![](images/graphics/blank.gif)
Tác động của tài chính vi mô đối với tài chính toàn diện tại Việt Nam
lượt xem 4
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá tác động của tài chính vi mô đối với tài chính toàn diện tại Việt Nam. Kết quả hồi qui FEM và REM cho biết hoạt động tài chính vi mô có tác động tích cực đến tài chính toàn diện. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho biết ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện quan trọng để thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của tài chính vi mô đối với tài chính toàn diện tại Việt Nam
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 341 TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ ĐỐI VỚI TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM Phan Thị Hồng Thảo - Trần Thị Thắng Học viện Ngân hàng – Phân viện Bắc Ninh Tóm tắt Tài chính vi mô ra đời đã thể hiện được vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tài chính vi mô cho phép những người nghèo, người yếu thế được truy cập vào hệ thống tài chính, qua đó góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá tác động của tài chính vi mô đối với tài chính toàn diện tại Việt Nam. Kết quả hồi qui FEM và REM cho biết hoạt động tài chính vi mô có tác động tích cực đến tài chính toàn diện. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho biết ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện quan trọng để thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Từ khóa: Kinh tế vĩ mô, tài chính toàn diện, tài chính vi mô, tổ chức tài chính vi mô. THE IMPACT OF MICROFINANCE ON FINANCIAL INCLUSION IN VIETNAM Abstract Microfinance was born and has shown an important role in the socio-economic development of countries, especially in developing countries. Microfinance allows the poor and disadvantaged to access the financial system, thereby contributing to the promotion of financial inclusion. This study was conducted to evaluate the impact of microfinance in promoting financial inclusion in Vietnam. FEM and REM regression results show that microfinance has a positive impact on financial inclusion. Besides, the study also concluded that macroeconomic stability is an important condition for promoting financial inclusion in Vietnam. Keywords: financial inclusion, formal microfinance institutions, macroeconomics, microfinance 1. Giới thiệu Bằng chứng về tài chính vi mô (TCVM) đã được tìm thấy từ thời trung cổ ở Châu Âu, đặc biệt ở Ailen và Đức. Tại Châu Âu vào thế kỷ thứ 15, Giáo hội Công giáo đã thành lập cửa hàng cầm đồ để bảo vệ con người khỏi những người cho vay nặng lãi. Những cửa hàng cầm đồ sau đó lan rộng ra khắp lục địa và trở thành nguồn gốc của TCVM ở Châu Âu. Tại khu vực Châu Á, giáo sư Muhammad Yunus đã tiến hành dự án cho vay thí điểm đối với một nhóm phụ nữ nông thôn ở Jobra vào năm 1976. Dự án này được triển khai rất thành công và sau đó phát triển thành Ngân hàng Grameen vào năm 1983. Đặc biệt vào năm 2006 khi tác giả của mô hình Grameen nhận được giải Nobel về Hòa Bình thì hoạt động TCVM thực sự nở rộ. Sau
- 342 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA đó, mô hình Grameen đã trở thành mô hình mẫu cho hoạt động TCVM tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động TCVM ngày càng đa dạng, không chỉ bao gồm tín dụng vi mô mà còn nhiều dịch vụ tài chính khác (tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm…). Với các dịch vụ tài chính đó, TCVM đã cho phép những người nghèo, người yếu thế được truy cập vào hệ thống tài chính, qua đó góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Tại Việt Nam, chương trình TCVM du nhập từ năm 1987 thông qua kênh các tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) song phương và đa phương, các cơ quan đoàn thể và chính quyền địa phương nhằm mục đích tiếp cận được với người nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Trải qua hơn 30 năm, hoạt động TCVM Việt Nam đã phát triển qua 03 giai đoạn: Hình 1. Các giai đoạn phát triển TCVM Việt Nam Giai đoạn phát triển theo chiều sâu Giai đoạn mở rộng (Từ 2005-nay) (Từ 1991-2005) Giai đoạn khởi đầu (Trước năm 1990) Nguồn: Nguyễn Kim Anh, 2014 (i) Giai đoạn khởi đầu (trước năm 1990), trong giai đoạn này TCVM ít có ý nghĩa trong phát triển kinh tế, nhưng lại có vai trò to lớn trong việc cứu giúp những người, những hộ gia đình gặp rủi ro bất ngờ, đe dọa cuộc sống và có thể đẩy họ rơi vào thảm cảnh. (ii) Giai đoạn mở rộng (từ năm 1991 đến 2005) là giai đoạn có sự hoạt động của hàng loạt các dự án tài trợ từ các NGO quốc tế, các dự án từ các tổ chức quốc tế, các dự án song phương với các mô hình thử nghiệm khác nhau. Có thể chia ra thành 3 mô hình: (i) mô hình chuyên cung cấp dịch vụ tiết kiệm - tín dụng cho phụ nữ nghèo, thường do các NGO quốc tế tài trợ thông qua đối tác là Hội Phụ nữ hoặc các tổ chức chính trị xã hội; (ii) mô hình tín dụng tiết kiệm phát triển tổng hợp, gắn tín dụng với các hoạt động khác như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và môi trường… dịch vụ tín dụng chỉ là một phần nhỏ; và (iii) mô hình hợp tác liên kết giữa tổ chức xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - HLHPN) và ngân hàng thương mại (Dự án VIE 91/P01 Liên kết giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank - với Trung ương Hội Phụ nữ). Bên cạnh đó, giai đoạn này còn đánh dấu sự ra đời của Ngân hàng phục vụ người nghèo trực thuộc Agribank vào 1995. Đến năm 2002, Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 343 nghèo, tách ra khỏi Agribank. (iii) Giai đoạn phát triển theo chiều sâu (từ 2005 đến nay) là giai đoạn trong khi nhiều chương trình và dự án TCVM phải dừng hoạt động, thì một số tổ chức đã cố gắng tìm đường để tồn tại bằng cách chuyển đổi thành các quĩ xã hội (có tư cách pháp nhân) theo Nghị định số 148/2007/NĐ - CP của Chính phủ. Giai đoạn này có sự ra đời của một khuôn khổ pháp lý mới nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, chương trình TCVM ở khu vực bán chính thức có cơ hội chuyển đổi thành chính thức, hoạt động dưới sự quản lý và giám sát của NHNN theo Nghị định số 28/2005/NĐ - CP và Nghị định số 165/2007/NĐ - CP của Chính phủ. Đến năm 2010 lần đầu tiên hoạt động TCVM được đưa vào phạm vi điều chỉnh của Luật các TCTD. Theo đó, tổ chức TCVM được khẳng định là một loại hình TCTD trong hệ thống các TCTD Việt Nam. Điều này cho thấy có sự công nhận ở cấp độ cao nhất của nhà nước đối với hoạt động TCVM, tạo ra hành lang pháp lý công khai, vững chắc cho sự phát triển hoạt động TCVM Việt Nam. Cũng trong năm 2010, tổ chức TCVM trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Tình thương (TYM), tổ chức chính thức đầu tiên được NHNN cấp phép. Sau TYM, tổ chức TCVM TNHH M7 (M7 MFI) là tổ chức thứ hai được cấp phép năm 2012, tổ chức TCVM TNHH Thanh Hóa (Thanh Hoa MFI) là tổ chức thứ ba được cấp phép năm 2014, và tổ chức TCVM TNHH cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) được cấp phép năm 2017. Sau một chặng đường dài, hơn 3 thập kỷ, TCVM đã khẳng định được vai trò quan trọng trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam thông qua mở rộng phạm vi tiếp cận, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ và nâng cao năng lực cho thành viên. Trong những năm gần đây, tài chính toàn diện (TCTD) được coi là một trong những trụ cột quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững. Vì vậy, TCTD đã trở thành chiến lược trọng tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Tính đến năm 2020, có khoảng hơn 60 quốc gia đã xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách cụ thể hướng đến đối tượng của TCTD như Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng núi và vùng sâu, vùng xa, Chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn... Đặc biệt, ngày 22/01/2020, Chính phủ đã ban hành Quyết định 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chiến lược đề cập đến một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển hệ thống các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững hướng tới mục tiêu phục vụ người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng, linh hoạt, phù hợp, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Để góp phần đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa thực hiện mục tiêu này, cần nghiên cứu, đánh giá tác động của phát triển TCVM đến tài chính toàn diện. Theo tìm hiểu của nhóm tác giả, tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu định lượng nào đánh giá vai trò của TCVM đối với tài chính doàn diện. Vì vậy, để cung cấp thêm minh chứng thực tiễn về vấn đề này, nghiên cứu tiến hành đánh giá vai trò TCVM trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua hồi qui dữ liệu bảng.
- 344 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tổng quan về tài chính vi mô và tài chính toàn diện TCVM đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, cả trong nước cũng như nước ngoài. Các khái niệm về TCVM rất đa dạng. Ledgerwood (1998) khẳng định "TCVM được coi là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cư thu nhập thấp (kể cả phụ nữ và nam giới). TCVM đề cập đến dịch vụ tài chính cho khách hàng có thu nhập thấp, bao gồm cả những đối tượng làm ăn cá thể… Cùng với trung gian tài chính, nhiều tổ chức TCVM cung cấp các dịch vụ trung gian mang tính xã hội… Do đó định nghĩa về TCVM thường bao gồm cả hai yếu tố: trung gian tài chính và trung gian xã hội". Như vậy, theo quan niệm này, TCVM bao gồm cả dịch vụ tài chính và dịch vụ phi tài chính. Trong khi đó, ADB (2000) quan niệm "TCVM là việc cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính như nhận tiền gửi, cung ứng khoản vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ của họ". Theo quan điểm này, TCVM chỉ bao gồm các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cung ứng khoản vay, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền. Hoạt động TCVM được cung ứng bởi các tổ chức thuộc 3 khu vực: khu vực chính thức (bao gồm các tổ chức được Chính phủ ủy quyền, phải tuân theo các qui định và sự kiểm soát của ngành ngân hàng), khu vực bán chính thức (bao gồm các tổ chức không phải tuân theo các qui định của hoạt động ngân hàng nhưng phải được cấp phép và giám sát bởi cơ quan chính phủ khác) và khu vực phi chính thức (bao gồm các nhà cung cấp hoạt động ngoài tầm kiểm soát và quản lý của Chính phủ) (Ledgerwood, 1998). Như vậy, theo quan niệm Ledgerwood (1998), tổ chức TCVM chính thức là tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM ở khu vực chính thức, gồm các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các tổ chức TCVM. Đồng tình với quan điểm này có Had & cộng sự (2010), Ngo (2013), Nguyễn Đức Hải (2012). Hoạt động TCVM trong phạm vi nghiên cứu này được hiểu là các dịch vụ TCVM được cung cấp bởi các tổ chức ở cả khu vực chính thức và bán chính thức. Hoạt động TCVM được đánh giá dựa trên hai khía cạnh xã hội và tài chính, mà cụ thể là tiếp cận đối với người nghèo (outreach) và sự bền vững về tài chính (financial sustainability) (Murdoch, 1999). Schreiner (2002) cho biết khía cạnh tiếp cận được đo lường bởi độ rộng và độ sâu tiếp cận. Độ rộng tiếp cận cho biết số lượng khách hàng mà tổ chức TCVM có thể tiếp cận (số lượng khách hàng vay đang hoạt động, qui mô dư nợ, số lượng khách hàng tiết kiệm, qui mô tiết kiệm…), trong khi độ sâu tiếp cận đề cập đến mức độ nghèo đói của khách hàng (tỷ lệ cho vay đối với khu vực nông thôn hoặc tỷ lệ khách hàng nữ, qui mô trung bình của khoản vay). Trên khía cạnh tài chính, ROA, ROE và chỉ số tự vững hoạt động (OSS), tự vững tài chính (FSS) thước đo quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời và bền vững của tổ chức TCVM. TCTD cũng là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu. Tài chính toàn diện là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Khái niệm về TCTD được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. TCTD là việc loại bỏ các rào cản về phí và chi phí trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 345 (World Bank, 2008). Ở một khía cạnh khác, Kumar & Mishra (2011) cho rằng, TCTD là quá trình đảm bảo tiếp cận các dịch vụ tài chính và các khoản tín dụng đủ, kịp thời cho những đối tượng gặp khó khăn với chi phí hợp lý. Trong khi đó, Sarman (2015) quan niệm TCTD là qui trình đảm bảo sự dễ dàng tiếp cận, sự sẵn có và việc sử của dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viên trong một nền kinh tế. Như vậy, có thể hiểu TCTD là việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức cho các tất cả các chủ thể trong nền kinh tế với chi phí hợp lý. Đo lường TCTD cũng có nhiều thước đo khác nhau. Trong đó, chủ yếu là các thước đo về độ sâu tài chính dựa trên chỉ số thâm nhập của ngân hàng về địa lý và nhân khẩu học như số lượng tài khoản tại ngân hàng trên 1.000 người trưởng thành, số lượng máy ATM/chi nhánh ngân hàng trên 1.000 km2/100.000 người trưởng thành, tỷ lệ tiền gửi/tín dụng tại ngân hàng thương mại trên GDP… Hạn chế của các chỉ tiêu này là chỉ tập trung vào phía cung, tức là sự sẵn có của các dịch vụ tài chính. Sarmar (2015) đã phát triển thước đo IFI (Index of Financial Inclusion) có tính đến các khía cạnh khác nhau trên cả góc độ cung và cầu theo công thức như sau: 1 √𝑑1 +𝑑2 +…+𝑑2 2 2 𝑛 √(𝑤1 −𝑑1 )2 +(𝑤2 −𝑑2 )2 +⋯+(𝑤 𝑛 −𝑑 𝑛 )2 𝐼𝐹𝐼 = 2 ⌊ + (1 − )⌋ (1) 2 2 2 √𝑤1 +𝑤2 +⋯+𝑤1 √𝑤1 +𝑤2 +⋯+𝑤 2 2 2 𝑛 Trong đó: 𝐴 𝑖 −𝑚 𝑖 𝑑 𝑖 = 𝑤𝑖. (2) 𝑀 𝑖 −𝑚 𝑖 - wi: là tỷ trọng thành phần thứ I, 0 ≤ wi ≤ 1 - Ai: là giá trị thực tế của thành phần thứ i - Mi: là giá trị cao nhất của thành phần thứ i - mi: là giá trị thấp nhất của thành phần thứ i Theo đó, chỉ số IFI được tính bao gồm 3 cấu phần: (i) Sự thâm nhập của hệ thống ngân hàng: cho biết mức độ sử dụng dịch vụ tài chính chính thức của người dân, được đo lường bằng số lượng tài khoản ngân hàng trên 1.000 dân, với trọng số là 1; (ii) Sự thuận tiện của các dịch vụ ngân hàng: cho biết mức độ sẵn có của các dịch vụ ngân hàng, đo lường bằng số lượng ATM trên 100.000 dân (tỷ trọng 1/3) và chi nhánh ngân hàng trên 100.000 dân (tỷ tọng 2/3), với trọng số là 0,5; (iii) Mức độ sử dụng: cho biết sự hữu dụng của hệ thống ngân hàng, đo lường bằng tổng của tỷ lệ tiền gửi và cho vay của hệ thống ngân hàng trên GDP, với trọng số là 0,5. Về nhân tố ảnh hưởng đến TCTD, đã có nhiều nghiên cứu trên cả khía cạnh vĩ mô và vi mô. Trong đó đặc biệt là các nghiên cứu Goodwin & cộng sự (1999) kết luận rằng tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập là yếu tố có liên quan đến tài chính toàn diện. Bằng phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu cho biết các hộ gia đình không có người lớn đi làm khó tiếp cận với các dịch vụ tài chính hơn các hộ gia đình khác, các hộ gia đình có mức thu nhập dưới trung bình có nhiều khả năng bị loại trừ tài chính. Sarma & Pais (2011) đã kiểm tra mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và sự phát triển của quốc gia. Nghiên cứu thực hiện hồi qui tài chính toàn diện dựa trên ba bộ biến khác nhau liên quan đến các yếu tố kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng vật chất và lĩnh vực ngân hàng. Trong đó các biến kinh tế xã hội được sử dụng bao gồm: thu
- 346 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA nhập, việc làm, bất bình đẳng, khả năng biết độc, biết viết. Kết quả nghiên cứu cho biết, trong số các yếu tố kinh tế xã hội thì thu nhập bình quân đầu người là có tác động tích cực và đáng kể trong việc giải thích sự khác biệt về tài chính toàn diện là yếu tố quan trọng tác động đến tài chính toàn diện. Wang& Guan (2017) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện tại 172 quốc gia bằng phương pháp hồi qui OLS, SLM và SEM trên cả khía cạnh cung và cầu. Về khía cạnh cầu, các nhân tố ảnh hưởng gồm thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ sử dụng điện thoại và internet, tỷ lệ dân số nữ và hiểu biết tài chính có ý nghĩa trong việc giải thích sự khác nhau về tài chính toàn diện giữa các quốc gia. Trong khi đó, các nhân tố về phía cung gồm tỷ lệ tiền gửi tại ngân hàng so với GDP, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng, nợ xấu, mức độ cạnh tranh và lợi nhuận có ảnh hưởng đến tài chính toàn diện. Park & Mercado (2018) đã đánh giá tác động của các yếu tố kinh tê vĩ mô và đặc điểm cụ thể của quốc gia ảnh hưởng đến tài chính toàn diện của 176 nền kinh tế, trong đó có 37 quốc gia đang phát triển ở khu vực Châu Á. Nghiên cứu đã xây dựng chỉ số đo lường tài chính doàn diện dựa trên phương pháp luận của Sarma (2008). Kết quả hồi qui bội cho thấy, thu nhập bình quân đàu người, qui định của pháp luật và đặc điểm nhân khẩu học ảnh hưởng đáng kể đến tài chính toàn diện đối với mẫu tổng thể và các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á. Kim, Yu & Hassan (2018) đã xem xét mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và tăng trưởng kinh tế trong các nước thuộc tổ chức Hợp tác Hồi giáo. Để đo lường tài chính toàn diện, nghiên cứu sử dụng các biến tỷ lệ ATM trên 100.000 người trưởng thành, số chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người trưởng thành, tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại trên 1.000 người trưởng thành, người vay từ các ngân hàng trên 1.000 người trưởng thành. Các biến số kinh tế vĩ mô bao gồm, tăng trưởng kinh tế đo lường bằng GDP bình quân đầu người, lạm phát đo lường bằng % thay đổi của giá tiêu dùng hàng năm, tỷ lệ gia tăng dân số, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nhập học cho giáo dục tiểu học và tỷ lệ % thương mại trong GDP. Trên cơ sở dữ liệu bảng của 55 quốc gia, phương pháp hồi qui dữ liệu bảng và kiểm tra nhân quả VAR, IRFs, Ganger, nghiên cứu kết luận rằng tài chính toàn diện và bao gồm tài chính có quan hệ nhân quả lẫn nhau. Sethi & Acharya (2018) đã thực hiện kiểm tra mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và tăng trưởng kinh tế tại các nước phát triển và đang phát triển. Nghiên cứu sử dụng chỉ số IFI đa chiều được đề xuất bởi Sarma (2012) làm thước đo tài chính toàn diện. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui dữ liệu bảng hiệu ứng cố định theo quốc gia, hồi qui hiệu ứng ngẫu nghiên và cố định theo thời gian, đồng thời sử dụng đồng kết hợp dữ liệu bảng để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa tài chính toàn diện và tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy, tồn tại mối quan hệ tích cực và lâu dài giữa tài chính toàn diện và tăng trưởng kinh tế tại 31 quốc gia trên thế giới. Và đặc biệt, nghiên cứu kết luận rằng tồn tại mối quan hệ nhân quả có định hướng giữa tài chính toàn diện và tăng trưởng kinh tế. Léon & Zins (2020) đã đánh giá sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài đối với tiếp cận tài chính của cá nhân và doanh nghiệp. Đối với tiếp cận tài chính của cá nhân, nghiên cứu sử dụng các biến đại diện gồm tài khoản chính thức, tiết kiệm chính thức và tín dụng chính thức. Trong khi đó, tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp được đo lường bởi hai biến giả là có một khoản vay và tín dụng được cấp. Bằng phương pháp hồi qui probit, nghiên cứu kết luận rằng sự hiện diện của ngân hàng nước
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 347 ngoài và các biến vĩ mô ( thu nhập bình quân đầu người, lạm phát, tín dụng trong nước trên GDP…) đều có tác động đến TCTD. Nguyễn Thị Diệu Thu & Nguyễn Thị Kim Oanh (2019) đã chỉ rõ có các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay bao gồm cả các yếu tố vĩ mô và vi mô. Các nhân tố vĩ mô bao gồm: tăng trưởng kinh tế, xóa nạn mù chữ, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, mật độ dân số và thu nhập. Các yếu tố vi mô là các yếu tố đến từ nhà cung cấp dịch vụ tài chính như lãi suất, tín dụng nội địa đối với khu vực tư nhân, khoảng cách địa lý. Điểm hạn chế của nghiên cứu là chưa lượng hóa được các yếu tố ảnh hưởng thông qua mô hình kinh tế lượng. 2.2. Tổng quan về tác động của TCVM đối với tài chính toàn diện Trong thời gian qua đã có một số ít nghiên cứu đề cập đến tác động của TCVM đến tài chính toàn diện. Dacanay, Nito & Buensuceso (2011) đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa giữa TCVM và tài chính toàn diện. Nghiên cứu đã sử dụng chỉ số tài chính toàn diện Index of Financial Inclusion – IFI do Srama (2008) đề xuất. Chỉ số này đo lường các khía cạnh khác nhau trong hệ thống tài chính của một quốc gia, gồm: sự thâm nhập của hệ thống ngân hàng (đo lường bằng số người có tài khoản tại ngân hàng), sự thuận tiện (đo lường bằng số chi nhánh ngân hàng) và mức độ sử dụng (đo lường bằng tỷ lệ % của tín dụng, tiết kiệm trên GDP). Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu nên trong nghiên cứu này, tác giả đo lường IFI trên hai khía cạnh về sự thuận tiện và mức độ sử dụng. Các biến độc lập để đo lường hoạt động TCVM gồm: tổng tài sản, tổng danh mục cho vay, dư nợ tiết kiệm, số người vay hoạt động, số người tiết kiệm và tỷ lệ dư nợ rủi ro. Kết quả hồi qui OLS cho thấy, TCVM có mối quan hệ đáng kể với tài chính toàn diện. Điểm hạn chế của nghiên cứu là không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các biến đo lường tiếp cận TCVM với tài chính toàn diện. Shankar (2013) kết luận rằng, các tổ chức TCVM là một phương tiện tốt để thúc đẩy tài chính toàn diện tại các nước đang phát triển như Ấn Độ bởi TCVM đã phá bỏ nhiều rào cản đối với tài chính toàn diện dựa trên các tính năng đặc thù. Đối với các rào cản từ bên cung, các tổ chức TCVM cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợp với yêu cầu của khách hàng có thu nhập thấp một cách thường xuyên và dễ tiếp cận. Đối với các rào cản từ bên cầu, các tổ chức TCVM thúc đẩy các thành viên tiền năng bằng cách hoạt động phi tài chính (giáo dục tài chính, hoạt động nhóm…). Đặc biệt, nghiên cứu cho biết, sự sẵn có của các dịch vụ ngân hàng tại các khu vực khác nhau là không đồng nhất. Vì vậy, đối với những nơi không có sẵn dịch vụ ngân hàng thì rào cản đối với tài chính toàn diện là cao và trong trường hợp này, các dịch vụ TCVM trở nên đặc biệt hữu ích. Njuguna (2015) khuyến nghị rằng để tăng cường tài chính toàn diện, các ngân hàng TCVM nên thực hiện cho vay theo nhóm, cho vay cá nhân, ngân hàng thôn bản và huy động tiết kiệm. Khuyến nghị này được rút ra từ hồi qui đa biến với biến phụ thuộc là tài chính toàn diện được đo lường bằng số tài khoản tại ngân hàng TCVM; biến độc lập bao gồm dư nợ cho vay theo nhóm, dư nợ cho vay cá nhân, ngân hàng thông bản và huy động tiết kiệm. Dữ liệu biến phụ thuộc và các biến độc lập trong 5 năm từ 2010 đến 2014 được thu được từ khảo sát
- 348 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA khách hàng. Kết quả cho biết, các biến độc lập đều tác động có ý nghĩa thống kê đến tài chính toàn diện. Trong đó, cho vay theo nhóm có tác động mạnh nhất đến tiếp cận tài chính, tiếp theo là ngân hàng thôn bản, cho vay cá nhân và huy động tiết kiệm. Hạn chế của nghiên cứu là các dữ liệu về tài chính toàn diện và TCVM đều được thu thập dựa trên khảo sát. Vì vậy, các yếu tố về tính hợp lệ cũng như độ tin cậy của dữ liệu cần được xem xét. Adeola & Evans (2017) kết luận rằng, TCVM là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tài chính toàn diện tại Negeria. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp FMOLS (Fully Modified OLS) và DOLS (Dynamic OLS) để đánh giá tác động của TCVM đến tài chính toàn diện tại Negeria. Với bộ dữ liệu thứ cấp từ 1981-2014, nghiên cứu tìm thấy TCVM và tài chính toàn diện được liên kết bởi một tập hợp các mối quan hệ lâu dài. Để đo lường tài chính toàn diện, nghiên cứu sử dụng tỷ lệ % dư nợ từ các ngân hàng thương mại trên GDP. Biến độc lập là số lượng ngân hàng TCVM và lãi suất. Về mặt ngắn hạn, TCVM có tác động tích cực nhưng không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê đến tài chính toàn diện. Trong khi đó, về mặt dài hạn, TCVM có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động tiêu cực và đáng kể của lãi suất cho vay đến tài chính toàn diện cả trong ngắn hạn và dài hạn. Naseer & Azam (2019) đã tiến hành đánh giá tác động của TCVM đến tài chính toàn diện thông qua dữ liệu thứ cấp từ các quốc gia khu vực Nam Á trong khoảng thời gian 2009- 2017. Để đo lường tài chính toàn diện, nghiên cứu sử dụng chỉ số IFI được phát triển bởi Sarma (2008). Các biến độc lập đo lường hoạt động TCVM gồm tổng tài sản của tổ chức TCVM, tổng dư nợ, huy động tiết kiệm, số khách hàng gửi tiền và dư nợ rủi ro trên 90 ngày. Bằng 3 phương pháp hồi qui dữ liệu bảng (Common Effect, Random Effect và Fixed Effect), nghiên cứu tìm thấy tác động tích cực và đáng kể của TCVM đến tài chính toàn diện. 3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu Dựa trên mô hình của Naseer & Azam (2019), nhóm tác giả có điều chỉnh các biến đo lường hoạt động TCVM cho phù hợp với những hạn chế về dữ liệu tại Việt Nam. Đồng thời nhóm tác giả cũng bổ sung thêm các biến kiểm soát là biến thu nhập GDP bình quân đầu người và lạm phát. Vì vậy, mô hình đánh giá tác động của TCVM đối với tài chính toàn diện tại Việt Nam như sau: 𝐼𝐹𝐼 𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 . 𝑁𝑂𝐵 𝑖𝑡 + 𝛽2 . 𝐿𝑂𝐴𝑁 𝑖𝑡 + 𝛽3 . 𝑃𝐴𝑅30 𝑡 + 𝛽4 . 𝐴𝑆𝑆 𝑡 + 𝛽5 . 𝑃𝐺𝐷𝑃 𝑡 + 𝛽6 . 𝐼𝑁𝐹 𝑡 (3)
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 349 Bảng 1. Mô tả các biến trong mô hình Ký Tên biến Đo lường Nguồn trích dẫn Dự kiến hiệu tác động 1. Biến phụ thuộc - Tài chính toàn diện IFI Tài chính 𝐼𝐹𝐼 Sarma (2015) toàn diện 1 2 √𝑑1 + 2 𝑑2 + …+ 𝑑2 𝑛 = ⌊ 2 √𝑤1 + 𝑤2 + ⋯ + 𝑤1 2 2 2 + (1 √(𝑤1 − 𝑑1 )2 + (𝑤2 − 𝑑2 )2 + ⋯ + (𝑤 𝑛 − 𝑑 𝑛 )2 − )⌋ 2 2 √𝑤1 + 𝑤2 + ⋯ + 𝑤 2 𝑛 2. Biến độc lập - Hoạt động TCVM NOB Số lượng Logarit tự nhiên của số khách hàng đang có dư nợ tại Dacanay, Nito & + khách tổ chức TCVM Buensuceso (2011) ; hàng vay Adeola & Evans đang hoạt (2017); Naseer & động Azam (2019) LOAN Dư nợ cho Logarit tự nhiên của dư nợ cho vay của tổ chức Njuguna (2015); + vay TCVM Adeola & Evans (2017); Naseer & Azam (2019) PAR30 Tỷ lệ dư 𝑁ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 30 𝑛𝑔à𝑦 + 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑐ơ 𝑐ấ𝑢 𝑙ạ𝑖 𝑛ợ Dacanay, Nito & - nợ rủi ro 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 Buensuceso (2011); Wang & Guan (2017); Naseer & Azam (2019); 3. Biến kiểm soát SIZE Qui mô Logarit tự nhiên của tổng tài sản của tổ chức TCVM Dacanay, Nito & + của tổ Buensuceso (2011); chức Naseer & Azam TCVM (2019) PGDP Thu nhập Logarit tự nhiên của thu nhập bình quân đầu người Sarma & Pais + GDP bình theo giá hiện hành (2011); Wang & quân đầu Guan (2017); Léon người & Zins (2020); Nguyễn Thị Diệu Thu & Nguyễn Thị Kim Oanh (2019) INF Tỷ lệ lạm Tỷ lệ % thay đổi CPI so với năm trước Léon & Zins (2020); - phát Nguyễn Thị Diệu Thu & Nguyễn Thị Kim Oanh (2019) Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả
- 350 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, dữ liệu về IFI nhóm tác giả thu thập trong khoảng thời gian 2010-2016 từ Hoàng Công Gia Khánh và cộng sự (2018). Dữ liệu về số lượng khoản vay và dư nợ cho vay được thu thập từ The Mix gồm 43 tổ chức TCVM Việt Nam trong thời gian từ 2010 đến 2016. Dữ liệu vĩ mô về thu nhập GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành được thu thập từ ADB. Để đánh giá tác động của TCVM đối với tài chính toàn diện, nghiên cứu sử dụng hồi qui dữ liệu bảng không cân bằng theo mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Tiếp đó, nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp. Đồng thời, để kiểm định kết quả mô hình, nghiên cứu sử dụng các kiểm định VIF để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến và Wald test để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng kỹ thuật cần thiết để khắc phục khuyết tật của mô hình. 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Thống kê mô tả Bảng 2. Thống kê mô tả Giá trị Giá trị Số quan trung Độ lệch nhỏ Giá trị Tên biến sát bình chuẩn nhất lớn nhất Chỉ số tài chính toàn diện 171 0,491105 0,042721 0,437 0,596 Số lượng khách hàng vay vốn 171 8,965632 2,067371 4,867534 15,91552 Dư nợ cho vay 171 24,34104 2,584555 15,8462 32,68964 Tỷ lệ dư nợ rủi ro 171 0,007149 0,0166259 0 0,119 Tổng tài sản 171 24,50539 2,619109 15,8709 32,72149 GDP bình quân đầu người 171 10,52407 0,1878877 10,11791 10,7849 Tỷ lệ lạm phát 171 5,417627 3,582496 -0,67031 11,16537 Nguồn: Kết quả thu được từ xử lý dữ liệu qua phần mềm Stata Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 43 tổ chức TCVM trong khoảng thời gian 2010-2016. Tuy nhiê, do sự không sẵn có về dữ liệu nên tổng số quan sát của mẫu nghiên cứu gồm 171. Về cơ cấu, tính đến cuối năm 2016, ở khu vực chính thức có Ngân hàng chính sách xã hội, hệ thống quĩ tín dụng nhân dân và 3 tổ chức TCVM được cấp phép (TYM, M7MFI, Thanh Hóa MFI). Còn lại có tới hơn 80% là các chương trình, dự án TCVM ở khu vực bán chính thức. Về qui mô hoạt động theo số lượng khách hàng, trung bình mỗi tổ chức TCVM phục vụ 313.878,8 khách hàng, trong đó tổ chức có số lượng khách hàng lớn nhất là VBSP phục vụ 8.166.287 khách hàng và tổ chức có số lượng khách hàng nhỏ nhất là 130 khách hàng. Về tổng dư nợ cho vay, trung bình dư nợ cho vay của 1 tổ chức đạt 5,49e+12 VND (tương ứng với giá trị ln =
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 351 24,341). Dư nợ cho vay lớn nhất thuộc về VBSP với giá trị là 1,57e+14 VND (tương ứng với giá trị ln = 32,690). Dư nợ cho vay nhỏ nhất đạt 7619349 VND (tương ứng với giá trị ln = 15,846). Về tài chính toàn diện, chỉ số IFI của Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ và được xếp vào nhóm nước có IFI ở mức trung bình. Giá trị IFI trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015 đạt 0,491. Giá trị cao nhất của IFI đạt 0,596 và nhỏ nhất đạt 0,437. Giai đoạn 2010-2016, kinh tế vĩ mô của Việt Nam được đánh giá ổn định và vững chắc hơn. Về thu nhập GDP bình quân đầu người có sự gia tăng từ trên 24 triệu VNĐ (2010) lên trên 48 triệu VND (2016), tương ứng với giá trị trung bình đạt trên 37 triệu VNĐ. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp với các giải pháp linh hoạt và chủ động. Sự thay đổi chỉ số CPI bình quân giai đoạn này đạt 5,42%, giảm từ mức cao nhất 11,165 % (2011) xuống còn -0,670 % (2015). 4.2. Kết quả hồi qui Kết quả hồi qui FEM và REM được thể hiện trong Bảng 3. Giá trị Prob của các mô hình đều = 0,000 chi2 = 0,0000 chi2 = 0,000 chi2 = 0,0000 Ghi chú bảng: ***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10% Nguồn: Kết quả thu được từ xử lý dữ liệu qua phần mềm Stata
- 352 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA Bảng 4. Kiểm định VIF và Wald VIF WALD Chỉ số tài chính toàn diện 2,13 Số khách hàng vay vốn 1,85 Dư nợ cho vay 2,06 Tỷ lệ dư nợ rủi ro 1,56 Prob>chi1 = 0,000 Tổng tài sản 1,96 GDP bình quân đầu người 1,19 Lạm phát 1,9 Mean 1,81 Nguồn: Kết quả thu được từ xử lý dữ liệu qua phần mềm Stata Mô hình hồi qui cuối cùng có giá trị Prob = 0,0000 chứng tỏ mô hình đề xuất phù hợp với tổng thể; hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,823 chứng tỏ các biến độc lập giải thích được 82,3% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Kết quả hồi qui cho biết, hoạt động TCVM có tác động tích cực đến tài chính toàn diện, tuy nhiên tác động này là không đáng kể. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đó cũng như thực tiễn tại Việt Nam. Hoạt động TCVM tại Việt Nam còn khá manh mún, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của hệ thống tài chính. Ngoài VBSP và một số tổ chức TCVM được cấp phép có qui mô lớn về số lượng khách hàng, dư nợ cho vay thì các tổ chức còn lại đều có qui mô ở mức trung bình và nhỏ. Hơn nữa, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung đo lường hoạt động TCVM tại Việt Nam trên khía cạnh hoạt động tín dụng thông qua biến đại diện là số lượng khách hàng vay vốn và dư nợ cho vay. Trong khi đó, trên thực tế, ngoài tín dụng, hoạt động TCVM còn bao gồm dịch vụ tài chính và phi tài chính khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động đáng kể và có ý nghĩa thống kê của các biến kinh tế vĩ mô đến tài chính toàn diện. Trong khi thu nhập bình quân đầu người có tác động tích cực với hệ số beta = 0,041 thì lạm phát có tác động tiêu cực với hệ số beta = -0,002 tại mức ý nghĩa 5%. Điều này hàm ý rằng, để gia tăng tài chính toàn diện cần nâng cao thu nhập của dân cư và kiểm soát lạm phát ở mức thấp. Bởi lạm phát kiểm soát ở mức thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tài chính phát triển, tiếp cận sâu và rộng hơn đến các chủ thể trong nền kinh tế. Về phía cầu, kinh tế vĩ mô ổn định cũng tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính hơn từ đó góp phần thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính. 5. Kết luận và kiến nghị Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu về tác động của TCVM đối với tài chính toàn diện, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của TCVM đối với tài chính toàn diện tại Việt Nam. Ngoài các biến đo lường hoạt động TCVM, mô hình đề xuất có tính đến cả các biến số kinh tế vĩ mô. Bằng phương pháp hồi qui dữ liệu bảng, nghiên cứu tìm thấy tác động
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 353 tích cực của TCVM đối với tài chính toàn diện tại Việt nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cung cấp thêm bằng chứng về tác động tích cực của ổn định kinh tế vĩ mô. Xuất phát từ kết quả đó, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt nam thông qua phát triển hoạt động TCVM và ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể như sau: Đối với tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM cần tiếp tục mở rộng tiếp cận bằng cách tăng dư nợ tín dụng. Để làm được điều này, tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM cần tập trung: - Phát triển và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Bởi, với mỗi nhóm khách hàng, tùy thuộc vào đặc điểm về giới tính, độ tuổi, trình độ, nghệ nghiệp sẽ quyết định nhu cầu sản phẩm, dịch vụ tài chính. Các tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM cần phát triển sản phẩm cho phù hợp để người nghèo có khả năng truy cập nhanh, đồng thời yêu cầu về tài sản thế chấp linh hoạt, lãi suất và thời gian trả nợ hợp lý. - Phát triển các kênh phân phối, kết hợp hài hòa giữa kênh phân phối truyền thống với hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ. Kênh phân phối hiện đại như ngân hàng điện tử, ngân hàng qua điện thoại, ngân hàng qua mạng... Các kênh phân phối này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ TCVM. Ngoài ra, với các kênh phân phối thông qua ngân hàng đại lý, TCVM có thể cung cấp dịch vụ gần gũi hơn với người nghèo. - Tăng cường ứng dụng công nghệ trong việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cũng như kênh phân phối. Ứng dụng công nghệ hiện đại một mặt giúp đa dạng hóa và gia tăng tiện ích cho các sản phẩm tiết kiệm; mặt khác còn giúp đơn giản hóa quy trình, thủ tục để khách hàng an tâm và thoải mái hơn trong giao dịch. - Mở rộng tiếp cận cần được tiến hành song song với tăng cường công tác quản lý rủi ro. Đây là xu hướng tất yếu để nâng cao vai trò của TCVM trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện. Tăng cường công tác quản lý rủi ro sẽ giúp nâng cao tỷ lệ thu hồi nợ đúng hạn, hạn chế tỷ lệ xóa nợ. Đây là cơ sở để hoạt động TCVM ngày càng tiếp cận sâu và rộng đến các đối tượng khách hàng. Trong thời gian trước mắt, tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM có thể hợp tác với các doanh nghệp Fintech để phát triển các giải pháp hướng tới khách hàng. - Đối với Chính phủ cần tiếp tục thực thi đồng bộ và hiệu quả các giải pháp ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Phối hợp hài hòa các chính sách kinh tế vĩ mô góp phần kiểm soát lạm phát ở mức thấp và gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid hiện nay, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện linh hoạt các giải pháp tài chính tiền tệ nhằm khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát. Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, nghiên cứu bộc lộ một số hạn chế. Trước hết là hạn chế về số liệu nghiên cứu, số liệu về hoạt động TCVM không sẵn có nên nghiên cứu chỉ được tiến hành trong phạm vi từ 2010 - 2016, hơn nữa, nhiều tổ chức TCVM không có đủ số liệu cho cả giai đoạn. Hạn chế này đã phần nào ảnh hưởng đến việc đo lường các biến độc lập về hoạt động TCVM cũng như mức độ tác động của TCVM đối với tài chính
- 354 ICYREB 2021 | CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TOÀN CẦU HÓA toàn diện. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ tập trung đo lường hoạt động TCVM trên khía cạnh độ rộng tiếp cận mà chưa đề cập đến các chỉ tiêu khác. Thêm vào đó, bên cạnh các biến về thu nhập bình quân đầu người, lạm phát còn một số biến vĩ mô khác chưa được đưa vào mô hình như trình độ, hiểu biết tài chính, lãi suất, khả năng sử dụng internet... Các hạn chế này sẽ tiếp tục được nhóm tác giả hoàn thiện trong thời gian tới. Tài liệu tham khảo ADB (2000), ‘Finance for the Poor: Microfinance Development Strategy’, https://www.adb.org/documents/finance-poor-microfinance-development-strategy. Adeola, O., & Evans, O. (2017), ‘The impact of microfinance on financial inclusion in Nigeria’, The Journal of Developing Areas, 51(4), 193-206. Dacanay, J. C., Nito, B., & Buensuceso, P. (2011), ‘Microfinance, financial inclusion and financial development: An empirical investigation with an international perspective’, In Proceedings of the International Conference on Managing Services in the Knowledge Economy, Universidade Lusíada de Famalicão, Vila Nova de Famalicão, Portugal, 153-173. Goodwin, D., Adelman, L., Middleton, S., & Ashworth, K. (1999), ‘Debt, money management and access to financial services: evidence from the 1999 PSE Survey of Britain’, Centre for Research in Social Policy. Haq, M., Skully, M., & Pathan, S. (2010), ‘Efficiency of microfinance institutions: A data envelopment analysis’, Asia-Pacific Financial Markets, 17(1), 63-97. Hoàng Công Gia Khánh và cộng sự (2018), ‘Báo cáo thường niên thị trường tài chính 2017: Tiếp cận tài chính’, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Kim, D. W., Yu, J. S., & Hassan, M. K. (2018), ‘Financial inclusion and economic growth in OIC countries’, Research in International Business and Finance, 43, 1-14. Kumar, C., & Mishra, S. (2011, February), ‘Banking outreach and household level access: Analyzing financial inclusion in India’, In 13th Annual Conference on Money and Finance in the Indian Economy, 1-33. Ledgerwood J. (1998), ‘Microfinance hand book An institution and financial perspective’, The World bank. Léon, F., & Zins, A. (2020), ‘Regional foreign banks and financial inclusion: Evidence from Africa’, Economic Modelling, 84, 102-116. Morduch & Jonathan (1999), ‘The microfinance promise. Journal of Economic Literature’, 37 1569- 1614 Naseer, I., & Azam, A. (2019), ‘Role of Micro finance Institutions In Promoting Financial Inclusion and Economic Growth’.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 1: Tăng trưởng kinh tế và Toàn cầu hóa 355 Ngo, T. V. (2013), ‘Capital structure and microfinance performance: a cross-country analysis and case study of Vietnam’, Doctoral dissertation, University of Birmingham. Nguyễn Đức Hải (2012), ‘Phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam’, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. Nguyễn Kim Anh & cộng sự (2014), ‘Tài chính vi mô Việt Nam thực trạng và khuyến nghị chính sách’, Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam. Nguyễn Thị Diệu Thu & Nguyễn Kim Oanh (2019), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện – Nghiên cứu ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay’, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, 10/2019, 14-16. Njuguna, P. G. (2015), ‘The effect of financial services by Microfinance Institutions on financial inclusion in Kilifi, county Kenya’, Doctoral dissertation, University of Nairobi. Park, C. Y., & MERCADO JR, R. O. G. E. L. I. O. (2018), ‘Financial inclusion, poverty, and income inequality’, The Singapore Economic Review, 63(01), 185-206. Sarma, M. (2015), ‘Measuring fnancial inclusion’, Economics Bulletin, 35(1), 604–611 Sarma, M., & Pais, J. (2011), ‘Financial inclusion and development: Across Country Analysis’, Journal of international development, 23(5), 613-628. Schreiner & Mark (2002), ‘Aspects of Outreach: A Framework for Discussion of the Social Benefits of Microfinance’, Journal of International Development, 14 591-603 Sethi, D., & Acharya, D. (2018), ‘Financial inclusion and economic growth linkage: Some cross country evidence’, Journal of Financial Economic Policy. Shankar, S. (2013), ‘Financial inclusion in India: Do microfinance institutions address access barriers’, ACRN Journal of Entrepreneurship Perspectives, 2(1), 60-74. Wang, X., & Guan, J. (2017), ‘Financial inclusion: measurement, spatial effects and influencing factors’, Applied Economics, 49(18), 1751-1762. White, H. (1980), ‘A Heteroscedasticity-Consistent Covariance Matrix Estimator and a Direct Test for Heteroscedasticity’, Econometrica, 48, 817-838.
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số yếu tố tác động tới quyết định của nhà đầu tư tài chính
10 p |
532 |
134
-
CFO-Giám đốc tài chính chuyên nghiệp
5 p |
341 |
89
-
Phân tích Báo cáo tài chính: Ý nghĩa và phương pháp
6 p |
147 |
31
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 4 - TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư
32 p |
244 |
19
-
Tác động của văn hóa doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của công ty
4 p |
193 |
18
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Tài sản thương hiệu - ThS. Đặng Đình Trạm
22 p |
121 |
17
-
Bài giảng Nguyên lý marketing - Chương 2: Môi trường marketing (Trường ĐH Tài chính - Marketing)
29 p |
38 |
9
-
Tổng hợp một số vấn đề lớn của Quản trị tài chính
14 p |
81 |
9
-
Tác động của thương mại điện tử lên chính sách thuế của Việt Nam
12 p |
18 |
8
-
2477-10466-3-PBTác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam
16 p |
9 |
6
-
Nghiên cứu một số tác động của trải nghiệm khách hàng trực tiếp tới ý định mua lặp lại và truyền miệng sản phẩm đồ lót nữ
13 p |
25 |
6
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 17 - Đỗ Thiên Anh Tuấn, Châu văn Thành
19 p |
101 |
5
-
Tác động của mức nắm giữ tiền mặt đến chi phí nghiên cứu và phát triển: Bằng chứng thực nghiệm từ các doanh nghiệp toàn cầu
10 p |
3 |
3
-
Tình trạng kinh tế vĩ mô và tốc độ điều chỉnh đòn bẩy mục tiêu - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
18 p |
12 |
2
-
Tái cấu trúc tài chính, thị trường
6 p |
68 |
2
-
Nghiên cứu tác động của quản trị lợi nhuận tới khả năng phá sản của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
18 p |
49 |
1
-
Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại Việt Nam
6 p |
6 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)