intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để tài “Tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương” đánh giá đậm nét các tác động của đầu tư công với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương thời gian qua một cách toàn diện, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp, phát huy hiệu quả của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế cũng như các kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương

  1. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Văn Triệu1, Phan Nhân Trung2 1. Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương; 2. Trường Đại học Thủ Dầu Một Email: trungpn@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Trong năm 2023, Bình Dương được giao tổng vốn đầu tư công lên đến 21.817 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Điều này cho thấy vai trò của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế là vấn đề rất được quan tâm trong suốt thời gian qua, đặc biệt là sau tác động của đại dịch COVID-19. Bài viết đã phân tích tác động tích cực của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong quá trình điều hành, thực thi và quản lý công tác đầu tư công của tỉnh Bình Dương. Từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp để nâng cao tác động của vốn đầu tư công đến tăng trưởng, cũng như huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, góp phần vào phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, cải thiện cuộc sống, tạo việc làm, tạo động lực thu hút nguồn vốn tư nhân tại tỉnh. Từ khóa: đầu tư công, tăng trưởng kinh tế, quản lý đầu tư công Abstract THE IMPACT OF PUBLIC INVESTMENT ON THE ECONOMIC GROWTH IN BINH DUONG PROVINCE In 2023, Binh Duong was assigned a total public investment up to VND 21,817 billion, which has been the highest ever. This shows that the role of public investment in economic growth has been a great concern over the past time, especially after the impact of the COVID-19 pandemic. The article analyzes the positive impact of public investment on economic growth and points out some limitations and inadequacies in the process of operating, implementing, and managing public investment in Binh Duong province. From there, proposes and solutions are recommended to improve the impact of public investment on economic growth, as well as effectively mobilize and utilize this investment, contributing to comprehensive socio-economic development, improving lives, creating jobs, prompting to attract private investment in the province. Key words: Public Investment, Economic Growth, Management of Public Investment 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉnh Bình Dương được tái lập ngày 01/01/1997, trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, phát huy lợi thế, tiềm năng sẵn có, kết hợp sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân, cộng đồng doanh nghiệp đã nhanh chóng trở thành một địa phương phát triển năng động, thực hiện tái cơ cấu, đổi mới mô hình và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, gắn liền với thực hiện đô thị hoá theo hướng phát triển đô thị thông minh. Bằng nhiều nỗ lực quan trọng, Bình Dương đã đạt được sự phát triển khá toàn diện, cả kinh tế và văn hóa - xã hội, cả công nghiệp và đô thị, cả nông nghiệp, nông thôn và nông dân: Kinh tế phát triển ổn định và bền vững, gắn 137
  2. với thân thiện và bảo vệ môi trường, là một trong những địa phương năng động nhất trong khu vực Đông Nam bộ về kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng bình quân năm của thời kỳ 1997-2010 khoảng 14,1%; thời kỳ 2011-2022 là 7,85%; tăng trưởng bình quân cao hơn gấp 1,5 lần tăng trưởng cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp – thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm năm 2022 có tỷ trọng tương ứng là 667,1% - 22,8% - 2,7% - 7,4%. Năm 2022; GRDP theo giá hiện hành đạt 495 nghìn tỷ đồng; thu ngân sách năm gần 70.000 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 60,2 tỷ đô la Mỹ; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt hơn 150 ngàn tỷ đồng. Tất cả những thành tựu đó là cơ sở nền tảng của một tương lai phát triển đột phá trong giai đoạn sau. Những kết quả trên có được có một phần đóng góp của đầu tư công (hay còn gọi là vốn đầu tư công). Khác hẳn với các loại đầu tư khác của tư nhân, đầu tư công được thực hiện bởi nguồn ngân sách nhà nước đầu tư vào các ngành, lĩnh vực thiết yếu, cụ thể là kết cấu hạ tầng xã và không vì mục tiêu lợi nhuận, vừa có tác dụng định hướng, tạo tạo động, sức lan tỏa, vừa có tác dụng thu hút các nguồn vốn khác cùng góp phần đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất kinh doanh của khu vực tư nhân (ngoài nhà nước) của các ngành sản xuất kinh doanh, phát triển các lĩnh vực hoạt động xã hội và nâng cao tiềm lực của các vùng kinh tế trong cả nước cùng phát triển vì những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong bối cảnh cả nước thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, 03 khâu đột phá chiến lược (phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, cải thiện môi trường đầu tư) và tái cấu trúc đầu tư công ngày càng trở nên cấp thiết. Nhóm tác giả chọn để tài “Tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương” để đánh giá đậm nét các tác động của đầu tư công với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Dương thời gian qua một cách toàn diện, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp phù hợp, phát huy hiệu quả của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế cũng như các kinh tế - xã hội trong thời gian tới. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Với các nhà nghiên cứu trên thế giới, cụ thể là Arrow và Kurz (1970) thì đầu tư công lần đầu tiên được đề cập đến như là một yếu tố của quá trình sản xuất, theo đó, tác giả đã khẳng định đầu tư công có vai trò, đóng góp tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở kết luận này, các nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển các mô hình nghiên cứu về đầu tư công và tiêu biểu là mô hình tăng trưởng nội sinh của nhóm tác giả Glomm và Ravikumar (1994), và Fisher, W. H., Turnovsky (1998). Khi nghiên cứu mô hình tăng trưởng một khu vực, với giả định hoạt động sản xuất chỉ diễn ra ở một khu vực, đó là khu vực kinh tế tư nhân, hàm sản xuất tổng hợp bao gồm vốn đầu tư công, vốn đầu tư tư nhân và lao động nhưng vốn đầu tư công có vai trò bổ sung, hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân tạo ra tăng trưởng kinh tế; đồng thời, nguồn lực cho đầu tư công được tài trợ bởi thuế và vay nợ, tại công trình nghiên cứu "Public versus private investment in human capital: endogenous growth and income inequality", Gerhard Glomm và B. Ravikumar (1992) đã chứng minh được sự tồn tại một trạng thái cân bằng cạnh tranh duy nhất được đặc trưng bởi phương trình Euler và thiết lập sự tồn tại của một kế hoạch đầu tư công tối ưu. Trong khi đó, tác gia Turnovsky (1997) có cách tiếp cận khác khi sử dụng mô hình hai khu vực kinh tế, kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế là kết quả đóng góp tổng hợp của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước. Mục tiêu của khu vực kinh tế tư nhân là tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu của khu vực kinh tế nhà nước nhằm mục đích là sản xuất là một khối lượng hàng chắc chắn của một dự án. 138
  3. Tiếp đó đến năm 2011, tác giả Era Dabla-Norris, Jim Brumby và cộng sự đã đề xuất một số chỉ số mới để đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công qua bốn giai đoạn của quá trình: thẩm định dự án, lựa chọn dự án, thực hiện dự án và đánh giá dự án trên cơ sở khảo sát tại 71 quốc gia với 40 quốc gia có thu nhập thấp, và 31 quốc gia có thu nhập trung bình, kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số này có thể áp dụng để đánh giá chính sách đầu tư công và so sánh giữa các quốc gia có điều kiện tương đồng và rất thích hợp đối với các quốc gia quan tâm đến cải cách và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Một trong những khía cạnh cũng được sự quan tâm và khai thác của các nhà nghiên cứu đó là việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của đầu tư công, năm 2008 tác giả Haque và Kneller đã chứng minh rằng yếu tố thể chế có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả đầu tư công, nhóm tác giả cũng cho rằng: không giống như nguồn vốn sự nghiệp, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và lựa chọn dự án đầu tư phát triển bị ảnh hưởng bởi thái độ thất thường, tham nhũng của các chính trị gia và quan chức nhà nước. Việc lựa chọn dự án đầu tư nhiều khi phụ thuộc vào số tiền các chủ đầu tư đưa cho các quan chức, nhiều hơn là ai sẽ là người đưa ra được mức giá và chất lượng dịch vụ tốt, một loạt các chương trình, dự án công được lựa chọn do nó có thể tạo ra thu nhập bất hợp pháp cho nhiều người hơn là việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người. Do vậy, ảnh hưởng của hệ thống thể chế về tổng vốn đầu tư thường bị bóp méo dẫn đến hiệu quả thấp, lãng phí, hoặc tham nhũng (Dabla Norris và cộng sự, 2011). Đối với nhiều quốc gia, đầu tư công còn được coi là một công cụ để tìm kiếm lợi ích của các nhóm lợi ích khác nhau bao gồm các chính trị gia thuộc quốc hội, các bộ tổng hợp, bộ chuyên ngành và các địa phương (Grigoli, F. & Mills, 2010). Đây cũng chính là những thách thức cho tất cả các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, trong quá trình cải cách hệ thống quản lý đầu tư công (World Bank, 2010). Sự phân chia quyền lực giữa cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý các hoạt động đầu tư công (Grigoli, F. & Mills, 2010). Hệ thống thể chế đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quả của các hoạt động đầu tư công (Grigoli & Mills, 2010). Hệ thống thể chế sẽ quy định rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia vào hoạt động của các dự án đầu tư công. Hệ thống thể chế cũng cho thấy liệu rằng các dự án có được phân tích chi phí/lợi ích một cách thoả đáng hay không? Liệu rằng các dự án có được thực hiện theo đúng thời gian hay không? Esfahani & Ramieze (2003) và Haque & Kneller (2008) đã cho rằng hệ thống thể chế sẽ quyết định đến chất lượng của các quyết định đầu tư và chất lượng lựa chọn dự án, quản lý, và thực hiện dự án; do vậy nó đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư và gia tăng lợi tức. Bên cạnh đó, anh hưởng của đầu tư công tới kinh tế xã hội cũng đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, theo Eberts (1986). Garcia-Mila và McGuire (1988) và Aschauer (1989) đã chỉ ra rằng các yếu tố đầu vào công cộng như đường giao thông, cấp nước, sân bay, dịch vụ công cộng... có tác động mạnh mẽ đến tăng trường. Việc thiếu hụt đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng chính là điểm nghẽn của tăng trưởng kinh tế. Theo Garap Alimi (2022) thì đầu tư công gắn liền với nhà nước và các chức năng của nó. Chúng là một công cụ quan trọng được sử dụng trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Các nhà tài trợ nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầu tư công. Đầu tư công là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế. Một mặt, đầu tư công tạo điều kiện và kích thích đầu tư tư nhân thông qua việc cung cấp hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Kết quả là nó làm tăng năng suất vốn và tăng sản lượng. 139
  4. 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Sau hơn 25 tái lập, tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế bình quân của thời kỳ 1997-2005 là 14,4%, thời kỳ 2006-2010 là 14%; thời kỳ 2011-2015 là 8,26%, thời kỳ 2016-2020 là 7,35%. Tuy nhiên từ 2020 đến 2022, kinh tế tỉnh Bình Dương đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng chỉ đạt mức 3,2% vào năm 2021 (tuy năm 2022 có tăng lên 8%) nhưng quý 1/2022 chỉ tăng 1,15% so với cùng kỳ do những vấn đề nội tại của nềnkinh tế và chịu tác động lớn của dịch Covid-19, tác động của cuộc xung động Nga – Ukraine và tình hình kinh tế toàn cầu làm suy giảm hoạt động sản xuất, giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. GRDP (%) 12 10 8 6 4 2 0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 GRDP (%) Hình 1: Tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương 2011-2022 Nguồn: Tổng cục Thống kê 4. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG 4.1. Mặt đạt được Thứ nhất, thực trạng đầu tư công hiện nay ở tỉnh Bình Dương Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, vốn đầu tư công tăng đều qua các năm. Cụ thể tăng từ 3.500 tỷ đồng năm 2010 lên 9.059 tỷ đồng năm 2022; trong đó cao nhất năm 2020 với 14.651 tỷ đồng. Giai đoạn 2019-2021 mặc dù kế hoạch vốn đầu tư công cao nhất trong cả thời kỳ, khoảng 12-14,5 ngàn tỷ đồng, nhưng thật chất là vốn chưa giải ngân hết của những năm trước chuyển sang giải ngân của năm tiếp theo. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Bình Dương luôn đạt cao trong giai đoạn 2010-2015 với khoảng 99,5%; tuy nhiên giai đoạn 2016-2022 chỉ đạt bình quân 79,2%, trong đó năm thấp nhất là năm 2021 chỉ đạt là 62,9%, nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 (Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, tỉnh phải thực hiện nhiều biện pháp giãn cách xã hội, thậm chí phải “khóa chặt, đông cứng” một số khu vực có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nên không thể thực hiện và giải ngân vốn); mặt khác trong giai đoạn này các quy định liên quan về quản lý, phân bổ, giải ngân cũng như các thủ tục chuẩn bị đầu tư phải thực hiện nghiêm theo quy định của Luật Đầu tư công nên phần nào ảnh hưởng đến giải ngân vốn. 140
  5. Bảng 1: Quy mô vốn đầu tư công giai đoạn 2010-2022 Năm Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Kế hoạch vốn đầu Tỷ đồng 3.500 3.815 3.800 4.000 4.500 5.218 tư công Khối lượng giải Tỷ đồng 3.497 3.811 3.792 3.984 4.482 5.128 ngân Tỷ lệ giải ngân % 99,9 99,9 99,8 99,6 99,6 98,3 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Kế hoạch vốn đầu 6.372 7.311 7.988 12.495 14.651 12.297 9.059 tư công Khối lượng giải 6.054 6.434 6.790 8.359 10.505 7.736 7.661 ngân Tỷ lệ giải ngân 95,0 88,0 85,0 66,9 71,7 62,9 84,6 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương Vốn đầu tư chỉ chiếm tỷ trọng 7,2% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2011-2022, nhưng đã có xu hướng giảm đáng kể từ 8,4% giai đoạn 2011-2015 xuống còn 7,6% giai đoạn 2016-2020 và giảm còn 5,6% trong giai đoạn 2021-2022. Điều này phản ánh hiệu quả vốn đầu tư công tại Bình Dương được phân bổ, đầu tư vào những công trình trọng điểm, quan trọng có tính chất lan tỏa, kích thích, tạo động lực thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. Đồng thời cho thấy khu vực kinh tế tư nhân ngày càng trở thành động lực quan trọng, nhân tố chính trong quá trình phát triển kinh tế; đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh hơn đầu tư công, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng đầu tư toàn xã hội. Bảng 2: Cơ cấu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội từ giai đoạn 2011-2022 Đơn vị 2011-2015 2016-2020 2021-2022 Đầu tư công % 8,4 7,6 5,6 Đầu tư tư nhân % 91,6 92,4 94,4 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh. Thứ hai, tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Dương Đầu tư công như là một phần của chi tiêu nhà nước, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, luôn là hoạt động tiên phong, như là “vốn mồi” để thu hút và huy động các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển, góp phần quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đảm bảo đúng định hướng phát triển của địa phương. Các công trình đầu tư đều là những công trình không đặt mục tiêu tạo ra lợi nhuận, mà mang tính chất xã hội cao, đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, từng bước cải thiện, góp phần giải quyết những yêu cầu bức thiết trong đời sống kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; đặc biệt là phát huy hiệu quả của các công trình giao thông trọng điểm, huyết mạch mang tính kết nối vùng, kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bình Dương từ vùng nguyên liệu đến nơi sản xuất và thị trường tiêu thụ, hạ thấp được chi phí sản xuất. Từ đó, góp phần tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và thu nhập của người lao động, thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn. Bển cạnh đó còn trực tiếp và gián tiếp tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và đảm bảo cuộc sống, nâng cao đời sống của nhân dân, bên cạnh đó hoạt động xây dựng còn trực tiếp tạo ra việc làm cho hơn 35.000 lao động tại tình Bình Dương. 141
  6. Các công trình văn hoá cộng đồng, trung tâm văn hoá, thư viện, bưu điện, y tế, giáo dục đã góp phần tăng hiệu quả xã hội rõ rệt, từ đó nâng cao điều kiện sống, sinh hoạt của người dân. Hệ thống cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh được mở rộng đầu tư về quy mô và nâng cao về chất lượng nước sạch phục vụ nước sạch cho người dân. Đến nay tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%, góp phần nâng cao sức khoẻ cho người dân, đảm bảo lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Theo số liệu thống kê, vốn đầu tư công đóng góp khoảng 3% GRDP năm 2010 và tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2010-2022, năm 2022 còn 1,7% năm 2022. Riêng chỉ có năm 2020 là tỷ lệ này hơn những năm liền kề là do dịch bệnh Covid-19, tăng trưởng của tỉnh chỉ đạt 3,2% so với năm 2019, trong khi giải ngân vốn đầu tư công đạt rất cao hơn 10.500 tỷ đồng. Đây là xu hướng phù hợp, cho thấy hiệu quả của vốn đầu tư công, tỷ lệ vốn đầu tư công/GRDP và tỷ lệ vốn đầu công/tổng vốn đầu tư toàn xã hội đều giảm dần. 3,5 3,0 2,5 2,0 1,5 1,0 0,5 - 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Hình 2: Tỷ lệ vốn đầu tư công thực hiện/GRDP hiện hành Thứ ba, đầu tư công và kích cầu cho nền kinh tế Đặc biệt, trong bối cảnh đầu tư của khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài suy giảm trong bối cảnh tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid- 19, xung đột chính trị tại các quốc gia ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, nhập khẩu của tỉnh làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thì giải ngân vốn đầu tư công được xem như làm một giải pháp hữu ích để kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động. UBND tỉnh đã, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt kết quả cao nhất. Đồng thời thành lập thành lập 03 Tổ chỉ đạo và 03 Tổ công tác các công trình trọng điểm, 04 Tổ kiểm tra, giám sát việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công; mở chiến dịch cao điểm “Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công từ ngày 08/12/2022 đến 31/01/2023” (tính riêng trong thời gian thực hiện chiến dịch, tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 tăng gần 38 điểm phần trăm so với thời điểm cuối tháng 11/2022). 4.2. Mặt tồn tại, hạn chế Thứ nhất, công tác lập kế hoạch, thẩm định kế hoạch đầu tư công chưa tốt, chưa sát với khả năng thực hiện dẫn đến nhiều dự án không giải ngân hết kế hoạch vốn được giao. Tình trạng đề xuất trả lại kế hoạch vốn của nhiều cơ quan, đơn vị vẫn chưa có xu hướng giảm so với các năm trước. Thứ hai, nhu cầu đầu tư cho kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là rất lớn trong khi nguồn vốn ngân sách tỉnh còn hạn chế đã ảnh hưởng đến phạm vi cũng như quy mô đầu tư cho các công trình. 142
  7. Thứ ba, tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công trong năm 2022 còn đạt thấp so mức bình quân cả nước. Thứ tư, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, trong đó công tác thẩm định và phê duyệt đơn giá đất vẫn là điểm nghẽn chính trong giải ngân vốn đầu tư công, chưa có giải pháp tháo gỡ hiệu quả 4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế - Vướng mắc về quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư công: (1) Chưa có quy định về thẩm quyền kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công của HĐND cấp huyện, cấp xã; (2) Chưa có quy định về chi phí, định mức lập, thẩm định phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư, chủ trương đầu tư, thẩm định dự án không có cấu phần xây dựng (bao gồm dự án giải phóng mặt bằng); (3) Trình tự, thủ tục thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư các dự án còn phức tạp, chính sách bồi thường, hỗ trợ không phù hợp với thực tế;… - Vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện: (1) Công tác xây dựng, ban hành phương án giá đất cụ thể để phục