Tác động của hiệp định toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến công nghiệp chế biến chế tạo Hải Phòng
lượt xem 2
download
Việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do đa tầng nấc đã mang đến cho kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế Hải Phòng nói riêng có những bước phát triển đột phá. Bài viết tập trung đánh giá các tác động có thể có của hiệp định CPTPP với công nghiệp chế biến chế tạo trên địa bàn Hải Phòng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của hiệp định toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến công nghiệp chế biến chế tạo Hải Phòng
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG ĐẾN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO HẢI PHÕNG The impacts of the comprehensive agreement and progress of processing Thai Binh Duong on the Hai Phong processing industry ThS.Nguyễn Đức Văn, PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam Trường Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia mạng lƣới các hiệp định thƣơng mại tự do đa tầng nấc đã mang đến cho kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế Hải Phòng nói riêng có những bƣớc phát triển đột phá. Có thể nói việc tham gia các hiệp định tự do thế hệ mới là một tất yếu, trong đó CPTPP là một ví dụ điển hình. CPTPPđƣợc cho là sẽ tác động rất mạnh đến công nghiệp chế biến chế tạo thành phố thông qua việc mở ra cánh cửa xuất khẩu cho nhiều mặt hàng nhƣ da dày, may mặc... của thành phố sang các thị trƣờng mới nhƣ Canada, Mexico, Peru... nhƣng nó cũng đặt công nghiệp chế biến chế tạo thành phố trƣớc nhiều sức ép to lớn. Từ khoá: CPTPP, Công nghiệp chế biến chế tạo, Hải Phòng 432
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 ABSTRACT The promotion of openness, international economic integration, and ac- tive participation in the network of free-trade multilateral free trade agreements have brought Vietnam's economy in general and Hai Phong's economy in particular to take steps. breakthrough development. It can be said that joining the new generation free agreements is an in- evitable one, in which the CPTPP is a typical example. The CPTPP is expected to have a strong impact on the city's manufacturing and pro- cessing industry by opening up the export door for many of the city's products such as thick leather, garments ... to new markets such as Can- ada. , Mexico, Peru ... but it also puts the manufacturing and processing industry of the city under great pressure.. Keywords: CPTPP, Manufacturing and processing industry, Hai Phong 1.MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của sản xuất, hoạt động thƣơng mại thế giới thể hiện ở các nhu cầu giao thƣơng, loại hình sản phẩm, dịch vụ, nguyên tắc, chuẩn mực giao dịch... cũng có sự phát triển ngày càng cao, minh bạch, toàn diện, hƣớng đến sự phát triển bền vững. Minh chứng cụ thể là sự chuyển đổi lên mức độ rộng hơn, cao hơn trong các thỏa thuận thƣơng mại tự do, mà hiện nay đƣợc gọi là hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới. Trong đó Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) là một ví dụ điển hình. Thực hiện các nội dung của CPTPP thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, triển khai mạnh mẽ đƣờng lối đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc ta nhằm tranh thủ thời cơ, tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đƣa đất nƣớc phát triển 433
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 nhanh và bền vững. Trong các linh vực chịu sự tác động mạnh mẽ nhất của hiệp định thì công nghiệp chế biến chế tạo là một ví dụ điển hình. Bài viết tập trung đánh giá các tác động có thể có của hiệp định CPTPP với công nghiệp chế biến chế tạo trên địa bàn Hải Phòng. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái quát về CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partner- ship – CPTPP), tên khác: TPP11là một Hiệp định về nguyên tắc thƣơng mại giữa: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, México, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chƣơng và 9 phụ lục) nhƣng cho phép các nƣớc thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nƣớc thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chƣơng Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chƣơng Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chƣơng là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thƣơng mại, Đầu tƣ, Thƣơng mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trƣờng, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng. Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trƣờng trong Hiệp định TPP vẫn đƣợc giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP. Có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bƣớc ngoặt của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thƣơng mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới. Các đặc điểm đó bao gồm: Tiếp cận thị trƣờng một cách toàn diện. Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thƣơng mại 434
