![](images/graphics/blank.gif)
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển chuỗi giá trị cà phê ở Việt Nam
lượt xem 6
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài viết tập trung luận giải những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển chuỗi giá trị cà phê của Việt Nam trên hai phương diện cả tích cực lẫn tiêu cực, từ đó làm cơ sở để các cơ quan hữu quan tham khảo trong việc hoạch định các chính sách để chủ động đối phó và thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị cà phê của Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển chuỗi giá trị cà phê ở Việt Nam
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 357 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM Trương Văn Thủy Trường Đại học Tây Nguyên Phạm Hoài Phương Trường Đại học Buôn Ma Thuật Tóm tắt Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hòa đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ cùng với sự bùng nổ của của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải phát huy được những lợi thế so sánh của đất nước và phải khắc phục được những khó khăn hạn chế, biến những thách thức thành cơ hội để phát triển. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp nói chung và ngành cà phê Việt Nam nói riêng cũng đang chịu những tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập buộc phải thay đổi và chuyển mình trong bối cảnh mới. Đối với ngành cà phê Việt Nam hiện nay, quá trình hội nhập sẽ tác động lớn đến sự phát triển chuỗi giá trị cà phê ở tất cả các khâu từ quá trình sản xuất đến chế biến, xuất khẩu. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, bài viết tập trung luận giải những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển chuỗi giá trị cà phê của Việt Nam trên hai phương diện cả tích cực lẫn tiêu cực, từ đó làm cơ sở để các cơ quan hữu quan tham khảo trong việc hoạch định các chính sách để chủ động đối phó và thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị cà phê của Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Hội nhập kinh tế quốc tế, chuỗi giá trị, cà phê, Việt Nam IMPACTS OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION ON DEVELOPMENT OF COFFEE VALUE CHAIN IN VIETNAM Abstract The trend of international and global economic integration has been taking place more and more strongly along with the explosion of the fourth industrial revolution, which has impacted on socio-economic development in all regions. Both countries and Vietnam are not out of that trend. The process of international economic integration requires Vietnam to promote the country's comparative advantages and overcome difficulties and limitations, turning challenges into opportunities for development. In particular, the agricultural sector in general and Vietnam's coffee industry in particular are also being strongly affected by the
- 358 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA integration process, which is forced to change and transform in a new context. For the current Vietnamese coffee industry, the integration process will impact on the development of the coffee value chain at all stages from production to processing and the export. Stemming from the above fact, the article focuses on explaining the impacts of international economic integration on the development of Vietnam's coffee value chain in both positive and negative aspects, from which serve as a basis for agencies in formulating policies to actively deal with and promote the development of Vietnam's coffee value chain in the coming time. Keywords: International economic integration, value chain, coffee, Vietnam. 1. Dẫn nhập Những thập niên đầu của thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cùng với đó là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động bao trùm lên sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm qua vừa tận dụng được những thuận lợi, thời cơ để vươn lên chuyển mình phát triển, đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức, khó khăn trong xu thế hội nhập. Là một quốc gia xuất phát điểm là nước đi lên từ phát triển nông nghiệp với hơn 65% dân số sống ở nông thôn, thực tế trên đặt ra bài toán buộc Việt Nam phải tiến lên nắm bắt xu thế và biến những thách thức thành cơ hội để phát triển kinh tế đất nước, nhất là đối với khu vực nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển chuỗi giá trị nông sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đây cũng là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã chỉ rõ trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII: “…Chú trọng phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản trong các chuỗi giá trị…” [1, tr.124] Cà phê là một trong những mặt hàng quan trọng và đóng góp lớn vào tăng trưởng của khu vực nông nghiệp nói riêng và GDP của Việt Nam nói chung, là một trong 10 sản phẩm chủ lực của Việt Nam và là 1 trong 6 sản phẩm có giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên 3 tỷ USD. Năm 2020 nước ta xuất khẩu ước đạt trên 1,7 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD, chiếm 18% thị phần và hơn 10% giá trị cà phê toàn cầu và đã xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, trên thị trường cà phê toàn cầu, cà phê Việt Nam chỉ có tiếng về sản lượng còn về chất lượng chưa được thừa nhận, giá trị hạt cà phê của Việt Nam chưa được đánh giá cao. Nguyên nhân là do cà phê Việt Nam chịu nhiều biến động của thị trường cà phê thế giới trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến cơ cấu sản phẩm cà phê nước ta có giá trị gia tăng cao vẫn còn thấp; xuất khẩu cà phê nhân chiếm đại đa số, chế biến sâu mới đạt 12% [11]. Như vậy, thực tế trên cho thấy tình trạng chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung và chuỗi giá trị cà phê nói riêng đang đứng trước những thách thức không nhỏ bên cạnh những thời cơ trong bối cảnh hội nhập kinh tế
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 359 quốc tế để phát triển. Do đó, nghiên cứu cần chỉ ra những tác động trên hai khía cạnh cả tích cực lẫn tiêu cực để Việt Nam có thể vừa phát huy những thuận lợi đồng thời khắc phục những khó khăn để chủ động phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Tổng quan và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Những vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, chuỗi giá trị cà phê được nhiều tác giả trong và ngoài nước phân tích, luận giải trên nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có thể kể đến như: Nhóm tác giả Van Dijk & Trienekens (2012) đã luận giải và phân tích các chính sách nhằm phát triển chuỗi giá trị hàng hóa của các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong đó, nghiên cứu chỉ ra rằng để nâng cao hiệu quả trong chuỗi giá trị hàng hóa trong bối cảnh hội nhập cần xóa bỏ những rào cản đối với các nhà sản xuất mà thực tế gặp phải như tình trạng thiếu môi trường cho phép hỗ trợ về thể chế, kết cấu hạ tầng kém phát triển, lãng phí các nguồn lực sẵn có và sự liên kết thiếu hiệu quả,…dẫn đến kìm hãm sự phát triển của chuỗi giá trị. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Durufle và cộng sự (1988) đã áp dụng phương pháp filiére (chuỗi, mạch) nghiên cứu đánh giá chuỗi giá trị về mặt kinh tế, tài chính. Bài viết đã tập trung vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối thu nhập trong chuỗi hàng hóa, phân tích các chi phí và thu nhập giữa các thành phần kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP ở các quốc gia trong tình hình mới. Nghiên cứu của các tác giả Fromm & Dubun (2006) đã chỉ ra rằng các nhà sản xuất nhỏ và các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển có thể thành công trong các chuỗi giá trị nông nghiệp. Tác giả cho rằng việc thực hiện và tuân thủ các tiêu chuẩn của nhà cung cấp sẽ tạo cơ hội cho việc học tập và nâng cao các kỹ năng, kiến thức, được minh họa trong trường hợp của người trồng cà phê quy mô nhỏ ở Honduras. Nghiên cứu đã phân tích những tác động của những sáng kiến bằng cách nghiên cứu cách thức trồng cà phê quy mô nhỏ với quy trình được nâng cấp để họ nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi nhuận trên thị trường quốc tế trong xu thế hội nhập. Trong cuốn sách của Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam (2007) bàn về vấn đề cà phê Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển đã phân tích về tình hình sản xuất và thương mại cà phê trên thế giới và Việt Nam; một số chính sách của nhà nước về phát triển cà phê; đánh giá về phát triển văn hóa cà phê. Cuốn sách phân tích về những thuận lợi của cà phê Việt Nam trong điều kiện hội nhập như về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất, diện tích sản lượng, thị trường được mở rộng, các chính sách tạo điều kiện phát triển ngành cà phê Việt Nam của nhà nước… Mặt khác cũng chỉ ra những khó khăn, hạn chế về chất
- 360 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA lượng, năng suất, sự ảnh hưởng của giá cả cà phê thế giới, về thương hiệu đối với ngành cà phê Việt Nam. Tác giả Chu Tiến Quang (2007) đã luận giải và phân tích những ảnh hưởng của làn sóng hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản Việt Nam qua 3 mặt hàng phổ biến gồm cà phê, điều và chè. Nghiên cứu đã trình bày những dự báo tác động của việc tự do hóa thương mại và quá trình Việt Nam tham gia WTO trên hai khía cạnh cả thuận lợi và thách thức đến các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ cà cà phê Việt Nam, nhất là những biến động về vấn đề giá cà phê trong nước và quốc tế. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể để giảm thiểu những rủi ro và tận dụng những thời cơ để thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Trí Tuệ (2012) đã phân tích 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành cà phê của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế gồm: điều kiện tự nhiên, chính sách của Nhà nước, quy trình kỹ thuật công nghệ, trình độ liên doanh – liên kết trong ngành cà phê và ảnh hưởng của hội nhập. Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước đã bàn về những vấn đề liên quan đến quan niệm, vai trò của chuỗi giá trị nói chung và chuỗi giá trị nông sản, trong đó có bàn đến ngành hàng cà phê. Ngoài ra, một số công trình có phân tích những ảnh hưởng của quá trình hội nhập đến quá trình sản xuất cà phê. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích một cách đầy đủ về những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển chuỗi giá trị cà phê ở Việt Nam trên các khía cạnh cả tích cực lẫn tiêu cực, do vậy bài viết này góp phần lắp đầy những khoảng trống nói trên và nghiên cứu có ý nghĩa cả phương diện về lý luận và thực tiễn nhằm nhận diện cũng như nhận thức đầy đủ hơn về những tác động để đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt Nam trong bối cảnh mới. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp để tổng hợp các số liệu thứ cấp và phân tích nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, liệt kê, phương pháp so sánh,…để luận giải và minh họa cho kết quả nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Khái quát về chuỗi giá trị cà phê Việt Nam Cà phê được xem là một trong những ngành hàng quan trọng ở Việt Nam khi chiếm 3% GDP cả nước, kim ngạch xuất khẩu nhiều năm nay đều trên 3 tỷ USD. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới nói chung và đứng thứ nhất về xuất khẩu cà phê Robusta. Cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang một số thị trường chính như EU, Hoa Kỳ, các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) và ASEAN. Chuỗi giá trị cà phê được quan niệm trên cơ sở khái quát về chuỗi giá trị hàng hóa nói chung là một loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hay dịch vụ từ lúc
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 361 còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi được phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và bị vứt bỏ sau khi sử dụng. Theo đó, có thể hiểu chuỗi giá trị cà phê là một loạt các hoạt động được hình thành bởi sự hợp tác, liên kết giữa các tác nhân đóng vai trò từ quá trình sản xuất, đầu vào cho đến đầu ra của sản phẩm cà phê đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, chuỗi giá trị cà phê của Việt Nam bao gồm các khâu: đầu vào, sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ cà phê tương ứng với các khâu là sự tham gia của các chủ thể trong chuỗi giá trị cà phê Việt Nam gồm: các đại lý, cửa hàng kinh doanh giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; người nông dân, các trang trại trồng cà phê; các thương lái, đại lý trung gian thu gom cà phê và các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê; ngoài ra còn có những tác nhân khác tham gia vào chuỗi giá trị cà phê như các chủ thể trung gian, các nhà khoa học hay nhà nước,…Trong những năm qua, chuỗi giá trị cà phê Việt Nam luôn được chú trọng phát triển ở các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ trong bối cảnh hội nhập, cụ thể: Đối với khâu sản xuất cà phê, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2020 là 680.000 ha, theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê niên vụ 2019 - 2020 đạt 1,8 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2018 - 2019. Theo ước tính của Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, xuất khẩu cà phê tháng 12 năm 2020 ước đạt 85 nghìn tấn với giá trị đạt 170 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê cả năm 2020 đạt 1,51 triệu tấn và 2,66 tỷ USD, giảm 8,8% về khối lượng và giảm 7,2% về giá trị so với năm 2019 [9]. Đối với khâu chế biến, đến nay cả nước đã có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn (cụ thể, 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, tổng công suất thiết kế 1.503 triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6%; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan, tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 97,9%; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn, tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 81,6%). Cà phê bột của Trung Nguyên, cà phê hòa tan của Vinacafe, Trung Nguyên không những chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn được hoan nghênh ở nhiều thị trường trong khu vực, đồng thời đã bước đầu xây dựng được thương hiệu cà phê Việt. Đồi với khâu xuất khẩu cà phê Việt Nam, hiện nay các sản phẩm cà phê của ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau Brazil). Thực trạng về xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2018- 2020 được thể hiện qua Hình 1 sau:
- 362 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Hình 1. Sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu giai đoạn 2018 – 2020 (Nguồn: Báo cáo Tổng kết và nhìn lại thị trường cà phê năm 2020 với nhiều khó khăn thách thức [8]) Bên cạnh đó, sản phẩm cà phê rang xay và hòa tan của Việt Nam xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ), tạo ra nhiều cơ hội cũng như triển vọng cho ngành cà phê khi Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra những vận hội, thời cơ lớn để thúc đẩy phát triển nhưng cũng xen lẫn không ít những thách thức, khó khăn trong quá trình phát triển ngành cà phê Việt Nam nói chung và chuỗi giá trị cà phê Việt Nam nói riêng. 3.2. Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt Nam 3.2.1. Về khía cạnh tác động tích cực Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ cuốn hút hầu hết các nền kinh tế trên thế giới tham gia sân chơi toàn cầu, nhất là sân chơi về kinh tế, trong đó Việt Nam trong những năm qua được xem là điểm sáng trên bản đồ hội nhập các nền kinh tế của thế giới với các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên tham gia có thể kể đến như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP),…Qua đó mang lại cho Việt Nam nói chung và ngành cà phê nói riêng nhiều thời cơ, vận hội để phát triển, cụ thể: Thứ nhất, chuỗi giá trị cà phê Việt Nam dưới sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội để phát triển khâu tiêu thụ giải quyết đầu ra, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần giải quyết đầu ra cho ngành hàng cà phê thúc đẩy chuỗi giá trị cà phê Việt Nam phát triển và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Một trong những vận hội lớn mà quá trình hội nhập mang lại để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt Nam là vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế. Thị trường tiêu
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 363 thụ các mặt hàng nông sản trong đó có thị trường mặt hàng cà phê ngày càng được mở rộng dưới tác động tích cực từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết và có hiệu lực hoạt động sẽ tạo ra nhiều vận hội lớn để đưa sản phẩm cà phê Việt đến với bạn bè quốc tế. Hiện nay, các sản phẩm cà phê của ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau Brazil); đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ), tạo ra nhiều cơ hội cũng như triển vọng cho ngành cà phê khi Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Thị trường tiêu thụ được mở rộng, đầu ra sản phẩm cà phê Việt Nam được giải quyết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt Nam trong nước cũng như tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị cà phê thế giới. Thứ hai, cà phê Việt Nam khi xuất khẩu sang các quốc gia thành viên của các Hiệp định thương mại tự do sẽ nhận được những ưu đãi về thuế suất và các thủ tục thông quan khác. Ngày này, trước những làn sóng hội nhập mạnh mẽ cùng với đó là các Hiệp định thương tư do được ký kết giữa các quốc gia, khu vực tạo ra những cơ hội để các quốc gia đẩy mạnh phát triển sản xuất trong và ngoài nước cũng như phá bỏ những rào acnr trong thương mại quốc tế, một trong những cơ hội lớn cho ngành cà phê Việt Nam đó chính là vấn đề về thuế quan. Với những Hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ có lợi hầu hết việc xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia nội khối trong các Hiệp định của Việt Nam sẽ được miễn thuế 0%. Chẳng hạn, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó mặt hàng cà phê được hưởng thuế 0% sẽ giúp cà phê Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh tại khu vực này và đây là cơ hội cho các doanh nghiệp ngành cà phê Việt Nam. Cùng với đó, việc tham gia hội nhập sâu rộng góp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy các khâu trong chuỗi giá trị cà phê phát triển như khâu sản xuất canh tác cà phê, phát triển sản xuất cà phê gắn với môi trường bền vững để tạo thu hút người tiêu dùng ở thị trường thế giới. Chẳng hạn, theo EVFTA, 39 sản phẩm của Việt Nam được EU công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó có cà phê Buôn Mê Thuột. Qua đó, góp phần phát triển khâu chế biến và xuất khẩu trong chuỗi giá trị cà phê Việt Nam nói riêng và phát triển ngành cà phê Việt Nam nói chung. Thứ ba, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những vận hội để Việt Nam tăng cường hợp tác và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nâng cấp, phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt Nam, nhất là ở khâu sản xuất và chế biến cà phê. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được xem là một trong những khu vực kinh tế có vai trò quan trọng tạo nên sức bật phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong hơn 30 năm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thu hút trung bình hơn 7 tỷ
- 364 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA USD/năm, đóng góp khoảng 25,7% cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 13% GDP năm 2010 và 19,6% GDP năm 2019. Như vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã và đang tạo ra “cú huých” để phát triển đất nước nói chung, trong đó có vài trò của nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành cà phê Việt Nam ở tất cả các khâu từ sản xuất đến chế biến tiêu thụ trong chuỗi giá trị cà phê Việt Nam. Quá trình hội nhập quốc tế góp phần thúc đẩy các quốc gia xích lại gần nhau hơn trên các mối quan hệ đơn phương, song phương và đa phương, hợp tác cùng phát triển trong đó, ngành cà phê Việt Nam có cơ hội phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị cà phê thông qua việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế phát triển ngày càng mạnh mẽ như hiện nay để đầu tư, tái canh cà phê đối với khâu sản xuất trong chuỗi giá trị cà phê, đầu tư kết cấu hạ tầng, công nghệ chế biến, logistics,…thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt Nam. Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế sậu rộng cùng với những thành tựu phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo nhiều cơ hội để nâng cấp, phát triển các khâu trong chuỗi giá trị cà phê Việt Nam, nhất là đi tắt đón đầu trong việc chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất và tiêu thụ trong chuỗi giá trị cà phê Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế cùng với những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế các quốc gia đòi hỏi các nền kinh tế phải chuyển mình trong điều kiện phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ. Sự phát triển từng ngày và nhanh chóng của khoa học, công nghệ đã làm cho thế giới thay đổi đến mức chưa từng có trong lịch sử phát triển. Trong đó, đối với mỗi quốc gia, mỗi ngành kinh tế nếu không tận dụng, vươn lên phát triển sẽ bị tụt hậu. Đối với ngành cà phê Việt Nam, quá trình hội nhập mở ra nhiều cơ hội lớn để nhanh chóng đi tắt đón đầu trong việc ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại để phát triển các khâu trong chuỗi giá trị cà phê, nhất là đổi mới công nghệ cho khâu chế biến để tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn trong chuỗi cũng như đẩy mạnh chế biến sản phẩm cà phê tinh (cà phê bột, cà phê hòa tan) thay vì phần lớn xuất khẩu cà phê nhân như hiện nay. Ngoài ra, sự phát triển công nghệ, nhất là cuộc cách mạng lần thứ tư tạo điều kiện để ứng dụng công nghệ phát triển các khâu trong chuỗi giá trị cà phê, nhất là khâu phân phối sản phẩm nhằm mạng lại giá trị gia tăng cao và tránh được các khâu trung gian. Ví dụ như thương vụ Việt Nam tại Australia vừa ra mắt ứng dụng hỗ trợ doanh nghiệp giao thương xuất khẩu, quảng bá địa phương Việt Nam, kết nối doanh nghiệp thuộc các hiệp hội ngành hàng trong đó có ngành cà phê. Ứng dụng có tên Viet-Aus Trade được tải miễn phí tại các kho trực tuyến (App store, Google play). Ứng dụng được xây dựng theo hướng tích hợp sẵn dữ liệu và mở rộng liên kết nhằm tạo thành một nền tảng đa mục tiêu, góp phần hiện thực hóa Chiến lược hợp tác kinh tế tăng cường giữa hai nước. Qua đó, ngành cà phê Việt Nam sẽ nâng cao được giá trị, giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị cà phê Việt Nam sẽ được tạo ra nhiều hơn, đây chính là thời cơ lớn mà Việt Nam cần sớm tận dụng để phát triển khoa học, công nghệ vào ngành cà phê để phát triển nhanh và bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 365 3.2.2. Về khía cạnh tác động tiêu cực Tuy nhiên, xen lẫn với những thời cơ, thuận lợi mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, Việt Nam còn phải đối mặt không ít những thách thức, khó khăn trong quá trình phát triển chuỗi giá trị cà phê như: Một là, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra sân chơi kinh tế toàn cầu ở đó, mỗi quốc gia khi bước vào sân chơi đều tuân thu luật chơi chung. Đối với chuỗi ngành hàng cà phê Việt Nam khi tham gia vào sân chơi toàn cầu phải đối mặt với tính cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong đó các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn mạnh từ nhiều quốc gia trong lĩnh vực cà phê. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ sẽ tạo ra sự cạnh tranh vô cùng gay gắt giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành cà phê và thậm chí cả diễn ra sự cạnh tranh giữa các ngành lẫn nhau. Với việc các Hiệp định thương mại tự do được ký kết bên cạnh những gam màu sáng vẫn còn không ít những gam màu tối đối với quá trình cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ cà phê của Việt Nam. Với việc mở rộng thị trường giữa các nước cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiêp ngành cà phê ở Việt Nam không những cạnh tranh lần nhau trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn mạnh đến từ các quốc gia khác trên thế giới như Brazil, Indonesia, Ấn Độ,…Đây được xem là một trong những thách thức lớn mà ngành cà phê Việt Nam phải đối mặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, mà ở đó nếu các doanh nghiệp nói riêng và ngành cà phê Việt Nam nói chung không nhạy bén, không thay đổi quy mô, tổ chức, công nghệ thì rất dễ rơi vào tình trạng “hụt hơi” trong sân chơi toàn cầu về ngành cà phê. Hai là, chuỗi giá trị cà phê Việt Nam trong xu thế hội nhập buộc phải tuân thủ các yêu cầu về qui tắc xuất xứ; thủ tục hải quan; rào cản thương mại và đặc biệt là đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi mỗi quốc gia khi bước vào sân chơi toàn cầu đều phải tuân thủ quy tắc chơi, luật chơi chung, không một quốc gia nào muốn chơi mà không chấp nhận luật chơi chung đó. Đối với ngành cà phê Việt Nam nói chung và chuỗi giá trị cà phê Việt Nam