intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của hoạt động tạo thanh khoản đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này khảo sát tác động của hoạt động tạo thanh khoản đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Mẫu nghiên cứu bao gồm 308 quan sát từ 28 NHTM tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của hoạt động tạo thanh khoản đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. Tác động của hoạt động tạo thanh khoản đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam Vương Thị Hương Giang1, Phạm Nguyễn Liên Sơn2, Nguyễn Hữu Mạnh3 Khoa Tài chính, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Việt Nam1,2, Khoa Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Nha Trang, Việt Nam3 Ngày nhận: 08/01/2024 Ngày nhận bản sửa: 29/05/2024 Ngày duyệt đăng: 06/06/2024 Tóm tắt: Nghiên cứu này khảo sát tác động của hoạt động tạo thanh khoản đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Mẫu nghiên cứu bao gồm 308 quan sát từ 28 NHTM tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2022. Kết quả ước lượng từ mô hình với hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), hiệu ứng cố định (FEM) và bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) cho thấy tạo thanh khoản (LC) có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi của các NHTM tại Việt Nam. Phân tích sâu hơn cho thấy tạo thanh khoản bên phía tài sản (LCA), tạo thanh khoản bên phía nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (LCC), và tạo thanh khoản bên phía các khoản mục ngoại bảng (LCOBS) đều có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu này cung cấp một số hàm ý chính sách cho các nhà quản trị ngân hàng liên quan đến chiến lược tối đa hóa lợi nhuận trong các NHTM Việt Nam. The effect of liquidity creation activities on the profitability of Vietnamese commercial banks Abstract: This study investigates the effect of liquidity creation activities on the profitability of Vietnamese commercial banks. The research sample includes 308 observations from 28 commercial banks in Vietnam from 2012 to 2022. The estimated results from models with random effects (REM), fixed effects (FEM), and feasible generalized least squares (FGLS) show that liquidity creation (LC) has a negative impact on the profitability of commercial banks in Vietnam. Further analysis shows that liquidity creation on the asset side (LCA), liquidity creation on the liability and equity sides (LCC), and liquidity creation on the off-balance sheet side (LCOBS) have a negative effect on the profitability ratio of Vietnamese commercial banks. This study provides some policy implications for bank managers regarding profit maximization strategies in Vietnamese commercial banks. Keywords: Liquidity Creation, Vietnamese commercial banks, Profitability Doi: 10.59276/JELB.2024.09.2654 Vuong, Thi Huong Giang1, Pham, Nguyen Lien Son2, Nguyen, Huu Manh3 Email: giangvth@hub.edu.vn1, 050608200139@st.hub.edu2, manhnh@ntu.edu.vn3 Faculty of Finance, Ho Chi Minh University of Banking, Vietnam1,2 Faculty of Finance and Accounting, Nha Trang University, Vietnam3 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024 34 ISSN 3030 - 4199
  2. VƯƠNG THỊ HƯƠNG GIANG - PHẠM NGUYỄN LIÊN SƠN - NGUYỄN HỮU MẠNH Từ khóa: Tạo thanh khoản, Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tỷ suất sinh lợi 1. Đặt vấn đề nghiên cứu phần lớn được tạo ra từ các định chế tài chính trung gian. Với chức năng này, các Theo định nghĩa truyền thống, các ngân ngân hàng phải luôn cân nhắc và xem xét hàng thương mại (NHTM) với vai trò trung thận trọng hoạt động tạo thanh khoản như gian tài chính thường được biết đến với hai một mục tiêu quan trọng trong các quyết nghiệp vụ hoạt động chính: nhận tiền gửi định liên quan đến chiến lược tối đa hóa lợi và cấp tín dụng. Theo Berger và Bouwman nhuận của họ. Diamond và Dybvig (1983) (2017), hoạt động tạo thanh khoản trong cho rằng đảm bảo thanh khoản là cần thiết ngân hàng phát sinh khi ngân hàng tài trợ để phòng tránh các rủi ro thanh khoản trong cho các tài sản (khoản vay kinh doanh) hệ thống các ngân hàng, vì thế, không chỉ kém thanh khoản bằng các khoản phải các ngân hàng thương mại mà ngân hàng trả có tính thanh khoản cao (tiền gửi giao trung ương luôn có những sự điều chỉnh dịch) hay ngân hàng cũng có thể tạo thanh theo bối cảnh thị trường một cách phù hợp. khoản thông qua việc cung cấp các cam kết Cũng theo Diamond và Dybvig (1983), cho vay đối với khách hàng. Những hoạt các ngân hàng tạo ra thanh khoản từ các động này còn được biết đến là chuyển đổi khoản mục trên bảng cân đối kế toán bằng thanh khoản hay nới lỏng chuyển đổi kỳ cách tài trợ cho các tài sản có tính thanh hạn (Berger và Bouwman, 2009; Berger và khoản tương đối kém từ các khoản nợ có Bouwman, 2017). Kết quả là thị trường trở tính thanh khoản cao. Ngân hàng kiếm lời nên “thanh khoản” hơn, các khoản đầu tư thông qua việc tạo thanh khoản từ chênh và chi tiêu được thực hiện nhiều hơn, tạo ra lệch lãi suất của các khoản cho vay nhằm tác động tích cực đến nền kinh tế (Berger cung cấp cho khách hàng số tiền cần thiết và Sedunov, 2017). Tuy nhiên, điều này lại để đầu tư hay kinh doanh. Các ngân hàng khiến các ngân hàng dễ gặp rủi ro thanh cũng tạo thanh khoản từ các nghiệp vụ nằm khoản và rủi ro vỡ nợ hơn (Akram & ngoài bảng cân đối kế toán thông qua các Hushmat, 2024; Vuong và cộng sự., 2023). hoạt động như cam kết cho vay cho phép Nghiên cứu của Kashyap và cộng sự khách hàng lập được kế hoạch chi tiêu (2002), Khan và cộng sự (2017), và Dang của mình và biết được số tiền cần thiết khi (2020) đưa ra định nghĩa cụ thể rằng tạo cần đến hay thông qua nghiệp vụ bảo lãnh thanh khoản là một trong những chức năng (Kashyap và cộng sự., 2002). của ngân hàng khi họ chuyển đổi thành Tạo thanh khoản cũng mang lại một số tác các tài sản kém thanh khoản từ các khoản động tiêu cực cho nền kinh tế. Acharya và nợ có tính thanh khoản hay sử dụng nợ có Naqvi (2012) cho rằng việc tạo thanh khoản tính thanh khoản để tài trợ cho tài sản kém sẽ hạ thấp tiêu chuẩn cho vay tạo tiền đề thanh khoản; các hoạt động ngoại bảng cân dẫn tới bong bóng giá tài sản. Fungáčová đối kế toán cũng được dùng để tạo thanh và cộng sự (2015) cho rằng việc tạo thanh khoản như bảo lãnh cho các khoản nợ kém khoản sẽ làm tăng khả năng phá sản của thanh khoản. Điều tiết việc tạo thanh khoản các ngân hàng khi chi phí tài trợ cho việc có ảnh hưởng lớn đến “sức khỏe” của nền tạo thanh khoản sẽ tăng lên. Thêm vào đó, kinh tế và khả năng sinh lợi của ngân hàng Diamond (1984), Ramakrishnan và Thakor vì tính thanh khoản của thị trường mới nổi (1984) lại cho rằng việc tạo thanh khoản Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 35
  3. Tác động của hoạt động tạo thanh khoản đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam chính là việc chuyển đổi rủi ro thông qua này nhằm khám phá ảnh hưởng của hoạt hoạt động cung cấp vốn cho các khoản động tạo thanh khoản đến khả năng sinh vay có nguy cơ từ tiền gửi phi rủi ro, điều lợi của các NHTM Việt Nam để lấp đầy này chứng minh vấn đề tạo thanh khoản khoảng trống nghiên cứu hiện có về hoạt ảnh hưởng đến sự an toàn hoạt động của động tạo thanh khoản ngân hàng trong bối các ngân hàng. Nghiên cứu của Berger và cảnh tại một quốc gia mới nổi như Việt Bouwman (2009) là nghiên cứu tiên phong Nam. Bài viết này phân tích mẫu dữ liệu xây dựng một hệ thống thước đo định lượng bảng của 28 NHTM tại Việt Nam từ năm để đo lường mức độ tạo thanh khoản. Trong 2012 đến năm 2022 bằng cách sử dụng đó, đo lường mức độ tạo thanh khoản bằng ước lượng với hiệu ứng cố định (FEM) và thước đo “Cat Fat” được sử dụng phổ biến hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) để hồi quy các nhất. Thước đo “Cat fat” ước tính có tỷ mô hình nghiên cứu, đặc biệt ước lượng trọng các khoản mục được phân loại trên bình phương tối thiểu tổng quát khả thi bảng cân đối kế toán (Cat) và các khoản (FGLS) được sử dụng để khắc phục hiện mục ngoại bảng cân đối kế toán (Fat) trên tượng phương sai sai số thay đổi. Nghiên tổng tài sản của ngân hàng (Berger và cứu được kết cấu thành 5 phần riêng biệt. Bouwman, 2009; Díaz và Huang, 2017). Ngoài phần giới thiệu về nghiên cứu, trong Cho tới nay, khá nhiều các nghiên cứu Phần 2, chúng tôi sẽ giới thiệu về khung lý quan khám phá tác động của tạo thanh thuyết và giả khuyết nghiên cứu. Phần 3 khoản đến các khía cạnh khác nhau của mô tả dữ liệu nghiên cứu và phương pháp ngân hàng, chẳng hạn như: khả năng sinh nghiên cứu. Phần 4 phân tích các kết quả lợi (hiệu quả), rủi ro ngân hàng (rủi ro hệ thực nghiệm đạt được. Các hàm ý và chính thống, rủi ro tín dụng, và hành vi chấp sách được nêu ở Phần 5. nhận rủi ro), nguồn vốn ngân hàng, và cạnh tranh ngân hàng (Tran và cộng sự., 2016; 2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu Sahyouni và Wang, 2019; Hsieh và Lee, 2020; Davydov và cộng sự., 2021; Casu và Trong nghiên cứu của Berger và Bouwman cộng sự., 2019; Ali và cộng sự., 2022). Số (2009) có đề cập đến lý thuyết trung gian lượng các nghiên cứu xoay quanh chủ đề tài chính hiện đại cho rằng các ngân hàng tạo thanh khoản của các NHTM Việt Nam cung cấp thanh khoản chính cho nền kinh cũng khá đa dạng. Các nghiên cứu hiện có tế khi giữ vai trò di chuyển nguồn tiền tập trung vào mối quan hệ giữa việc tạo giữa các chủ thể khác nhau. Nghiên cứu thanh khoản ngân hàng và các hoạt động của Diamond và Dybvig (1983) và Berger ngân hàng phi truyền thống (Dang, 2020), và Bouwman (2009) đều nhấn mạnh rằng nguồn vốn ngân hàng (Le, 2019), chính tạo thanh khoản là việc ngân hàng cung sách tiền tệ (Pham và cộng sự., 2021), và cấp các tài sản có tính thanh khoản thấp chấp nhận rủi ro ngân hàng (Vuong và cộng được tài trợ bởi các khoản nợ có tính thanh sự., 2023). Như đã nêu, tạo thanh khoản là khoản. Nghiên cứu của Sahyouni và Wang một chức năng có ý nghĩa quan trọng của (2019) cũng đã đề cập đến việc sử dụng các NHTM, thêm vào đó, là một trung gian tiền gửi của khách hàng làm nguồn tài trợ tài chính, việc theo đuổi lợi nhuận luôn là thanh khoản cho các khoản vay dài hạn, ưu tiên hàng đầu của các NHTM (Cordella tuy nhiên, việc làm này là không phù hợp & Yeyati, 2003). và gây ra nhiều rủi ro, nhất là rủi ro thanh Do đó, các tác giả thực hiện nghiên cứu khoản. Nghiên cứu này cũng chứng minh 36 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024
  4. VƯƠNG THỊ HƯƠNG GIANG - PHẠM NGUYỄN LIÊN SƠN - NGUYỄN HỮU MẠNH được các nghiệp vụ ngoại bảng như cam Theo Bordeleau và Graham (2010) các kết và bảo lãnh cũng góp phần vào hoạt ngân hàng có thể giảm rủi ro thanh khoản động tạo ra thanh khoản của ngân hàng. bằng cách nắm giữ nhiều tài sản có tính Tóm lại, tạo thanh khoản thường được biết thanh khoản cao hơn. Do đó, khi đối mặt đến với chức năng chuyển đổi rủi ro của với các nghĩa vụ thanh toán thì ngân hàng ngân hàng và góp phần vào tăng trưởng vẫn có thể ứng phó được với lượng tài kinh tế (Berger và Sedunov, 2017). sản thanh khoản hiện có. Theo Sahyouni Các nghiên cứu về sau dựa trên cơ sở về và Wang (2019), các ngân hàng có lượng tạo thanh khoản để mở rộng khám phá mối tài sản thanh khoản cao thường có chi phí quan hệ của hoạt động tạo thanh khoản ngân tài trợ thấp hơn, dẫn đến lợi nhuận ròng ở hàng và các yếu tố vĩ mô và vi mô, ví dụ như những ngân hàng này có xu hướng cao hơn. tăng trưởng kinh tế (Berger & Sedunov, Tran và cộng sự (2016) cho thấy ngân hàng 2017), sự không chắc chắn của chính sách thường có lợi nhuận thấp hơn nếu những kinh tế (Wang và cộng sự., 2022); chính ngân hàng này sử dụng tài sản thanh khoản sách tiền tệ (Berger và Bouwman, 2017); để thực hiện nhiều hoạt động tạo thanh rủi ro tín dụng ngân hàng (Hsieh và Lee, khoản hơn. Dựa trên những lập luận này, 2020; Vuong và cộng sự, 2023); vốn ngân tác giả xây dựng giả thuyết H1a như sau: hàng (Le, 2019), và quản trị ngân hàng H1a: Tạo thanh khoản bên Tài sản (LCA) (Díaz & Huang, 2017). Về khía cạnh hiệu làm suy giảm lợi nhuận của các ngân quả hoạt động ngân hàng, nghiên cứu của hàng thương mại Việt Nam. Sahyouni & Wang (2019) tìm thấy mối Tạo thanh khoản bên nợ phải trả và vốn liên hệ tiêu cực đáng kể giữa việc tạo thanh chủ sở hữu (LCC) là thành tố thứ hai cấu khoản và hiệu quả hoạt động của các ngân thành hoạt động tạo thanh khoản (LC). hàng Hồi giáo (Islamic). Tran và sộng sự Sự gia tăng lợi nhuận của các NHTM đến (2016) cũng tìm thấy các phát hiện tương từ hiệu quả hoạt động của họ trong việc tự trong các ngân hàng Mỹ. Bordeleau và huy động và phân bổ nguồn vốn hợp lý. Graham (2010) lập luận rằng ngân hàng có Việc huy động nguồn vốn với chi phí thấp thể “giảm” khả năng tạo thanh khoản bằng nhưng tạo ra chênh lệch lãi suất cao từ các cách nắm giữ tài sản có tính thanh khoản khoản vay làm tăng đáng kể lợi nhuận cho cao hơn để phòng ngừa rủi ro thanh khoản ngân hàng. Tạo thanh khoản từ các khoản có thể xảy ra. Vì tài sản thanh khoản tốt có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu sẽ tốn ít chi xu hướng tạo ra lợi nhuận thấp hơn so với phí hơn so với việc nắm giữ nhiều tài sản tài sản kém thanh khoản nên việc nắm giữ thanh khoản nhưng không sinh lời. Tương tài sản lưu động sẽ làm giảm doanh thu của tự như Berger và Bouwman (2009); Duan ngân hàng. Dựa trên lập luận trên và các và Niu (2020), tác giả kỳ vọng tạo thanh phát hiện trước đó, nghiên cứu của chúng khoản bên nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có tôi tập trung khám phá giả thuyết nghiên tác động tích cực đối với khả năng sinh lời cứu chính sau: của các NHTM tại Việt Nam. Giả thuyết 1: Tạo thanh khoản làm giảm H1b: Tạo thanh khoản bên Nợ phải trả và lợi nhuận của các ngân hàng thương mại vốn chủ sở hữu (LCC) làm tăng lợi nhuận Việt Nam. của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhánh đầu tiên của hoạt động tạo thanh Nhánh cuối cùng trong hoạt động tạo thanh khoản (LC) là về phía các khoản mục tài khoản nằm ở các nghiệp vụ ngoại bảng sản - Tạo thanh khoản bên Tài sản (LCA). như cam kết, bảo lãnh cho vay - Tạo thanh Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 37