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 hàng hóa và dịch vụ và điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thƣơng mại trong đó có thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tƣ nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, ngƣời lao động và ngƣời tiêu dùng của các nƣớc thành viên. Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đƣa ra các cam kết. Hiệp định TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng nhƣ thƣơng mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng nhƣ mở cửa thị trƣờng trong nƣớc. Giải quyết các thách thức mới đối với thƣơng mại. Hiệp định TPP thúc đẩy việc đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề mới, trong đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp Nhà nƣớc trong nền kinh tế toàn cầu. Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thƣơng mại. Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới đƣợc đƣa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hƣởng lợi từ thƣơng mại. Hiệp định bao gồm các cam kết nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ về Hiệp định, tận dụng đƣợc những cơ hội mà Hiệp định mang lại và nêu lên những thách thức đáng chú ý tới chính phủ các nƣớc thành viên. Hiệp định cũng bao gồm những cam kết cụ thể về phát triển và nâng cao năng lực thƣơng mại để đảm bảo rằng tất cả các bên đều có thể đáp ứng đƣợc những cam kết trong Hiệp định và tận dụng đƣợc đầy đủ những lợi ích của Hiệp định. Nền tảng cho hội nhập khu vực. Hiệp định TPP đƣợc ra đời để tạo ra nền tảng cho việc hội nhập kinh tế khu vực và đƣợc xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng. 435
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 2.2. Công nghiệp chế biến chế tạo Hải Phòng Công nghiệp chế biến chế tạo Hải Phòng là ngành có lịch sử lâu đời, gắn liền với sự phát triển của Thành phố. Về tổng thể công nghiệp CBCT tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu CN thành phố. Quy mô ngành liên tục tăng qua các năm, một số ngành đã phát triển theo hƣớng khai thác khá tốt tiềm năng về lao động kỹ thuật, lợi thế về cảng biển, đầu mối giao thông, thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm. Cơ cấu về giá trị sản xuất công nghiệp ở nhiều phân ngành thay đổi: các ngành công nghiệp điện tử - tin học, sản xuất máy móc thiết bị, sản xuất và phân phối điện tăng tỷ trọng; Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất máy móc thiết bị điện lại giảm tỷ trọng. Sự tăng, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của nhiều ngành đã điều chỉnh cơ cấu các phân ngành công nghiệp theo hƣớng hợp lý hơn, tăng tính linh hoạt, chủ động, giảm phụ thuộc vào một số ít ngành chính. Bảng 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp Hải Phòng giai đoạn 2014-2018 ĐVT: triệu đồng Mã ngành mới NĂM 2016 2017 Ƣớc 2018 B C Hải Phòng 0 184.156.607 239.237.722 312.577.523 Khai Khoáng B 820.016 1.028.997 1.115.846 Khai thác than cứng và than non 5 271.065 192.930 175.933 Khai thác dầu thô và khí tự nhiên 6 0 0 0 Khai thác quặng kim loại 7 0 0 0 Khai khoáng khác 8 434.573 730.109 843.290 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng 9 114.378 105.958 96.623 Công nghiệp chế biến, chế tạo C 175.138.605 230.046.381 302.733.620 436
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Sản xuất, chế biến thực phẩm 10 5.849.402 6.755.142 8.048.953 Sản xuất đồ uống 11 573.839 638.991 575.037 Sản xuất sản phẩm thuốc lá 12 407.628 507.725 539.163 Dệt 13 2.572.545 2.415.509 2.223.483 Sản xuất trang phục 14 6.568.868 9.912.615 12.570.070 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 15 5.244.954 6.204.894 7.480.215 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre nứa... 16 733.682 894.893 899.749 Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy 17 4.172.672 4.641.704 5.208.237 In, sao chép bản ghi các loại 18 270.100 331.516 325.194 Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế 19 642.799 562.431 721.318 Sản xuất hoá chất và các sản phẩm hoá chất 20 6.963.296 9.319.463 9.856.696 Sản xuất thuốc, hoá dƣợc và dƣợc liệu 21 299.999 583.071 608.469 Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 22 12.263.780 14.538.365 15.310.881 Sản xuất sản phẩm từ khoáng vi kim loại khác 23 8.749.775 10.454.554 15.054.170 Sản xuất kim loại 24 16.355.829 20.433.243 20.447.507 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) 25 10.229.431 10.554.957 10.407.935 Sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và SP quang học 26 36.486.211 55.748.270 122.868.171 Sản xuất thiết bị điện 27 17.192.841 29.980.035 30.820.978 Sản xuất thiết bị máy móc chƣa đƣợc phân vào đâu 28 12.298.315 17.411.092 14.756.655 Sản xuất xe có động cơ 29 11.948.310 12.678.179 14.070.331 Sản xuất phƣơng tiên vận tải khác 30 8.389.287 8.026.773 4.467.344 Sản xuất giƣờng tủ, bàn ghế 31 943.629 1.270.573 1.420.447 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 32 4.182.762 4.161.765 2.346.237 Sửa chữa, bảo dƣỡng, lắp đặt máy móc và thiết bị 33 1.798.652 2.020.620 1.706.380 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, D 7.255.346 6.972.388 7.473.237 437
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 hơi nƣớc, điều hoà không khí Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, hơi nƣớc, điều hoà không khí 35 7.255.346 6.972.388 7.473.237 Cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải E 942.641 1.189.956 1.254.819 Khai thác, xử lý và cung cấp nƣớc 36 504.035 652.905 691.227 Nguồn: Cục thống kê thành phố Hải Phòng 2.3 Tác động của CPTPP đến công nghiệp chế biến chế tạo Hải Phòng Việc tham gia CPTPP giúp các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng nhƣ các doanh nghiệp chế biến chế tạo trên địa bàn Hải Phòng nói riêng đa phƣơng hóa các quan hệ kinh tế, thƣơng mại, tránh đƣợc những rủi ro do phụ thuộc vào một vài thị trƣờng lớn. Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đƣợc các nƣớc xóa bỏ thuế quan ngay cho khoảng 78% - 95% số dòng thuế, với hàng hóa thông thƣờng, lộ trình xóa bỏ thuế là 5 - 10 năm, đến cuối lộ trình thuế, sẽ xóa bỏ đến 98% - 100% số dòng thuế. Đây là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam nhận đƣợc từ các FTA đã có. Ngƣợc lại, Việt Nam loại bỏ ngay 65% số dòng thuế, đến năm thứ 11 sẽ xóa bỏ 97,8% số dòng thuế cho các đối tác. Một ƣu điểm khác của CPTPP mang lại cho Việt Nam là thiết lập thƣơng mại tự do với nhiều đối tác xa hơn. Đồng thời, là động lực để doanh nghiệp Việt mạnh dạn khai phá các thị trƣờng mới. Thêm vào đó, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của các thành viên CPTPP mang tính bổ sung và ít cạnh tranh với nhau. CPTPP có hiệu lực đƣợc cho là sẽ mở ra cánh cửa xuất khẩu cho nhiều mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam nhƣ: dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản…sang các thị trƣờng mới nhƣ Canada, Mexico, Peru. Đi vào chi tiết, hiệp định CPTPP sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ đẩy mạnh xuất khẩu khi các sản phẩm nhƣ ván dán, ván ghép, khung tranh, khung cửa và nhất là 438
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 đồ nội thất có thuế nhập khẩu dao động từ 6% đến 9,5% sẽ đƣợc xóa bỏ ngay. Theo đó, hàng thủ công mỹ nghệ bằng gỗ cũng sẽ đƣợc hƣởng lợi khi Canada đồng ý xóa bỏ mức thuế nhập khẩu từ 7% về 0% ngay lập tức. Đáng chú ý, với CPTPP, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội để thâm nhập thị trƣờng Mexico sâu hơn vì nƣớc này đã cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho toàn bộ các sản phẩm gỗ, ván sàn và đồ nội thất, ngoại thất của Việt Nam với lộ trình tối đa là 10 năm. Với ngành dệt may, mức thuế xuất khẩu hàng dệt may tới các thị trƣờng chƣa có FTA chung hiện nay trung bình là trên 10%, khi CPTPP có hiệu lực, các sản phẩm Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật chung sẽ đƣợc hƣởng thuế suất 0%. Khi đó, sản phẩm dệt may Việt Nam sẽ đƣợc củng cố lợi thế cạnh tranh về giá. Đó cũng là động lực để các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển ngành nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Từ đó, thiết lập sự liên kết trong chuỗi dệt - may hiệu quả hơn, tạo nền tảng cho ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững. Mặt khác, nhờ có CPTPP, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng sẽ quan tâm tìm hiểu và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trƣờng mới ở khu vực Nam Mỹ. 2.3.1. Những cơ hội khi tham gia CPTPP Lợi ích về xuất khẩu Việc các nƣớc, trong đó có các thị trƣờng lớn nhƣ Nhật Bản và Ca- na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng các nƣớc thành viên Hiệp định CPTPP sẽ đƣợc hƣởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ƣu đãi. Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta nhƣ nông thủy sản, điện, điện tử đều đƣợc xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu 439
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 lực. Với mức độ cam kết nhƣ vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035. Việc có quan hệ FTA với các nƣớc CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trƣờng xuất nhập khẩu theo hƣớng cân bằng hơn. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đƣợc công bố vào tháng 3 năm 2018, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nƣớc CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ đô-la Mỹ lên 80 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 25% tổng lƣợng xuất khẩu. Lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu Các nƣớc CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thƣơng mại hơn 10.000 tỷ USD, lại bao gồm các thị trƣờng lớn nhƣ Nhật Bản, Ca-na-đa, Ốt-xtrây-lia sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hƣớng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bƣớc sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh... Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 - 10 năm tới. Lợi ích đối với các phân ngành Các ngành dự kiến có mức tăng trƣởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may... Trong đó, mức tăng trƣởng lớn nhất là ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trang thiết bị khác. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trƣởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% - 9,6%. Lợi ích về cải cách thể chế Cũng nhƣ tham gia Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), tham gia CPTPP, một FTA thế hệ mới, sẽ là cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể 440
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lƣợc mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trƣởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh theo hƣớng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tƣ trong nƣớc lẫn đầu tƣ nƣớc ngoài. Lợi ích về việc làm, thu nhập Tham gia CPTPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trƣởng. Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo. Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 - 26.000 lao động. Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu ngƣời nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 đô-la Mỹ/ngày. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ đƣợc hƣởng lợi. Tăng trƣởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do các nền kinh tế của các nƣớc thành viên CPTPP đều phát triển ở trình độ cao hơn Việt Nam và mang tính bổ sung đối với nền kinh tế Việt Nam, nhập khẩu từ các nƣớc CPTPP chƣa có FTA với ta phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên với một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, ta có thể xử lý đƣợc các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia CPTPP. Đặc biệt, do Hiệp định CPTPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trƣờng nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thƣơng mại và thu hút đầu tƣ sẽ đƣợc thực hiện theo cách thân thiện với môi trƣờng hơn, giúp kinh tế Việt Nam tăng trƣởng bền vững hơn. 441
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 2.3.2 Dự kiến một số thách thức khi tham gia CPTPP Thách thức về kinh tế Một số sản phẩm công nghiệp mà một số nƣớc CPTPP có thế mạnh cũng có thể gây khó khăn cho sản xuất của ta, ví dụ nhƣ giấy, thép, ô tô. Tuy nhiên, có cơ sở để cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì hiện tại và trong tƣơng lai 10 - 15 năm nữa sản phẩm của ta vẫn chủ yếu hƣớng đến phân khúc thị trƣờng trung bình trong khi sản phẩm của các nƣớc CPTPP thƣờng hƣớng đến phân khúc thị trƣờng cao cấp. Thách thức về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế Để thực thi cam kết trong CPTPP, sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thƣơng mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động, công đoàn v.v. Sức ép phải thay đổi hệ thống pháp luật để tuân thủ những chuẩn mực mới của Hiệp định là có nhƣng sẽ vƣợt qua đƣợc vì 3 lý do. Một là, những cam kết khó nhất, đòi hỏi nguồn lực thực thi lớn (ví dụ nhƣ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ), đã đƣợc 11 nƣớc "tạm hoãn" sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. Hai là, nhiều cam kết tuy mới nhƣng lại phù hợp hoàn toàn với đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng cũng nhƣ pháp luật của Nhà nƣớc (ví dụ nhƣ trong lĩnh vực mua sắm của Chính phủ, bảo vệ môi trƣờng, doanh nghiệp Nhà nƣớc, doanh nghiệp nhỏ và vừa...) nên sức ép thay đổi hệ thống pháp luật không lớn. Ngoài ra, nhƣ kinh nghiệm gia nhập WTO đã chỉ ra, với sự chuẩn bị nghiêm túc và nỗ lực cao, ta có thể thực hiện thành công khối lƣợng công việc này, nhất là khi ta đƣợc quyền thực hiện theo lộ trình. Cụ thể, ngay sau khi Hiệp định đƣợc ký kết, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp với Bộ Tƣ pháp khẩn trƣơng rà soát các quy định hiện hành trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách để từ đó đề xuất hƣớng sửa đổi, bổ sung hoặc hình thức áp dụng phù hợp nhằm đảm bảo phù hợp với các yêu cầu của Hiệp định CPTPP. Ngoài ra, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã ban hành Kế hoạch của Chính phủ về thực thi Hiệp định CPTPP, trong đó phân công nhiệm vụ cho từng Bộ, ngành, cơ quan có liên quan triển khai các công việc cụ thể để bảo đảm việc thực thi đầy đủ và có hiệu quả Hiệp định này. 442
- Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 Thách thức về xã hội Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP có thể làm cho một số do- anh nghiệp, trƣớc hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nƣớc, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu lâm vào tình trạng khó khăn (thậm chí phá sản), kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, nhƣ đã trình bày ở trên, do phần lớn các nền kinh tế trong CPTPP không cạnh tranh trực tiếp với ta, nên ngoại trừ một số ít sản phẩm nông nghiệp, dự kiến tác động này là có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn. Đồng thời, với cơ hội mới có đƣợc, ta sẽ có điều kiện để tạo ra nhiều việc làm mới, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành ta thực sự có lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, với thời gian, thu hút đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài tăng lên, có lựa chọn hơn, cơ cấu sản xuất sẽ đƣợc điều chỉnh và nhiều việc làm mới sẽ đƣợc tạo ra. 3. KẾT LUẬN Việc tham gia các FTA trong đó có CPTPP là xu thế tất yếu trong thƣơng mại toàn cầu. Quá trình tham gia các hiệp định này sẽ đƣa đến cho chúng ta cả những thuận lợi và khó khăn. Đối với công nghiệp chế biến chế tạo Hải Phòng, CPTPP sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu mạnh mẽ sang các thị trƣờng mới đối với nhiều mặt hàng nhƣ da dày, may mặc, giấy... Bên cạnh đó, nó cũng giúp công nghiệp chế biến chế tao thành phố có cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, sức ép dễ nhận thấy nhất đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác ngay trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ các thị trƣờng xuất khẩu truyền thống khác. Thông qua bài viết tác giả mong muốn đƣa ra những nhận định về các tác động có thể có của hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) đến với các doanh nghiệp chế biến chế tạo trên địa bàn Hải Phòng. Qua đó, góp phần giúp các doanh nghiệp có 443
- International science conference “International trade - Policies and practices in Vietnam”, ISBN: 978 - 604 - 67 - 1403 - 3 chiến lƣợc, chính sách đúng đắn nhằm tận dụng những ƣu thế mà hiệp định đem lại, cũng nhƣ có thể phần nào khắc phục những hạn chế của hiệp định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Cẩm nang ―Tóm lƣợc Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP)‖. 2. Kết quả điều tra kinh tế xã hội năm 2017 thành phố Hải Phòng. 444
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU(EVFTA) đối với ngành xuất khẩu dệt may ở tỉnh Thừa Thiên Huế
9 p | 199 | 25
-
Tác động của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đến nền kinh tế Việt Nam
6 p | 75 | 8
-
Tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP tới xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
18 p | 64 | 7
-
Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của nông sản Việt Nam
28 p | 36 | 7
-
Tác động của hiệp định CPTPP và RCEP tới nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của Việt Nam trong bối cảnh tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
19 p | 44 | 6
-
Đánh giá tác động của Hiệp định kinh tế toàn diện khu vực RCEP đến tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
14 p | 46 | 6
-
Tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đối với Việt Nam
11 p | 72 | 5
-
Nghiên cứu tác động của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến chuyển dịch dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
17 p | 36 | 5
-
Dự báo tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
10 p | 62 | 5
-
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản và tác động của nó đối với việc hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN
8 p | 101 | 5
-
Tác động của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
10 p | 8 | 4
-
Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tới thương mại hai chiều hàng thủy sản giữa Việt Nam và Nhật Bản
17 p | 41 | 4
-
Nghiên cứu sự tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đến quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
7 p | 74 | 4
-
Hội thảo Khoa học cấp quốc gia: Mô hình cân bằng tổng thể và các phương pháp phân tích tác động của các hiệp định thương mại tự do đến cơ cấu kinh tế quốc gia
114 p | 29 | 3
-
Phân tích và dự báo các tác động của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đến các doanh nghiệp Bình Định
10 p | 40 | 2
-
Tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên Minh Châu Âu EVFTA đến pháp luật trong thanh toán điện tử tại Việt Nam
9 p | 15 | 1
-
Tác động của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đối với quan hệ thương mại Việt Nam - EU
10 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn