Chính sách tài khóa
lượt xem 585
download
Chính sách tài khóa là các chính sách c a chính ủ phủ nhằm tác động lên định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa. Chính sách tài khóa đối lập với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền. Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế....
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách tài khóa
- Chính sách tài khóa (Fiscal policy) SAGA - Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa. Chính sách tài khóa đối lập với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền. Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế. Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế: • Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế • Kiểu phân bổ nguồn lực • Phân phối thu nhập Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế. Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và thu gọn. 1. Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi tiêu chính phủ, T: thu nhập từ thuế). Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế. 2. Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T) thông qua chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng. 3. Chính sách thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó, hoặc thặng dư nếu trước đó có ngân sách cân bằng. Chính sách tài khoá "cãi" chính sách tiền tệ? 06:19' 17/11/2005 (GMT+7) (VietNamNet) - Chính sách tiền tệ vẫn thắt chặt trong khi chính sách tài khoá lại nới lỏng khiến áp lực lạm phát và lãi suất dâng cao. Đó là lý do chính khiến các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính lệch pha nhau trong việc điều hành chính sách tài chính - tiền tệ.
- Tại cuộc hội thảo khoa học về Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam vừa được tổ chức tại Hà Nội, nhiều ý kiến đã cho rằng, hai chính sách quan trọng này của Việt Nam vẫn chưa được nhịp nhàng với nhau. Thậm chí, có chuyên gia còn cho rằng, trong tình hình nguy cơ lạm phát như hiện nay, hai chính sách này cũng không đồng nhất trong mục tiêu hướng tới. Chính sách tiền tệ vẫn bị thắt chặt trong khi chính sách tài khoá lại nới lỏng khiến áp lực lạm phát vẫn cao và lãi suất cũng cao. Người thắt - kẻ nới Ông Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ chiến lược phát triển của Ngân hàng Nhà nước - cho rằng, thời gian qua, với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế nên chính sách tài khoá nới lỏng đã được Chính phủ áp dụng, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế 1998-2001. Đây là một trong những nguyên nhân gây áp lực tăng lạm phát vào cuối năm 2003 và đầu năm 2004. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ lại được thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát như tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái chiết khấu, tăng các lãi suất chỉ đạo khác... Việc sử dụng chính sách tiền tệ thận trọng đã góp phần kiềm chế lạm phát ở mức một con số. Nhưng theo ông Nghĩa, cái giá nền kinh tế phải trả là lãi suất cao và lạm phát cao trong điều kiện cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như dự kiến Cũng theo ông Nghĩa, sự phối hợp chưa đồng điệu cũng gây ra nhiều ảnh hưởng khác.
- Chính sách tài khoá và chính sách tiền Chẳng hạn, để đạt được mục tiêu huy tệ động vốn phục vụ cho các mục đích của Chính phủ (trong đó có bù đắp thâm Về cơ bản, chính sách tài khoá là chính hụt ngân sách), thông thường lãi suất sách thu chi của Chính phủ hay còn gọi trái phiếu thường cao hơn lãi suất huy là chính sách ngân sách. động của các ngân hàng thương mại. Điều này đã làm cho luồng tiền vốn Còn chính sách tiền tệ là việc thực hiện dịch chuyển từ khu vực dân cư và doanh tổng thể các biện pháp, sử dụng các nghiệp vào trái phiếu để hưởng lợi và công cụ của Ngân hàng Trung ương đương nhiên đầu tư phát triển kinh nhằm góp phần đạt được các mục tiêu doanh của khu vực kinh tế tư nhân sẽ của chính sách kinh tế vĩ mô thông qua giảm xuống. việc chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền. Thêm vào đó, hàng năm Ngân hàng Trung ương vẫn phải cung ứng lượng Trên thực tế, người ta thường hiểu rằng tiền không nhỏ cho Ngân sách Nhà chính sách tài khoá do Bộ Tài chính chịu nước mà theo quy định "khoản tạm ứng trách nhiệm thực hiện còn chính sách này phải hoàn trả trong năm ngân sách". tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước điều Nhưng thực tế, nó đã không được hoàn hành. trả đúng hạn và việc cho vay như vậy đã dẫn tới lượng tiền cơ sở tăng và kết Một vấn đề quan trọng là cơ chế phối quả gây áp lực tăng lạm phát. hợp giữa hai chính sách mà cụ thể là hai cơ quan điều hành với nhau như thế nào Ông Nguyễn Ngọc Bảo - Phó Vụ để góp phần ổn định giá cả và tăng trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - thì băn trưởng kinh tế. khoăn là hai cơ quan này chưa phối hợp tốt trong việc trao đổi thông tin điều hành. Việc phối hợp về lãi suất cũng chưa hợp lý. Lãi suất tín phiếu kho bạc lẽ ra phải thấp nhất trên thị trường, nhưng trên thực tế nó lại mang tính chỉ đạo của Bộ Tài chính, cao hơn hoặc bằng lãi suất huy động của các ngân hàng, chưa thành lãi suất chuẩn cho thị trường tiền tệ... Ngân hàng Nhà nước không kiểm soát được các dòng luân chuyển tiền Trong bài tham luận của mình, TS Nguyễn Đại Lai - Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước - cũng nhận định rằng công nghệ thanh toán nói chung và hệ thống thanh toán liên ngành giữa Ngân hàng và Tài chính nói riêng còn quá rời rạc. Ông Lai chứng minh rằng, tại khoản 3 (Điều 34 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997) ghi: "Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện các