  5. Tác động của hoạt động tạo thanh khoản đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam khoản bên ngoại bảng (LCOBS). Các 3.2. Phương pháp nghiên cứu nghiệp vụ này tạo ra các yêu cầu tương tự như các hoạt động nội bảng như cho vay Kế thừa và phát triển nghiên cứu của Duan kinh doanh vì các khách hàng biết được khả và Niu (2020); Sahyouni và Wang (2019), năng sẽ được ngân hàng tài trợ cho mình. các tác giả thiết lập mô hình (1) để kiểm tra Tạo thanh khoản bên ngoại bảng cũng ít tác động của tạo thanh khoản chung đến lợi tốn kém chi phí tài trợ nhưng lại mang lại nhuận NHTM Việt Nam. Thêm vào đó, để nguồn thu lớn cho ngân hàng. Nghiên cứu khám khá chi tiết hơn tác động từng thành của Berger và Bouwman (2009) chỉ ra việc phần cấu thành hoạt động tạo thanh khoản tạo thanh khoản bên ngoại bảng sẽ làm chung (LC) đến lợi nhuận ngân hàng của tăng lượng thặng dư ròng và được chia sẻ các NHTM Việt Nam, chúng tôi xây dựng giữa các bên liên quan. Vì vậy, tác giả kỳ các mô hình 1a, 1b, và 1c. vọng có mối quan hệ cùng chiều giữa tạo BANKPROFit = ß0 + ß1LCit-1 + ß2CAPit-1+ thanh khoản bên khoản mục ngoại bảng và ß3LLPit-1 + ß4SIZEit + ß5GDPit + ß6INFit+ lợi nhuận của các NHTM. εit (1) H1c: Tạo thanh khoản bên ngoại bảng BANKPROFit = ß0 + ß1LCAit-1 + ß2CAPit-1+ (LCOBS) làm tăng lợi nhuận của các ß3LLPit-1 + ß4SIZEit + ß5GDPit + ß6INFit ngân hàng thương mại Việt Nam. + πit (1a) BANKPROFit = ß0 + ß1LCCit-1 + ß2CAPit-1+ ß3LLPit-1 + ß4SIZEit + ß5GDPit + ß6INFit + 3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu €it (1b) BANKPROFit = ß0 + ß1LCOBSit-1 + 3.1. Dữ liệu nghiên cứu ß2CAPit-1+ ß3LLPit-1 + ß4SIZEit + ß5GDPit + ß6INFit+ £it (1c) Dữ liệu tác giả sử dụng là dữ liệu thứ cấp Trong đó: BANKPROFit đại diện cho lợi được thu thập từ báo cáo tài chính của 28 nhuận ngân hàng (i) trong năm (t), được đo NHTM tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm lường bằng hai chỉ tiêu ROA và ROE. LCit 2022. Các dữ liệu tài chính được thu thập đại diện cho tạo thanh khoản chung của và tính toán dựa trên số liệu được cung cấp ngân hàng (i) tại năm (t) trong mô hình (1). bởi báo cáo tài chính hợp nhất và đã qua Trong các mô hình 1a, 1b, và 1c, các biến kiểm toán theo các chuẩn mực kế toán Việt LCAit, LCCit, và LCOBSit lần lượt chỉ ra Nam và được công bố trên trang web chính việc tạo thanh khoản từ từ sản, nợ phải trả thức của các ngân hàng và Vietstock. Đối và nguồn vốn chủ sở hữu, và các khoản mục với các dữ liệu kinh tế vĩ mô như tốc độ ngoại bảng của ngân hàng (i) tại năm (t). tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát, tác Chúng tôi áp dụng thước đo “Cat Fat” được giả thu thập từ website của Ngân hàng Thế đề xuất bởi Berger và Bouwman (2009) để giới (https://data.worldbank.org/). đo lường các biến tạo thanh khoản (xem Bảng 1. Định nghĩa và đo lường biến Biến Tên biến Đo lường Nguồn dữ liệu Tỷ suất sinh lợi ROA Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản trên tài sản Báo cáo tài chính Tỷ suất sinh lợi và Vietstock ROE Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu trên vốn 38 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024
  6. VƯƠNG THỊ HƯƠNG GIANG - PHẠM NGUYỄN LIÊN SƠN - NGUYỄN HỮU MẠNH Biến Tên biến Đo lường Nguồn dữ liệu LC = Tạo thanh khoản theo phương pháp Cat Fat)/Tổng tài sản. Trong đó: Tạo thanh khoản theo phương pháp Cat Fat = ½*(Tài sản Tạo thanh khoản kém thanh khoản + Nợ phải trả có tính thanh khoản + Bảo LC theo phương lãnh kém thanh khoản) + 0*(Tài sản bán thanh khoản + Nợ pháp “Cat Fat” phải trả bán thanh khoản + Bảo lãnh bán thanh khoản) + -½ * (Tài sản có tính thanh khoản + Nợ phải trả kém thanh khoản và vốn chủ sở hữu + Bảo lãnh có tính thanh khoản + Các công cụ phái sinh có tính thanh khoản). Tạo thanh khoản ½ * (Tài sản kém thanh khoản) + 0 * (Tài sản bán thanh LCA bên tài sản khoản) - ½ * (Tài sản có tính thanh khoản)/Tổng tài sản. Báo cáo tài chính Tạo thanh khoản ½ * Nợ phải trả có tính thanh khoản) + 0 * (Nợ phải trả bán và Vietstock LCC bên nguồn vốn thanh khoản) - ½ * (Nợ phải trả kém thanh khoản và vốn và nợ phải trả chủ sở hữu)/Tổng tài sản. Tạo thanh khoản ½ * (Bảo lãnh kém thanh khoản) + 0 * (Bảo lãnh bán thanh LCBOS từ tài khoản khoản) - ½ * (Bảo lãnh có tính thanh khoản + Các công cụ ngoại bảng phái sinh có tính thanh khoản)/Tổng tài sản. Tỷ lệ vốn chủ sở CAP Tổng vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản hữu Dự phòng rủi ro LLP Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ tín dụng Quy mô ngân Logarithm tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng (Đơn vị SIZE hàng tính: 1.000.000 VND) Tốc độ tăng GDP (GDP năm (t) – GDP năm (t-1))/GDP năm (t-1) trưởng kinh tế Ngân hàng Thế Logarithm của tỷ lệ chi phí hàng hóa tại thời điểm (t) và chi giới INF Tỷ lệ lạm phát phí hàng hóa tại thời điểm (t-1). Nguồn: Tác giả tổng hợp chi tiết Bảng 1). Theo Berger và Bouwman Chúng tôi sử dụng các phương pháp ước (2009) và Dang (2020) đây là chỉ số phản lượng với hiệu ứng cố định (FEM), và ước ánh tốt nhất bức tranh tổng thể về việc tạo lượng với hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). thanh khoản ngân hàng. Theo nghiên cứu Kiểm định Hausman được thực hiện để lựa của Batten and Vo (2019), mô hình 1, 1a, chọn mô