intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của hiệp định EVFTA tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Chia sẻ: ViLichae ViLichae | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

46
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết, tác giả đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước thuộc khối liên minh châu Âu. Đồng thời, đưa ra các kết quả về thu hút đầu tư trực tiếp từ các quốc gia đó tính đến đầu năm 2019 và những giải pháp Việt Nam cần thực hiện nhằm thu hút nguồn đầu tư hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của hiệp định EVFTA tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

  1. [7] JETRO (2015), Global Trade and Investment Report 2015 - New Efforts Aimed at Developing Global Business. [8] Moon, J. (2016), The Influence of Free Trade Agreement on Foreign Direct In- vestment: Comparison with non-FTA countries, http://fdhawks.bol.ucla.edu/ 20090529_1.pdf, truy cập ngày 20/03/2016. [9] Thangavelu, S. M., Findlay, C.(2011), “The Impact of Free Trade Agreements on Foreign Direct Investment in the Asia-Pacific Region”, in Findlay, C. (ed.), ASEAN+1 FTAs and Global Value Chains in East Asia. ERIA Research Project Report 2010-29, Jakarta: ER- IA, pp. 112-131. [10] UNCTAD (1998), World Investment Report 1998: Trends and Determinants, New York and Geneva: United Nations. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA TỚI ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Ths. Hoàng Thị Thu Hà Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài dựa trên các cam kết của các hiệp định thế hệ mới ngày càng được các quốc gia chú trọng. Việt Nam là một trong các quốc gia đã kí kết nhiều hiệp định hợp tác giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực. Một trong các hiệp định đó phải được kể đến đó là hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc khối liên minh châu Âu. Hiệp định này đã mang lại những lợi ích đáng kể, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong bài viết, tác giả đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước thuộc khối liên minh châu Âu. Đồng thời, đưa ra các kết quả về thu hút đầu tư trực tiếp từ các quốc gia đó tính đến đầu năm 2019 và những giải pháp Việt Nam cần thực hiện nhằm thu hút nguồn đầu tư hiệu quả hơn. Từ khóa: Hiệp định thương mại tự do, thu hút đầu tư, cam kết trong thu hút đầu tư 1. Tổng quan về Hiệp định EVFTA 1.1. Hiệp định EVFTA là gì? EVFTA là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới giữa Việt Nam và các nước thuộc khối liên minh châu Âu (EU). EVFTA, cùng với hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam t trước tới nay. Ngày 1 tháng 12 năm 2015, EVFTA đã ch nh thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1 tháng 2 năm 2016 văn bản hiệp định đã được công bố. Ngày 26 tháng 6 năm 2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất. Theo đó, EVFTA được tách làm hai hiệp định, một là hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA); đồng 49
  2. thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp l đối với Hiệp định EVFTA. Tháng 8 năm 2018, quá trình rà soát pháp l đối với EVIPA c ng được hoàn tất. Hai hiệp định đã được ký kết vào ngày 30 tháng 6 năm 2019. Sau bước ký kết, hai hiệp định sẽ phải trải qua quá trình phê chuẩn nội bộ ở EU và Việt Nam để có thể chính thức có hiệu lực với hai bên. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó c ng đã lưu đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Nếu được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản c ng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. 1.2. Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA Hiệp định gồm 17 chương, 02 nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung ch nh là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở c a thị trường); quy t c xuất xứ; hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS); các rào cản k thuật trong thương mại (TBT); thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở c a thị trường); đầu tư; phòng vệ thương mại; cạnh tranh; do- anh nghiệp nhà nước; mua s m của Chính phủ; sở hữu trí tuệ; thương mại và phát triển bền vững; hợp tác và xây dựng năng lực; các vấn đề pháp lý, thể chế. 1.2.1. Thương mại hàng hóa Đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa b thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể t khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa b thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa b thuế nhập khẩu sau một lộ trình ng n. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ch này đặc biệt có nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay. Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa b thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế (tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu t EU được Việt Nam) được xóa b thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa b thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam áp dụng lộ trình xóa b thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO. 1.2.2. Thương mại dịch vụ và đầu tư Hiệp định cam kết tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp cả hai. Các cam kết này mạnh hơn so với các cam kết trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm 50
  3. một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên c ng đưa ra cam kết về đối x quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước. 1.2.3. Mua sắm của Chính phủ Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với hiệp định mua s m của Chính phủ (GPA) trong hiệp định WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện t để đăng tải thông tin đấu thầu,… thì Việt Nam sẽ có lộ trình để thực hiện. EU c ng cam kết dành hỗ trợ k thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này. Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước. 1.2.4. Sở hữu trí tuệ Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và ch dẫn địa lý,... Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Về ch dẫn địa lý, khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 ch dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 ch dẫn địa lý của Việt Nam. Các ch dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU. 2. Các cam kết trong Hiệp định EVFTA về tự do hóa đầu tƣ giữa Việt Nam và EU Trong EVFTA, các cam kết về đầu tư được tập trung trong phần II của chương 8, phụ lục 8-A-2 (cam kết mở c a đầu tư của EU cho Việt Nam) và phụ lục 8-B-1 (cam kết mở c a đầu tư, dịch vụ của Việt Nam cho EU). Về mặt nội dung, chế định về đầu tư trong cam kết EVFTA bao gồm các cam kết thuộc 04 nhóm sau đây: 2.1. Các cam kết về các nguyên tắc tự do hóa đầu tư Việt Nam cam kết một số nguyên t c nhằm bảo đảm quyền của nhà đầu tư EU trong việc tiếp cận thị trường Việt Nam một cách tự do theo các giới hạn nhất định, cụ thể: 2.1.1. Nguyên tắc tiếp cận thị trường: Việt Nam cam kết mở c a cho nhà đầu tư EU đối x không kém thuận lợi hơn mức mở c a nêu trong biểu cam kết. Theo biểu cam kết thì Việt Nam mở c a cho nhà đầu tư EU trong một số lĩnh vực là cao hơn WTO. C ng theo nguyên t c này, đối với các lĩnh vực nêu trong biểu cam kết, tr trường hợp biểu cam kết có quy định khác, Việt Nam cam kết không áp dụng các biện pháp hạn chế nhất định (hạn chế số lượng cơ sở kinh doanh, hạn chế tổng trị giá giao dịch, hạn chế tổng số lượng hoạt động, …). 2.1.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia: Về vấn đề thành lập cơ sở kinh doanh, Việt Nam cam kết dành cho nhà đầu tư EU đối x không kém thuận lợi hơn đối x với chủ thể Việt Nam, nhưng cam kết này ch áp dụng đối với các lĩnh vực thuộc biểu cam kết và tr khi biểu cam kết có quy định khác. Tuy nhiên, c ng trong biểu cam kết thì Việt Nam lại có bảo lưu quyền áp dụng thủ tục riêng trong thành lập cơ sở kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài miễn là thủ tục này không hạn chế đáng kể 51
  4. quyền của nhà đầu tư. Luật đầu tư 2016 đang đi theo hướng này,với thủ tục đăng k đầu tư riêng cho nhà đầu tư nước ngoài, khác với thủ tục áp dụng cho nhà đầu tư trong nước. Về vấn đề vận hành khoản đầu tư, Việt Nam cam kết dành cho nhà đầu tư EU đối x không kém thuận lợi hơn đối x với chủ thể Việt Nam tr trường hợp biểu cam kết có quy định khác, hoặc biện pháp phân biệt đối x đã có trước khi EVFTA có hiệu lực, hoặc khoản đầu tư trong một số lĩnh vực nhạy cảm được liệt kê (báo chí, phân phối văn hóa phẩm, an ninh – điều tra, giáo dục tiểu học – trung học, ...). 2.1.3. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc: Về vấn đề thành lập cơ sở kinh doanh, Việt Nam cam kết dành cho nhà đầu tư EU đối x không kém thuận lợi hơn đối x dành cho đối tác FTA đang đàm phán tại các hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Tuy nhiên, do TPP hiện đang bị d ng lại và 03 FTA khác chưa kết thúc đàm phán nên cam kết này gần như không có nghĩa ( t nhất là tại thời điểm này). Về vấn đề vận hành khoản đầu tư, Việt Nam cam kết dành cho nhà đầu tư EU đối x không kém thuận lợi hơn đối x dành cho các chủ thể nước khác tr các trường hợp thuộc các th a thuận đã có hiệu lực trước EVFTA. Tuy nhiên, Việt Nam bảo lưu quyền phân biệt đối x giữa nhà đầu tư EU và các nhà đầu tư nước ngoài khác trong các trường hợp: th a thuận trong ASEAN, th a thuận tránh đánh thuế 2 lần, các biện pháp công nhận chứng ch chuyên môn dịch vụ, các lĩnh vực liệt kê (bưu điện, viễn thông, nông lâm ngư nghiệp, khai m , …). 2.1.4. Các yêu cầu về hoạt động đầu tư Liên quan tới các việc thành lập, vận hành khoản đầu tư trong các lĩnh vực thuộc biểu cam kết, Việt Nam cam kết: - Không áp dụng các biện pháp được liệt kê: tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hóa, giới hạn trị giá nhập khẩu theo trị giá xuất khẩu, ... - Không áp dụng các biện pháp được liệt kê: tỷ lệ nội địa hóa, buộc mua hàng sản xuất nội địa, ... làm điều kiện để cho hưởng hoặc cho tiếp tục hưởng các ưu đãi liên quan. Tuy nhiên, Việt Nam được phép có ngoại lệ bao gồm: được áp dụng các yêu cầu về lãnh thổ, về nghiên cứu và triển khai, ...mới cho hưởng ưu đãi. - Không áp dụng nguyên t c xúc tiến thương mại với trường hợp các chương trình xúc tiến xuất khẩu. 2.1.5. Các nguyên tắc về bảo hộ đầu tư Khi các nhà đầu tư EU vào Việt Nam, theo EVFTA, Việt Nam cam kết dành cho họ các cơ chế bảo hộ đầu tư nhất định, cụ thể: - Cam kết về chuẩn đối x tối thiểu: theo nguyên t c này, Việt Nam cam kết đối x công bằng, bảo đảm an ninh cho các nhà đầu tư EU. - Cam kết bồi thường tổn thất cho các nhà đầu tư EU trong trường hợp thiệt hại do xung đột v trang. - Cam kết ch trưng mua, trưng dụng khoản đầu tư EU trong các trường hợp vì mục tiêu công cộng và phải có bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm trưng mua, trưng dụng. 52
  5. - Cam kết cho phép nhà đầu tư EU chuyển các khoản thu nhập ra nước ngoài không hạn chế và không chậm trễ theo tỷ giá chuyển đổi tự do. - Cam kết cho chính quyền EU thay thế nhà đầu tư EU theo các giao dịch hợp pháp được liệt kê giữa EU và nhà đầu tư EU. 2.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư EU (cơ chế ISDS) Bao gồm các cam kết của Việt Nam và EU dành cho các nhà đầu tư của đối tác đầu tư trên lãnh thổ của mình về quyền kiện ra trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp giữa Nhà nước nơi nhận đầu tư. T góc độ của doanh nghiệp, phần cam kết này ch mang lại lợi thế cho các nhà đầu tư của đối tác, còn nhà đầu tư nội địa nếu không có liên kết/liên doanh với nhà đầu tư EU thì không được phép s dụng cơ chế này. EVFTA thiết kế một cơ chế ISDS rất đặc thù, không giống như các cơ chế ISDS trong các FTA khác mà Việt Nam đã k , cụ thể: - Chủ thể được quyền kiện ISDS là nhà đầu tư EU tại Việt Nam (tự mình hoặc nhân danh cơ sở kinh doanh mà mình có phần vốn). - Chủ thể bị kiện: cơ quan Nhà nước liên quan tới hoạt động đầu tư của nhà đầu tư EU (tức là bao gồm cả các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương). - Nội dung kiện: nhà đầu tư ch có thể s dụng cơ chế ISDS này khi Nhà nước nhận đầu tư có vi phạm các cam kết tại mục Bảo hộ Đầu tư của EVFTA; hoặc vi phạm các cam kết tại một số khoản liên quan tới nguyên t c đối x quốc gia, đối x tối huệ quốc; và vi phạm đó gây thiệt hại cho nhà đầu tư. - Chủ thể x lý tranh chấp: một Ủy ban riêng được thành lập theo EVFTA (đây là điểm khác biệt của EVFTA so với các FTA khác, theo các FTA khác thì Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) hoặc Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) sẽ đứng ra giải quyết các tranh chấp. - Thủ tục tố tụng: EVFTA có quy định cụ thể về một số nguyên t c b t buộc trong thủ tục tố tụng ISDS; ngoài các nguyên t c này thì các bên tranh chấp có thể th a thuận về việc s dụng thủ tục tố tụng ICSID, UNCITRAL hay thủ tục tố tụng khác. 3. Thực trạng đầu tƣ trực tiếp từ EU vào Việt Nam T nh l y kế đến tháng 4 năm 2019, EU là đối tác đầu tư lớn thứ tư tại Việt Nam với 2.244 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng k là 24,67 tỷ USD, tương đương 7,6% tổng vốn FDI vào Việt Nam. FDI t EU đặc biệt tăng nhanh sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 và đạt mức kỷ lục 2,6 tỷ USD vốn đăng k năm 2010 và vốn thực hiện khoảng 1,69 tỷ USD. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng tài ch nh - kinh tế toàn cầu, dòng vốn này chậm lại. Trong vài năm gần đây, FDI t EU được phục hồi song vẫn chưa đạt được mức kỷ lục của năm 2010. Theo số liệu t Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dòng vốn này có một số đặc điểm như sau: 53
  6. 3.1. Số dự án và số vốn đăng kí đầu tư Trong 27 nước trên tổng số 28 nước thuộc khối EU (tr Croatia) t ng đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, các nước có số dự án và số vốn đăng k đầu tư nhiều nhất bao gồm: Hà Lan (329 dự án, 9,5 tỷ USD vốn đăng k ), Anh (363 dự án, 5,9 tỷ USD), Pháp (543 dự án, 3,6 tỷ USD), Luxembourg (47 dự án, 2,4 tỷ USD), Đức (326 dự án, 2 tỷ USD) và B (70 dự án, 1 tỷ USD). Tổng số vốn đăng k của những nước này chiếm tới 89,96% tổng đăng k của EU vào Việt Nam. Điều này cho thấy, tiềm năng để thu hút FDI t các đối tác truyền thống c ng như các đối tác mới trong EU còn tương đối lớn. Tuy nhiên, giá trị trung bình của các dự án FDI do EU đầu tư tương đối nh (11,02 triệu USD), thấp hơn so với mặt bằng chung (12,4 triệu USD). Đặc biệt, quy mô dự án FDI của các đối tác EU có sự khác biệt lớn. Một số quốc gia có các dự án đầu tư quy mô lớn, như Luxembourg (trung bình 51,48 triệu USD), Hà Lan (29,02 triệu USD), S p (26,75 triệu USD), B (14,8 triệu USD), Slovakia (14,15 triệu USD). Còn lại hầu hết đều có quy mô nh t 1 đến 5 triệu USD hoặc dưới 1 triệu USD (Đinh Trọng Th ng & Trần Tiến D ng, 2019). 3.2. Lĩnh vực đầu tư Nhìn chung, FDI t EU vào Việt Nam có sự tăng trưởng trong thời gian qua. Nguồn vốn này đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và góp phần tạo ra một số ngành nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao. Xu thế đầu tư trực tiếp của EU hướng vào các ngành công nghiệp công nghệ cao (công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, nông nghiệp), công nghiệp nặng (dầu kh ), các ngành dịch vụ (bưu ch nh viễn thông, tài ch nh, văn phòng cho thuê, bán lẻ, …).Theo số liệu thống kê, EU đã đầu tư vào 18 ngành trên tổng số 21 ngành theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 36,3% tổng vốn đầu tư, chủ yếu ở các ngành, như lọc hóa dầu 11%, dệt may 6,94%, điện t 6,4%, chế biến thực phẩm 5,6%, ôtô và phương tiện vận tải 5,2%); sản xuất, phân phối điện, kh (20,7%), bất động sản (11%), thông tin và truyền thông (6,6%) (Đinh Trọng Th ng & Trần Tiến D ng, 2019). Tuy nhiên, FDI t EU vào Việt Nam còn chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng về vốn, công nghệ và k thuật của các nhà đầu tư EU. Số lượng dự án FDI có quy mô lớn về các lĩnh vực là lợi thế của các nước EU, đồng thời c ng là lĩnh vực mà Việt Nam quan tâm thu hút đang còn t. Nhiều dự án đầu tư của EU vẫn tập trung tận dụng nguồn lao động giá rẻ để thực hiện các công đoạn l p ráp, chế biến sản phẩm bán trong nước và xuất khẩu. 3.3. Địa bàn đầu tư Mặc d các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các t nh, thành trên cả nước và các ch nh sách ưu đãi thuế ở mức cao đang được áp dụng vào các địa bàn kém phát triển, nhưng mạng lưới đầu tư này ch tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, các v ng kinh tế trọng điểm như Thành phố Hồ Ch Minh (15,1%), Bà Rịa - V ng Tàu (15%), Hà Nội (14,8%), Quảng Ninh (9%), Đồng Nai (8,3%), Bình Dương (6,9%) bởi vì đây là những địa phương có kết cấu hạ tầng phát triển, thuận tiện về giao thông, gần cảng biển, đường cao tốc và có t lệ lao động đã qua đào tạo cao hơn mức trung bình cả nước. Kết quả là, nhiều 54
  7. khu kinh tế, khu công nghiệp tại các địa bàn kém phát triển như các t nh miền núi phía B c và Tây Nguyên thu hút được ít vốn và có tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động (thấp hơn khoảng 30% so với mức trung bình của cả nước là 73% vào năm 2018) (Đinh Trọng Th ng & Trần Tiến D ng, 2019). Vì vậy, FDI t EU chưa giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương và khu vực trong cả nước. Để thu hút đầu tư t EU, các địa phương khác cần có kế hoạch, chiến lược trong việc phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, phương tiện vận chuyển… c ng như các ch nh sách hành ch nh tinh giản, thuận lợi cho các nhà đầu tư. 3.4. Hình thức đầu tư Theo Luật Đầu tư năm 2014, có bốn hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BPP; và đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC. Tuy nhiên, các nước EU đầu tư nhiều nhất theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 1208 dự án, tổng vốn đầu tư 8,502 tỷ USD; tiếp theo là hình thức liên doanh với 386 dự án, tổng vốn đầu tư 4,807 tỷ USD, còn lại là các hình thức khác như: hợp đồng hợp tác kinh do- anh; hợp đồng BOT, BT, BTO; công ty cổ phần, công ty mẹ con. 4. Tác động của Hiệp định EVFTA tới đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam EVFTA là hiệp định có phạm vi cam kết rộng với mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam với các đối tác t trước đến nay, đồng thời c ng là một trong những hiệp định toàn diện và tham vọng nhất mà EU t ng k kết với một nước đang phát triển. Do đó, đây là động lực để Việt Nam cải cách thể chế và khung pháp l nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện đầu tư thuận lợi và an toàn hơn cho các nhà đầu tư. Thứ nhất, với các nguyên t c về bảo hộ đầu tư và các cơ chế giải quyết các tranh chấp xảy ra giữa các nhà đầu tư và Việt Nam trong Hiệp định EVFTA sẽ làm tăng độ tin cậy cho các nhà đầu tư về môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, với những ưu đãi hiện có trong chiến lược thu hút đầu tư của nhà nước, các điều khoản quy định cho các lĩnh vực hỗ trợ như sở hữu tr tuệ, môi trường và mua s m ch nh phủ, minh bạch trong đầu tư hoặc trong tuyên bố chi tiêu c ng sẽ làm gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư.T đó sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư trong việc quyết định rót vốn vào Việt Nam thay vì các quốc gia khác. Thứ hai, đầu tư trực tiếp t EU c ng như t các nước khác vào Việt Nam sẽ tăng lên nhờ các cam kết tự do hóa. Trong giai đoạn 2011-2013, Việt Nam vẫn được hưởng Hệ thống ưu đãi tổng quát (GSP), với mức giảm thuế trung bình 3,5 điểm phần trăm với tỷ lệ hàng hóa đủ điều kiện GSP chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cho EU. Tuy nhiên, nếu FTA với châu Âu được k kết, thuế xuất khẩu sang EU c ng như nhập khẩu nguyên liệu t EU sẽ giảm hơn nữa, có thể giảm xuống 0% đối với nhiều mặt hàng. Do đó, khi đầu tư vào Việt Nam, cả Châu Âu và các nước khác sẽ được hưởng lợi t Hiệp định (Nguyen Quoc Toan, 2016). Thứ ba, Châu Âu là khu vực có nền kinh tế phát triển, đạt tiêu chuẩn k thuật và chất lượng cao trong mọi giai đoạn sản xuất và t ng sản phẩm. Khi k kết Hiệp định EVFTA, Việt 55
  8. Nam phải cam kết đảm bảo các tiêu chuẩn đó bằng việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng quản l và đội ng lao động. Ngoài ra, Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ về công nghệ, khoa học, k thuật và các sản phẩm sáng tạo t Châu Âu. Đây là những l do hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam. Thứ tư, EVFTA sẽ không ch tăng số lượng các công ty EU đầu tư vào Việt Nam mà còn mang lại đầu tư t các quốc gia khác ngoài châu Âu bởi vì EVFTA tạo ra một môi trường đầu tư mở, áp dụng các điều khoản có lợi hơn trong lĩnh vực đầu tư và thuế quan. Do đó, Các quốc gia không có FTA với EU có xu hướng đầu tư vào Việt Nam để hưởng lợi t các th a thuận này. Thứ năm, vì châu Âu là một thị trường rộng lớn và hấp dẫn về các quy định thương mại (quy t c xuất xứ và quy t c k thuật). Với nguyên t c tiếp cận thị trường trong EVFTA sẽ khiến cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất có sản xuất tại Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước dễ dàng tiếp cận thị trường này. Thứ sáu, vì những rào cản trong hàng rào thuế quan được xóa b trong EVFTA, nên các doanh nghiệp tại Việt Nam nhập khẩu công nghệ và nguyên liệu chất lượng cao t EU với chi ph thấp hơn đáng kể. Điều này góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và giảm chi ph cho các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam. Đây là động lực để các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi này t châu Âu. Thứ bảy, khi k EVFTA, Việt Nam c ng đặt ra mục tiêu rõ ràng là thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp chiến lược như là các ngành công nghiệp hỗ trợ. Với các cam kết kinh doanh hàng hóa và các quy định về quy t c xuất xứ và tiêu chuẩn k thuật, EVFTA sẽ khuyến kh ch các nhà đầu tư EU đầu tư mạnh vào thị trường Việt Nam (không ch hợp đồng phụ sản xuất mà cả các ngành công nghiệp hỗ trợ) để hưởng mức thuế suất ưu đãi FTA. Thứ tám, EVFTA mở ra thị trường cho các dịch vụ chất lượng t Châu Âu, như bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông và hậu cần. Kết hợp với cạnh tranh mở và lao động chi ph thấp, nó sẽ làm cho các dịch vụ phát triển rộng rãi và cung cấp giá thấp. Đây được coi là một động lực cho sản xuất, tạo ra chuỗi cung ứng vốn và sản phẩm. Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất được cải thiện c ng sẽ là một lợi thế để thu hút vốn FDI t các quốc gia không thuộc EVFTA (Nguyễn Thị Minh Phương, 2019). 5. Những thách thức đối với Việt Nam trong thu hút FDI khi EVFTA có hiệu lực 5.1. Năng lực cạnh tranh ở mức độ thấp Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2014, ch số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam xếp thứ 68 trên 144 quốc gia, mức độ nhạy bén trong kinh doanh xếp thứ 106, mức độ sẵn sang về mặt công nghệ xếp thứ 99, phát triển thị trường tài ch nh xếp thứ 90, xếp hạng giáo dục là 96 và đặc biệt là các thể chế vẫn xếp thứ 92. Những điều này gây ra nhiều bất lợi cho Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là t các đối tác thân thiết như EU. 56
  9. 5.2. Môi trường kinh doanh kém hấp dẫn Theo Báo cáo về môi trường kinh doanh năm 2015 của Ngân hàng Thế giới, môi trường kinh doanh Việt Nam được xếp hạng thứ 78 trong số 189 nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều ch số vẫn còn rất thấp, chẳng hạn như thủ tục nộp thuế ( xếp thứ 173, với 32 lần thanh toán mỗi năm hoặc 872 giờ mỗi năm); truy cập điện (xếp hạng thứ 135, thực hiện 6 thủ tục và 115 ngày để được cung cấp điện); thủ tục mở công ty (xếp thứ 125, với 10 thủ tục khác nhau kéo dài trong 34 ngày); bảo vệ nhà đầu tư thiểu số (xếp thứ 117); giải quyết mất khả năng thanh toán ( xếp thứ 104). Ở một số lĩnh vực, ch nh quyền địa phương không nhận thức được sự cấp bách để cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh và khả năng cạnh tranh. So với môi trường kinh doanh của các quốc gia trong khu vực, như Singapore (thứ 1), Malaysia, Indonesia (thứ 18) và Thái Lan (thứ 26), môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn chưa thực sự hấp dẫn. 5.3. Trình độ lao động và quản lý thấp Do xuất phát điểm thấp c ng với cơ cấu kinh tế dựa vào nông nghiệp, tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động vẫn còn thấp khoảng 30%. Chất lượng và cơ cấu lao động vẫn không tương xứng với yêu cầu phát triển và hội nhập. Khoảng 45% công nhân trong ngành nông nghiệp không được đào tạo. Chất lượng nguồn nhân lực thấp là một trong những yếu tố then chốt cản trở sự phát triển của Việt Nam. Ngân hàng Thế giới (WB) tuyên bố rằng Việt Nam đang thiếu lao động k thuật có trình độ và tay nghề cao. Nếu thang đo chất lượng lao động được đặt ở mức 10, thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam là 3,79, xếp thứ 11 trong số 12 quốc gia châu Á trong bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, trong khi Hàn Quốc đạt 6,91; Ấn Độ đạt 5,76; Malaysia và Indonesia đứng ở mức 5,59. Do đó, năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ở châu Á - Thái Bình Dương (thấp hơn gần 15 lần so với Singapore, thấp hơn 11 lần so với Nhật Bản và thấp hơn 10 lần so với Hàn Quốc). 5.4. Hệ thống thông tin thị trường lao động còn nhiều hạn chế Hệ thống thông tin của thị trường lao động Việt Nam vẫn còn yếu và nhiều hạn chế bởi ranh giới giữa các khu vực. Khả năng thu thập và cung cấp thông tin thấp hơn so với nhu cầu của các đối tác trong thị trường lao động, đặc biệt là người s dụng lao động và người lao động. Ngoài ra, các mô hình dự báo thị trường đáng tin cậy và nhất quán, nhân viên và chuyên gia làm việc trong các số liệu thống kê, phân t ch và dự báo ở Việt nam đang còn thiếu hụt nghiêm trọng. 5.5. Những bất cập khi thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực chủ chốt 5.5.1. Ngành nông nghiệp Mặc d nông nghiệp là ngành m i nhọn của Việt Nam, nhưng vốn đầu tư vào nông nghiệp rất hạn chế. Điều này là do bản chất bên trong của ngành nông nghiệp và những hạn chế trong ch nh sách của Việt Nam về lĩnh vực này. Điều mà nhiều nhà đầu tư lo ngại khi đầu tư vào nông nghiệp thì lợi nhuận sẽ rất thấp vì ngành công nghiệp chế biến chưa phát triển và thời gian hoàn vốn kéo dài. Ngoài ra, rủi ro thiên tai, l lụt, hạn hán và rủi ro thị trường và dịch vụ bảo hiểm kém phát triển c ng là những vấn đề cản trở đầu tư vào nông nghiệp. 57
  10. 5.5.2 Ngành công nghiệp phụ trợ Hiện tại số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn t, chủ yếu là các doanh nghiệp v a và nh . Do không đủ nguồn lực về công nghệ và vốn, hầu hết các sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu k thuật của người tiêu d ng. Hơn nữa, tỷ lệ tiếp cận của các địa phương trong ngành công nghiệp của Việt Nam rất thấp. Một số ngành m i nhọn của Việt Nam, như dệt may, giày dép và điện t phải nhập nguyên liệu t nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp luôn phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Điều đó khiến các doanh nghiệp FDI vẫn thận trọng khi đầu tư vào Việt Nam. 6. Các giải pháp nhằm thu hút FDI hiệu quả sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực T những thách thức đối với thị trường đầu tư tại Việt Nam đã được đề cập ở mục 5, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn t EU c ng như các quốc gia khác dựa trên những nguyên t c, cam kết trong Hiệp định EVFTA. 6.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường kinh doanh Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2014, ch số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam xếp thứ 68 trên 144 quốc gia, mức độ nhạy bén trong kinh doanh xếp thứ 106, mức độ sẵn sang về mặt công nghệ xếp thứ 99, phát triển thị trường tài ch nh xếp thứ 90, xếp hạng giáo dục là 96 và đặc biệt là các thể chế vẫn xếp thứ 92. Những điều này gây ra nhiều bất lợi cho Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là t các đối tác thân thiết như EU. Về mặt thể chế, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; có phương pháp khoa học trong hoạch định, xây dựng và thực thi ch nh sách. Bên cạnh đó, cần có bộ phận theo dõi, đánh giá sự ph hợp, chất lượng của ch nh sách, c ng như t nh hiệu lực, hiệu quả của khâu thực thi ch nh sách. Đồng thời, cần chú trọng đến t nh minh bạch trong khâu giải trình c ng như việc áp dụng các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp nhằm tiệm cận các nguyên t c của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Cấn Văn Lực, 2019). Về cơ sở hạ tầng, Nhà nước cần có chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ. Đặc biệt ở các địa bàn kém thuận lợi nhưng có tiềm năng thu hút đầu tư, các địa phương cần quy hoạch, nâng cấp hệ thống giao thông, điện nước, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin để đáp ứng được các tiêu chuẩn đầu tư c ng như liên kết v ng. 6.2. Nâng cao chất lượng lao động và trình độ quản lý Thứ nhất, chú trọng đến phát triển thể chất cho đội ng lao động thông qua các ch nh sách chăm sóc y tế, rèn luyện sức kh e. Thứ hai, nâng cao trình độ học vấn và k năng thực hành nghề cho đội ng cho đội ng lao động thông qua các chương trình cải cách giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học theo hướng khuyến kh ch và k ch th ch t nh sáng tạo để phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân và tập thể. Thứ ba, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, nhất là các trường đại học định hướng nghiên cứu. Các cơ sở đào tạo chủ động tiếp cận thị trường nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng với nhu cầu về 58
  11. lao động cho xã hội; tăng cường kết nối đào tạo, nghiên cứu khoa học và hỗ trợ khởi nghiệp; thiết kế các chương trình, dự án phối hợp với các doanh nghiệp nhằm nâng cao t nh thực tiễn cho người học. Thứ năm, đổi mới cách thức tuyển dụng, s dụng, đánh giá và trả công lao động nhằm thu hút và giữ chân người lao động có năng lực. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, trọng dụng nhân tài, nhằm phát huy tối đa của người lao động để tạo ra những sản phẩm chất lượng. 6.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động Cần xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin, cơ chế chính sách và các công cụ thu thập x lí cho Hệ thống thông tin thị trường lao động (TTLĐ). Đồng thời, hoàn thiện và chuẩn hoá bộ ch tiêu thông tin TTLĐ, hệ thống sổ sách, biểu mẫu, hệ thống báo cáo theo bộ ch tiêu TTLĐ của Tổ chức lao động thế giới. Hình thành hệ thống thu thập, x l và cung cấp thông tin cơ bản về TTLĐ các cấp. Nâng cao trình độ cho cán bộ các cấp về các k năng quản l , điều tra, thu thập và ứng dụng công nghệ thông tin. Phổ biến rộng rãi thông tin TTLĐ trên các phương tiện truyền thông để nhà tuyển dụng và người lao động có thể tiếp cận dễ dàng (Nguyễn Thị Hải Vân, 2017). 6.4. Tháo gỡ rào cản khi đầu tư vào một số ngành chủ chốt Đối với ngành nông nghiệp, Chính phủ cần xây dựng mới ch nh sách thu hút đầu tư FDI đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất đầu vào, dịch vụ hậu cần, chế biến nông sản, quản lý chất lượng, phát triển thị trường,.. g n với nhu cầu thị trường. Nghiên cứu ban hành các cơ chế ch nh sách giúp đơn giản hóa các thủ tục trong việc vay vốn ngân hàng, khuyến khích ngân hàng cung cấp tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh do- anh có vùng nguyên liệu được tổ chức và có hợp đồng nông sản với nông dân (Ngô Luyện, 2019). Bên cạnh đó, cần tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ áp dụng vào lĩnh vực này. Ngoài ra, việc phát triển thị trường c ng như các dịch vụ hỗ trợ hoạt động nông nghiệp c ng cần được chú trọng. Đối với ngành công nghiệp phụ trợ (CNPT), cần khuyến khích hình thành các khu, cụm công nghiệp sản xuất các sản phẩm phụ trợ, xây dựng các khu công nghiệp và khu chế xuất một cách tập trung. Có chính sách khuyến kh ch đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ tìm kiếm, điều tiết thị trường, tạo điều kiện về vay vốn, thuê mặt bằng, nhà xưởng, ưu đãi về thuế đối với các công ty, tập đoàn nước ngoài, c ng như các do- anh nghiệp nội địa hoạt động trong lĩnh vực CNPT. Đồng thời, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn cơ sở làm căn cứ cho việc định hướng phát triển. Hỗ trợ phát triển và nâng cấp các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm phụ trợ thuộc nhiều thành phần kinh tế đạt trình độ quốc tế (Lê Xuân Dương, 2019). Kết luận Nhìn chung, hiệp định EVFTA đã khiến FDI t EU vào Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm qua, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam thông qua cung cấp nguồn vốn cho đầu tư phát triển; thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại; 59
  12. giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng t ch cực; thúc đẩy doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực quản trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, các nhà đầu tư châu Âu có ưu thế về công nghệ, góp phần t ch cực tạo ra một số ngành, nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao. Tuy nhiên, FDI t EU vào Việt Nam còn chưa ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng về vốn, công nghệ và k thuật của các nhà đầu tư EU. Số lượng dự án FDI có quy mô lớn trong các lĩnh vực là lợi thế của các nước EU, đồng thời là lĩnh vực mà Việt Nam quan tâm thu hút, như các dự án công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, tài ch nh ngân hàng,... vẫn còn t. Nhiều dự án đầu tư của EU vẫn tập trung tận dụng nguồn lao động giá rẻ để thực hiện các công đoạn l p ráp, chế biến sản phẩm bán trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, FDI tập trung ở các thành phố lớn và có hình thức 100% vốn nước ngoài nên t nh liên kết và tác động lan t a t FDI còn hạn chế. Để khai thác tối ưu những điểm mạnh mà hiệp định EVFTA mang lại, Việt Nam cần kh c phục các hạn chế, các rào cản trong môi trường kinh doanh, trong hành lang pháp l , các thể chế, ch nh sách nhằm thu hút nhiều FDI không ch ở các nước thuộc khối EU mà cả các nước khác trên toàn thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả (2019). Việt Nam cần làm gì để tiếp tục cải thiện năng lực cạnh tranh trong các năm tới? Truy xuất t http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/viet- nam-can-lam-gi-de-tiep-tuc-cai-thien-nang-luc-canh-tranh-trong-cac-nam-toi314182 .html 2. TS. Đinh Trọng Th ng &Ts. Trần Tiến D ng (2019). Thực trạng chính sách ưu đãi thu hút FDI vào Việt Nam hiện nay. Truy xuất t http://www.tapchitaichinh.vn/nghien-cuu- trao-doi/thuc-trang-chinh-sach-uu-dai-thu-hut-fdi-vao-viet-nam-hien-nay-308895.html. 3. TS. Lê Xuân Dương (2019). Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988-2018 và một số giải pháp. Truy xuất t http://www.tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao- doi/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-giai-doan-19882018-va-mot-so-giai-phap- 310154.html 4. Nguyễn Thị Minh Phương (2019). Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài từ Liên minh châu Âu vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng. Truy xuất t http://www.tapchicongsan.org.vn/tin-binh-luan//asset_publisher/DLIYi5AJyFzY/content/thu- hut-au-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-tu-lien-minh-chau-au-vao-viet-nam-thuc-trang-va-trien-vong#. 5. PhD. Nguyen Quoc Toan (2016). Foreign direct investment in Viet Nam under the impact of EVFTA . Truy cập t http://english.tapchicongsan.org.vn/Home/ Economy/2016/643/Foreign- direct-investment-in-Viet-Nam-under-the-impact-of-EVFTA.aspx 6. TS. Nguyễn Thị Hải Vân (2017). Hệ thống thông tin thị trường lao động Việt Nam. Truy xuất t http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=5703 7. Ngô Luyện (2019). Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam. Truy xuất t http://kinhte.saodo.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/giai-phap-tang-cuong- thu-hut-von-dau-tu-vao-nong-nghiep-viet-nam-674.html 60
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2