intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của công nghệ số đối với lĩnh vực kiểm toán từ góc độ thị trường lao động đến giáo dục và đào tạo

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tác động của công nghệ số đối với lĩnh vực kiểm toán từ góc độ thị trường lao động đến giáo dục và đào tạo" trình bày về việc chuyển đổi số trong lĩnh vực kiểm toán là quá trình tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các khía cạnh của hoạt động kiểm toán, từ cách thu thập và phân tích dữ liệu đến cách giao tiếp với khách hàng và báo cáo kết quả. Môi trường công nghệ số, xét trên phương diện kĩ thuật, có ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động kiểm toán do bản chất điện tử của các bằng chứng kiểm toán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của công nghệ số đối với lĩnh vực kiểm toán từ góc độ thị trường lao động đến giáo dục và đào tạo

  1. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ SỐ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC KIỂM TOÁN TỪ GÓC ĐỘ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ĐẾN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nguyễn Thị Thuỳ Linh* Khoa Kinh tế - Du lịch, Trường Đại học Quảng Bình * Tác giả liên hệ: Ubpasa25@gmail.com TÓM TẮT Thời gian qua, chương trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội. Trong đó, chuyển đổi số ngành tài chính luôn được ưu tiên hàng đầu vì xây dựng tài chính điện tử hướng đến tài chính số là một trong những nhiệm vụ then chốt nhằm xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Trong chuyển đổi số ngành tài chính thì chuyển đổi số lĩnh vực kế toán, kiểm toán là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Chuyển đổi số trong lĩnh vực kiểm toán là quá trình tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các khía cạnh của hoạt động kiểm toán, từ cách thu thập và phân tích dữ liệu đến cách giao tiếp với khách hàng và báo cáo kết quả. Môi trường công nghệ số, xét trên phương diện kĩ thuật, có ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động kiểm toán do bản chất điện tử của các bằng chứng kiểm toán. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của phát triển công nghệ số đến hoạt động kiểm toán không chỉ là vấn đề kỹ thuật hay công nghệ mà cần được xem xét trên nhiều phương diện hơn, trong đó sự phát triển công nghệ số tạo điều kiện và yêu cầu đổi mới rộng lớn đối với nghề nghiệp kiểm toán bao gồm cả về phương pháp luận kiểm toán, vai trò của người kiểm toán viên cũng như những kỹ thuật được sử dụng trong hoạt động kiểm toán. Từ khóa: Công nghệ số, hoạt động kiểm toán, phát triển, nâng cao, thủ tục kiểm soát. 1. Tổng quan Trong những năm gần đây, công nghệ số đã tác động sâu rộng đến lĩnh vực kiểm toán, không chỉ trong phạm vi hoạt động chuyên môn mà còn ảnh hưởng đến thị trường lao động, giáo dục và đào tạo. Sự xuất hiện của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), internet kết nối vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), chuỗi khối (Blockchain)... đã làm thay đổi cách thức mà kiểm toán viên thực hiện công việc của họ, từ việc thu thập và phân tích dữ liệu đến việc trình bày kết quả và tương tác với khách hàng. Từ góc độ thị trường lao động, công nghệ số đã tạo ra nhu cầu về một lực lượng lao động có kỹ năng mới, bao gồm hiểu biết về công nghệ thông tin và khả năng phân tích dữ liệu phức tạp. Kiểm toán viên ngày nay không chỉ am hiểu về kế toán và kiểm toán mà còn cần có kiến thức