hình ước lượng thích hợp giữa hai 1b, và 1c bao gồm 05 biến kiểm soát. Biến mô hình FEM và REM. Chúng tôi tiếp tục CAP đại diện cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu của sử dụng kiểm định Wald để phát hiện hiện ngân hàng. Biến LLP đại diện cho chất tượng phương sai sai số thay đổi trong mô lượng tín dụng của ngân hàng. Biến SIZE hình với hiệu ứng cố định (FEM). Cuối cùng, được sử dụng để đại diện cho quy mô của để khắc phục hiện tương phương sai sai số ngân hàng. Hai biến vĩ mô GDP và INF, thay đổi, mô hình bình phương tối thiểu tổng đại diện lần lượt cho tăng trưởng kinh tế quát khả thi (FGLS) được sử dụng. và lạm phát tại Việt Nam. Phương pháp đo lường các biến sử dụng trong mô hình được 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận thể hiện chi tiết trong Bảng 1. Theo Dang (2020), các biến đại diện cho đặc điểm của Bảng 2 báo cáo kết quả thống kê mô tả NHTM được quan sát tại độ trễ 1 để có thể các biến trong mẫu nghiên cứu. Chỉ tiêu hạn chế tối đa hiện tượng tự tương quan ROE và ROA cho thấy, một đồng vốn chủ trong các mô hình nghiên cứu thực nghiệm. sở hữu bình quân tạo ra 0,1035 đồng lợi Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 39
  7. Tác động của hoạt động tạo thanh khoản đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam Bảng 2. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu Biến GTTB GTLN GTNN Độ lệch chuẩn Số quan sát ROA 0,0087 0,0358 0,0000 0,0070 308 ROE 0,1035 0,3033 0,0000 0,0752 308 LC 0,3859 0,7318 -1,0888 0,2146 308 LCA 0,1554 0,3253 -0,1826 0,1010 308 LCC 0,2709 0,4206 0,0090 0,0846 308 LCOBS -0,0404 0,2145 -1,4143 0,1399 308 CAP 0,0891 0,2384 0,0406 0,0369 308 LLP 0,0134 0,0335 0,0000 0,0049 308 SIZE 8,1537 9,3265 7,1233 0,5218 308 GDP 0,0603 0,0802 0,0256 0,0173 308 INF 0,0374 0,0909 0,0063 0,0220 308 Nguồn: Tác giả tổng hợp Bảng 3. Cặp hệ số tương quan Biến ROE ROA LC LCA LCC LCOBS CAP LLP SIZE GDP INF ROE 1,0000 ROA 0,8593* 1,0000 LC -0,0505 -0,1305 1,0000 LCA 0,1686* 0,0915 0,6567* 1,0000 LCC -0,2599* -0,4426* 0,5687* 0,3082* 1,0000 LCOBS -0,0419 0,0015 0,7161* 0,0992 0,0451 1,0000 CAP -0,1364 0,2781* -0,1367 -0,0624 -0,3734* 0,0612 1,0000 LLP 0,1021 0,0647 0,0112 -0,0864 -0,1267 0,1563* -0,0977 1,0000 SIZE 0,6055* 0,3642* 0,1936* 0,3118* 0,0015 0,071 -0,5269* 0,3702* 1,0000 GDP -0,0825 -0,1002 0,0489 0,0055 0,0339 0,0506 -0,0347 -0,0769 -0,0502 1,0000 INF -0,1557* -0,0538 -0,0637 -0,1938* -0,2771* 0,2098* 0,2739* 0,1767* -0,2322* -0,0579 1,0000 Chú ý: * ký hiệu có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Nguồn: Tác giả tổng hợp nhuận sau thuế trong khi đó 1 đồng tài sản Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tạo ra 0,0087 đồng lợi nhuận sau Việt Nam ở mức khá cao so với các nước thuế. Các biến giải thích chính LC, LCA, trong cộng đồng kinh tế ASEAN (Vuong LCC và LCOBS lần lượt đạt giá trị trung và cộng sự, 2022), và đạt giá trị cao nhất bình là 0,3859, 0,1554, 0,2709 và-0,0404. 8,02% năm 2022. Lạm phát đạt mức cao Tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân của các nhất 9,09% năm 2012 và mức thấp 0,63% NHTM Việt Nam chiếm khoảng 9% tổng nhất năm 2015. tài sản. Dự phòng rủi ro tín dụng chiếm Bảng 3 cho thấy hệ số tương quan giữa các 1,34% tổng dư nợ tín dụng của các NHTM biến trong mô hình được sử dụng, cung cấp 40 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024
  8. VƯƠNG THỊ HƯƠNG GIANG - PHẠM NGUYỄN LIÊN SƠN - NGUYỄN HỮU MẠNH Bảng 4. Mô hình ước lượng với hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) Biến thụ thuộc: ROA Biến phụ thuộc: ROE Biến (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Hệ số -0,1366*** -0,1324*** -0,1278*** -0,1373*** -1,1499*** -1,0804*** -1,0942*** -1,1405*** (0,0174) (0,0176) (0,0186) (0,0178) (0,1554) (0,1632) (0,1718) (0,1547) L1. LC -0,0057** -0,0491** (0,0025) (0,0240) L1. LCA 0,0045 0,0873* (0,0042) (0,0499) L1. LCC -0,0099 -0,0624 (0,0062) (0,0640) L1. LCOBS -0,0075** -0,0895** (0,0035) (0,0420) L1. CAP 0,1016*** 0,1014*** 0,0917*** 0,1054*** 0,2283 0,1966 0,1737 0,2626* (0,0150) (0,0139) (0,0173) (0,0148) (0,1618) (0,1605) (0,2012) (0,1468) L1. SIZE 0,0173*** 0,0164*** 0,0165*** 0,0170*** 0,1576*** 0,1449*** 0,1515*** 0,1521*** (0,0021) (0,0022) (0,0022) (0,0022) (0,0189) (0,0205) (0,0201) (0,0195) L1. LLP -0,1540** -0,1654** -0,1825** -0,1215* -2,0175** -1,9527** -2,2436** -1,5667** (0,0730) (0,0690) (0,0770) (0,0676) (0,8493) (0,7853) (0,8893) (0,7568) GDP -0,0085 -0,0050 -0,0071 -0,0063 -0,0835 -0,0375 -0,0699 -0,0673 (0,0092) (0,0092) (0,0089) (0,0089) (0,1083) (0,1082) (0,1083) (0,1086) INF 0,0129 0,0144 0,0046 0,0201* 0,1977 0,2138* 0,1485 0,2703** (0,0117) (0,0124) (0,0120) (0,0118) (0,1257) (0,1292) (0,1241) (0,1188) Số quan sát 280 280 280 280 280 280 280 280 Ngân hàng 28 28 28 28 28 28 28 28 R2 0,2694 0,2237 0,2701 0,2316 0,4329 0,3784 0,4328 0,3942 Chú ý: Sai số chuẩn mạnh được đặt trong ngoặc đơn. *** p
  9. Tác động của hoạt động tạo thanh khoản đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam Biến phụ thuộc: ROA Biến phụ thuộc: ROE Biến (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) L1. LCC -0,0073 -0,0296 (0,0068) (0,0754) L1. LCOBS -0,0060* -0,0786* (0,0035) (0,0454) L1. CAP 0,1063*** 0,1059*** 0,0998*** 0,1089*** 0,2687 0,2235 0,2557 0,2892 (0,0128) (0,0120) (0,0175) (0,0124) (0,2042) (0,2095) (0,2475) (0,1819) L1. SIZE 0,0212*** 0,0207*** 0,0211*** 0,0205*** 0,1979*** 0,1838*** 0,1985*** 0,1872*** (0,0020) (0,0022) (0,0021) (0,0021) (0,0274) (0,0304) (0,0283) (0,0286) L1. LLP -0,1186* -0,1268* -0,1396* -0,0975 -1,6181** -1,5619* -1,7853** -1,2606* (0,0656) (0,0623) (0,0693) (0,0624) (0,7856) (0,7777) (0,8372) (0,6996) GDP -0,0013 0,0025 0,0008 -0,0002 -0,0096 0,0371 0,0107 -0,0080 (0,0091) (0,0086) (0,0085) (0,0087) (0,1016) (0,0989) (0,0997) (0,1010) INF 0,0287*** 0,0314*** 0,0248** 0,0328*** 0,3634*** 0,3788*** 0,3623*** 0,4018*** (0,0103) (0,0112) (0,0093) (0,0109) (0,1090) (0,1121) (0,0985) (0,1075) Số quan sát 280 280 280 280 280 280 280 280 R2 0,5713 0,5630 0,5650 0,5747 0,4636 0,4681 0,4571 0,4784 Ngân hàng 28 28 28 28 28 28 28 28 Hausman 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 kiểm định Kiểm định 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 Wald Chú ý: Sai số chuẩn mạnh được đặt trong ngoặc đơn. *** p
  10. VƯƠNG THỊ HƯƠNG GIANG - PHẠM NGUYỄN LIÊN SƠN - NGUYỄN HỮU MẠNH Biến phụ thuộc: ROA Biến phụ thuộc: ROE Biến (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) L1. CAP 0,0891*** 0,0917*** 0,0721*** 0,0834*** 0,2997*** 0,2839*** 0,1949** 0,3140*** (0,0084) (0,0088) (0,0092) (0,0085) (0,0723) (0,0775) (0,0773) (0,0767) L1. SIZE 0,0111*** 0,0112*** 0,0102*** 0,0104*** 0,1204*** 0,1202*** 0,1156*** 0,1200*** (0,0007) (0,0007) (0,0007) (0,0006) (0,0071) (0,0073) (0,0075) (0,0071) L1. LLP -0,2742*** -0,3025*** -0,2644*** -0,2164*** -2,5812*** -2,5461*** -2,7455*** -2,3297*** (0,0606) (0,0654) (0,0625) (0,0581) (0,6624) (0,6888) (0,6816) (0,6445) GDP -0,0085 -0,0120 -0,0087 -0,0061 -0,0541 -0,0603 -0,0471 -0,0397 (0,0123) (0,0126) (0,0134) (0,0121) (0,1300) (0,1304) (0,1313) (0,1310) INF 0,0092 0,0138 -0,0006 0,0111 0,2558 0,2563 0,2064 0,2542 (0,0168) (0,0171) (0,0182) (0,0165) (0,1753) (0,1754) (0,1775) (0,1776) Số quan sát 280 280 280 280 280 280 280 280 Ngân hàng 28 28 28 28 28 28 28 28 Chú ý: Sai số chuẩn được đặt trong ngoặc đơn. *** p
  11. Tác động của hoạt động tạo thanh khoản đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam tương tự như phát hiện trong nghiên cứu kết bảo lãnh, ngân hàng bảo lãnh bắt buộc của Farook và cộng sự. (2014). Hệ số CAP phải chịu trách nhiệm “trả tiền thay” cho dương và có ý nghĩa thống kê trong hầu bên được bảo lãnh trong trường hợp bên hết các cột, phát hiện của chúng tôi tương được bảo lãnh không thực hiện đúng và đủ tự như kết quả của Bolívar và cộng sự. các nghĩa vụ đã thoả thuận với bên yêu cầu (2023). Các ngân hàng với tỷ lệ vốn cao sẽ bảo lãnh. Trường hợp này thường xảy ra có khả năng sinh lời cao nếu các ngân hàng với hoạt động bảo lãnh kém thanh khoản so sánh có cùng quy mô. Tương tự, hệ số của ngân hàng. Số tiền ngân hàng trả thay biến SIZE dương và có ý nghĩa thống kê khách hàng, được kế toán hạch toán tương trong hầu hết các cột của Bảng 6. Nghiên tự như hạch toán các khoản cho vay khách cứu của Berger và Bouwman (2009) cũng hàng của ngân hàng, bao gồm cả hạch toán đã chỉ mối quan hệ tích cực giữa tạo thanh dự phòng rủi ro liên quan. khoản và lợi nhuận của các ngân hàng có quy mô lớn thay vì ở quy mô nhỏ. Hệ số 5. Kết luận và hàm ý ước lượng của hai biến GDP và INF không có ý nghĩa thống kê trong tất cả các cột. Nghiên cứu này tìm hiểu việc tạo ra thanh Nhìn chung, phát hiện trong Bảng 6 hoàn khoản của các ngân hàng thương mại Việt toàn ủng hộ giả thuyết H1 và giả thuyết Nam từ năm 2012 đến năm 2022. Theo H1a, tuy nhiên, chúng không phù hợp với phương pháp định lượng “Cat Fat”, các dự đoán của các tác giả trong giả thuyết H1b NHTM ở Việt Nam đã tạo ra thanh khoản và H1c. Đáng chú ý, giá trị tuyệt đối của hệ chiếm bình quân 38,59% tổng tài sản của số biến LCC trong Cột 3 và 7 có giá trị lớn họ trong thời gian nghiên cứu. Tỷ lệ tạo hơn giá trị tuyệt đối của hệ số LC, LCA và thanh khoản này nhỏ hơn so với các ngân LCOBS trong các cột còn lại. Theo Duan hàng ở Mỹ và Trung Quốc nhưng lớn hơn và Niu (2020), việc ngân hàng tạo thanh các ngân hàng ở khu vực MENA (Sahyouni khoản từ các khoản nợ phải trả và vốn chủ và Wang, 2019). Bằng các ước lượng khác sở hữu sẽ tốn ít chi phí hơn so với việc nhau cho dữ liệu bảng gồm 28 NHTM nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản nhưng Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2022, kết không sinh lời. Thực tế cho thấy, tiền gửi quả nghiên cứu của chúng tôi nhất quán tiết kiệm khách hàng bằng khoảng 77,08% chỉ ra rằng việc tham gia tạo thanh khoản tổng tài sản của các NHTM Việt Nam trong làm giảm đáng kể tỷ suất sinh lợi của các giai đoạn quan sát. Nếu như việc tạo thanh NHTM Việt Nam trong giai đoạn quan sát. khoản trong ngân hàng đến chủ yếu từ các Các hoạt động tạo thanh khoản cụ thể liên khoản phải trả (tiền gửi hoặc tiền vay) điều quan đến tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn, này sẽ khiến cho chi phí của việc tạo thanh hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đều làm khoản từ nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở giảm tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng tại hữu (LCC) tăng lên đáng kể và kết quả là Việt Nam. Phát hiện của chúng tôi tương tự làm giảm lợi nhuận của các NHTM Việt phát hiện trong các nghiên cứu trước đó tại Nam. Tạo thanh khoản từ phía tài khoản thị trường Mỹ và khu vực MENA (Tran và ngoại bảng liên quan chủ yếu đến các khoản cộng sự., 2016; Sahyouni & Wang, 2019). bảo lãnh ngân hàng. Việc tạo thanh khoản Ngoài việc cung cấp những bằng chứng từ các tài khoản ngoại bảng này không phát thực nghiệm đầu tiên về mối quan hệ sinh chi phí liên quan đáng kể (chi phí bảo giữa tạo thanh khoản và lợi nhuận của các lãnh). Tuy nhiên, khi tham gia vào cam NHTM Việt Nam, nghiên cứu này còn 44 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024
  12. VƯƠNG THỊ HƯƠNG GIANG - PHẠM NGUYỄN LIÊN SƠN - NGUYỄN HỮU MẠNH cung cấp một số hàm ý chính sách cho các việc gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong các nhà quản trị ngân hàng. Thứ nhất, chức NHTM Việt Nam là biện pháp giúp những năng tạo thanh khoản buộc các ngân hàng ngân hàng này tận dụng tối ưu lợi thế kinh tại Việt Nam phải chấp nhận rủi ro cao tế. Cuối cùng, gia tăng chi phí dự phòng rủi hơn (Vuong và cộng sự., 2023) và giảm ro tín dụng góp phần đáng kể trong việc làm lợi nhuận. Do đó, khi xây dựng chiến lược giảm lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. tối đa hóa lợi nhuận, các nhà quản trị cần Vậy nên, giảm nợ xấu, cắt giảm chi phí dự cân nhắc tác động của chức năng này trong phòng rủi ro giúp nâng cao tỷ suất sinh lợi chiến lược hoạt động của ngân hàng. Thứ của các NHTM Việt Nam. hai, hoạt động tạo thanh khoản từ nợ phải Nghiên cứu tồn tại ba vấn đề hạn chế sau, trả và nguồn vốn tác động mạnh mẽ và rõ tác giả mong rằng các nghiên cứu trong rệt nhất đến suy giảm lợi nhuận của các tương lai có thể xem xét và giải quyết ba NHTM Việt Nam, điều này hoàn toàn phù hạn chế này. Thứ nhất, do giới hạn về mặt hợp với bối cảnh của các NHTM Việt Nam thu thập dữ liệu liên quan đến các ngân vì phần lớn tiền gửi khách hàng chiếm tỷ hàng nước ngoài, nghiên cứu chưa có sự so trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của các sánh về tác động của hoạt động tạo thanh NHTM Việt Nam. Có thể thấy, hoạt động khoản đến lợi nhuận của các NHTM nội tạo thanh khoản của ngân hàng đóng góp địa và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. đáng kể đến sự phát triển kinh tế, nhưng Thứ hai, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc hoạt động này làm suy giảm lợi nhuận của xem xét tác động của hoạt động tạo thanh các NHTM. Kết quả chính từ nghiên cứu khoản đến lợi nhuận của các ngân hàng mà này hàm ý các nhà hoạch định chính sách chưa cân nhắc đến các yếu tố điều tiết mối tại Việt Nam có thể tận dụng hoạt động tạo quan hệ này chẳng hạn như đặc điểm của thanh khoản của các ngân hàng để điều tiết ngân hàng, các yếu tố quản trị ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, nhưng cần cân bằng và yếu tố thuộc về thể chế. Hạn chế cuối mục tiêu này với việc khả năng tạo ra lợi cùng liên quan đến các phương pháp đo nhuận của các NHTM khi tham gia các hoạt lường biến. Nghiên cứu trong tương lai có động này. Thứ ba, các ngân hàng có quy mô thể sử dụng phương pháp đo lường ‘Cat lớn và các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở nonfat” để đo lường biến tạo thanh khoản hữu cao tại Việt Nam có tỷ suất sinh lợi cao như một phương pháp đo lường thay thế hơn các NHTM quy mô nhỏ và các ngân nhằm củng cố tính chắc chắn của kết quả. ■ hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp. Do đó, Tài liệu tham khảo Ali, S., Yousaf, I., Chughtai, S., & Ali Shah, S. Z. (2022). Role of bank competition in determining liquidity creation: Evidence from GCC countries. Journal of Applied Economics, 25(1), 242-259. https:// doi.org/10.1080/15140326 .2022.2043114. Acharya, V., & Naqvi, H. (2012). The seeds of a crisis: A theory of bank liquidity and risk taking over the business cycle. Journal of Financial Economics, 106(2), 349-366. https://doi.org/10.1016/j.jfineco.2012.05.014. Akram, H., & Hushmat, A. (2024). Bank liquidity creation, loan concentration and liquidity risk: a comparative analysis of dual banking system. Journal of Islamic Accounting and Business Research. https://doi.org/10.1108/ JIABR-07-2023-0228. Batten, J., & Vo, X. V. (2019). Determinants of bank profitability—Evidence from Vietnam. Emerging Markets Finance and Trade, 55(6), 1417-1428. https://doi.org/10.1080/1540496X.2018.1524326. Berger, A. N., & Bouwman, C. H. (2009). Bank liquidity creation. The review of financial studies, 22(9), 3779-3837. doi. org/10.1093/rfs/hhn104. Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024- Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng 45
  13. Tác động của hoạt động tạo thanh khoản đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam Berger, A. N., & Bouwman, C. H. (2017). Bank liquidity creation, monetary policy, and financial crises. Journal of Financial Stability, 30, 139-155. https://doi.org/10.1016/j.jfs.2017.05.001. Berger, A. N., & Sedunov, J. (2017). Bank liquidity creation and real economic output. Journal of Banking & Finance, 81, 1-19. https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2017.04.005. Bolívar, F., Duran, M. A., & Lozano-Vivas, A. (2023). Bank business models, size, and profitability. Finance Research Letters, 53. https:// doi.org/10.1016/j.frl.2022.103605. Casu, B., Di Pietro, F., & Trujillo-Ponce, A. (2019). Liquidity creation and bank capital. Journal of Financial Services Research, 56, 307-340. https:// doi.org/10.1007/s10693-018-0304-y. Cordella, T., & Yeyati, E. L. (2003). Bank bailouts: moral hazard vs. value effect. Journal of Financial intermediation, 12(4), 300-330. https://doi.org/10.1016/S1042-9573(03)00046-9. Dang, V. D. (2020). Do non-traditional banking activities reduce bank liquidity creation? Evidence from Vietnam. Research in International Business and Finance, 54. https://doi.org/10.1016/j.ribaf.2020.101257. Davydov, D., Vähämaa, S., & Yasar, S. (2021). Bank liquidity creation and systemic risk. Journal of Banking & Finance, 123. https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2020.106031. Diamond, D. W., & Dybvig, P. H. (1983). Bank runs, deposit insurance, and liquidity. Journal of political economy, 91(3), 401-419. https://doi.org/10.1086/261155. Díaz, V., & Huang, Y. (2017). The role of governance on bank liquidity creation. Journal of Banking & Finance, 77, 137-156. https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2017.01.003. Duan, Y., & Niu, J. (2020). Liquidity creation and bank profitability. The North American Journal of Economics and Finance, 54. https://doi.org/10.1016/j.najef.2020.101250. Farook, S., Hassan, M. K., & Clinch, G. (2014). Islamic bank incentives and discretionary loan loss provisions. Pacific- Basin Finance Journal, 28, 152–174. Fungáčová, Z., Turk-Ariss, R., & Weill, L. (2015). High Liquidity Creation and Bank Failures (SSRN Scholarly Paper 2613302). Graham, C., & Bordeleau, E. (2010). The impact of liquidity on bank profitability. Working Paper (2010–38), Bank of Canada, December. https://doi.org/10.34989/swp-2010-38. Hsieh, M. F., & Lee, C. C. (2020). Bank liquidity creation, regulations, and credit risk. Asia‐Pacific Journal of Financial Studies, 49(3), 368-409. https://doi.org/10.1111/ajfs.12295. Kashyap, A. K., Rajan, R., & Stein, J. C. (2002). Banks as liquidity providers: An explanation for the coexistence of lending and deposit‐taking. The Journal of finance, 57(1), 33-73. https://doi.org/10.1111/1540-6261.00415. Khan, M. S., Scheule, H., & Wu, E. (2017). Funding liquidity and bank risk taking. Journal of Banking & Finance, 82, 203-216. https://doi.org/10.1016/j.jbankfin.2016.09.005. Le, T. (2019). The interrelationship between liquidity creation and bank capital in Vietnamese banking. Managerial Finance, 45(2), 331-347. https://doi.org/10.1108/MF-09-2017-0337. Pham, H. S. T., Le, T., & Nguyen, L. Q. T. (2021). Monetary policy and bank liquidity creation: does bank size matter?. International Economic Journal, 35(2), 205-222. https://doi.org/10.1080/10168737.2021.1901762. Ramakrishnan, R. T., & Thakor, A. V. (1984). The valuation of assets under moral hazard. The Journal of Finance, 39(1), 229-238. https://doi.org/10.1111/j.1540-6261.1984.tb03870.x. Sahyouni, A., & Wang, M. (2019). Liquidity creation and bank performance: evidence from MENA. ISRA International Journal of Islamic Finance, 11(1), 27-45. https://doi.org/10.1108/IJIF-01-2018-0009. Tran, V. T., Lin, C. T., & Nguyen, H. (2016). Liquidity creation, regulatory capital, and bank profitability. International Review of Financial Analysis, 48, 98-109. https://doi.org/10.1016/j.irfa.2016.09.010. 46 Tạp chí Kinh tế - Luật & Ngân hàng- Số 269- Năm thứ 26 (10)- Tháng 9. 2024
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1