muốn tham gia sân chơi, muốn phát triển đều phải tuân thủ theo luật chơi đó. Chuỗi giá trị cà phê Việt Nam hiện nay còn gặp phải những thách thức, khó khăn về rào cản về quy tắc xuất xứ, quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm cà phê thương hiệu. Theo số liệu thống kê, hiện Việt Nam có hàng nghìn sản phẩm nông sản đặc sản, nhưng thực tế chỉ có chưa đến 10% sản phẩm được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đặc biệt, bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tại nước ngoài lại càng hiếm và thậm chí khi đăng ký rồi vẫn bị đánh cắp thương hiệu trong thương mại quốc tế. Chẳng hạn như thương hiệu cà phê chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột bị đánh cắp và được đòi lại tại Trung Quốc là một bài học thực tiễn đắt giá cho các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp cà phê Việt Nam nói chung và doanh nghiệp cà phê Đắk Lắk nói riêng. Nếu chúng ta chỉ nghĩ tới việc làm lợi kinh tế từ sản phẩm mà quên mất yếu tố phải bảo vệ thương hiệu thì cái giá phải trả sẽ không hề nhỏ. Hay thương hiệu cà phê Đắk Lắk cũng bị một công ty của Pháp đăng ký
- 366 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác nhau, và thậm chí nhiều thị trường tiềm năng lớn như Nhật Bản, EU để Việt Nam xuất khẩu cà phê những cũng gặp khó khăn về truy xuất nguồn gốc xuất xứ và đăng ký bảo hộ,…Những yêu cầu về các nguyên tắc về sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng trong các Hiệp đinh thương mại tư đó được nêu rõ, chẳng hạn như trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam đã ký có nêu rõ, nếu như có ai đó đã đăng ký chỉ dẫn địa lý dưới dạng nhãn hiệu thì người đó sẽ có quyền chống lại các chỉ dẫn địa lý khác. Tóm lại, để khẳng định chất lượng, thương hiệu và quảng bá được những sản phẩm cà phê Việt Nam ra thị trường quốc tế thì phải làm chặt chẽ khâu quan trọng là đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế buộc Việt Nam phải hướng đến sản xuất cà phê theo các chứng nhận quốc tế, đặc biệt ngay từ khâu đầu vào, sản xuất cho đến đầu ra trong chuỗi giá trị cà phê. Đồng thời, công nghệ chế biến cà phê cũng đang là “trở lực lớn” trong chuỗi giá trị cà phê Việt Nam trong điều kiện hội nhập. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ và các khâu khác trong chuỗi giá trị cà phê đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn, chất lượng, đảm bảo được các chứng nhận quốc tế,… Chẳng hạn, đối với khâu sản xuất trong chuỗi giá trị cà phê phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế ngay từ khâu đầu vào như sản xuất cà phê theo chứng nhận 4C (bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê), UTZ Certifed, RFA (Rừng nhiệt đới) và FLO (Thương mại công bằng), mà thực tế người nông dân sản xuất cà phê ở Việt Nam chưa bắt kịp xu thế và thay đổi thói quen canh tác ngay được, đây chính là thách thức lớn với ngành cà phê Việt Nam nếu như ta cứ duy trì kiểu sản xuất nhỏ lẻ, manh mún theo “lối mòn” như cũ sẽ khó có thể phát triển và thậm chí bị đá văng khỏi sân chơi toàn cầu nếu như vi phạm luật chơi. Thực tế cho thấy, hiện nay phần lớn cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng cà phê nhân, tức là cà phê thô chưa qua chế biến sâu do đó giá trị gia tăng mang lại thấp. Nguyên nhân vấn đề này là do đa số công nghệ chế biến cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, quy mô chế biến nhỏ chủ yếu ở khâu gia công do đó sản phẩm cà phê Việt Nam khó xâm nhập sâu vào thị trường cà phê thế giới. Chẳng hạn như Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein vào thị trường các quốc gia Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch khoảng 6,8 triệu USD năm 2019. Trong khi đó, mỗi năm các nước này nhập khẩu khoảng 455 triệu USD và chủ yếu nhập khẩu từ Brazil, Honduras. Hay thực trạng các quốc gia Bắc Âu chủ yếu nhập khẩu hạt cà phê Arabica và chỉ nhập khẩu lượng nhỏ cà phê Robusta. Trong khi đó, Việt Nam lại chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, chiếm khoảng 95% lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Như vậy, thực tế trên đã chỉ ra bài toán nan giải đối với ngành cà phê Việt Nam ở khâu chế biến sâu đòi hỏi Việt Nam phải sớm giải quyết trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Bốn là, với những diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch Covid-19 đã bao trùm bóng tối lên hầu hết các nền kinh tế dẫn đến xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước gia tăng gây nhiều áp lực và khó khăn trong quá trình xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 367 Các làn sóng đại dịch Covid-19 đã và đang tác động mạnh mẽ và gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế - xã hội ở các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam. Tình trạng đại dịch Covid-19 kéo dài làm cho chuỗi cung ứng trên thế giới bị đứt đoạn ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu, từ đó làm suy giảm tăng trưởng nền kinh tế thế giới nói chung và nhiều quốc gia, khu vực nói riêng. Mặt khác, trước cú sốc đại dịch một số quốc gia đã tăng cường các biện pháp bảo hộ trong nước, chuyển sang “tự cung tự cấp” trong thời kỳ dịch bệnh như một biện pháp phản ứng trước đại dịch Covid -19 sẽ càng làm cho thương mại toàn cầu thêm tồi tệ. Kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và ngành cà phê nói riêng cũng đanh phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ dịch bệnh. Quá trình tiêu thụ, xuất khẩu cà phê gặp nhiều khó khăn do nhu cầu giảm ảnh hưởng đến sự vận hành của chuỗi giá trị cà phê Việt Nam. Đồng thời, đại dịch Covid-19 khiến cho các cường quốc, các trung tâm kinh tế và thị trường rộng lớn bị sa sút, trì trệ, thậm chí tăng trưởng âm kéo theo sự ảnh hưởng đến các quốc gia khác, nhất là các quốc gia đang và kém phát triển càng gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu kép vừa đẩy lùi dịch bệnh vừa tăng trưởng kinh tế. 4. Một số khuyến nghị, chính sách Trước những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi về phía nhà nước và các tác nhân tham gia phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt Nam cần chủ động thích nghi và có những chính sách, giải pháp kịp thời và dài hạn để một mặt có thể tận dụng và phát huy những thời cơ mà quá trình hội nhập mang lại. Mặt khác, các chủ thể trong chuỗi cần khắc phục những hạn chế và khó khăn để thúc đẩy chuỗi giá trị cà phê Việt Nam phát triển, cụ thể: * Về phía Nhà nước: để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhà nước cần tiếp tục phát huy vai trò của mình trong quá trình hội nhập trên các khia cạnh như: tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Rà soát, ban hành, sửa đổi và bổ sung hệ thống pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện tiếp tục phát huy vai trò của Nhà nước; Kịp thời ban hành cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các chủ thể kinh tế phát triển, đón đầu xu trong xu thế hội nhập đối với ngành hàng cà phê của Việt Nam. Đồng thời, nhà nước phải không ngừng nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước, đổi mới phương thức quản lý nhằm phát huy mọi nguồn lực trong quá trình hội nhập. Cùng với đó, nhà nước cần tích cực mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại cả song phương và đa phương, nhất là việc ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để mở ra nhiều vận hội để chuỗi giá trị cà phê Việt Nam thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu và nâng cao được giá trị gia tăng. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, Nhà nước và chính quyền địa phương cũng như các cơ quan hữu quan cần chú trọng và đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ cà phê chỉ dẫn địa lý như cà phê chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, hồ sơ, thủ tục để truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đăng ký sở hữu trí tuệ, bản quyền trên phạm vi quốc tế để tránh trường hợp đánh tráo thương hiệu ảnh hưởng đến ngành cà phê khi xuất khẩu nhằm thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt Nam.
- 368 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA * Về phía các chủ thể tham gia chuỗi giá trị cà phê Việt Nam: trước hết các chủ thể ở các khâu từ đầu vào cho đến đầu ra trong chuỗi giá trị cà phê Việt Nam cần chủ động phát huy nội lực để thích nghi và tận dụng thời cơ mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra: đối với người nông dân trồng cà phê cần đổi mới phương thức canh tác, đẩy mạnh dồn điền đổi thửa tiến lên sản xuất quy mô lớn, mạnh dạn đầu tư công nghệ hiện đại vào quá trình trồng, chăm bón và thu hoạch để nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê mang lại thu nhập cao. Nhất là việc chủ thể sản xuất cần mở rộng diện tích sản xuất cà phê có chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế như 4C (bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê), UTZ Certifed, RFA (Rừng nhiệt đới) và FLO (Thương mại công bằng) nhằm tiệm cận và nhanh chóng đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm cà phê Việt Nam, nhất là đáp ứng được các yêu cầu khắt khe đối với các thị trường đầy năng trên thế giới. Đối với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cà phê Việt Nam cần phải đi đầu và quyết liệt trong việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ chế biến hiện đại cũng như đầu tư, nâng cấp trang thiết bị máy móc để tham gia chế biến sâu các sản phẩm cà phê Việt Nam thay vì chủ yếu chế biến thô để xuất khẩu như hiện nay. Đây cũng chính là công đoạn tạo ra nhiều giá trị gia tăng và khẳng định chất lượng, thương hiệu để chuỗi giá trị cà phê Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị cà phê thế giới, nhưng hiện đây cũng chính là khâu yếu nhất của chuỗi giá trị cà phê dẫn đến giá trị gia tăng thấp của chuỗi giá trị cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. Ngoài ra, đối với các chủ thể trung gian và các chủ thể đóng vai trò quan trọng khác trong chuỗi giá trị cà phê Việt Nam cần gắn kết và hợp tác chặt chẽ trên cơ sở đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích trong quá trình phát triển. Bên cạnh đó, các chủ thể trong chuỗi giá trị cà phê cần chủ động tìm hiểu các văn bản luật pháp quốc tế có liên quan đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và nghiên cứu học hỏi, nắm bắt, nhất là liên quan đến các yêu cầu, quy định về truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm,…nhằm đáp ứng được các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành hàng cà phê, qua đó giúp nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi và góp phần tham gia sâu vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu đối với chuỗi giá trị cà phê Việt Nam. 5. Kết luận Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ tác động bao trùm lên các nền kinh tế, các ngành lĩnh vực ở các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là đất nước có thế mạnh về ngành cà phê trên bản đồ cà phê thế giới, tuy nhiên chuỗi giá trị cà phê Việt Nam hiện vẫn đang nằm ở các phân khúc đáy của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu với giá trị gia tăng trong chuỗi thấp. Trong bối cảnh hiện nay, khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tác động đến quá trình phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt Nam trên các khía cạnh tích cực như mở rộng thị trường, miễn thuế, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ,…xen lẫn với những khó khăn, thách thức về cạnh tranh gay gắt, điều kiện, tiêu chuẩn, bảo hộ quốc tế, sở hữu trí tuệ,…đòi hỏi ngành cà phê Việt Nam cần phải tích cực phát huy và tận dụng những thời cơ, thuận lợi đồng thời phải biến những thách thức thành cơ hội để thúc đẩy chuỗi giá trị
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 369 cà phê ngày càng phát triển, tham gia sâu vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu và khẳng định được thương hiệu, giá trị cà phê Việt Nam trên trường quốc tế. Tài liệu tham khảo Chu Tiến Quang (2007), Tác động của hội nhập kinh tế đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản của Việt Nam (Qua nghiên cứu chè, cà phê, điều), Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiên Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, tr.124, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. Durufle & cộng sự (1988), Les effets sociaux et esconomiques des projets de desveloppement rural, Série Mesthodologie, Ministère de la Coopération, La Documentation Francaise. Fromm & Dubun (2006), Upgrading and the Value Chain Analysis: The Case of Small-scale Coffee Farmers in Honduras, Conference on International Agricultural Research for Development. Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam (2007), Cà phê Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. Tổng kết và nhìn lại thị trường cà phê năm 2020 với nhiều khó khăn thách thức, https://lehoangdiepthao.com/tong-ket-va-nhin-lai-thi-truong-ca-phe-2020-voi-nhieu- kho-khan-thach-thuc/ [Truy cập ngày 10/7/2021] Van Dijk & Trienekens (2012), Global Value Chains: Linking Local Producers from Developing Countries to International Markets, Published by: Amsterdam University Press. Retrieved from http://www.jstor.org/stable/j.ctt46mshk.3 (truy cập ngày 12/9/2019). Vietnambiz.vn (2020), Báo cáo thị trường cà phê năm 2020, https://cdn.vietnambiz.vn/171464876016439296/2021/1/20/a2012020-bao-cao-ca- phe-nam-2020-final-16111582854511351635957.pdf [Truy cập ngày 10/7/2021]. Vũ Trí Tuệ (2012), Năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hội Thảo - HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
13 p |
973 |
338
-
Chiến lược giá và cách định giá cho sản phẩm
17 p |
659 |
303
-
CHIẾN LƯỢC GIÁ CHO SẢN PHẨM TRONG KINH DOANH
15 p |
318 |
148
-
Tổng quan về Marketing Quốc tế
14 p |
629 |
139
-
CHIẾN LƯỢC GIÁ VÀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM KINH DOANH
16 p |
232 |
100
-
CHƯƠNG 6. CHIẾN LƯỢC CÔNG TY: HỘI NHẬP DỌC, ĐA DẠNG HOÁ CÁC CHIẾN LƯỢC LIÊN MINH
29 p |
365 |
55
-
hội nhập kinh tế quốc tế
13 p |
185 |
51
-
Các chính sách kinh tế trong thời gian gần đây và tác động đến doanh nghiệp
4 p |
173 |
39
-
Tổng quan WTO
35 p |
163 |
36
-
TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ TỚI VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4 p |
188 |
29
-
Bài giảng Marketing quốc tế: Tuần 3 - Th.S Nguyễn Thị Minh Hải
32 p |
95 |
9
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 7
36 p |
123 |
8
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 1 - Trường ĐH Thương Mại
12 p |
15 |
7
-
Bài giảng Marketing quốc tế: Tuần 3 - ThS. Nguyễn Thị Minh Hải
32 p |
60 |
5
-
Mối quan hệ giữa chế độ đãi ngộ CEO và rủi ro của doanh nghiệp: Nghiên cứu trên các doanh nghiệp Việt Nam
18 p |
6 |
2
-
Nghiên cứu tác động của rào cản xuất khẩu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
15 p |
12 |
2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty TNHH ECCO (Việt Nam)
12 p |
5 |
1
-
Mô hình trọng lực trong thương mại đến các nước châu Á: bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
27 p |
14 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)