- giao dịch cho Kho bạc Nhà nước. Ở huyện, thị xã không phải là tỉnh lỵ, Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại một ngân hàng thương mại Nhà nước". Đây là một ràng buộc pháp lý ở cấp Luật, nhưng cách diễn đạt như vậy đã không phản ánh được tính chất nghiêm ngặt của luật pháp mà chỉ làm cho các bên thực hiện hiểu đây là một qui định phản ánh trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương hơn là buộc Kho bạc Nhà nước phải mở tài khoản và thanh toán qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, trên thực tế các dòng luân chuyển tiền và qui chế mở tài khoản của Kho bạc Nhà nước qua hệ thống ngân hàng còn mang nặng tính chia cắt và tuỳ tiện. Việc mở tài khoản hiện tại của kho bạc chỉ để thanh toán chuyển khoản những món nợ nần giữa kho bạc, hoặc giữa các quĩ của Nhà nước với các bên liên quan hơn là để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát việc luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến nay vẫn chưa thành lập được trung tâm thanh toán quốc gia nên Kho bạc Nhà nước vẫn phải xây "kho" chứa tiền theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ này. "Tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi" của Kho bạc Nhà nước đối với một khối lượng tiền khổng lồ của quốc gia luôn tương đương với tổng thu ngân sách hàng năm cộng với các nguồn vay trong và ngoài nước của Chính phủ đạt tới doanh số trên dưới 33% GDP trên hệ số quay vòng tiền tệ quân bình của kho bạc đã làm biến đổi môi trường lưu thông tiền tệ theo hướng phi thị trường hoá", ông Lai nhận xét. Riêng thị phần tín dụng cho đầu tư phát triển từ khu vực ngân sách Nhà nước và các "Quỹ" tài chính nhà nước ngoài ngân sách đã chiếm tới hơn 30% tổng đầu tư toàn xã hội trong những năm vừa qua. Đó là chưa kể, phần tín dụng chính sách, phần vốn nhà nước ở khu vực các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng quốc doanh và phần bù lãi suất cho tín dụng chính sách ưu đãi hàng năm cũng ngày càng gia tăng. Luật pháp điều chỉnh không thống nhất đã làm chia cắt và rối loạn thị trường tài chính. Ngoài ra, với qui mô luân chuyển và sử dụng khối lượng tiền lớn như vậy, nếu không đi qua một trung tâm thanh toán thống nhất "một cửa" của hệ thống thanh toán quốc gia do Ngân hàng Trung ương quản lý thì tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro không đáng có và gây ảnh hưởng rất lớn đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Ông Lai cho rằng, chính sách cung ứng, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất do đó không thể tránh được sự ảnh hưởng xấu trực tiếp đến mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, đến khả năng kiểm soát lạm phát.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chính sách tài khóa ở các nước đang phát triển
6 p | 366 | 116
-
Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và giải pháp đến năm 2020
5 p | 121 | 18
-
Bài giảng Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ năm 2011 - PGS.TS Đỗ Đức Minh
44 p | 191 | 17
-
Phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát
8 p | 116 | 14
-
Ghi chú bài giảng 4: Chính sách tài khóa - Đỗ Thiên Anh Tuấn
8 p | 176 | 13
-
Bài giảng Chương 4: Chính sách tài khóa
8 p | 166 | 10
-
Chính sách tài khóa và hiệu ứng lấn át: bằng chứng thực nghiệm ở các nước đang phát triển tại châu Á Thái bình dương
11 p | 122 | 9
-
Phản hồi của thị trường chứng khoán đến cú sốc chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ: bằng chứng tại nhiều quốc gia
3 p | 71 | 9
-
Bài giảng Chương 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa - Trần Thị Minh Ngọc
82 p | 159 | 9
-
Điều hành chính sách tài khóa ở Việt Nam và gợi ý chính sách
6 p | 142 | 7
-
Chính sách tài khóa năm 2017 và định hướng năm 2018
4 p | 105 | 6
-
Chính sách tài khóa và tiêu dùng tư nhân: Nghiên cứu trải nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á
8 p | 78 | 6
-
Giải pháp cho chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Việt Nam năm 2013
5 p | 152 | 6
-
Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tạo môi trường phát triển cho doanh nghiệp
4 p | 69 | 6
-
Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam
8 p | 96 | 5
-
Chính sách tài khóa ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam và vấn đề đặt ra
5 p | 190 | 5
-
Bài giảng Chương 13: Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đến tổng cầu
60 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn