Chính sách tài chính
lượt xem 673
download
Chính sách tài chính (chính sách tài khóa) trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài chính cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô quan trọng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách tài chính
- Chính sách tài chính Chính sách tài chính (chính sách tài khóa) trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài chính cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô quan trọng. Tác dụng Khi nền kinh tế đang ở pha suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài chính nới lỏng. Ngược lại, khi nền kinh tế ở pha bùng nổ và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài chính như thế này gọi là chính sách tài chính thắt chặt. Tranh luận về hiệu quả Hiệu quả của chính sách tài chính (chính sách tài khóa) qua phân tích IS-LM Các trường phái kinh tế học Keynes cho rằng chính sách tài chính(chính sách tài khóa) có hiệu quả to lớn trong chống chu kỳ kinh tế. Họ sử dụng phân tích IS-LM để cho thấy chính sách tài chính (chính sách tài khóa) phát huy tác dụng thông qua sự dịch chuyển của đường IS thế nào. Bản thân John Maynard Keynes đề cao chính sách tài chính(chính sách tài khóa) thông qua công cụ chi tiêu chính phủ. Tuy nhiên, dựa vào phân tích IS-LM có thể thấy chính sách tài chính chính sách tài khóa) phát huy tác dụng hoàn toàn khi đường IS dốc xuống phía phải cắt đường LM ở đoạn nằm ngang, và phát huy tác dụng không hoàn toàn khi đường IS cắt đường LM ở đoạn dốc lên phía phải. Còn khi đường IS cắt đường LM ở đoạn thẳng đứng, chính sách tài chính không hề có tác dụng. Giả dụ nhà nước thực hiện chính sách tài chính nới lỏng, đường IS sẽ dịch song song sang phía phải. Phân tích IS-LM cho thấy lãi suất thực tế sẽ tăng lên, gây khó khăn cho các hãng đi vay để đầu tư mở rộng sản xuất. Hiện tượng chính sách tài chính không phát huy hiệu quả hay phát huy không đầy đủ như thế này gọi là hiện tượng hất ra.
- Hiệu quả trong nền kinh tế mở Trong nền kinh tế mở, hiệu quả của chính sách tài chính(chính sách tài khóa) phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái. Nếu là chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tài chính sẽ phát huy hiệu quả. Còn nếu là chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách tài chính(chính sách tài khóa) sẽ không có hiệu lực do những thay đổi tỷ giá gây ra bởi chính sách tài chính sẽ triệt tiêu hiệu quả của chính sách. Thuyết đẳng giá Barro-Ricardo Xem bài chính về Định lý đẳng giá Barro-Ricardo còn gọi là Tương đương Ricardo Nhà nước thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ. Nhưng để có nguồn tài chính cho các khoản chi tiêu đó, nhà nước lại phát hành công trái và trái phiếu. Robert Barro khẳng định: người ta, với dự tính duy lý, sẽ hiểu rằng hôm nay nhà nước đi vay thì tương lai nhà nước sẽ tăng thuế để có tiền trả nợ, nên sẽ giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm hôm nay để tương lai có tiền nộp thuế. Như thế, tuy nhà nước tăng tiêu dùng của mình, nhưng lại làm giảm tiêu dùng cá nhân, nên hiệu quả của chính sách tài chính sẽ không cao như nhà nước mong đợi. Những trở ngại về chính trị Ở nhiều nước, chính phủ muốn tiến hành đầu tư (chi tiêu chính phủ) thường phải xin quốc hội phê duyệt. Khả năng bị quốc hội bác bỏ không phải là không có. Vì thế, không phải cứ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua tăng chi tiêu chính phủ là luôn có thể làm được. Mặt khác khi đã chi và tiến hành đầu tư rồi, mà lại muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt lại cũng khó khăn vì không thể bỏ dở các công trình đầu tư đang triển khai được. Thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua giảm thuế thì dễ. Nhưng khi muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt thông qua tăng thuế lại rất dễ bị người dân phản đối. Độ trễ trong phát huy hiệu quả của chính sách tài chính Chính phủ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng bằng cách tăng chi tiêu chính phủ. Giả sử được quốc hội thông qua thì cũng đã mất thời gian chờ đợi quốc hội xem xét thảo luận. Sau đó, để triển khai còn phải tiến hành các hoạt động như lập kế hoạch dự án, khảo sát-thiết kế để