về công nghệ số và khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ số. Về mặt giáo dục và đào tạo, các chương trình đào tạo và giáo dục đã và đang phải điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu này. Điều này bao gồm việc tích hợp kiến thức về công nghệ số vào chương trình học của sinh viên kế toán và kiểm toán, cũng như cung cấp các khóa đào tạo liên tục cho các chuyên gia đang làm việc để họ có thể cập nhật kiến thức và kỹ năng của mình. Tác động của công nghệ số đối với lĩnh vực kiểm toán từ góc độ thị trường lao động đến giáo dục và đào tạo là một nội dung cấp thiết cần phải đặt ra để nghiên cứu, phản ánh sự chuyển dịch không chỉ trong ngành kiểm toán mà còn trong cả cấu trúc kinh tế và xã hội rộng lớn hơn. Điều này đặt ra những thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để phát triển và thích ứng trong một thế giới ngày càng số hóa. 2. Phương pháp Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu từ các nguồn đã xuất bản như báo cáo ngành, nghiên cứu trước đó, bài báo khoa học và tài liệu chính thức. Mục đích là để hiểu rõ hơn về trạng thái hiện tại của lĩnh vực và nhận diện xu hướng chính. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Những ảnh hưởng của công nghệ số đối với hoạt động kiểm toán Doanh nghiệp hoạt động truyền thống và doanh nghiệp áp dụng công nghệ số đều có mục tiêu giống nhau, điểm khác 400
  2. nhau cơ bản đó chính là cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu: doanh nghiệp áp dụng công nghê số thực hiện các hoạt động kinh doanh dựa trên các phương tiện điện tử (ACL, 2001). Do đó các nguyên tắc cơ bản và các loại thủ tục kiểm toán thực hiện trong một cuộc kiểm toán đối với doanh nghiệp thực hiện công nghệ số không khác biệt với những gì áp dụng khi kiểm toán doanh nghiệp giao dịch theo kiểu truyền thống (dựa trên giấy) (Kotb & Roberts, 2011). Tuy nhiên, do trong các doanh nghiệp thực hiện công nghệ số, các nghiệp vụ kinh tế được thu thập, đo lường và báo cáo trên cơ sở thời gian thực thông qua các phương tiện điện tử mà không cần có sự can thiệp của con người hoặc giấy tờ, nên doanh nghiệp thực hiện công nghệ số phải đối mặt với nhiều loại rủi ro mới không có trong môi trường truyền thống như dữ liệu không đầy đủ, rủi ro về tính bảo mật của hệ thống và dữ liệu, sự truy cập trái phép vào hệ thống và dữ liệu, sự thoái thác trách nhiệm đối với giao dịch, sự tấn công của các trường hợp tội phạm dữ liệu, từ chối dịch vụ và những khó khăn trong việc phân chia trách nhiệm giữa chức năng công nghệ thông tin với kinh doanh (ACL, 2001). Những đặc trưng, xét trên khía cạnh kỹ thuật, của môi trường thực hiện công nghệ số, ứng dụng hệ thống thông tin phụ thuộc cao vào các thủ tục kiểm soát trong môi trường thực hiện công nghệ số như tường lửa, mã hoá, tính bất định cao (do thiếu dấu vết nghiệp vụ trên giấy và tính vô hình của các luồng luân chuyển dữ liệu), bản chất điện tử của các bằng chứng kiểm toán và yêu cầu về an toàn thông tin ảnh hưởng lớn đến đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm toán và kiểm soát nội bộ. 3.2. Bằng chứng kiểm toán, đánh giá rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trường thực hiện công nghệ số 3.2.1. Bằng chứng kiểm toán trong môi trường thực hiện công nghệ số Đặc trưng của các doanh nghiệp thực hiện công nghệ số là việc chuyển giao và xử lý các tài liệu kinh doanh xuyên suốt (không cần sự tham gia của con người) giữa các quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp (đơn đặt hàng, chấp nhận đặt hàng, hoá đơn, phiếu giao hàng…) theo định dạng chuẩn dữ liệu điện tử. Môi trường thực hiện công nghệ số, do đó, ảnh hưởng đối với hoạt động của kiểm toán viên trên một số phương diện như thiếu dấu vết nghiệp vụ trên giấy. Hơn nữa, các dấu vết nghiệp vụ (bằng chứng kiểm toán) có thể trở nên không rõ ràng hoặc thậm chi mất đi do sự chuyển giao thông tin tại doanh nghiệp thực hiện công nghệ số. Trong điều kiên doanh nghiệp thực hiện công nghệ số, các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được tồn tại chủ yếu dưới dạng dữ liệu điện tử, và chỉ có thể tồn tại ở một thời điểm nhất định, khi những tập tin dữ liệu được thay đổi thì những bằng chứng kiểm toán đó có thể không truy tìm được trừ khi hệ thống có cơ chế sao lưu thích hợp. Như vậy, do khả năng có thể không thu thập được bằng chứng và thời điểm cuối kỳ kiểm toán nên kiểm toán viên cần lập kế hoạch kiểm toán, trong đó các thủ tục kiểm toán có thể được thực hiện, thậm chí bắt đầu ngay từ đầu kỳ hoặc trong kỳ kiểm toán nhằm đảm bảo thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ theo như yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán. Mặt khác, do bản chất vô hình của bằng chứng điện tử, để bảo đảm độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên cần thiết phải đánh giá kiểm soát nội bộ liên quan đến việc hình thành, lưu trữ, xử lý và chuyển giao bằng chứng điện tử thông qua sử dụng một số công cụ kiểm toán được hỗ trợ bởi máy tính và phải được truy cập trực tiếp đến hệ thống và dữ liệu của doanh nghiệp. Trong điều kiên doanh nghiệp thực hiện giao dịch điện tử, áp dụng công nghệ số ngày càng rộng rãi, kiểm toán viên cần thay đổi theo hướng áp dụng nhiều hơn các thử nghiệm kiểm soát (TNKS), thời gian thực hiện cần phải xuyên suốt trong năm đồng thời phạm vi của các thử nghiệm kiểm toán cần và có thể được mở rộng hơn do đặc điểm của các thủ tục kiểm toán tự động hoá đối với dữ liệu điện tử. Cụ thể, sự khác biệt giữa bằng chứng kiểm toán trong thời đại công nghệ số, doanh nghiệp thực hiện giao dịch điện tử và bằng chứng kiểm toán trong môi trường truyền thống: Bảng 1: So sánh các thuộc tính của bằng chứng kiểm toán giữa môi trường truyền thống và môi trường công nghệ số Bằng chứng kiểm toán tại môi Bằng chứng kiểm toán trong môi Thuộc tính trường truyền thống trường công nghê số Khả năng phát hiện sự thay đổi Tương đối dễ dàng phát hiện sự thay đổi đối với bằng chứng của doanh Khó phát hiện sự thay đổi nghiệp được kiểm toán Mức độ tin cậy đối với bằng Phụ thuộc vào khả năng thực hiện thử chứng của doanh nghiệp được nghiệm kiểm soát được thiết kế trong Mức độ tin cậy cao kiểm toán hệ thống Tính đầy đủ của các tài liệu Kiểm toán viên có thể đối chiếu các Định dạng dữ liệu điện tử có thể bị mã 401
  3. tài liệu để đảm bảo sự khớp đúng và hoá. Việc đối chiếu bằng chứng dễ thực đầy đủ đối với các tài liệu thể hiện hiện được, khớp đúng và đầy đủ của các các chứng từ, việc ghi sổ và hạch toán tài liệu kế toán Sự phê duyệt được thể hiện trên tài Sự phê duyệt được tích hợp vào dữ liệu Bằng chứng về sự phê duyệt liệu giấy của mẫu tin Các tài liệu giấy dễ dàng trong việc Các bằng chứng, tài liệu có thể trích xuất, Tính dễ sử dụng đánh giá và tìm hiểu sử dụng dữ liệu Các bằng chứng trên giấy nói chung Bản chất của bằng chứng không luôn rõ Tính rõ ràng là rõ ràng, cho phép sự suy diễn nhất rang, có thể khiến bị suy diễn sai lạc quán (Nguồn: AICPA, 1997) 3.2.2. Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ trong môi trường công nghệ số Theo Abu – Musa (2004), môi trường công nghệ số ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán chủ yếu trên hai phương diện: đánh giá rủi ro kiểm toán và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát. Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần nhận biết những rủi ro của doanh nghiệp thực hiện công nghệ số bao gồm hai loại: rủi ro công nghệ (rủi ro về hạ tầng CNTT, rủi ro về phần mềm ứng dụng, rủi ro trong quá trình xử lý kinh doanh) và rủi ro pháp lý. Theo Baldwin & Lavine (2000) nhấn mạnh rằng thay đổi đáng kể nhất của môi trường công nghệ số so với môi trường giao dịch truyền thống của các doanh nghiệp thuộc về kiểm soát nội bộ, trong đó hầu hết các thủ tục kiểm soát đều được tự động hoá trong quá trình kinh doanh dựa trên các hệ thống hoạch định nguồn nhân lực tích hợp với hệ thống quản lý tiến trình, hệ thống quản lý tồn kho và giao diện với hệ thống lập báo cáo tài chính. Mặt khác, với những đặc trưng như sự phụ thuộc chặt chẽ của các hệ thống công nghệ thông tin, khả năng mất dấu vết nghiêp vụ và dữ liệu, sự phụ thuộc liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp, việc sử dụng dịch vụ của bên thứ ba (chẳng hạn, nhà cung ứng dịch vụ Internet), khả năng bị lộ thông tin bảo mật, cần bổ sung các thủ tục kiểm soát như: bảo mật trong truyền nhận dữ liệu điện tử, kiểm soát đối với việc duy trì các dấu vết nghiệp vụ, kiểm soát an toàn bằng chữ ký điện tử, kiểm soát an toàn đối với các chương trình ứng dụng và phần mềm hệ thống, các thủ tục kiểm soát của nhà cung ứng dịch vụ internet, các thủ tục kiểm soát ngăn chặn cần được tích hợp vào ngay từ khi thiết kế và phát triển hệ thống. 3.3. Cách tiếp cận để thực hiện kiểm toán và sự hình thành phương pháp luận kiểm toán mới do ảnh hưởng của môi trường công nghệ số Những nguyên tắc chung của cuộc kiểm toán đối với doanh nghiệp thực hiện công nghệ số đồng nhất với doanh nghiệp thực hiện truyền thống. Bên cạnh đó, có những thay đổi đáng kể ở các thủ tục thực hiện kiểm toán. Những thay đổi này có thể được thực hiện theo một trong hai cách tiếp cận sau: ✓ Cách tiếp cận thứ nhất cho rằng môi trường thực hiện công nghệ số chỉ là một sự phát triển về công nghệ trong các doanh nghiệp hoặc tổ chức được kiểm toán và do đó chỉ có thể ảnh hưởng đối với hoạt động kiểm toán xét trên khía cạnh kỹ thuật. Cách tiếp cận từ góc độ kỹ thuật của vấn đề này thực chất là sự thích nghi của nghề nghiệp kiểm toán trong điều kiện doanh nghiệp và tổ chức áp dụng thực hiện công nghệ số trong phạm vi khuôn khổ của các chuẩn mực kế toán và kiểm toán hiện hành. Cách tiếp cận này được ủng hộ bởi các tổ chức nghề nghiệp như Hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (The American Institute of Certified Public Accountans – AICPA); Uỷ ban chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo quốc tế (The International Auditing and Assurance Standards Board – IAASB)… thông qua việc ban hành các chuẩn mực nghề nghiêp hoặc hướng dẫn thực hành nhằm định hướng và hướng dẫn thực hiện kiểm toán trong điều kiện thực hiện công nghệ số. Những hướng dẫn này tập trung chủ yếu về vấn đề đánh giá rủi ro kiểm toán và những ảnh hưởng công nghệ số của bằng chứng kiểm toán đối với quy trình kiểm toán. Muốn vậy, kiểm toán viên phải sử dụng rộng rãi hơn nữa các phần mềm kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán (chẳng hạn sử dụng phần mềm để thu thập “ từ xa” bằng chứng về những giao dịch bất thường để gửi thư xác nhận với bên thứ ba), cũng như áp dụng các thủ tục phân tích dữ liệu đối với toàn bộ dữ liệu về nghiệp vụ phát sinh chi tiết của doanh nghiệp thay vì các thủ tục phân tích truyền thống dựa trên các thông tin tổng hợp. ✓ Cách tiếp cận thứ hai dựa trên quan điểm cho rằng môi trường công nghệ số không thể được xem xét riêng biệt 402
  4. với tư cách như là xu hướng thay đổi về kỹ thuật đối với nghề nghiệp kiểm toán và do đó, những thay đổi của kiểm toán trong môi trường công nghệ số không chỉ là yếu tố kỹ thuật, mà bao gồm chủ yếu ba nhân tố: kỹ thuật, áp lực cạnh tranh và yêu cầu nghề nghiệp. Đồng thời áp dụng mô hình kiểm toán liên tục, đảm bảo độ tin cậy đối với những thông tin thường xuyên và liên tục đáp ứng cung cấp thông tin cho người sử dụng. Đối với cách tiếp cận này, yêu cầu kiểm toán viên phải cung cấp sự đảm bảo đối với cả mạng máy tính, phần mềm máy tính, cơ chế xác thực giao dịch và sự tin cậy của đối tác tham gia giao dịch thương mại điện tử với doanh nghiệp được kiểm toán; kiểm chứng tính nguyên vẹn và đầy đủ của dữ liệu; bảo đảm dữ liệu có nguồn gốc tin cậy; cũng như cần phải kiểm toán đối với các tài sản ảo (vô hình) có thể được ghi nhận trong hệ thống kế toán Theo Chan & Vasarhelyi (2011) cho rằng, kiểm toán liên tục chính là sự đổi mới của phương pháp kiểm toán truyền thống và là phương pháp luận nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ kiểm toán bằng cách làm cho quá trình kiểm toán hiệu quả và hữu hiệu hơn thông qua việc sử dụng công nghệ và tự động hoá đối với các phương diện như sau: Bảng 2: So sánh phương pháp luận kiểm toán truyền thống và kiểm toán liên tục trong môi trường công nghệ số Kiểm toán liên tục trong môi trường công Kiểm toán truyền thống nghệ số 1. Tính thường xuyên 1. Tính thường xuyên • Định kỳ • Liên tục hoặc thường xuyên hơn 2. Cách tiếp cận kiểm toán 2. Cách tiếp cận kiểm toán • Đối phó • Chủ động 3. Các thủ tục kiểm toán 3. Các thủ tục kiểm toán • Thủ công • Tự động hoá 4. Công việc và vai trò của KTV 4. Công việc và vai trò của KTV • Số lượng lớn của công việc thực hiện tập • Số lượng lớn của công việc thực hiện tập trung vào thủ tục kiểm toán cần nhiều lao động và trung vào xử lý các trường hợp ngoại lệ và thủ thời gian tục kiểm toán đòi hỏi sự xét đoán của con • Vai trò độc lập của KTV nội bộ và độc lập người. • Vai trò KTV độc lập trở thành người chứng nhận của hệ thống kiểm toán liên tục 5. Nội dung, thời gian và phạm vi kiểm toán 5. Nội dung, thời gian và phạm vi kiểm toán • Thử nghiệm bao gồm các thủ tục đánh giá • Thử nghiệm bao gồm giám sát các thủ tục phân tích và các thử nghiệm kiểm tra (nội dung) kiểm soát liên tục và đảm bảo dữ liệu liên tục • Thử nghiệm kiểm soát và kiểm tra chi tiết • Giám sát các thủ tục kiểm soát và kiểm tra được thực hiện độc lập (thời gian) chi tiết được thực hiện đồng thời. • Chọn mẫu để thử nghiệm (phạm vi) • Toàn bộ tổng thể được xem xét trong thử nghiệm (phạm vi) 6. Thử nghiệm kiểm toán 6. Thử nghiệm kiểm toán • Con người thực hiện thử nghiệm • Mô hình hoá dữ liệu và phân tích dữ liệu được sử dụng để giám sát và thử nghiệm 7. Lập báo cáo kiểm toán 7. Lập báo cáo kiểm toán • Định kỳ • Liên tục hoặc thường xuyên 3.4. Cơ hội đối với ngành kiểm toán từ góc độ thị trường lao động, giáo dục đào tạo Công nghệ số đã tạo ra những tác động đáng kể đối với lĩnh vực kiểm toán, cả về mặt cơ hội và thách thức. Đứng dưới góc độ thị trường lao động, giáo dục đào tạo, công nghệ số đã đưa tới rất nhiều lợi thế cơ hội, cụ thể: - Tăng cường hiệu quả và tính chính xác: Công nghệ số giúp cải thiện đáng kể hiệu suất làm việc của kiểm toán viên. Việc sử dụng các công cụ phần mềm cho phép tự động hóa nhiều quy trình, từ việc thu thập và phân tích dữ liệu 403
  5. đến việc lập báo cáo, tối ưu hoá quy trình kiểm toán và tăng khả năng phân tích dữ liệu. Điều này giúp giảm thiểu sai sót do yếu tố con người và tăng cường độ chính xác trong các báo cáo kiểm toán. - Phân tích dữ liệu lớn (Big Data): Kiểm toán viên có thể sử dụng công nghệ để phân tích lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều này cho phép họ xác định các xu hướng, rủi ro, và vấn đề tiềm ẩn mà trước đây có thể đã bị bỏ qua. - Tăng cường an ninh và quyền riêng tư: Với sự gia tăng của các vấn đề liên quan đến an ninh mạng, công nghệ số cũng cung cấp các giải pháp an ninh mạnh mẽ hơn để bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa bên ngoài. Điều này là rất quan trọng trong kiểm toán, nơi mà việc bảo mật thông tin tài chính là cực kỳ cần thiết. - Khả năng truy cập và lưu trữ dữ liệu: Công nghệ số cho phép lưu trữ và truy cập dữ liệu từ bất cứ đâu, làm cho quá trình kiểm toán trở nên linh hoạt hơn, vô cùng hữu ích đối với trường hợp làm việc từ xa. - Thực hiện công nghệ số sẽ giúp hoạt động kiểm toán không bị giới hạn về khoảng cách địa lý. Mở rộng cơ hội cho đội ngũ kế toán, kiểm toán viên hành nghề đạt chuẩn quốc tế, mở rộng tối đa phạm vi hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Thực hiện công nghệ số cũng sẽ là cơ hội để các công ty dịch vụ kiểm toán nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để hoạt động kiểm toán thay đổi phương thức, phương pháp kiểm toán, thay vì kiểm toán trên giấy tờ theo cách truyền thống sang kiểm toán trên dữ liệu số, tiến tới kiểm toán số. 3.5. Thách thức đối với ngành kiểm toán từ góc độ thị trường lao động, giáo dục Bên cạnh những cơ hội đặt ra, thì thực hiện công nghệ số đem lại một số thách thức lớn đối với ngành kiểm toán: Thứ nhất, thách thức về việc tiếp cận công nghệ mới: Ứng dụng công nghệ mới vào công việc kiểm toán là một khó khăn không hề nhỏ đối với các công ty kiểm toán và đội ngũ kiểm toán viên. Trong điều kiện quy mô doanh nghiệp, việc dành một số vốn để đầu tư công nghệ và đào tạo đội ngũ kiểm toán viên là một việc khó nếu so sánh số vốn bỏ ra để đầu tư công nghệ với lợi ích mang lại chưa thật cân xứng. Thứ hai, thách thức về đào tạo và phát triển các kỹ năng: Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, người lao động trong lĩnh vực kiểm toán đã qua đào tạo của Việt Nam mặc dù được đánh giá là nhanh nhẹn, cẩn thận và có thể đáp ứng được nhu cầu… nhưng lại thiếu và yếu kỹ năng mềm. Công nghệ số đòi hỏi kiểm toán viên phải liên tục cập nhật kiến thức và các kỹ năng liên quan để sử dụng hiệu quả các công cụ mới do công nghệ số mang lại. Thứ ba, thách thức về rủi ro an toàn thông tin, an ninh mạng: Mặc dù công nghệ số mang lại nhiều lợi ích về an ninh thông tin, nhưng đồng thời đem lại những rủi ro mới, chẳng hạn như việc tấn công mạng hoặc tiết lộ các dữ liện thông tin. Các rủi ro có thể xảy ra trong việc lưu trữ và truyền thông tin dữ liệu kiểm toán, khi ứng dụng các công nghệ mới làm hạn chế trong việc thử nghiệm kiểm soát, thu thập bằng chứng kiểm toán và đánh giá rủi ro. Thứ tư, thách thức về quy định và sự tuân thủ pháp lý: Sự phát triển của công nghệ đôi khi đi trước các quy định, tạo ra thách thức trong việc duy trì tuân thủ. Kiểm toán viên cần nắm bắt những thay đổi về luật lệ và chuẩn mực để đảm bảo rằng họ không vi phạm các quy định. Thứ năm, thách thức về những rủi ro liên quan đến việc xử lý dữ liệu: Chẳng hạn, do đặc trưng của thực hiện công nghệ số, hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp cần được tích hợp vào các hệ thống phần mềm ứng dụng và phải được thiết kế và phát triển đồng bộ, đồng thời hệ thống phải có khả năng duy trì sự giám sát liên tục thích hợp nhằm đảm bảo tính hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát. Như đã đề cập ở trên, tiềm năng và sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghệ số tạo ra khoảng cách giữa yêu cầu của thực tiễn và khả năng đáp ứng của các chương trình đào tạo nghề nghiệp kế toán kiểm toán nói chung và các chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán kiểm toán nói riêng về nguồn nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm công nghệ thông tin, ứng dụng phần mềm trong công tác kiểm toán. Điều này thúc đẩy các trường đại học phải thay đổi chương trình đào tạo phù hợp theo hướng tích hợp các nội dung ứng dụng trong chuyên ngành. Do đó, sự phát triển của công nghệ số phần nào là một trong những thách thức lớn đối với nghề nghiệp kiểm toán và do vậy để có khả năng đáp ứng, các chương trình đào tạo cần phải thay đổi nhằm nâng cao giá trị cho sinh viên kế toán cũng như nghề nghiệp kế toán nói chung. 4. Kết luận và giải pháp đề xuất 404
  6. Chúng ta đã nghiên cứu và phân tích sâu rộng tác động mà công nghệ số mang lại trong lĩnh vực kiểm toán, một ngành nghề đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ và không ngừng. Rõ ràng, công nghệ số đã và đang tác động nhiều khía cạnh của ngành kiểm toán, từ cách thức thực hiện công việc hàng ngày đến những kỹ năng cần thiết để thành công trong thị trường lao động hiện đại. Các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, và phân tích dữ liệu lớn không chỉ giúp tăng cường hiệu suất và chính xác trong quy trình kiểm toán, mà còn đòi hỏi sự thay đổi trong công tác nâng cao kỹ năng của kiểm toán viên. Điều này dẫn đến một sự thay đổi mạnh mẽ trong nhu cầu về giáo dục và đào tạo, cả trong việc hình thành nền tảng kiến thức cho những người mới vào nghề và trong việc cung cấp đào tạo liên tục cho những chuyên gia đang làm việc. Thị trường lao động trong lĩnh vực kiểm toán đang chứng kiến sự chuyển dịch từ những kỹ năng truyền thống sang những kỹ năng kỹ thuật số và phân tích dữ liệu. Điều này không chỉ định hình lại tương lai của ngành kiểm toán, mà còn làm nổi bật tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển kỹ năng liên tục. Để nhu cầu lao động và đào tạo ngành kiểm toán nói chung, các kế toán viên nói riêng đáp ứng cơ hội và thách thức trong bối cảnh công nghệ số, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển tiêu biểu, cụ thể: ➢ Công tác đào tạo và phát triển kỹ năng - Luôn luôn cập nhật kiến thức kỹ thuật: Cung cấp các khóa học và tài nguyên học tập liên tục để cập nhật kiến thức về các tiêu chuẩn kiểm toán mới, pháp luật, và công nghệ liên quan, các quản lý doanh nghiệp kiểm toán tích cực hỗ trợ kiểm toán viên tham gia các khóa học và hội thảo cập nhật kiến thức. - Phát triển kỹ năng số: Tập trung vào việc phát triển kỹ năng làm việc với dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, và hiểu biết về các công cụ phần mềm kiểm toán hiện đại, sử dụng các ứng dụng công nghệ số trong việc phát hiện