intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của lãi suất lên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Tác động của lãi suất lên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương" giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về cách mà lãi suất ảnh hưởng đến chi phí vốn và thu nhập từ các khoản cho vay và đầu tư của ngân hàng. Ngoài ra, đề tài cũng giúp cho Vietinbank và các ngân hàng khác có thể đưa ra các quyết định chiến lược và quản lý rủi ro tốt hơn trong việc quản lý lãi suất và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của lãi suất lên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương

  1. TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT LÊN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG Trần Tấn Lộc, Nguyễn Thị Ngọc Phượng*, Phạm Thị Kim Thoa, Phạm Ngọc Phú Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Tường Oanh TÓM TẮT Đề tài "Tác động của lãi suất lên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương - Viettinbank" có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp hiểu rõ hơn về tác động của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại. Đặc biệt, đề tài này tập trung vào Ngân hàng TMCP Công thương - VietinBank, một trong những ngân hàng lớn và có vị thế cao trong thị trường tài chính Việt Nam. Việc tìm hiểu tác động của lãi suất lên hoạt động kinh doanh của VietinBank là rất quan trọng, vì lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nghiên cứu này giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về cách mà lãi suất ảnh hưởng đến chi phí vốn và thu nhập từ các khoản cho vay và đầu tư của ngân hàng. Ngoài ra, đề tài cũng giúp cho Viettinbank và các ngân hàng khác có thể đưa ra các quyết định chiến lược và quản lý rủi ro tốt hơn trong việc quản lý lãi suất và tối ưu hoá hoạt động kinh doanh. Từ khóa: hoạt động kinh doanh, lãi suất, tác động, VietinBank 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nền kinh tế thị trường lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất bởi nó quan hệ mật thiết đối với lợi ích kinh tế của từng người trong xã hội. Lãi suất tác động đến quyết định của mỗi cá nhân: chi tiêu hay tiết kiệm để đầu tư. Sự thay đổi lãi suất có thể dẫn tới sự thay đổi quyết định của mỗi doanh nghiệp: vay vốn để mở rộng sản xuất hay cho vay tiền để hưởng lãi suất, hoặc đầu tư vào đâu thì có lợi nhất. Bên cạnh đó lãi suất đang là một trong những vấn đề được đánh giá là quan trọng nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Lãi suất không chỉ là một chỉ số quan trọng của thị trường tài chính mà còn có tác động đến lượng tiền cho vay, lượng tiền tiết kiệm và các hoạt động tài chính khác của ngân hàng. Việc quản lý lãi suất đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng định hướng chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với điều kiện thị trường. Để hiểu hơn về tầm quan trọng của lãi suất đến thị trường kinh tế đặc biệt là ngân hàng Vietinbank thì việc nghiên cứu tác động của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Vietinbank là cần thiết, sẽ giúp chúng ta đánh giá tình hình lãi suất hiện tại và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tóm lại nghiên cứu tác động của lãi suất đến hoạt động kinh doanh của Vietinbank là một đề tài rất quan trọng và thú vị trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài này để đưa ra kết quả của nghiên cứu sẽ giúp đánh giá tình hình lãi suất hiện tại và đưa ra các giải pháp phù hợp để quản lý rủi ro tài chính, tăng cường lợi nhuận cho ngân hàng và đưa ra thông tin quan trọng cho các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính. 332
  2. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ROA (Return on Assets) là một chỉ số tài chính đo lường khả năng của một doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận từ tài sản của nó. ROE (Return on Equity) là một chỉ số tài chính đo lường khả năng của một doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu của nó. NIM (Net Interest Margin) còn được gọi là tỷ lệ thu nhập lãi thuần. NIM được hiểu đơn giản là tỷ lệ chênh lệch giữa thu nhập lãi ròng của tổ chức và ngân sách mà tổ chức tài chính đó phải trả. COF cho biết ngân hàng phải huy động với mức lãi suất bình quân là bao nhiêu. Hoạt động cốt lõi của ngân hàng là huy động tiền nhàn rỗi sau đó đi cho vay lại. 3. TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3.1. Tác động của lãi suất đến nguồn vốn và tín dụng của Vietinbank Đối với nguồn vốn của Vietinbank: lãi suất được áp dụng cho các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản vay từ các tổ chức tài chính khác. Đối với tín dụng của Vietinbank: lãi suất là một yếu tố quan trọng trong việc xác định mức độ thu hút khách hàng và việc xác định mức lãi suất cho các khoản vay. 3.2. Tác động của lãi suất đến lợi nhuận và doanh thu của Vietinbank có thể được mô tả như sau: - Lợi nhuận từ các khoản vay: Khi lãi suất tăng, ngân hàng sẽ có lợi nhuận tăng từ các khoản vay. Ngược lại, khi lãi suất giảm, lợi nhuận từ các khoản vay của ngân hàng sẽ giảm. - Lợi nhuận từ các khoản đầu tư: Lãi suất cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận từ các khoản đầu tư của Vietinbank, bao gồm cả các khoản đầu tư trong chứng khoán và các khoản đầu tư khác. Khi lãi suất tăng, lợi nhuận từ các khoản đầu tư sẽ giảm, và ngược lại. - Tác động đến khả năng cho vay của ngân hàng: Khi lãi suất tăng, ngân hàng có thể sẽ giảm khả năng cho vay của mình vì khách hàng sẽ khó khăn hơn trong việc trả nợ. Ngược lại, khi lãi suất giảm, ngân hàng có thể tăng khả năng cho vay để kích thích hoạt động kinh doanh. - Tác động đến hoạt động gửi tiền của khách hàng: Khi lãi suất tăng, khách hàng có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng để nhận được lãi suất cao hơn. Ngược lại, khi lãi suất giảm, khách hàng có thể rút tiền gửi và đưa vào các kênh đầu tư khác, do đó Vietinbank có thể mất đi một phần tiền gửi của mình. - Tác động đến chi phí tài chính của Vietinbank: Khi lãi suất tăng, chi phí tài chính của Vietinbank sẽ tăng, do phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay của mình. Ngược lại, khi lãi suất giảm, chi phí tài chính của ngân hàng sẽ giảm. - Tác động đến rủi ro tín dụng: Khi lãi suất tăng, khách hàng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc trả nợ, do đó ngân hàng có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng cao hơn. Ngược lại, khi lãi suất giảm, rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng giảm. 3.3. Ảnh hưởng của lãi suất đến lợi nhuận và doanh thu của VietinBank 333
  3. Với vai trò là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam, VietinBank cần phải có một chiến lược hợp lý về lãi suất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh trên thị trường ngân hàng. Một tác động của lãi suất đến nguồn vốn của VietinBank là sự thu hút hoặc mất mát khách hàng. Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh thu của VietinBank là tỷ lệ dư nợ được vay từ Ngân hàng Nhà nước. Khi Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất, tỷ lệ dư nợ được vay từ Ngân hàng Nhà nước cũng tăng lên, do đó VietinBank phải trả nhiều tiền hơn cho khoản vay này. Điều này ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu VietinBank tăng lãi suất cho các khoản vay của mình lên quá cao, khách hàng có thể không sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, dẫn đến giảm doanh thu. Để giải quyết vấn đề này, VietinBank cần phải có một chiến lược hợp lý về lãi suất, đồng thời cần phải đưa ra những sản phẩm và dịch vụ tài chính mới để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, với mức lãi suất thấp, khách hàng có xu hướng vay nhiều hơn, tăng nguy cơ cho VietinBank về rủi ro tín dụng. Không những thế, lãi suất còn có tác động đến lợi nhuận và doanh thu của VietinBank. Với mức lãi suất cao, lợi nhuận của VietinBank sẽ tăng lên nhờ vào việc thu hút được các khoản tiền gửi với lợi nhuận cao và tăng giá trị các khoản vay. 3.4. Tác động của lãi suất đến chi phí và rủi ro của VietinBank Lãi suất có tác động lớn đến chi phí và rủi ro của VietinBank. Khi lãi suất tăng, chi phí vốn của ngân hàng sẽ tăng, do đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nếu VietinBank muốn tăng lãi suất cho khoản vay, điều này có thể dẫn đến việc giảm số lượng khách hàng muốn vay, và do đó giảm doanh thu. Lãi suất cũng có thể ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ và lạm phát của đất nước. Khi lãi suất tăng, đồng tiền địa phương có xu hướng mạnh hơn, tuy nhiên, điều này có thể làm tăng lạm phát. Để quản lý lãi suất hiệu quả, VietinBank cần phải có một chiến lược tổng thể, bao gồm định hướng dài hạn về lãi suất và cách thức quản lý lãi suất tại từng thời điểm cụ thể. Điều này cần được định hướng bởi các nhà quản lý tài chính và các chuyên gia tài chính của VietinBank. Quản lý lãi suất cũng mang đến một số rủi ro và thách thức cho VietinBank. Trong quá trình điều chỉnh lãi suất, ngân hàng cần phải đối mặt với rủi ro về tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản. Nếu lãi suất quá cao, khách hàng sẽ khó khăn trong việc trả nợ và có thể dẫn đến tăng mức nợ xấu. Nếu lãi suất quá thấp, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Tất nhiên, việc quản lý lãi suất cũng cần phải đảm bảo tính minh bạch và công bằng. 4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 4.1. Đánh giá thực trạng phân tích lãi suất ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của Vietinbank Theo ảnh của Ngân hàng Vietinbank cung cấp ta thấy Ngân hàng cho vay 1.275 nghìn tỷ đồng, tăng đáng kể so với năm 2021 là 12,7%, song, tiền gửi cũng tăng 7,5% tức năm 2022 số tiền được gửi tại ngân hàng là 1.249 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó tổng thu nhập và lợi nhuận trước thuế đều tăng mạnh so với năm 2021 lần lượt là 21,5% và 20%. Qua đó có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank năm 2022 gặt hái được kết quả tích cực. Quy mô tổng tài sản tại ngày 31/12/2022 đạt 1.809 nghìn tỷ đồng tức tăng 18,1% so với năm 2021. Trong đó: Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác tăng mạnh 62,8%; Chứng khoán kinh doanh 334
  4. giảm mạnh 42,6% do VietinBank đã chủ động rút giảm danh mục để đảm bảo an toàn trước những diễn biến của thị trường trái phiếu Chính phủ. ⮚ Cơ cấu lợi nhuận năm 2022 Tiếp đến xét về cơ cấu lợi nhuận 2022, bởi doanh thu đạt kết quả cao hơn năm 2021 nên dẫn đến lợi nhuận cũng có sự tăng trưởng, cụ thể: Tổng thu nhập hoạt động năm 2022 đạt 64,6 nghìn tỷ đồng (+21,5% yoy). Trong đó đáng chú ý: Thu nhập lãi thuần tăng 15% yoy nhờ VietinBank cơ cấu tối ưu danh mục tín dụng đi đôi với kiểm soát rủi ro; thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tiếp tục tăng trưởng mạnh 97% yoy do VietinBank tiếp tục đa dạng hóa cấu trúc các sản phẩm ngoại hối, đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng mới trên thị trường. Lãi thuần từ hoạt động khác năm 2022 đạt 6,6 nghìn tỷ đồng (+94,4% yoy) chủ yếu do VietinBank tập trung nguồn lực, thực hiện linh hoạt và đồng bộ các biện pháp đẩy nhanh tiến độ xử lý, thu hồi nợ xử lý rủi ro (thu hồi từ các khoản nợ đã xử lý đạt 5,4 nghìn tỷ đồng, +65,3% yoy). Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2022 đạt 45,3 nghìn tỷ đồng (+25,9% yoy). VietinBank chủ động dành nguồn lực trích lập DPRR theo đúng quy định nhằm gia tăng đệm dự phòng tài chính cho hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2022 đạt 24,2 nghìn tỷ đồng (+31,5% yoy). Theo đó, lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 21,1 nghìn tỷ đồng, (+20% yoy). ⮚ Dư nợ cho vay năm 2022 Giai đoạn này dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng và cơ cấu tiếp tục dịch chuyển tích cực, cụ thể: Dư nợ cho vay tăng trưởng 12,7% so với năm 2021, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh hồi phục sau dịch, ưu tiên nguồn lực tăng trưởng đối với Bán lẻ và SME, các ngành nghề/ lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên phát triển Tỷ trọng dư nợ Bán lẻ và SME tăng trưởng theo đúng định hướng (từ 58,6% năm 2021 lên 63,1% năm 2022), trong đó tỷ trọng dư nợ bán lẻ cải thiện từ mức 32,2% năm 2021 lên 37,2% năm 2022. Tuy nhiên Vietinbank cho vay dựa theo những ngành nghề có tiềm năng phát triển và gồm cơ cấu cho vay theo ngành nghề và cho vay cá nhân theo sản phẩm, cụ thể: Trong 4Q2022, cơ cấu cho vay theo ngành nghề của VietinBank không có nhiều biến động lớn so với quý trước, chủ yếu có sự chuyển dịch nhẹ từ Xây dựng (giảm từ 7,4% xuống 6,8%) và Công nghiệp chế biến, chế tạo (giảm từ 21,7% xuống 21%) sang Thương mại, dịch vụ (tăng từ 17,7% lên 18,6%). So với cuối năm 2021, dư nợ cho vay cũng chủ yếu tăng ở Thương mại, dịch vụ và Bán buôn,bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. Cho vay cá nhân tập trung vào cho vay sản xuất kinh doanh và vay mua nhà. So với cuối năm 2021, cho vay sản xuất kinh doanh giảm từ 61,6% xuống còn gần 60% và cho vay tiêu dùng nhà đất giảm từ 26% xuống còn 25,4%; trong khi đó cho vay tiêu dùng nhà dự án tăng từ 3,1% lên 4,8% và cho vay tiêu dùng khác tăng từ 3,7% lên gần 5%. ⮚ Chỉ số NIM, COF NIM của VietinBank năm 2022 đạt 2,94%, tiếp tục cải thiện so với 9T2022. Tỷ lệ COF năm 2022 là 3,67%, tăng 0,34 điểm % so với cuối năm 2021, theo xu hướng tăng mạnh của 335
  5. mặt bằng lãi suất huy động trong các tháng cuối năm. ⮚ Chỉ số ROA, ROE ROA, ROE của VietinBank năm 2022 cải thiện so với năm 2021, lần lượt đạt 1,3% và 16,8% Chính sách tiền tệ thắt chặt ở hầu hết các quốc gia gây áp lực lên đồng tiền của các nước đang phát triển. Fed đã tăng lãi suất 7 lần trong năm 2022 lên mức 4,25% - 4,5%, cao nhất kể từ năm 2007. ECB tăng 4 lần từ 0% lên 2,5%. NHNN hai lần liên tiếp điều chỉnh lãi suất điều hành và lãi suất tiền gửi để thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ và kiểm soát lạm phát. Biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND điều chỉnh từ mức +3% lên +5%, tạo dư địa cho tỷ giá diễn biến linh hoạt. Tỷ giá USD/VND tăng khoảng 3,93% so với cuối năm 2021. Mức độ mất giá VND ít hơn các đồng tiền khác trên thế giới (Nhân dân tệ giảm 9,86%, Won Hàn Quốc giảm 8,64%, Yên Nhật giảm 14,97%). Thanh khoản hệ thống gặp khó khăn. Lãi suất liên ngân hàng được đẩy lên c Thanh khoản hệ thống gặp khó khăn. Lãi suất liên ngân hàng được đẩy lên cao và lập đỉnh 10 năm, tạo sức ép tăng lãi suất. Chính điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến Ngân hàng TMCP Công Thương, kết quả đã thể hiện rõ và tác động mạnh đến tín dụng và nguồn vốn của ngân hàng cũng xem tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank. Tín dụng 2022 tăng trưởng ở mức cao hơn so với trước dịch 14,2% hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực SXKD và lĩnh vực ưu tiên. Tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát. Dư nợ khách hàng doanh nghiệp tăng 8,5%, mức thấp nhất trong 4 năm và thấp hơn nhiều mức 21,3% của dư nợ khách hàng cá nhân. Tốc độ tăng trưởng huy động thấp nhất trong 10 năm và thấp hơn tăng trưởng tín dụng, khiến mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tăng nhanh. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát ở mức 1,92% (2021: 1,49%); Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ tại VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu giảm xuống 4,5% (2021: 6,3%). 4.2. Giải pháp Ngân hàng cần tiết kiệm chi phí quản lý, đa dạng hóa các dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ, kiểm soát chất lượng nợ và rủi ro tín dụng, quản trị hiệu quả cân đối vốn. Chú trọng tăng trưởng Casa: với mục tiêu cải thiện chi phí vốn, giảm bớt áp lực NIM và tăng trưởng thu ngoài lãi: trong đó chú trọng thúc đẩy hoạt động TTTM & thanh toán quốc tế, bảo lãnh, bảo hiểm và thẻ. Tập trung nghiên cứu, xây dựng và phát triển các kênh phân phối công nghệ hiện đại, tiện dụng, đồng bộ, hướng đến khách hàng, kết nối đối tác, ứng dụng Bigdata, AI, học máy vào phân tích dữ liệu và nghiên cứu và triển khai công nghệ mới như công nghệ đám mây, xây dựng hệ sinh thái lấy khách hàng là trọng tâm nhanh chóng để dễ dàng kết nối, rút ngắn thời gian giao dịch, quản lý chi phí tốt. Ngoài ra còn phải tận dụng tối đa mọi nguồn nhân lực, tài nguyên cơ sở hạ tầng và tập trung khai thác hệ sinh thái và bán chéo. 336
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Duc Khuong Nguyen, Mondher Bellalah (2017): "Interest rate pass-through and its determinants in Vietnam" 2. Hoang Thi Minh Hong (2019): "Determinants of Net Interest Margin of Commercial Banks in Vietnam: A Panel Data Analysis" 3. Nguyen Thi Ngoc Anh và Nguyen Thanh Tam (2021): "The Impact of Interest Rate on the Performance of Vietnamese Commercial Banks" 4. Báo cáo thường niên: https://investor.vietinbank.vn/AnnualReports.aspx 337
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2