intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của lãnh đạo kỹ thuật số tới hiệu quả hoạt động của kênh phân phối các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày tác động của lãnh đạo kỹ thuật số tới hiệu quả hoạt động của kênh phân phối các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy Lãnh đạo kỹ thuật số có tác động đến Hiệu quả hoạt động của Kênh phân phối tại các NH TMCP Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của lãnh đạo kỹ thuật số tới hiệu quả hoạt động của kênh phân phối các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1. 128 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 TÁC ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO KỸ THUẬT SỐ TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Vũ Việt Dũng, Trương Vũ Trường, Phạm Văn Duy, Nguyễn Ngọc Hân Đại học Đại Nam Email: dungvv@dainam.edu.vn Tóm tắt: Trên cơ sở lý thuyết về lãnh đạo kỹ thuật số, mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của Lãnh đạo kỹ thuật số tới Hiệu quả hoạt động của Kênh phân phối của các NH TMCP Việt Nam như thế nào. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và thu thập được 145 mẫu đã và đang làm việc tại các NH TCMP Việt Nam thông qua Google Form. Phương pháp PLS-SEM được sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của các khái niệm và kiểm định các giả thuyết được đề xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy Lãnh đạo kỹ thuật số có tác động đến Hiệu quả hoạt động của Kênh phân phối tại các NH TMCP Việt Nam. Đồng thời cũng cho thấy vai trò trung gian của Kỹ năng kỹ thuật số trong mối quan hệ giữa Lãnh đạo kỹ thuật số và Hiệu quả hoạt động. Từ khóa: Hiệu quả hoạt động, Kỹ năng kỹ thuật số, Lãnh đạo kỹ thuật số, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam THE IMPACT OF DIGITAL LEADERSHIP ON THE PERFORMANCE OF DISTRIBUTION CHANNELS AT VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANKS Abstract: Based on the theory of Digital Leadership, the goal of the study is to assess the impact of Digital Leadership on the performance of distribution channels at Vietnamese joint stock commercial banks. The research conducted a survey and collected 145 samples that have been working at Vietnam joint stock commercial banks through Google Form. The PLS-SEM method is used to assess the reliability, convergence value, differentiation value of claims, and test proposed hypotheses. The results of the study show that Digital Leadership has a positive impact on the performance of distribution channels in Vietnamese commercial banks. It also shows the mediating role of Digital Skills in the relationship between Digital Leadership and Performance. Keywords: Digital Leadership, Digital Skills, Performance, Vietnam Joint Stock Commercial Bank
  2. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 129 1. Đặt vấn đề Ngày 15/3/2022, phát biểu khai mạc Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Triển vọng ngân hàng số và xu hướng gắn kết khách hàng đa kênh tại Việt Nam”, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, chia sẻ, đại dịch COIVD-19 ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống, văn hóa , xã hội, thói quen của toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, song đó cũng là “cú huých” thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ đại dịch. Trạng thái xã hội “sống chung với dịch” đã cho thấy mức độ cần thiết của số hoá hoạt động kinh doanh và chủ động tham gia vào cuộc đua trải nghiệm khách hàng trước làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng số thế hệ mới (neobank), các siêu ứng dụng và Fintech. “Có thể nói sự sáng tạo, sức mạnh thương hiệu và việc tập trung vào một sứ mệnh rõ ràng của các neobank và các công ty Fintech đã tạo nên một sức hút đặc biệt đối với thế hệ người tiêu dùng trẻ tuổi. Đây được xem là một cuộc chiến khốc liệt đối với các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng truyền thống. Và có thể chính những áp lực đến từ phía các neobank là yếu tố cần thiết giúp các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng truyền thống hiểu rõ hơn về khách hàng của họ”, TS. Nguyễn Quốc Hùng nhận định. Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), 95% các tổ chức tín dụng Việt Nam đã và đang xây dựng, triển khai chiến lược chuyển đổi số, các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), dữ liệu lớn (Big Data)...McKinsey cho biết, các ngân hàng tại Việt Nam được đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực. Hệ sinh thái số, thanh toán số được thiết lập với việc kết nối dịch vụ ngân hàng số với hầu hết các dịch vụ số khác trong nền kinh tế mang lại các trải nghiệm liền mạch trên mọi lĩnh vực và tiện ích cho người dùng dịch vụ trên không gian số. Trên thế giới, nhiều chuyên gia và nhà nghiên cứu đã đưa các khái niệm Lãnh đạo kỹ thuật số (Digital Leadership), Kỹ năng kỹ thuật số (Digital Skills). Đặc biệt trong bối cảnh Ngành Ngân hàng tại Việt Nam, xu hướng chuyển đổi số như đã nêu ở trên ngày càng quan trọng và được quan tâm. Trong nghiên cứu này nhóm tác giả nghiên cứu, tìm hiểu Tác động của Lãnh đạo kỹ thuật số tới Hiệu quả hoạt động của Kênh phân phối các Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NH TMCP) Việt Nam. Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về chủ đề này, do vậy tính mới là rất cao cũng như hàm ý quản trị mang nhiều tính thực tiễn. 2. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận 2.1. Lãnh đạo kỹ thuật số Một phong cách lãnh đạo gần đây đang được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm đó là Lãnh đạo kỹ thuật số (Lãnh đạo kỹ thuật số - Digital Leadership). Murat Sağbaş (2022) đã có bài tổng hợp về vấn đề này với tiêu đề: Digital Leadership: A Systematic Conceptual Literature Review (tạm dịch: Lãnh đạo kỹ thuật số: Hệ thống hóa các khai niệm có liên quan) cho thấy từ những năm 2000 tới nay khái niệm này đã được thế giới nghiên cứu, chỉ đến những năm gần đây khai niệm này mới dần được phổ biến hơn. Để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững, các công ty phải có các sản phẩm và hệ thống kỹ thuật giúp tăng tốc và cho phép sản xuất, liên lạc và giảm chi phí, cũng như khả năng sử dụng các sản phẩm và hệ thống này một cách tối ưu (Uğural et al., 2020). Peter Fisk (2002) đã đi tiên phong trong ý tưởng “lãnh đạo kỹ thuật số” độc lập với lãnh đạo điện tử như là trọng tâm của nghiên cứu. Theo Fisk (2002), các nhà lãnh đạo kỹ thuật số là những người có tầm nhìn xa trông rộng, là người thúc đẩy sự thay đổi, có khả năng kết hợp các ý tưởng trong doanh nghiệp cho các dự án và thiết lập các kết nối thông qua việc tạo
  3. 130 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 ra các cơ hội mới cho quan hệ đối tác/liên doanh/thuê ngoài và các hình thức hợp tác khác (Fisk, 2002). Theo Zhong (2017), lãnh đạo kỹ thuật số là dẫn dắt và truyền cảm hứng cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, thiết lập và duy trì văn hóa học tập kỹ thuật số, tạo điều kiện và cải thiện sự phát triển nghề nghiệp dựa trên công nghệ, cũng như cung cấp và duy trì một tổ chức kỹ thuật số. Gần đây, Peng (2021) tuyên bố rằng các cá nhân hoặc tổ chức trong thời đại công nghệ kỹ thuật số hoàn toàn có thể chuyển đổi nhóm, toàn bộ tổ chức và nhân viên thành những nhà tư tưởng kỹ thuật số bằng cách tận dụng hiểu biết kỹ thuật số, ra quyết định kỹ thuật số, triển khai kỹ thuật số và hướng dẫn kỹ thuật số để đảm bảo đạt được các mục tiêu của họ được đáp ứng. Ông mô tả khả năng lãnh đạo kỹ thuật số là “khả năng tác động đến mọi người để họ nắm lấy nó theo đúng nghĩa đen.” 2.2. Kỹ năng kỹ thuật số Theo Inter-American Development Bank (2021), các Kỹ năng kỹ thuật số đã trở nên phù hợp hơn trong 20 năm qua, khi những tiến bộ công nghệ đã tác động đến các lĩnh vực khác nhau của công việc và cuộc sống. Ví dụ, việc sử dụng máy tính tại nơi làm việc đã tăng 64% trên tất cả các lĩnh vực và nghề nghiệp ở mười lăm quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu từ năm 1995 đến năm 2015 (Bisello và cộng sự, 2019). Các biện pháp khóa COVID-19 đã làm cho các Kỹ năng kỹ thuật số trở nên phù hợp hơn. Việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số đã tăng lên đáng kể, phần lớn là do nhiều người hiện đang làm việc và học tập tại nhà, đồng thời quản lý sức khỏe, đời sống xã hội và công việc gia đình (ví dụ: mua sắm) trong môi trường kỹ thuật số. Bảng 1: Các lĩnh vực và năng lực của Khung năng lực kỹ thuật số châu Âu 2.0 (DigComp 2.0) Lĩnh vực năng lực Năng lực 1. Hiểu biết về thông tin 1.1 Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung kỹ thuật số và dữ liệu 1.2 Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số 1.3 Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung số 2. Giao tiếp và hợp tác 2.1 Tương tác thông qua công nghệ kỹ thuật số 2.2 Chia sẻ thông qua công nghệ kỹ thuật số 2.3 Tham gia vào quyền công dân thông qua công nghệ kỹ thuật số 2.4 Cộng tác thông qua các công nghệ kỹ thuật số 3. Sáng tạo nội dung số 3.1 Phát triển nội dung số 3.2 Tích hợp và xây dựng lại nội dung số 3.3 Bản quyền và giấy phép 3.4 Lập trình 4. An toàn 4.1 Bảo vệ thiết bị 4.2 Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư 4.3 Bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc 4.4 Bảo vệ môi trường 5. Giải quyết vấn đề 5.1 Giải quyết vấn đề kỹ thuật 5.2 Xác định nhu cầu và phản ứng công nghệ 5.3 Sử dụng sáng tạo các công nghệ kỹ thuật số 5.4 Xác định khoảng trống năng lực kỹ thuật số Nguồn: Digital Skills, Inter-American Development Bank (2021), nhóm tác giả tổng hợp và dịch
  4. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 131 2.3. Hiệu quả hoạt động của Kênh phân phối các NH TMCP Việc đo lường hiệu quả hoạt động của kênh phân phối các NH TMCP đã là trọng tâm chính của nghiên cứu những thập kỷ qua. Các tỷ số tài chính thường được sử dụng để chẩn đoán sức khỏe tài chính của một ngân hàng (Maishanu, 2004). Ngoài ra việc áp dụng phương pháp Thẻ điểm cân bằng của Robert Kaplan & David P.Norton (1992) cũng sẽ được tham khảo, phương pháp này gồm 4 yếu tố để đo lường tổng thể hiệu quả gồm: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Phát triển con người. Phương pháp Thẻ điểm cân bằng này cũng được sử dụng khá rộng rãi trong các nghiên cứu cũng như thực tế (Paolo Taticchi và cộng sự, 2010). Kênh phân phối là nơi trực tiếp đưa sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng. Nếu như trước đây Kênh phân phối của các NH TMCP là các Chi nhánh và Phòng giao dịch nơi có các nhân viên làm việc trực tiếp thì hiện nay với sự phát triển của công nghệ thì việc phân phối của các Ngân hàng còn thêm các công cụ như: Ngân hàng số; SMS Banking, Máy Gửi/ Rút tiền...điều này giúp cho các khách hàng có thể giao dịch thường xuyên, liên tục, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố con người, không gian và thời gian. 3. Mô hình nghiên cứu 3.1. Mô hình và giả thuyết Trên cơ sở tổng quan các tài liệu và kế thừa mô hình của Evans Einstein William Tulungen và cộng sự (2022), Mô hình nghiên cứu được trình bày tại hình dưới đây: Hình 1: Mô hình nghiên cứu Nguồn: Evans Einstein William Tulungen và cộng sự (2022) Dựa trên tổng quan các nghiên cứu và mô hình trên đây, nhóm tác giả đưa ra 04 giả thuyết gồm: H1: Lãnh đạo kỹ thuật số có tác động tích cực và rõ ràng đến Hiệu quả hoạt động của Kênh Phân phối các NH TMCP; H2: Lãnh đạo kỹ thuật số có tác động tích cực và rõ ràng đến Kỹ năng kỹ thuật số H3: Kỹ năng kỹ thuật số có tác động tích cực và rõ ràng đến Hiệu quả hoạt động của Kênh Phân phối các NH TMCP; H4: Lãnh đạo kỹ thuật số tác động tích cực và rõ ràng đến Hiệu quả hoạt động của Kênh phân phối các NH TMCP thông qua Kỹ năng kỹ thuật số. Tính mới của đề tài sau khi tổng quan các nghiên cứu trước đây cho thấy chưa có một nghiên cứu nào tại Việt Nam liên quan đến việc đánh giá tác động của Lãnh đạo kỹ thuật số tới Hiệu quả hoạt động của Kênh phân phối các Ngân hàng TMCP Việt Nam.
  5. 132 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 3.2. Thang đo của các biến nghiên cứu Bảng 2: Biến nghiên cứu, biến quan sát và mã hóa Biến Biến quan sát Mã hóa Nguồn nghiên cứu Tổ chức của tôi xác định công nghệ và số Evans Einstein William hóa là năng lực cạnh tranh để phát triển Tulungen và cộng sự (2022) tổ chức DL1 Tôi được truyền thông và nhận thức rõ Evans Einstein William ràng từ tổ chức về vai trò của công nghệ Tulungen và cộng sự (2022) và số hóa trọng hoạt động kinh doanh của ngân hàng DL2 Cấp lãnh đạo tại tổ chức của tôi có năng Evans Einstein William lực về công nghệ tốt DL3 Tulungen và cộng sự (2022) Tổ chức của tôi có khả năng xây dựng hệ Evans Einstein William thống quản trị thông minh ứng dụng công Tulungen và cộng sự (2022) nghệ và số DL4 Lãnh đạo kỹ thuật số Quản lý trực tiếp của tôi luôn khuyến Nhóm tác giả đề xuất khích và hướng dẫn nhân viên nâng cao năng lực về công nghệ và số DL5 Quản lý của tôi sử dụng một cách thuần Nhóm tác giả đề xuất thục các nền tảng kỹ thuật số phục vụ cho hoạt động kinh doanh DL6 Tổ chức của tôi thường xuyên cải tiến và Evans Einstein William nâng cấp các giải pháp công nghệ để phục Tulungen và cộng sự (2022) vụ khách hàng tốt hơn DL7 Tổ chức của tôi coi trọng việc áp dụng Evans Einstein William công nghệ vào các sản phẩm dịch vụ dành Tulungen và cộng sự (2022) cho khách hàng DL8 Tôi có thể tìm kiếm và chọn lọc các thông Digital Skills, Inter-American tin, dữ liệu, nội dung số phù hợp với mục Development Bank (2021) tiêu công việc DS1 Tôi có thể sử dụng thành thạo các thiết bị Digital Skills, Inter-American máy tính, di động, tin học văn phòng DS2 Development Bank (2021) Tôi có thể đánh giá các thông tin, dữ liệu, Digital Skills, Inter-American nội dung số phù hợp với mục tiêu công việc DS3 Development Bank (2021) Tôi có thể quản lý các thông tin, dữ liệu, Digital Skills, Inter-American nội dung số phù hợp với mục tiêu công việc DS4 Development Bank (2021) Kỹ năng kỹ thuật số Tôi có thể tương tác với khách hàng Digital Skills, Inter-American thông qua các nền tảng giao dịch số (như Development Bank (2021) FACEBOOK, Zalo...) DS5 Tôi có thể xây dựng các nội dung số thông Digital Skills, Inter-American qua các ứng dụng để phục vụ công việc DS6 Development Bank (2021) Tôi hiểu và biết cách bảo vệ dữ liệu cá nên Digital Skills, Inter-American trên các thiết bị công nghệ và nền tảng số DS7 Development Bank (2021) Tôi có thể giải quyết các câu hỏi cơ bản Digital Skills, Inter-American của khách hàng về các ứng dụng số của tổ Development Bank (2021) chức mình làm việc DS8
  6. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 133 Biến Biến quan sát Mã hóa Nguồn nghiên cứu Tôi biết nơi có thể giải đáp (bộ phận, Digital Skills, Inter-American phòng ban...) cho khách hàng các yêu cầu Development Bank (2021) về công nghệ và ứng dụng số DS9 Tôi có thể tự xác định được mình đang Digital Skills, Inter-American thiếu gì về năng lực công nghệ và số DS10 Development Bank (2021) Tôi chủ động tham gia các khóa đào tạo để Digital Skills, Inter-American nâng cao về công nghệ và số (cả tự học) DS11 Development Bank (2021) Tổ chức của tôi có thể phục vụ được nhiều Robert Kaplan & David khách hàng hơn HQ1 P.Norton (1992) Hiệu quả hoạt động (doanh thu, lợi nhuận) Robert Kaplan & David của tổ chức tôi vượt mục tiêu đề ra HQ2 P.Norton (1992) Số lượng khách hàng của tổ chức tôi được Robert Kaplan & David gia tăng liên tục HQ3 P.Norton (1992) Khách hàng hài lòng hơn với chất lượng Robert Kaplan & David dịch vụ của tôi chức tôi làm việc HQ4 P.Norton (1992) Hiệu quả Khách hàng tiết kiệm được nhiều thời Robert Kaplan & David hoạt động gian khi giao dịch với ngân hàng P.Norton (1992) của kênh HQ5 phân phối Quy trình phục vụ khách hàng luôn được Robert Kaplan & David các NH cải tiến và thuận tiện hơn P.Norton (1992) TCMP HQ6 Tổ chức của tôi giảm được nhiều lỗi, rủi Robert Kaplan & David ro phát sinh so với trước HQ7 P.Norton (1992) Hiệu quả hoạt động của tôi được gia tăng Robert Kaplan & David HQ8 P.Norton (1992) Tôi có thể phục vụ được nhiều khách Robert Kaplan & David hàng hơn