Tác động của chính sách và các quy định đối với hoạt động ngân hàng (Phần 2)
lượt xem 81
download
Trong khi những lý do cho việc quản lý ngân hàng đã được xác định rõ thì những ảnh hưởng của các quy định đối với hoạt động ngân hàng lại vẫn đang được tranh luận. Một trong những lý thuyết quản lý đầu tiên được nhà kinh tế học George Stigler đưa ra với nội dung là các công ty trong những ngành chịu sẹ quản lý chặc chẽ thường tìm cách thoát khỏi hàng rào quy định, tạo ra lợi nhuận mang tính độc quyền bởi vì thực tế là các quy định thường ngăn cản sự gia...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của chính sách và các quy định đối với hoạt động ngân hàng (Phần 2)
- Tác động của chính sách và các quy định đối với hoạt động ngân hàng (Phần 2) Trong khi những lý do cho việc quản lý ngân hàng đã được xác định rõ thì những ảnh hưởng của các quy định đối với hoạt động ngân hàng lại vẫn đang được tranh luận. Một trong những lý thuyết quản lý đầu tiên được nhà kinh tế học George Stigler đưa ra với nội dung là các công ty trong những ngành chịu sẹ quản lý chặc chẽ thường tìm cách thoát khỏi hàng rào quy định, tạo ra lợi nhuận mang tính độc quyền bởi vì thực tế là các quy định thường ngăn cản sự gia nhập của các công ty khác vòa những ngành được kiểm soát. Do vậy, ngân hàng có thể phải chịu tổn thất nếu các quy định thay đổi bởi vì họ không còn được hưởng sự bảo hộ độc quyền. Mặt khác Sam Peltzman cho rằng các quy định đã che chở cho công ty khỏi tác động của những biến động trong nhu cầu và chi phí, giảm bới rủi ro. Nếu đúng như vậy, điều đó hàm ý rằng sự thay đổi của các quy định buộc ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lớn hơn và cuối cùng, tao ra nhiều vụ phá sản ngân hàng hơn. Gần đây, Edward Kane đã lập luận rằng các quy định có thể làm tăng thêm niềm tin của khách hàng, theo đó có thể tạo ra sự trung thành của khách hàng với ngân
- hàng. Kane tin rằng trên thực tế các cơ quan quản lý cũng cố gắng đưa ra những quy định hữu ích để mở rộng ảnh hưởng của mình đối vớ các công ty được kiểm soát nói riêng và với công chúng nói chung. Hơn nữa, ông còn cho rằng giữa các doanh nghiệp chịu sự quản lý và các cơ quan quản lý hiện đang diễn ra một cuộc đấu tranh, được gọi là sự "đấu tranh biện chứng trong quản lý". Điều đó nghĩa là, một khi quy định đã được soạn thảo và đưa ra thi hành, các ngân hàng chẵn chắn sẽ nghiên cứu để tìm ra những vấn đề xung quanh điều luật mới nhằm tối đa hóa lợi ích của nó. Nếu các ngân hàng thành công trong việc chinh phục hệ thống quy định hiện hành, những điều luật mới sẽ lại được đặt ra, lại khuyến khích ngân hàng tìm ra sự đổi mới trong dịch vụ, và bởi vậy cuộc đấu tranh giữa các doanh nghiệp chịu sự quản lý với các cơ quan quản lý rõ ràng sẽ tiếp diễn. Kane tin rằng các quy định cũng tạo ra những động lực đối với các doanh nghiệp ít bị kiểm soát hơn, cố gắng lôi kéo khách hàng từ các doanh nghiệp bị kiểm soát nhiều hơn. Tình trạng này dường như đã xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng những năm gần đây khi các quỹ đầu tư, các chương trình hưu trí, và các tổ chức tài chính ít bị kiểm soát đã chiếm được nhiều khách hàng tốt nhất của ngân hàng. Các luật ngân hàng quan trọng Một phương pháp hữu ích để xem xét hiệu lực tác động của các quy định quản lý đối với ngành ngân hàng là nghiên cứu các bộ luật quan trọng. Chúng cung cấp cho các cơ quan quản lý tiểu bang và liên bang thẩm quyền quản lý và sự định hướng trong hoạt động. Luật ngân hàng và tiền tệ quốc gia (1963-1964). Bộ luật Liên bang quan trọng đầu tiên về ngân hàng ở Mỹ là "Luật ngân hàng và tiền tệ quốc gia" (National Currency and Bank Acts) được thông qua trong thời kỳ nội chiến. Bộ luật này đã thiếp lập một hệ thống chuyên trách về các ngân hàng quốc gia. Đây là một cơ quan được tách ra từ Bộ tài chính Mỹ, đó là Cục kiểm soát tiền tệ (Comptroller of
- the Curency) hay Cơ quan quản lý ngân hàng quốc gia (Administrator of National Banks). Bất cứ ai muốn thành lập ngân hàng cũng có thể nhận được cấp giấy phép với điều kiện họ phải tuân thủ các quy định của liên bang, đồng thời cam kết đủ vốn để thành lập ngân hàng. Cục kiểm soát tiền tệ không chỉ đánh giá sự cần thiết và cho phép thành lập các ngân hàng quốc gia mới mà còn thường xuyên kiểm tra tất cả các ngân hàng đang hoạt động. Tần suất và mức độ khắt khe của các cuộc kiểm tra thay đổi tùy theo toàn bộ tình hình tài chính của ngân hàng. Trong vòng từ 12 đến 18 tháng, bất kỳ ngân hàng quốc gia nào cũng bị đoàn thanh tra liên bang kiểm tra ít nhất 1 lần. Thêm vào đó, Cục kiểm soát tiền tệ còn phải xem xét tất cả đơn xin thành lập chi nhánh mới của các ngân hàng quốc gia và những vụ sát nhập trong đó có sự tham gia của ngân hàng quốc gia. Cục kiểm soát tiền tệ có thể quyết định đóng cửa một ngân hàng quốc gia, nếu nó cho là ngân hàng đó mất khả năng thanh toán hoặc gây ra những tổn thất tài chính nghiêm trọng đối với người gửi tiền. Luật Dự trữ liên bang (1913). Hàng loạt những cuộc suy thoái kinh tế nặng nề và những vụ hoảng loạn tài chính cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã đưa đến sự thành lập cơ quan quản lý ngân hàng liên bang thứ hai - Hệ thống dự trữ liên bang. Chức
- năng chủ yếu của tổ chức này, đối với ngành ngân hàng, là đóng vai trò người cho vay cuối cùng, cung cấp các khoản tín dụng tạm thời cho những ngân hàng đang phải đương đầu với tình trạng tài chính khẩn cấp, giúp đỡ ổn định thị trường tài chính, giữ vững lòng tin của công chúng. Cục dữ trữ liên bang (Fed) được lập ra cũng nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ quan trọng cho ngành ngân hàng, trong đó có việc thiếp lập một mạng thanh toán bù trừ séc trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng của Fed ngày nay là kiểm soát tình hình tiền tệ - tín dụng để thúc đẩy ổn định kinh tế. Nhiệm vụ cuối cùng này của Fed được gọi là lập và quản lý chính sách tiền tệ. Luật Mc Fadden - Pepper (1972). Các luật liên bang ban đầu không đề cập đến việc liệu các ngân hàng quốc gia có thể thành lập chi nhánh không và nếu có thì theo quy định nào. Ngoài ra, còn một vấn đề là các ngân hàng có giấy phép thành lập liên bang có phải tuân thủ các luật của liên bang không hay chỉ phải tuân thủ luật liên bang. Đạo luật Mc Fadden-Pepper đã trả lời những câu hỏi này, cho phép các ngân hàng quốc gia mở chi nhánh tại thành phố đặt trụ sở chính nếu luật của bang đó không cấm. Tuy nhiên việc lập chi nhánh ở các bang khác nhau nếu không có sự đồng ý của chính quyền liên bang thì không được phép tiến hành. Kết quả là các bang có quyền tự quyết định đối với cả ngân hàng do bang thành lập và ngân hàng quốc gia hoạt động trong lãnh thổ bang về thời gian và địa điểm mà các ngân hàng sẽ được phép thiết lập chi nhánh. Luật ngân hàng Glass-Steagall (1933). Trong lịch sử, có lẽ luật ngân hàng liên bang quan trọng nhất là luật Glass-Steagall, mang tên các nhà tài trợ của thượng viện và hạ viện Mỹ, được thông qua trong thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc Đại suy thoái. Luật Glass-Steagall quy định, các ngân hàng quốc gia sẽ được phép mở chi nhánh tại bang nơi n gân hàng đặt trụ sở chính nếu luạt lệ của bang này cũng cho phép các ngân hàng bang mở chi nhánh. Tuy nhiên, vì một sự thỏa hiệp chính trị, ngân hàng quốc gia (bao gồm những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ) không được
- quyền tham gia vào các hoạt động ngân hàng đầu tư đói với hầu hết các đợt phát hành chứng khoán, đặc biệt là không được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu và cổ phiếu mới - một đặc quyền trước đây của ngân hàng khi luật Mc Fadden-Pepper 1972 được thông qua.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chính sách tài khóa
4 p | 2197 | 585
-
Một số vấn đề về vai trò của chính sách tiền tệ trong ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế
11 p | 649 | 322
-
Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ chủ yếu
9 p | 405 | 212
-
Tác động của chính sách tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát
4 p | 431 | 197
-
Tác động của giá vàng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô và hoạt động của các Ngân hàng thương mại (NHTM)
2 p | 471 | 170
-
Bài giảng Phân tích chình sách thuế_Chương 3: Thuế và chính sách ngoại thương
56 p | 498 | 169
-
Tác động của chính sách và các quy định đối với hoạt động ngân hàng (Phần 1)
5 p | 185 | 83
-
Chương 7 Tổng cầu và chính sách tài khóa
47 p | 183 | 30
-
Bài giảng 6: Chính sách tiền tệ (Học kỳ Thu 2014-2015) - Đỗ Thiên Anh Tuấn
30 p | 146 | 26
-
Chương 8 Tiền tệ và chính sách tiền tệ
60 p | 187 | 26
-
Bài giảng Phân tích chính sách thuế: Chương 4 - Ts. Lê Quang Cường
32 p | 140 | 21
-
Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính: Chương 5 - ĐH Ngoại thương
28 p | 99 | 9
-
Bài giảng Các dòng vốn, cán cân thanh toán và chính sách tiền tệ
15 p | 89 | 7
-
Bài giảng Chương 2: Chính sách cổ tức
58 p | 92 | 7
-
Bài giảng Tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính đối với phụ nữ Việt Nam - Trương Thị Mai
10 p | 101 | 4
-
Bài giảng Chương 13: Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đến tổng cầu
60 p | 65 | 2
-
Tác động của chính sách tín dụng xanh tới hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Nghiên cứu thực nghiệm bằng mô hình sai biệt kép DID
14 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn