intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tại tỉnh Bình Dương trong thời gian qua

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

7
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sử dụng dữ liệu tại nhiều quốc gia có nền kinh tế mới nổi theo xếp hạng của WB giai đoạn 2000-2014. Bài viết đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, đồng thời sử dụng mô hình ước lượng theo phương pháp hồi quy dữ liệu bảng theo Pool OLS (mô hình OLS), tác động cố định (Fixed effects model - FEM) (mô hình FEM) và tác động ngẫu nhiên (Random effects model - REM) (mô hình REM), nhằm rút ra tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tại tỉnh Bình Dương trong thời gian qua

  1. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI GIAN QUA Lê Đình Phú1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một; email: phuld@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Bài viết sử dụng dữ liệu tại nhiều quốc gia có nền kinh tế mới nổi theo xếp hạng của WB giai đoạn 2000-2014. Bài viết đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, đồng thời sử dụng mô hình ước lượng theo phương pháp hồi quy dữ liệu bảng theo Pool OLS (mô hình OLS), tác động cố định (Fixed effects model - FEM) (mô hình FEM) và tác động ngẫu nhiên (Random effects model - REM) (mô hình REM), nhằm rút ra tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: FDI, tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế mới nổi. Abstracts IMPACT OF FDI ON ECONOMIC DEVELOPMENT IN BINH DUONG PROVINCE IN THE PAST The research uses data at many emerging economy countries based on the World Bank rank from 2000 to 2014. The paper aims to find out the impact of FDI on economic growth. The research uses an estimation model based on the regression method of table data that is according to the Pool OLS (OLS model), the fixed effects model (FEM model), and the random effects model (REM model). Keywords: FDI, economic growth, emerging economy 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giai đoạn 2000-2014 các nền kinh tế mới nổi gồm 32 quốc gia: Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Mexico, Peru, Venezuela, Ukraina; Bulgaria, Cộng hòa Séc, Hi Lạp, Hungary, Phần Lan, Rumania, Nga, Slovenia, Thổ Nhĩ Kỳ; Ai Cập, Mauritius, Nigeria, Nam Phi; Phillippines, Hàn Quốc, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Malaysia, Pakistan. Thái Lan, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển với nhu cầu về vốn cao. FDI là một nguồn vốn quan trọng mà các nền kinh tế mới nổi này hướng tới. Tại Việt nam nói chung và tỉnh Binh dương nói riêng trong thời gian qua từ năm 2000 đến nay nhu cầu về FDI là một yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để làm rõ FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia nêu trên và riêng tại tỉnh Bình dương hay không? chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm ra mối quan hệ giữa FDI tới tăng trưởng kinh tế và bổ sung vào nghiên cứu tổng quan đã được nghiên cứu trước đây. 2. ĐỊNH NGHĨA Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. 85
  2. FDI (Foreign Direct Investment) là đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư của một nước khác đưa vốn hoặc bất kì loại tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quyền quản lý hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình. 3. TỔNG HỢP LÝ THUYẾT 3.1 Lý thuyết cất cánh của W.W. Rostow Lý thuyết này được đưa ra từ nhà kinh tế học, giáo sư người Mỹ là Walter Wiliam Rostow. Lý thuyết được phát biểu đến trong tác phẩm The Stages of Economic growth (1961), Ông đưa ra các giai đoạn kinh tế như sau: Phát triển Tiêu dùng cao Trưởng Cất cánh thành Chuẩn bị cất cánh Xã hội truyền thống Giai đoạn 1 2 3 4 5 Thời gian Hình 1: Mô hình các giai đoạn phát triển W.Rostow Giai đoạn 1: giai đoạn này nền kinh tế còn lạc hậu, nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, công cụ lao động thô sơ và thiếu thốn, sản xuất kém phát triển, được gọi là xã hội truyền thống. Giai đoạn 2: giai đoạn này xuất hiện nhân tố tăng trưởng như xuất hiện các hoạt động: ngân hàng, tín dụng, công nghệ…, chủ xí nghiệp có đủ khả năng phát triển, thay đổi mới cơ cấu hạ tầng, chú trọng giao thông vận tải. Được gọi là giai đoạn chuẩn bị cất cánh. Giai đoạn 3: giai đoạn này được gọi là Giai đoạn cất cánh, giai đoạn quyết định đến sự phát triển của một quốc gia, giai đoạn này đã khắc phục được những cản trở đối với tăng trưởng. W.W. Rostow cho rằng để tới được giai đoạn này phải đáp ứng được 3 điều kiện: - Tỷ lệ đầu tư tăng lên 5 – 10% thu nhập quốc dân thuần túy (NNP). - Xây dựng được các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn, có khả năng phát triển nhanh chóng nhằm kéo theo sự phát triển của cả quốc gia. Lợi nhuận, doanh thu cũng theo đó mà tăng lên. - Xây dựng được bộ máy chính trị - xã hội, giao đoạn này kéo dài từ 20 đến 30 năm, chủ yếu là tăng cường các chính sách đối ngoại, thay đổi quan điểm lãnh đạo bảo thủ bằng quan điểm tiến bộ. Giai đoạn 4: giai đoạn này kéo dài 60 năm đặc trưng bởi đầu tư trong sản phẩm quốc dân tăng từ 10% đến 20% thu nhập quốc dân thuần túy (NNP), đồng thời giai đoạn này xuất hiện nhiều ngành công nghiệp hiện đại như điện, luyện kim, hóa chất. Cơ cấu xã hội cũng có sự thay đổi khi các chủ doanh nghiệp tham gia vào bộ máy nhà nước. Được gọi là giai đoạn chín muồi về kinh tế. 86
  3. Giai đoạn 5: đây là giai đoạn thịnh vượng, xã hội hóa, hàng tiêu dùng và dịch vụ tối ưu, thu nhập bình quân đầu người tăng cao. Được gọi là Giai đoạn kỷ nguyên tiêu dùng cao. 3.2. Lý thuyết về “cái vòng luẩn quẩn” và “cú huých” từ bên ngoài Theo Samuellson một quốc gia muốn đạt được sự tăng trưởng và phát triển cần phải có 4 nhân tố: nhân lực, tài nguyên, tư sản, kĩ thuật. Tuy nhiên ở các quốc gia nghèo thì khó có thể đạt được cả 4 yếu tố, thậm chí là trong tình trạng không thể có. Về nhân lực: tỉ lệ dân trí, tuổi thọ trung bình, mức sống đều thấp. Lao động thì tập trung vào nông nghiệp là chủ yếu, tình trạng thất nghiệp trá hình cao. Do vậy cần đầu tư vào cơ sở giáo dục, y tế, đồng thời khắc phục tình trạng thất nghiệp trá hình. Về tài nguyên: tài nguyên nghèo hoặc không có khả năng khai thác do tài nguyên quý hiểm thì khó khai thác do độ sâu và khó dò tìm vị trí. Nên ở các nước nghèo đa số sử dụng nguồn tài nguyên đất, vì vậy cần đầu tư từ nước ngoài để khai thác các tài nguyên tiềm năng. Về tư bản: các nước nghèo thường ít tư bản. Mà muốn tăng trưởng phải có đầu tư, mà đầu tư thì cần tư bản. Để đáp ứng nhu cầu về vốn thì các nước nghèo thường chon cách đi vay, tạo nên hiện trạng thành các con nợ lớn, vì vậy việc tiếp tục đi vạy không thể tiếp tục thực hiện, nên chỉ còn 1 phương pháp là thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Về kĩ thuật: trong tình trạng lạc hậu về kĩ thuật, nhưng lại có lợi thế của 1 nước đi sau. Nên có thể tranh thủ thành tựu của các nước đi trước để tìm được những cơ hội đi tắt, đón đầu. Hình 1: Vòng luẩn quẩn Vì vậy, Samuellson cho rằng các quốc gia này đang ở trong cái vòng luẩn quẩn: Tiết kiệm và đầu tư thấp, tốc độ tích lũy vốn thấp, năng suất thấp, thu nhập bình quân thấp, tiết kiệm và đầu tư thấp. Các nước nghèo không thể tự thoát ra vòng luẩn quẩn này được nên cần 1 cú huých từ bên ngoài, Cú huých này là cú huých của đầu tư FDI. Mà muốn có đầu tư FDI phải tạo điều kiện thuận lợi nhằm kích thích đầu tư nước ngoài. 3.3 Lý thuyết về mô hình kinh tế nhị nguyên của Athur Lewis Lý thuyết này được đưa ra từ nhà kinh tế học Jamaica, Athur Lewis. Sau đó John Fei và Gustav Ranis áp dụng vào phân tích quá trình tăng trưởng ở các nước phát triển. Tư tưởng cơ bản: chuyển lao động dư thừa từ nông nghiệp sang công nghiệp và các ngành hiện đại do hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước lạc hậu. Từ đó tạo điều kiện phát triển một số ngành mới và làm nền kinh tế phát triển. 87
  4. Thực tiễn cho thấy: số lao động dư thừa từ nông nghiệp và các ngành khác có năng suất bằng 0 (do không có việc làm nên không có tiền lương và thu nhập). Khi đó các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sẽ có được nguồn cung lao động, thu được lợi nhuận và tiếp tục tái sản xuất mở rộng. Việc chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp có 2 tác dụng: + Nâng cao sản lượng theo đầu người. + Tăng lợi nhuận trong công nghiệp, tạo điều kiện nâng cao sức tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tiền lương DD: Đường giới hạn khả năng sản xuất D OV: Tiền lương OL: Lao động D V1 P P’ V2 D’ Lao động O L2 L1 D L Hình 3: Quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp do tác động của tiền lương Chú thích: ▪ OV1: mức lương trung bình. ▪ OL1: mức sử dụng lao động. ▪ OV1PL1: tổng số tiền lương. ▪ V1DP: lợi nhuận của nhà tư bản. ▪ OV2: mức lương trong khu vực truyền thống (nông thôn) Giải thích: OV2 < OV1, do chi phí sản xuất, giá cả sinh hoạt cao hơn, do yếu tố tâm lý nên có tình trạng di dân từ nông nghiệp sang công nghiệp. Nhờ tích lũy tư bản và nâng cao năng suất lao động nên đường DD chuyển thành D’D’,làm mức lương OV1 không đổi,mức lao động chuyển sang OL2.Lúc này tổng tiền lương là OV1P’L2, còn lợi nhuận của nhà tư bản là V1D’P’. 88
  5. => Nếu năng suất giới hạn tiếp tục tăng lên, tiền lương vẫn giữ nguyên mức OV, mà nguồn lao động dồi dào thì nông nghiệp các nước đang phát triển sẽ có mức tăng trưởng không giới hạn. 3.4 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á gió mùa Lý thuyết này do Harry Toshima nhà kinh tế học Nhật Bản đưa ra. Ông phê phán thuyết tăng trưởng của Athur Lewis không thực tế các nước Châu Á gió mùa, vì nước này chỉ dư lao động ở các mùa trái vụ, và thiếu lao động ở cao điểm của vụ mùa. Vì vậy Ông đưa ra mô hình mới là giữ lại nguồn lao động nông nghiệp, tạo thêm các hoạt động sản xuất vụ mùa nhàn dỗi, đa dạng hóa nông nghiệp, tăng vụ mùa.H. Toshima cho rằng: “nông nghiệp hóa” là con đường tốt nhất để phát triển kinh tế ở các nước Châu Á gió mùa, tiến tới 1 xã hội có cơ cấu kinh tế công nông nghiệp – dịch vụ. 3.5 Lý thuyết về lợi thế so sánh David Ricardo (1772-1823) đưa ra lý thuyết lợi thế so sánh cho rằng mỗi quốc gia nên đầu tư vào lĩnh vực có lợi thế so sánh với quốc gia khác. Các quốc gia nên trao đổi các mặt có lợi nhuận cao hoặc mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất, do đó nên chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh. Những nhà kinh tế thế hệ sau theo trường phái Ricardo tiếp tục nghiên cứu về lợi thế so sánh dựa trên cách tiếp cận khác hơn và mở rộng mô hình nghiên cứu so với Ricardo. Chẳng hạn, Haberler đã vận dụng lý thuyết chi phí cơ hội để nghiên cứu và giải thích lợi thế so sánh. Trong khi đó, mô hình nghiên cứu của Heckscher-Ohlin đã mở rộng nghiên cứu lợi thế so sánh Với 2 yếu tố sản xuất, là lao động và vốn trong điều kiện chi phí cơ hội. Heckscher-Ohlin đề xuất mô hình lợi thế nguồn lực, là dạng mở rộng và cụ thể hơn lý thuyết lợi thế so sánh trong nền kinh tế hiện đại. Mô hình này đưa ra 2 yếu tố tác động đén thương mại giữa các quốc gia: Mức độ dồi dào và rẻ của các yếu tố sản xuất và mỗi mặt hàng cần yếu tố đầu vào khác nhau. Một quốc gia nên xuất khẩu hàng hóa dồi dài sản xuất và nhập khẩu hàng hóa có ngược lại. 3.6 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh Giáo sư đại học Harvard: Michael Porter, năm 1990 đã đề xuất cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”, cuốn sách nhấn mạnh rằng lợi thế cạnh tranh là cơ sở để tạo nên sự giàu có của quốc gia. Ông đã mở rộng hơn lý thuyết truyền thống, ông cho rằng nguồn nhân lực ít giá trị trong quá trình toàn cầu hóa, thay vào đó là môi trường kinh doanh với những chính sách hỗ trợ cho phép quốc gia sử dụng hiểu quả và phát triển nguồn nhân lực, đây là yếu tố tạo nên sự thịnh vượng. Theo lý thuyết của Porter, có 4 nhóm nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh là: + Các điều kiện về yếu tố sản xuất + Các điều kiện về cầu trong nước đối với sản phẩm + Các ngành công nghiệp phụ trợ liên quan + Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa Bốn yếu tố liên quan mật thiết và bổ trợ cho nhau, được biểu diễn như hình thoi hay còn gọi là mô hình viên kim cương. Dựa vào lý thuyết của mình, Porter đã đưa ra chiến lược và chính sách nâng cao lợi thế cạnh tranh. Porter cho rằng mỗi quốc gia không thể cạnh tranh ở tất cả các ngành, mà chỉ thành công khi cạnh tranh ở ngành ưu thế của quốc gia đó. 3.7 Lý thuyết về tác tác động tràn Cơ chế sinh ra tác động tràn: Các chuyên gia nghiên cứu tác động của đầu tư nước ngoài cho rằng các nước đang phát triển muốn tăng trưởng kinh tế dựa vào thu hút vốn đầu tư nước ngoài vì đầu tư nước ngoài là nguồn vốn quan trọng bổ sung đầu tư trong nước, tạo cơ hội cho các nước 89
  6. nghèo tiếp cận công nghệ tiến tiến, được chuyển giao công nghệ mới, thúc đẩy nâng cao kiến thức và kỹ năng. Đây được xem là tác động tràn của đầu tư nước ngoài, giúp tăng năng suất của doanh nghiệp nói riêng và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Như vậy, tác động tràn là tác động gián tiếp xuất hiện khi các mặt của doanh nghiệp FDI làm doanh nghiệp trong nước thay đổi về công nghệ, chiến lược kinh doanh. Có 4 kênh có tác động tràn nhiều nhất là: - Kênh di chuyển lao động: Lao động có kỹ năng chuyển từ doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước được coi là một kênh quan trọng có thể tạo ra tác động tràn tích cực. tác động tràn xảy ra nếu như số lao động này sử dụng kiến thức đã học được trong thời gian làm việc tại các doanh nghiệp FDI vào công việc trong doanh nghiệp trong nước. Có hai cách để tạo ra tác động tràn. Đó là số lao động này tự thành lập Công ty riêng hoặc làm thuê cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là trong cùng ngành mà doanh nghiệp FDI đang hoạt động. - Kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ: Đây là một kênh rất quan trọng để tạo ra tác động tràn tích cực của FDI. Cho đến nay chỉ tiêu hay được dùng để đo khả năng hấp thụ công nghệ là trình độ học vấn hoặc trình độ chuyên môn của lao động trong doanh nghiệp và chỉ tiêu biểu thị cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thể hiện qua chỉ tiêu cho các hoạt động R&D. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xuất hiện tác động tràn là khả năng tiếp thu công nghệ mới của chính các doanh nghiệp FDI. Nhiều nghiên cứu cho rằng công nghệ mới chủ yếu do các công ty mẹ tạo ra , trong khi đó các công ty con ở các nước đang phát triển hầu như chỉ tập trung đến khâu sản xuất chiếm lĩnh thị trường dựa trên các lợi thế về công nghệ do công ty cung cấp.Do đó khả năng tiếp thu công nghệ của các công ty con hoạt động ở nước nhận đầu tư ngày càng cao , càng có lợi cho quá trình sinh ra tác động tràn tích cực qua rò rỉ công nghệ. - Kênh liên kết sản xuất Đây là kênh quan trọng tạo ra tác động tràn tích cực từ FDI. Có 2 loại liên kết: liên kết ngang và liên kết dọc. Liên kết ngang là là các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm. Liên kết dọc là sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên liệu của doanh nghiệp khác. - Kênh cạnh tranh Sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI mang tới sự cạnh tranh lớn buộc các doanh nghiệp phải đổi mới mình. Doanh nghiệp FDI cho rằng họ bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp FDI khác và chịu áp lực từ việc lựa chọn dòng sản phẩm, mẫu mã. Còn doanh nghiệp trong nước cho rằng họ chịu áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, họ đánh giá cao doanh nghiệp FDI vì trình độ công nghệ cao. Hình 4: Tác động cạnh tranh của FDI tới doanh nghiệp trong nước Nguồn: Aitken và Harrison (1999). 90
  7. Đây là biểu đồ minh họa kết quả của tác động tràn trong thời gian ngắn giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Trước tác động này, doanh nghiệp trong nước có xu hướng giảm chi phí trung bình từ AC1-> AC2, sản lưởng giảm từ Q1->Q2, tác động này làm tăng giá thành sản phẩm từ 1->2. 4. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 4.1. Nghiên cứu trong nước Nghiên cứu sâu hơn về những nhân tố ảnh hưởng của FDI đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Tuệ Anh,2006) với đề tài tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, đã ứng dụng mô hình hồi quy thể hiện tác động của các nhân tố ảnh hưởng của FDI đến tốc độ tăng trưởng kinh tế; Nghiên cứu sự tương tác giữa FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam (Nguyễn Minh Kiều, cộng sự 2016) cho ra kết quả FDI thực sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia và tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Nguyễn Mại (2013) đã đánh giá FDI đối với phát triển bền vững và nêu ra những mặt tích cực song song đó tác giả cũng đưa ra các mặt trái của FDI. Nhận xét vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế (Kim Cương, 2015). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có thể tăng lợi ích nhận được từ FDI cho nền Kinh tế. Sử dụng các phương pháp định lượng để phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh (Nguyễn Hồng Hà, 2016), tác giả đã chỉ ra rằng tác động từ FDI mang đến hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên còn hạn chế về chất lượng tăng trưởng. Hồ Thị Thanh Mai và Phạm Thị Thanh Thủy (2016) tập trung phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI tại Khánh Hòa, tác giả đã sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, phương pháp phân tích định tính kết hợp định lượng, mô hình tự hồi quy vector Var (Vector Autoregression), kiểm định nhân quả Granger. Kết quả đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế và FDI ở Khánh Hòa có mối quan hệ nhân quả một chiều, đồng thời kết quả cũng chỉ ra nguồn nhân lực có tác động thuận chiều đến GRDP và FDI. Nhằm giúp các quốc gia cải thiện môi trường đầu tư và gia tăng thu hút FDI cho tăng trưởng kinh tế, Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014) nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến FDI bằng cách sử dụng phương pháp FGLS (Feasible Generalized Least Square). Kết quả cho thấy, quy mô thị trường, tổng dự trữ, cơ sở vật chất, chi phí lao động và độ mở thương mại là những nhân tố tác động đến FDI vào các quốc gia. Trong cuốn Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay (Trần Quang Lâm và An Như Hải,2006) hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về kinh tế và làm rõ vai trò quan trọng của thành phần kinh tế này. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Lê Xuân Bá,2006) đã trình bày, phân tích, vai trò, cơ sở lý thuyết tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong chuyên khảo Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý luận và thực tiễn (2000) của tác giả Phùng Xuân Nhạ đã đề cập tới khái niệm, hình thức, lý thuyết luận giải về nguyên nhân, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới FDI, các chính sách, biện pháp thu hút FDI, trình bày những tác động của FDI tới sự phát triển của Việt Nam đã đưa ra được những tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế như: bổ sung vốn đầu tư và cán cân thanh toán, chuyển giao và phát triển công nghệ, phát triển NNL và tạo việc làm, thúc đẩy xuất khẩu, liên kết các ngành công nghiệp, các tác động khác, các tác động đặc biệt và tác động tới chủ quyền quốc gia. Cuốn sách đồng thời cũng chỉ một số ảnh hưởng không mong muốn như bổ sung vốn đầu tư và cán cân thanh toán, chuyển giao và phát tri ển công nghệ, phát triển NNL và tạo việc làm, thúc đẩy xuất khẩu, liên kết các ngành công nghiệp, các tác động khác, các tác động đặc biệt và tác động tới chủ 91