HQ9 P.Norton (1992) Tôi có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của Robert Kaplan & David khách hàng HQ10 P.Norton (1992) Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả Nhóm nghiên cứu đã chia Biến nghiên cứu thành 03 nhóm trong bảng 2 gồm: Lãnh đạo kỹ thuật số - gồm 08 biến quan sát; Kỹ năng kỹ thuật số - gồm 11 biến quan sát; Hiệu quả hoạt động của Kênh phân phối các Ngân hàng TMCP - gồm 10 biến quan sát; Tổng số lượng biến quan sát của 3 nhóm là 29 và được đưa vào bảng hỏi để gửi tới người phản hồi đã và đang làm việc tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam. Một số câu hỏi được nhóm tác giả kế thừa từ những nghiên cứu trước như Evans Einstein William Tulungen và cộng sự (2022) - liên quan tới Lãnh đạo kỹ thuật số; Digital Skills, Inter-American Development Bank (2021) - liên quan tới Kỹ năng kỹ thuật số; Robert Kaplan & David P.Norton (1992). Các biến quan sát kế thừa được nhóm tác giả dịch và chuyển đổi thành các dạng câu hỏi phù hợp văn phong và cách trả lời của người Việt Nam.
  7. 134 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Ngoài ra một số biến quan sát như đã nếu tại bảng trên được nhóm tác giả bổ sung nhằm làm rõ hơn cho bài nghiên cứu, các biến quan sát này cũng sẽ được kiểm định độ tin cậy trong phân tích bên dưới thông qua phần mềm SmartPLS. Bảng khảo sát được chia làm 2 phần: Phần 1 liên quan đến đánh giá của mẫu khảo sát đối với các biến nghiên cứu; Phần 2 là thông tin của mẫu khảo sát; Các câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 cấp độ: từ 1-Rất không đồng ý đến 5-Rất đồng ý. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu đề ra, nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu được thực hiện qua 4 bước bao gồm: Bước 1: Nghiên cứu định tính ban đầu; Bước 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ; Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức; Bước 4: Nghiên cứu định tính bổ sung. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi được phân tích bằng công cụ phân tích dữ liệu thống kê SmartPLS và Excel. Cụ thể các kỹ thuật chính gồm: Kỹ thuật phân tích thông thường như thống kê mô tả để nêu ra bức tranh tổng thể về nhân khẩu học; Kỹ thuật phân tích đa nhân tố để xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến Hiệu quả hoạt động của kênh phân phối các NH TMCP Việt Nam; Kỹ thuật phân tích mô hình tuyến tính bán phần: để xác định sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố và thành phần của mô hình ảnh hưởng đến Hiệu quả hoạt động; Mô hình nghiên cứu giá trị phương sai nhỏ nhất PLS-SEM được đánh giá qua hai bước là đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc. Đầu tiên, mô hình đo lường được đánh giá thông qua đánh giá độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các khái niệm đo lường trong mô hình. Mô hình cấu trúc được đánh giá thông qua phân tích Bootstrapping để loại bỏ sai số chuẩn và kiểm chứng mức độ ý nghĩa của mô hình PLS ở mức ý nghĩa 5%. 3.4. Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu đã thu nhận được 145 mẫu sau khi gửi cho các cán bộ nhân viên đã và đang làm việc tại các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam thông qua Google Form qua các kênh như Facebook, Zalo, Email... Thông tin nhân khẩu học của mẫu khảo sát được trình bày tại Bảng 3. Về độ tuổi: Chiếm đa số nhất là trong độ tuổi từ 35-44 với số lượng 91 người tương ứng 62,8%; tiếp theo là 23-34 tuổi có số lượng 39 người tương ứng 26,9%, còn lại là các độ tuổi khác. Về chức danh: 42 người có chức danh trong nhóm Ban giám đốc Chi nhánh chiếm 29%; đứng thứ 2 là nhóm Quản lý tại Hội sở với 28 người cihiếm 19,3%; các chức danh còn lại đều dưới 10% Về thâm niên: 33,8% người trả lời có thâm niên làm việc trong Ngân hàng từ 10-15 năm tương ứng 49 người; 20% với 29 người có thâm niên làm việc trên 15 năm; 27 người làm việc từ 7 - 10 năm chiếm 18,6%; còn lại có thâm niên làm việc ít hơn dưới 7 năm, trong đó số người làm việc dưới 1 năm là 8 người chiếm 5,5%. Về giới tính: 77 người chiếm 53,1% người trả lời là giới tính Nam; 68 người trả lời có giới tính Nữ chiếm 46,9%.
  8. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 135 Bảng 3: Thông tin nhân khẩu học của mẫu khảo sát Độ tuổi SL % Dưới 18 0 0,0% 19-22 1 0,7% 23-34 39 26,9% 35-44 91 62,8% 45-54 13 9,0% >55 1 0,7% Chức danh SL % Lãnh đạo khối trở lên 13 9,0% Quản lý tại Hội sở 28 19,3% Trưởng bộ phận Hội sở 14 9,7% Chuyên viên/Nhân viên tại Hội sở 10 6,9% Ban giám đốc Chi nhánh 42 29,0% Quản lý tại Chi nhánh 9 6,2% Trưởng bộ phận tại Chi nhánh 7 4,8% Chuyên viên/Nhân viên Chi nhánh 13 9,0% Khác 9 6,2% Thâm niên SL %
  9. 136 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Hình 2: Phân bổ Ngân hàng làm việc của người trả lời Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả Kết quả tại Hình 2 cho thấy toàn bộ người tham gia khảo sát đều đang làm việc tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam, do vậy tính đại diện là đầy đủ mặc dù vẫn còn có hạn chế như nhận định của tác giả phía dưới, 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kiểm định độ tin cậy và sự phù hợp của mô hình Kết quả từ bảng 4 cho thấy tất cả các biến đều chỉ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,7 và chỉ số AVE lớn hơn 0,5 do vậy các khảo sát có kết quả tin cậy được (Hair và cộng sự, 2016), Chỉ số Cronbach’s Alpha và AVE của từng biến sau khi phân tích sử dụng SmartPLS như sau: Hiệu quả hoạt động (0,959; 0,733); Kỹ năng kỹ thuật số (0,955; 0,693); Lãnh đạo kỹ thuật số (0,913; 0,622) như vậy đều có độ tin cậy cao, Bảng 4: Kết quả kiểm định độ tin cậy các biến nghiên cứu Cronbach’s Composite Average Variance   rho_A Alpha Reliability Extracted (AVE) Hiệu quả hoạt động 0,959 0,961 0,965 0,733 kênh phân phối Kỹ năng kỹ thuật số 0,955 0,957 0,961 0,693 Lãnh đạo Kỹ thuật 0,913 0,914 0,929 0,622 Số Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả Kết quả các biến quan sát tại bảng 5 đều có hệ số tải ngoài lớn hơn 0,7 bao gồm các các biến quan sát kế thừa từ các nghiên cứu trước cũng như các biến quan sát do nhóm tác giả đề xuất, Như vậy các biến quan sát đưa ra ban đầu đều có chất lượng do lớn hơn 0,7 theo Hair và cộng sự (2016),
  10. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 137 Bảng 5: Kết quả hệ số tải ngoài của các biến quan sát Hiệu quả hoạt động  Mã Kỹ năng kỹ thuật số Lãnh đạo Kỹ thuật Số kênh phân phối DL1   0,776 DL2   0,764 DL3   0,749 DL4   0,797 DL5   0,797 DL6   0,752 DL7 0,836 DL8 0,832 DS1 0,801 DS2 0,837 DS3 0,877 DS4 0,865 DS5 0,810 DS6 0,799 DS7 0,809 DS8 0,884 DS9 0,850 DS10 0,820 DS11 0,797 HQ1 0,819 HQ2 0,840 HQ3 0,888 HQ4 0,858 HQ5 0,877 HQ6 0,901 HQ7 0,784 HQ8 0,875 HQ9 0,863 HQ10 0,847     Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả Các thông số phân tích khác của mô hình (bảng 6) cũng đảm bảo các yếu tố thống kê: Giá trị phân biệt của mô hình được đảm bảo do tất cả các giá trị trên đường chéo đều lớn hơn các giá trị trong cột tương ứng,
  11. 138 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Bảng 6: Kết quả Giá trị phân biệt mô hình Hiệu quả hoạt động Lãnh đạo   Kỹ năng kỹ thuật số kênh phân phối Kỹ thuật Số Hiệu quả hoạt động 0,856 kênh phân phối Kỹ năng kỹ thuật số 0,592 0,832 Lãnh đạo Kỹ thuật Số 0,740 0,626 0,788 Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả Giá trị độ phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 3 (bảng 7), do vậy không có vấn đề đa cộng tuyến (Hair và cộng sự, 2016), Bảng 7: Giá trị độ phóng đại phương sai (VIF) Hiệu quả hoạt động Lãnh đạo   Kỹ năng kỹ thuật số kênh phân phối Kỹ thuật Số Hiệu quả hoạt động       kênh phân phối Kỹ năng kỹ thuật số 1,644   Lãnh đạo Kỹ thuật Số 1,644 1,000   Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả Từ kết quả tại bảng 8 cho thấy Kỹ năng kỹ thuật số tác động không đáng kể đến Hiệu quả hoạt động của kênh phân phối (f2 nhỏ hơn 0,2), Tuy nhiên Lãnh đạo kỹ thuật số lại có tác động rõ ràng và đáng kể đến Hiệu quả hoạt động của kênh phân phối và Kỹ năng kỹ thuật số (f2>0, 2), Bảng 8: Tổng kết các giá trị f2 Hiệu quả hoạt động Lãnh đạo Kỹ   Kỹ năng kỹ thuật số kênh phân phối thuật Số Hiệu quả hoạt động       kênh phân phối Kỹ năng kỹ thuật số 0,064   Lãnh đạo Kỹ thuật Số 0,530 0,644   Nguồn: tổng hợp của nhóm tác giả
  12. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 139 4.2. Kiểm định giả thuyết Bảng 9: Kết quả xác định mức độ ý nghĩa của các liên kết trực tiếp (sử dụng Boostrapping) Standard Original Sample T Statistics Kết luận  Mối liên kết Deviation P Values Sample (O) Mean (M) (|O/STDEV|) giả thuyết (STDEV) Kỹ năng kỹ thuật Không số -> Hiệu quả hoạt 0,064 0,070 0,050 1,272 0,203 chấp nhận động kênh phân phối Lãnh đạo Kỹ thuật Chấp Số -> Hiệu quả hoạt 0,530 0,570 0,176 3,006 0,003 nhận động kênh phân phối Lãnh đạo Kỹ thuật Số Chấp -> Kỹ năng kỹ thuật 0,644 0,691 0,286 2,253 0,024 nhận số Lãnh đạo Kỹ thuật Số -> Kỹ năng kỹ thuật Chấp 0,132 0,127 0,053 2,501 0,012 số-> Hiệu quả hoạt nhận động kênh phân phối Trong bảng 9 các liên kết có giá trị P nhỏ hơn 0,05 là các liên kết có ý nghĩa đáng kể với độ tin cậy 95%, Hồi quy bằng phương pháp bootstrapping kết quả cho thấy Lãnh đạo kỹ thuật số có tác động tích cực và rõ ràng đến Hiệu quả hoạt động kênh phân phối các NH TMCP (t=3,006;P=0,003); Lãnh đạo kỹ thuật số có tác động tích cực và rõ ràng đến Hiệu quả hoạt động kênh phân phối các NH TMCP (t=2,253; P=0,024); Lãnh đạo kỹ thuật số có tác động tích cực và rõ ràng đến Hiệu quả hoạt động kênh phân phối các NH TMCP thông qua Kỹ năng kỹ thuật số (t=2,501; P=0,012), Tuy nhiên Kỹ năng kỹ thuật số không có tác động tích cực và rõ ràng tới Hiệu quả hoạt động kênh phân phối các NH TMCP (t=1,272; P=0,203), Kết quả này cho thấy các giả thuyết ban đầu đặt ra có 3 giả thuyết được chấp nhận (H1, H2, H4) và 1 giả thuyết không được chấp nhận (H3), 5. Thảo luận và kiến nghị 5.1. Thảo luận kết quả Thông qua 145 mẫu khảo sát các cán bộ nhân viên đã và đang làm việc tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam, sau khi phân tích sử dụng phương pháp PLS-CEM thông qua phần mềm SMART PLS như trên, kết quả nghiên cứu cho thấy chấp nhận với 3 giả thuyết sau: H1: Lãnh đạo kỹ thuật số có tác động tích cực và rõ ràng đến Hiệu quả hoạt động của Kênh Phân phối các NH TMCP; H2: Lãnh đạo kỹ thuật số có tác động tích cực và rõ ràng đến Kỹ năng kỹ thuật số H4: Lãnh đ thuật sốật số có tác động tích cực và rõ ràng đến Hiệu quả hoạt động của Kênh Phphối các NH TMCP thông qua Kỹ năng kỹ thuật số,
  13. 140 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Đồng thời kết quả nghiên cứu không chấp nhận 1 giải thuyết: H3: Kỹ năng kỹ thuật số có tác động tích cực và rõ ràng đến Hiệu quả hoạt động của Kênh Phân phối các NH TMCP; Kết quả này có sự khác biệt khi so với kết quả nghiên cứu của Evans Einstein William Tulungen và cộng sự (2022), trong đó tất cả các mối liên kết trên đều được chấp thuận, Sự khác biệt này có thể đến từ sự khác nhau giữa đối tượng tham gia khảo sát, trong nghiên cứu trước đây của Evans Einstein William Tulungen và cộng sự (2022) thì đối tượng tham gia khảo sát là những thành viên làm việc tại Ủy ban bầu cử tỉnh Bắc Sulawesi, Philipin, Trong khi đối tượng tham gia trả lời khảo sát của nghiên cứu này là các cán bộ của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam - ngành dịch vụ tài chính, Sự khác nhau tiếp theo có thể đến từ địa lý và ngành nghề tham gia khảo sát, 5.2. Khuyến nghị Từ các kết quả trên, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị như sau: Một là để nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối, các Ngân hàng TMCP nên tập trung đào tạo thay đổi tư duy của Lãnh đạo về Kỹ thuật số để họ có thể có những nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của Kỹ thuật số trong công việc; Hai là sau khi Lãnh đạo đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của Kỹ thuật số, các Ngân hàng TMCP tiếp tục đầu tư việc nâng cao Kỹ năng kỹ thuật số cho các cán bộ nhân viên của Ngân hàng; Ba là xây dựng chương trình đào tạo đồng bộ và thường xuyên để nâng cao năng lực nhà lãnh đạo về Kỹ thuật số, nâng cao trình độ và Kỹ năng kỹ thuật số cho Cán bộ nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, Bốn là xây dựng bộ phận chuyên trách trong việc đào tạo & đánh giá thường xuyên về phát triển, nâng cao năng lực trình độ, Kỹ năng kỹ thuật số cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ nhân viên, Năm là theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của kênh phân phối sau khi đã thực hiện công tác nâng cao năng lực về kỹ thuật số để có sự điều chỉnh thích hợp kịp thời, Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế, Thứ nhất, do hạn chế về nguồn lực nghiên cứu chỉ có thể gửi khảo sát thông qua email, zalo, facebook nên số lượng người tham gia làm khảo sát còn hạn chế; Thứ hai, do giới hạn của nghiên cứu nên một số yếu tố vẫn chưa được xem xét đầy đủ; Từ kết quả nghiên cứu này, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu, tăng số lượng mẫu trả lời khảo sát...trong tương lai, TÀI LIỆU THAM KHẢO Avolio, B, J,, Kahai, S,, and Dodge, G, E, (2000), E-leadership: implications for theory, research, and practice, Leader, Q,, 11, 615-668 Bisello, M,, Peruffo, E,, Fernandez Macias, E,, & Rinaldi, R, (2019), How computerisation is transforming jobs: Evidence from the European Working Conditions Survey, JRC Working Papers on Labour, Education and Technology 2019-02, Joint Research Centre,
  14. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 141 Saji Thazhungal & cộng sự (2021), CAMELS and Bank Performance Measurement: A Case Study of Bank of Baroda, International Journal of Banking Risk and Insurance 3(1):9-25 Evans Einstein William Tulungen et al (2022), The Role of Digital Leadership Mediated by Digital Skill in Improving Organizational Performance, Journal of Accounting Research Organization and Economics Fisk, P, (2002), The Making of a Digital Leader, Business Strategy Review, 13(1), 43-50 Inter-American Development Bank (2021), Digital Skills Maishanu, M, (2004), A univariate approach to predicting failure in the commercial banking sub- sector, Nigerian Journal of Accounting Research Paolo Taticchi và cộng sự (2010), Performance measurement and management: A literature review and a research agenda, Measuring Business Excellence, 16(2), 41-54 Peng, B, (2021), Digital leadership: State governance in the era of digital technology, Cultures of Science, 1-16 Wang, C, andCardon, P,W,(2019), The networked enterprise and legitimacy judgments: why digital platforms need leadership, Journal of Business Strategy, 40(6), 33-39 Zhong,L, (2017), Indicators of digital leadership in the context of K-12 education, Journal of Educational Technology Development and Exchange, 10(1), 27-40
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0