vụ công tác lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm; (2) Công tác phối hợp trong việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật còn chậm; (3) Công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án còn hạn chế. 5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Thứ nhất, kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong các quy dịnh của pháp luật về đầu tư công và các lĩnh vực liên quan, nhất là các định mức, chi phí làm cơ sở lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư, chủ trương đầu tư, dự án không có cấu phần xây dựng, dự án giải phóng mặt bằng để có cơ sở tổ chức thực hiện. Thứ hai, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công. Thứ ba, xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành năm 2023, tổ chức linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thứ tư, tiếp tục rà soát, cắt giảm kế hoạch vốn của các dự án chậm tiến độ, các dự án chưa thật sự cấp thiết để bổ sung vốn cho các dự án có khả năng giải ngân và nhu cầu bổ sung vốn. Thứ năm, tăng cường quản lý hiệu lực, hiệu quả đất đai, nhất là nguồn gốc đất, quy hoạch sử dụng các loại đất... hạn chế tối đa việc điều chỉnh phương án đền bù. Thứ sáu, nâng cao chất lượng công tác chọn lựa tư vấn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án; lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm năng lực, uy tín; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công dự án. Thứ bảy, thường xuyên kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp kéo dài thời gian thực hiện dự án do nhà thầu hoặc đơn vị tư vấn năng lực yếu kém. Thứ tám, làm tốt công tác lập quy hoạch (quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị): phải mạnh dạn, đột phá trong đổi mới tư duy, đưa ra những định hướng, quyết sách chiến lược để phát triển địa phương. Rà soát lại tất cả các nguồn lực của địa phương, tận dụng và phát huy tối đa các nguồn lực bên ngoài, nhất là các nguồn lực từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản để phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 143
  8. Thứ chín, tổ chức đấu giá, khai các nguồn thu từ bán đấu giá các khu đất; rà soát, xác định các nguồn bổ sung cân đối ngân sách (xổ số kiến thiết, tiền sử dụng đất, nguồn kết dư, thưởng vượt thu, các khoản tiết kiệm và các nguồn hợp pháp khác…) để tăng nguồn vốn đầu tư công. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aaron, H. and McGuire, M. (1970), "Public Goods and Income Distribution", conometrica 38 (6). 2. Ashauer, D. A. (1989), "Is public investment productive?", Journal of Monetary Economics, 23. 3. Cục Thống kê Bình Dương (2022), Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương năm 2022. 4. Fan, S. Zhang and Zhang (2002), "Growth, Inequality and Poverty in Rural China: The Role of Public Investments", Research Report 125, Washington, DC. 5. Fan, Zhang and Rao (2004b), "Public Expenditure, Growth and Poverty Reduction in Rural Uganda", Washington, DCI. 6. Fisher, Turnovsky (1998), "Public investment congestion, and private capital accumulation", Economic Journal 108. 7. Garip, A. (2022), “Impact of Public Investment on Economic Growth in Nothern Macedonia, GSJ: Volume 10, Issue 5, May 2022. 8. Hóa, P. M. (2017), Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 9. Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương (2022), Báo cáo tổng kêt đầu tư công giai đoạn 2010 – 2022 của tỉnh Bình Dương. 10. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2022), Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022. 11. Turnovsky, Fisher (1995), "The composition of government expenditure and its consequences for macroeconomic performance", Journal of Economic Dynamics and Control 19. 12. Turnovsky (1997), "Public and private capital in an endogenously growing open economy", University of Michigan Press. 13. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2022), Báo cáo số 364/BC-UBND ngày 02/12/2022 của UBND tỉnh Bình Dương về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. 144
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2