  8. quyền quốc gia. Cuốn sách cũng cho rằng mức độ tác động FDI phụ thuộc vào chính sách và điều kiện phát triển của nước tiếp nhận FDI từ đó đã đưa ra một số gợi ý về chính sách phù hợp. 4.2. Nghiên cứu ngoài nước Đầu tư FDI ảnh hưởng đến nền kinh tế ở mọi lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, kỳ vọng của các nước đang phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế nên nghiên cứu liên quan giữa FDI tới tăng trưởng kinh tế được quan tâm nghiên cứu hơn. Laura Alfaro (2003) đại học Harvard đã viết bài nghiên cứu “Does the section matter?” chỉ ra mối liên quan giữa FDI và tăng trưởng kinh tế trong nghiên cứu tại 47 quốc gia. Thể hiện quan điểm rằng FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, các bài viết sau đã đưa ra số liệu, dẫn chứng chứng minh quan điểm đó là bài phân tích The Impact Of Inward FDI On Host Countries của Robert.Lipsey và Fredrik Sjoholm, báo cáo đầu tư thế giới 2011 Non-equity Modes Of International Production And Development, báo cáo đầu tư thế giới 2012 Towards A New Generation Of Investment Policies, báo cáo đầu tư thế giới 2013 Investment And Trande For Development. Ngược lại quan điểm trên Griffin (1991) và Carkovic và Levine (2002) cho rằng FDI tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Chakraborty và Nunnenkamp (2006) lại cho rằng FDI không có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu sau thì cho rằng FDI và tăng trưởng kinh tế có tác động hai chiều: + Chee và Nair (2010) nghiên cứu trên 33 quốc gia giai đoạn 1990-2011 sử dụng công cụ ước lượng GMM của do Arellano và Bond (1991) đề xuất. + Manuchehr cùng cộng sự (2001) nghiên cứu trên các quốc gia là Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển dựa trên giả thuyết mô hình VAR và quy trình phi nhân quả Granger phát triển bởi Toda - Yamamoto (1995) và Yamada - Toda (1998). + Chowdhury và Mavrotas (2006) nghiên cứu trên 3 quốc gia Chile, Thái Lan, Malaysia giai đoạn 1969-000 sử phương pháp luận của mình cùng phép thử Toda- Yamamoton và thử nghiệm bootstrap. + Van Wijnbergen (1986) viết bài báo Journal of Development Economics nói về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế phụ thuộc “vốn con người” (Barro, 1991) 5. MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng mô hình ước lượng theo phương pháp hồi quy dữ liệu bảng theo Pool OLS (mô hình OLS), tác động cố định (Fixed effects model - FEM) (mô hình FEM) và tác động ngẫu nhiên (Random effects model - REM) (mô hình REM). Sau đó sử dụng các kiểm định F – Test, Lagrange Multiplier Test và kiểm định Hausman để lựa chọn ra mô hình phù hợp. Tuy nhiên các mô hình được lựa chọn này vi phạm các giả thuyết kinh tế lượng như tự tương quan và phương sai sai số thay đổi sẽ làm cho các ước lượng thu được có mức độ tin cậy thấp. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy với sai số chuẩn - Regression with Driscoll-Kraay standard errors (D&K) (Driscoll & Kraay, 1998) và phương pháp ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi – Feasible general least square estimation (FGLS) (Wooldridge, 2002) để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi nhằm đảm bảo kết quả ước lượng đủ tin cậy để giải thích kết quả nghiên cứu. Dựa trên phương trình tuyến tính: GDP = β + β1FDI + β2TDTN+ β3FDI*TDTN+ β4GDTM + ui 92
  9. Trong đó: GDP: tăng trưởng kinh tế FDI: vốn đầu tư nước ngoài TDTN: tín dụng khu vực tư nhân GDTM: tổng giao dịch thương mại FDI*TDTN: độ mở của nền kinh tế KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Sau khi thực hiện chạy dữ liệu trên phần mềm R chúng tôi thu được kết quả như hình 4 và hình 5 như sau: Hình 4: Kết quả phân tích dữ liệu 1 Nguồn: xử lí dữ liệu từ phần mềm R Hình 5: Kết quả phân tích dữ liệu 2 Nguồn: xử lí dữ liệu từ phần mềm R Từ bảng kết quả trên (hình 4 và 5) ta rút ra được sức ảnh hưởng của các biến. Một là, kết quả cho thấy FDI có tác động mạnh tới sự tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển theo quan hệ đồng biến. 93
  10. Hai là, kết quả cho thấy tín dụng thương nhân cũng có tác động mạnh tới sư tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia mới nổi theo quan hệ đồng biến Ba là, kết quả cho thấy giao dịch thương mại không có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. 6. KẾT LUẬN Bài viết tổng hợp các nghiên cứu trong nước và ngoài nước trước đây, tổng hợp các lí thuyết liên quan đến tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài, nhằm xây dựng cơ sở lí thuyết đáng tin cậy, đồng thời bổ sung vào tổng quan nghiên cứu chung về mối liên hệ của FDI tới tăng trưởng kinh tế. Bài viết hình thành khung lí thuyết vững chắc, đồng thời tạo khung phân tích làm rõ tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế thông qua các biến: tăng trưởng kinh tế (GDP), vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tín dụng khu vực tư nhân(TDTN), tổng giao dịch thương mại(GDTM), độ mở của nền kinh tế(FDI*TDTN). Bài viết nhằm giúp cho các nhà quản lý tại các địa phương trên nước Việt nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng có nhận thức đầy đủ về FDI, từ đó có những chính sách phù hợp nhăm tận dụng FDI phục vụ cho sự phát triển kinh tế TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Bùi Thúy Vân (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở vùng đồng bằng Bắc bộ, LATS Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân 2. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb KHKT, Hà Nội. 3. Nguyễn Hồng Hà (2016), “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 26 (36), tr 90-95. 4. Nguyễn Mại (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI với phát triển bền vững, Kỷ yếu hội nghị tổng kết 25 năm Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tr 8-9 5. Nguyễn Minh Kiều, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Nguyễn, Kim Nam Nguyễn, Thị Hằng Nga (2016), “Tác động của FDI và phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN giai đoạn 1995-2014”, Tạp chí Khoa học Đại học Mở, số 5 tr.16-24. 6. Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014), “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển” Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 14 (24), 40-46 7. Nguyễn Thị Tuệ Anh (Trưởng nhóm), ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng, ThS. Trần Toàn Thắng, TS. Nguyễn Mạnh Hải, (2006), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, báo cáo nghiên cứu của Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) 8. Tác giả Phùng Xuân Nhạ (2000), trong chuyên khảo Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý luận và thực tiễn (2000) 9. Trần Kim Cương (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 26 (36), tr10-20. 10. Trần Quang Lâm, An Như Hải (Đồng chủ biên) (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 94
  11. Tài liệu nước ngoài 11. Carkovic, M&R. Levine (2002), Does Foreign Direct Investment Accelerate Economic Growth? in Does Foreign Direct Investment Promote Development? Washington DC: Institute for International 12. Chakraborty C., Nunnenkamp P. (2006), “Economic Reforms, FDI and its Economic Effects in India”, Working Paper No. 1272, The Kiel Institute of World economy, Germany. 13. Chowdhury A., & Mavrotas G. (2006), “FDI and Growth: What Causes What?”, World Economy, 29(1), pp. 9–15 14. http://www.iie.com/publications/chapters_preview/3810/02iie3810.pdf] 15. IMF (1993), Balance of payment manual, Fith Edition, Washington DC. 16. Manuchehr I., Ericsson J. (2001), “On the causality between foreign direct investment and output: a comparative study”, The International Trade Journal, 15(1), pp. 1-26 17. OECD, GLOSSARY OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT TERMS AND DEFINITIONS, tại trang: http://www.oecd.org/daf/inv/investmentstatisticsandanalysis/fdistatisticsanddata- frequentlyaskedquestions.htm 18. ROBERT E. LIPSEY and FREDRIK SJOHOLM, The Impact of Inward FDI on Host Countries: Why Such Different Answers? 19. UNCTAD (2011), World Investment Report 2011: Non-equity Modes of International Production and Development, United Nations NewYork and Geneva 20. UNCTAD (2012) World Investment Report 2012: Towards A New Generation of Investment Policies, United Nations New York andGeneva 21. UNCTAD (2013), World Investment Report 2013: Global Value Chains: Investment and Trade for Development, United Nations New York, and Geneva 22. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 27, Nxb Tiến Bộ, Mát-xcơ-va. 95
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2