- triển khai đầu tư. Những việc này cũng mất không ít thời gian. Chính vì vậy, có một độ trễ để chính sách tài chính nới lỏng bắt đầu phát huy tác dụng. Chính sách kinh tế BChính sách kinh tế đề cập đến các hành động của chính phủ áp dụng vào lĩnh vực kinh tế. Chính sách kinh tế thường bị chi phối từ các chính đảng, nhóm lợi ích có quyền lực trong nước, các cơ quan quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới hay tổ chức thương mại thế giới. Các loại chính sách kinh tế Chính sách kinh tế bao gồm một số loại chủ yếu, đó là: chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều tiết hoạt động kinh tế, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách phát triển kinh tế. Chính sách kinh tế vĩ mô Chính sách kinh tế vĩ mô là các chính sách kinh tế nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và đạt trạng thái toàn dụng lao động. Hai chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Có thể có một số chính sách kinh tế khác cũng có tác động tới kinh tế vĩ mô, như chính sách thương mại (quota, thuế quan) song mục đích chính của chúng không phải là ổn định kinh tế vĩ mô, nên không được coi là chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách kinh tế vĩ mô còn được gọi là chính sách quản lý tổng cầu vì nó tác động đến phía cầu của nền kinh tế. Chính sách kinh tế vĩ mô được chủ nghĩa Keynes khuyến nghị sử dụng, tuy nhiên lại bị chủ nghĩa kinh tế tự do mới bài trừ. Chính sách điều tiết hoạt động kinh tế Chính sách điều tiết hoạt động kinh tế có mục tiêu là điều chỉnh các hoạt động kinh tế vì những lý do nhất định, chẳng hạn như bảo hộ cho doanh nghiệp nhà nước hay chống độc quyền, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, v.v... Chính sách này có thể bao gồm các biện pháp hành chính như luật và quy định, hoặc bao gồm các biện pháp kinh tế dựa vào lãi suất, thuế, thuế quan, v.v... Chính sách kinh tế đối ngoại Chính sách kinh tế đối ngoại liên quan đến việc mở cửa nền kinh tế. Nó bao gồm các chính sách thương mại, chính sách đối với tài khoản vốn. Chính sách phát triển kinh tế
- Chính sách phát triển kinh tế là hoạt động của chính phủ tác động tới các cơ chế văn hóa, xã hội, kinh tế và thể chế để đạt được những tiến bộ kinh tế. Công cụ và mục đích Chính sách thường dẫn đến việc giành đựoc các mục đích cụ thể như các chỉ tiêu về lạm phát, thất nghiệp, hay tăng trưởng kinh tế. Đôi khi cũng nhằm các mục đích khác như chi phí quân sự hay quốc hữu hóa. Chính sách kinh tế trong lịch sử Một số chính sách kinh tế nổi tiếng trong lịch sử là: • Chính sách kinh tế mới của Lenin. • Reganomics ở Mỹ thập niên 1980. • Chính sách New Deal của Mỹ để phục hồi kinh tế sau Đại khủng hoảng (!929-1933). • Chính sách Đổi mới tư duy quản lý kinh tế của Việt Nam triển khai từ cuối thập niên 1980.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chính sách tài chính cho thị trường bất động sản
13 p | 198 | 40
-
Bài giảng Phân tích Chính sách Tài chính - Ngân sách - PGS.TS. Đặng Văn Thanh
34 p | 116 | 17
-
Cải cách chính sách tài chính nhằm tạo động lực đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam - Diễn đàn Tài chính Việt Nam: Phần 1
317 p | 18 | 8
-
Hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách tài chính phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Phần 2
354 p | 18 | 8
-
Hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách tài chính phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Phần 1
46 p | 14 | 7
-
Cơ chế, chính sách tài chính đối với sự nghiệp quản lý và phát triển văn hoá, thể thao: Phần 1
150 p | 10 | 7
-
Cơ chế, chính sách tài chính áp dụng với một số đoàn, đội, cơ quan và tổ chức đặc thù: Phần 2
157 p | 9 | 6
-
Cơ chế, chính sách tài chính đối với công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động: Phần 2
146 p | 9 | 6
-
Cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay: Phần 2
161 p | 11 | 6
-
Hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách tài chính đảm bảo an sinh xã hội: Phần 2
162 p | 11 | 6
-
Hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách tài chính đảm bảo an sinh xã hội: Phần 1
389 p | 10 | 6
-
Chính sách tài chính hỗ trợ khởi nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học với Việt Nam
5 p | 83 | 6
-
Cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
4 p | 77 | 5
-
Phối hợp chính sách tài chính và chính sách tiền tệ thích ứng với bối cảnh mới-nghiên cứu một số nước và thực tiễn Việt Nam
10 p | 13 | 5
-
Chính sách tài chính và vấn đề tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
4 p | 70 | 2
-
Chính sách tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
9 p | 5 | 1
-
Chính sách tài chính hỗ trợ tăng trưởng xanh: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
10 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn