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông thời gian qua đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, nghiệp vụ chuyên môn cho lãnh đạo và chuyên viên, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng với phát triển văn hoá trong thời kỳ cuộc cách mạng 4.0 hiện nay. Đồng thời, phân tích cụ thể những tác động từ quá trình cuộc cách mạng 4.0 trong tất cả các lĩnh vực đời sống đến đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông. Xác định rõ những giá trị truyền thống và xử lý các mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, đồng thời đề ra phương án tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý văn hoá và các hoạt động văn hoá dân tộc thiểu số; trước tiên các hoạt động văn hoá dân tộc thiểu số không nắm bắt được tình hình cụ thể số liệu và thống kê, khó khăn khi theo dõi khi mạng internet chưa được cập nhật phổ biến tại một 844
  4. số địa bàn, điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng mạng internet; trao đổi thông tin về văn hoá dân tộc thiểu số trên các website để cập nhật theo dõi thường xuyên. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với chuyên môn của đội ngũ cán bộ đang gặp nhiều khó khăn, trình độ chuyên môn hạn chế, chưa chịu cập nhật kiến thức vào ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý văn hoá dân tộc thiểu số thông qua khai thác số liệu hoá hiện nay. Thứ hai, xây dựng đời sống văn hoá và môi trường văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông, gắn liền với việc khai thác các lợi thế của du lịch văn hoá cộng đồng, ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng 4.0 để giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Ưu tiên phát triển thu hút vốn đầu tư và xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng, các địa điểm di sản của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Với những kế hoạch của tỉnh Đắk Nông thông qua “Đề án Phát triển văn hoá lễ hội – hoa văn – cồng chiêng và nhạc cụ dân gian của dân tộc Mnông tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2005-2009; Đề án Xã hội hoá hoạt động văn hoá giai đoạn 2006-2010; Đề án tổng thể phát triển sự nghiệp văn hoá nghệ thuật tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012-2020;…Đề án Sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật lịch sử, văn hoá đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” (Ngô Thanh Danh 2016). “Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá thổ cẩm của các tộc người thiểu số ở tỉnh Đắk Nông; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá lễ hội – hoa văn – cồng chiêng và nhạc cụ dân gian của các dân tộc tỉnh Đắk Nông; xây dựng lý lịch khoa học: sử thi (Ot N’drong), dân ca và nghề thủ công truyền thống nghề dệt của M’Nông tỉnh Đắk Nông và đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia” (Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông 2023). Qua đó, là loại hình tạo ra thị trường du lịch thúc đẩy phát triển những giá trị văn hoá về vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, giới thiệu nhằm quảng bá trong nước và ngoài nước. Góp phần cải thiện đời sống vật chất cùng với tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thứ ba, tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân, đề cao vai trò của người dân trong việc tham gia quản lý di sản văn hoá dân tộc thiểu số. Đồng thời, gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và người dân trong việc phát huy những giá trị di sản văn hoá dân tộc thiểu số trong bảo tồn hiện nay. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về giá trị và ý nghĩa của bản sắc buôn làng, bản; lưu truyền văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, nêu bật hơn bản sắc văn hoá mới chính là gốc rễ, là nguồn cội vốn có của đồng bào dân tộc thiểu số. Kế thừa di sản văn hoá bảo tổn và phát huy những giá trị văn hoá, nhằm khai thác du lịch hiệu quả đem lại nguồn lợi thúc đẩy sự phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông. Thứ tư, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý văn hoá và chuyên viên nghiệp vụ chuyên môn làm nhiệm vụ văn hoá. Mở rộng các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý văn hoá cơ sở, về lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số. Đầu tư triển khai những dự án để sưu tầm và xuất bản các ấn phẩm văn hoá đặc trưng đồng bào dân tộc thiểu số; “Dự án Bảo tồn không gian văn hoá cồng chiêng tỉnh Đắk Nông – Việt Nam do UNESCO tài trợ được triển khai hiệu quả. Kết quả đã sưu tầm, in ấn, phát hành được 2 ấn phẩm, 1 tập sách ảnh, 1 DVD tư liệu về cồng chiêng Đắk Nông; thành lập 9 câu lạc bộ cồng chiêng; tổ chức các lớp bồi dưỡng cồng chiêng cho các nghệ nhân và cán bộ văn hoá cấp huyện, thị xã” (Ngô Thanh Danh 2016); là tài liệu tra cứu cũng là tài liệu tuyên truyền, giảng dạy và quảng bá đời sống văn hoá vật chất lẫn tinh thần nhằm bảo tồn và phát huy xây dựng cuộc sống, phát triển kinh tế cộng đồng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông. 845