các thủ tục kiểm soát, đánh giá rủi ro, tìm kiếm bằng chứng kiểm toán một cách tối ưu, hiệu quả tiết kiệm nhân lực - Nâng cao kỹ năng mềm: Mỗi kiểm toán viên hoặc các doanh nghiệp kiểm toán luôn nâng cao công tác đào tạo kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, và làm việc nhóm để tăng cường khả năng tương tác và hợp tác hiệu quả. - Tạo điều kiện cho kiểm toán viên đề xuất và thử nghiệm các ý tưởng mới, công nghệ mới trong công việc kiểm toán, khuyến khích sự đổi mới trong công tác thực hiện kiểm toán ➢ Áp dụng công nghệ mới - Sử dụng công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo để tăng cường hiệu quả và độ chính xác trong kiểm toán, giảm thiểu công việc thủ công và lặp lại. - Đầu tư vào các công cụ phân tích dữ liệu tiên tiến để xử lý và phân tích dữ liệu lớn, phát hiện gian lận và rủi ro một cách hiệu quả hơn. - Tích hợp nền tảng hợp tác trực tuyến để tăng cường sự tương tác và hợp tác giữa các kiểm toán viên, cũng như giữa kiểm toán viên và khách hàng. ➢ Tăng cường hợp tác và mạng lưới - Hợp tác với các trường đại học và tổ chức giáo dục để cập nhật chương trình đào tạo, đảm bảo rằng sinh viên chuyên ngành kiểm toán được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu lao động đáp ứng bối cảnh công nghệ số. - Tạo dựng và mở rộng mạng lưới chuyên nghiệp với các tổ chức kiểm toán khác, chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật xu hướng mới trong ngành kế toán, kiểm toán. Tóm lại, chúng ta đứng trước một thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ, nơi công nghệ số không chỉ cải tiến cách thức thực hiện kiểm toán, mà còn tạo ra những thách thức và cơ hội mới trong thị trường lao động và lĩnh vực giáo dục. Để theo kịp và tận dụng tối đa những thay đổi này, cả sinh viên, giáo viên, và chuyên gia đang làm việc cần phải không ngừng học hỏi, thích ứng và phát triển kỹ năng của mình. Bằng cách này, họ không chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động hiện đại, mà còn góp phần vào sự phát triển và tiến bộ của toàn ngành. 405
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Ðức Chính, (2020), “Triển khai chiến lược kế toán, kiểm toán Việt Nam: Kết quả và định hướng đến năm 2030”, Tạp chí Tài chính, số tháng 4/2020. 2. Nguyễn Văn Bảo, (2020), “Cơ hội và thách thức đối với kế toán - kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh mới”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2, tháng 12/2019. 3. Trần Thị Kim Anh (2008), “ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thực trạng và giải pháp”, Luận án tiến sĩ, Đai học Ngoại thương Hà Nội. 4. Baldwin, A.A & Lavine, M.K.2000, “The Impact of Electronic Commerce on Information Technology Auditing”, The Review of Accounting Information Systems, 4(1), pp. 31 - 36 5. Santos, C.& Tribolet, J., 2004, “The Impact of Electronic Commerce on the internal control and on auditing practices”, IADIS Internacional Conference E - Commerce 6. Williams, B.C, Hood, K.L.Chen, “Understanding changes in systems, accounting and auditing: the impact of EDI”, Managerial auditing journal, 12(6), pp. 298 – 304 7. Allan B.Afterman, “Audits of Financial statements prepared in accordance with a special purpose frameword and audits of single financial statements of elements”, Accounting & Auditing Update Service 8. Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 9. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 406
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2