  5. Thứ năm, tăng cường hội nhập và giao lưu áp dụng trong cuộc cách mạng 4.0 nhằm giới thiệu về văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông, thông qua các hoạt động lễ hội văn hoá và lễ hội du lịch thường niên; “tỉnh đã khôi phục được 17 lễ hội truyền thống của các dân tộc Mnông, Mạ, Ê-đê; dàn dựng hơn 40 lượt lễ hội tiêu biểu; tổ chức 5 ngày hội văn hoá các dân tộc cấp tỉnh, 22 ngày hội văn hoá các dân tộc cấp huyện, thị xã. Đắk Nông cũng tổ chức 68 lớp truyền dạy cồng chiêng, 9 lớp chế tác nhạc cụ, 5 lớp dân ca Mnông; cấp phát 119 bộ chiêng, 5 bộ goong cho nhà văn hoá cộng đồng, gần 300 bộ trang phục truyền thông và 180 nhạc cụ dân gian Mnông cho 8 đội văn nghệ dân gian cấp huyện, thị xã” (Ngô Thanh Danh 2016). Tỉnh Đắk Nông cử đội nghệ nhân dân gian dân tộc thiểu số tham gia “Triển lãm Thế giới – EXPO 2020 tại Dubai, các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất” (Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông 2023). Tăng cường phối hợp với các tỉnh, thành phố, cùng với các trường đại học và cơ quan Trung ương về tổ chức biểu diễn văn hoá nghệ thuật, hợp tác thực các chương trình hội thảo và nghiên cứu khoa học, trong quá trình phát triển văn hoá bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Nông. 2.3.Giải pháp quản lý văn hoá phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông trong cuộc cách mạng 4.0 Quản lý văn hoá phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay cần đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả như sau: Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyền truyền bằng nhiều hình thức, phong phú và đa dạng thông qua ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao nhận thức đối với người dân, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên về các công trình văn hoá, di tích lịch sử văn hoá lâu đời và đời sống vật chất với tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông. Quảng bá giới thiệu trong nước và ngoài nước về những giá trị văn hoá truyền thống bản sắc của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông. Thứ hai, mở rộng các hoạt động phong trào văn hoá, văn nghệ và biểu diễn nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phát huy những bản sắc văn hoá dân tộc. Thường xuyên tổ chức các hoạt động như ngày hội văn hoá thể thao đồng bào dân tộc thiểu số, liên hoan ca múa nhạc dân gia dân tộc thiểu số, liên hoan cồng chiêng… Đồng thời, xây dựng các mô hình sinh hoạt văn nghệ dân tộc như câu lạc bộ nhằm trao đổi lưu giữ văn hoá truyền thống; kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ những giá trị di sản văn hoá dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Nông. Đẩy mạnh xây dựng quảng bá giới thiệu công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể; công tác khảo sát điều tra và sưu tầm các giá trị văn hoá như sinh hoạt cộng đồng và lễ hội, các loại hình văn hoá dân gian là dân ca, trang phục, hoa văn, nhạc cụ dân dân tộc thiểu số; chú trọng văn hoá cồng chiêng, sử thi, tiếng nói, chữ viết vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Nông thông qua xây dựng một trang website tổng hợp quảng báo giới thiệu trên các diễn đàn trang mạng xã hội, lưu trữ số hoá nhằm phục vụ cho người đọc và người tìm hiểu những nét văn hoá dân tộc thiểu số. Mở rộng các khoá học tìm hiểu về chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số, áp dụng ngôn ngữ và chữ viết dân tộc thiểu số vào giảng dạy tại các trường lớp, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Thứ ba, tăng cường và huy động nguồn đầu tư vào ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng vào việc xây dựng số liệu về văn hoá dân tộc thiểu số tại địa phương, từng bước hoàn thiện các thiết chế chính sách văn hoá dân tộc thiểu số từ tỉnh xuống huyện và thị xã, đảm bảo nguồn ngân sách chi cho các hoạt động văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số thường xuyên, 846
  6. các chương trình văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Đắk Nông. Thứ tư, nâng cao hiệu quả về quản lý nhà nước đối với văn hoá dân tộc thiểu số, trên cơ sở xác định công tác văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên. Thể chế hoá đường lối chủ trương chính sách Đảng và Nhà Nước về văn hoá dân tộc thiểu số thành chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông. Tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực cho các hoạt động văn hoá dân tộc thiểu số. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số, định hướng xây dựng nền văn hoá dân tộc thiểu số đậm đà bản sắc tỉnh Đắk Nông, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của các tầng lớp người dân muốn tìm hiểu những giá trị văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số. Thứ năm, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với tính đặc thù văn hoá và nghệ thuật của dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông, chú trọng chính sách văn hoá đặc thù điển hình như đồng bào Mnông, Mạ, Ê-đê và một số dân tộc thiểu số khác. Tập trung xây dựng nguồn nhân lực cách mạng 4.0, đủ mạnh đáp ứng chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hoạt động văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số có tính hiệu quả cao; chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, tiếp thu những công nghệ thông tin của cuộc cách mạng 4.0 cho cán bộ quản lý văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số. Huy động các nguồn nhân lực xã hội khai thác tối đa các thế mạnh về văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số bản địa, chú trọng đầu tư và phục dựng các loại hình nghệ thuật truyền thống, các loại dân ca, nhạc cụ dân tộc thiểu số trước nguy cơ bị mai một. Phải có chính sách và cơ chế khuyến khích đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số sáng tác trên các phương tiện truyền thống và các ứng dụng mạng xã hội tuyên truyền giá trị văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số. 3.Kết luận Cuộc cách mạng 4.0 hiện nay tác động không nhỏ đối với đời sống sinh hoạt văn hoá trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông những năm gần tăng trưởng bình quân khá, quá trình đô thị hoá đang ở tốc độ khá cao, nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, nhu cầu đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số càng ngày càng được đáp ứng. Những nét sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời đối với thế hệ trẻ đồng bào dân tộc thiểu số bị mai một dần đi như trang phục truyền thống, các món ăn truyền thống, dân ca, nhạc cụ, … đều bị lãng quên không còn hứng thú đối với các thế hệ sau này nữa. Quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn như đội ngũ cán bộ, chuyên viên thiếu sót về nghiệp vụ chuyên môn đối với văn hoá truyền thống dân tộc thiểu số, chưa áp dụng những công nghệ thông tin vào quản lý số liệu và tài liệu văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số, quảng bá giới thiệu tuyên truyền những giá trị văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số. Mức độ đầu tư cơ sở vật chất máy tính và đường truyền wifi tới các vùng xa khó khăn chưa đáp ứng nhu cầu xây dựng giới thiệu quảng bá văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số, thu thập thông tin đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông hiện nay. Trên cơ sở, tăng cường thiết chế chính sách văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số, phát huy những giá trị văn hoá cộng đồng dân tộc thiểu số thông qua quảng bá giới thiệu tại 847
  7. các hội thảo nghiên cứu khoa học, lễ hội văn hoá, tham gia ngày hội quốc tế về văn hoá cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ văn hoá dân tộc thiểu số, tăng cường quản lý văn hoá thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin trên website và mạng xã hội như facebook, zalo, instagram đưa người đọc và người tìm hiểu rõ giá trị văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số. Đầu tư mở các tuyến du lịch tìm hiểu văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện tăng thu nhập cho cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa phương có thêm thu nhập đời sống. Trong thời đại cuộc cách mạng 4.0, quản lý văn hoá cộng đồng dân tộc thiểu số qua các ứng dụng công nghệ thông tin, cần có đội ngũ phục vụ quản lý chặt chẽ vấn đề văn hoá truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số thì mới phát triển bền vững tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Nông. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Mai Anh. 2020. “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến văn hoá, lối sống người dân Việt Nam”. Truy cập ngày 5/9. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/820810/tac-dong-cua-cuoc- cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-den-van-hoa%2C-loi-song-nguoi-dan-viet-nam.aspx. Nguyễn Anh Cường. 2019. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với công tác quản lý văn hoá vùng miền núi và dân tộc thiểu số. Hội thảo cấp trường Đại học Văn hoá Hà Nội. CT. 2023. “Phát huy giá trị văn hoá của các dân tộc tỉnh Đắk Nông”. Truy cập ngày 5/9.https://vjst.vn/vn/tin-tuc/7578/phat-huy-gia-tri-van-hoa-cua-cac-dan-toc-tinh-dak-nong.aspx. Trần Thị Diên. 2019. Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư với quản lý nhà nước về văn hoá. Hội thảo cấp trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Ngô Thanh Danh. 2016. “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn mới”. Truy cập ngày 5/9. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/- /2018/38014/bao-ton-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-cac-dan-toc-tinh-dak-nong-trong-giai-doan- moi.aspx. Nghiêm Thị Thanh, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Thu Trang. 2022. Rào cản đối với phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Giáo dục. Nguyễn Trần Thành. 2022. “Về chính sách dân tộc ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Truy cập ngày 5/9. http://mattran.org.vn/dan-toc-ton-giao/ve-chinh-sach-dan-toc-o- viet-nam-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-45895.html. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông. 2023. Phát huy giá trị văn hoá của các dân tộc tỉnh Đắk Nông và những giải pháp phát triển bền vững trong hội nhập. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia 80 năm đề cương về văn hoá Việt Nam (1943-2023) Khởi nguồn và động lực phát triển. THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Nguyễn Bá Lương. Học hàm, học vị: Cử nhân. Cơ quan công tác: Lớp CH21LS01, Viện Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một. Chức vụ: Không. Điện thoại: 0962578040. Email: luongki550@gmail.com. Địa chỉ: 32/1 Tổ A15, Khu phố Đồng An 3, Phường Bình Hoà, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Họ và tên: Phạm Thị Phương Học hàm, học vị: Cử nhân. Cơ quan công tác: Trường THPT Bình Long, Thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. Chức vụ: Tổ phó Tổ Sử-Địa-GDCD. Điện thoại: 0348747328. Email: phuongpham050584@gmail.com . Địa chỉ: Tổ 1, Khu phố Phú Trung, Phường Hưng Chiến, Thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. 848
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2