Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ RĂNG MIỆNG LÊN SINH HOẠT HÀNG NGÀY<br />
CỦA TRẺ 12 TUỔI TẠI 2 VÙNG CÓ VÀ KHÔNG CÓ FLUOR HOÁ NƯỚC<br />
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2012<br />
Hoàng Trọng Hùng*, Ngô Thị Quỳnh Lan**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu:Mục tiêu của nghiên này là để so sánh tác động của các vấn đề sức khoẻ răng miệng lên các sinh<br />
hoạt hàng ngày của trẻ 12 tuổi sống giữa hai vùng có và không có fluor hoá nước của thành phố Hồ Chí Minh<br />
năm 2012, qua chỉ số Child-OIDP.<br />
Phương pháp:Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện vào tháng 4 và 5 của năm 2012 tại thành phố Hồ<br />
Chí Minh. 1572 trẻ 12 tuổi ở vùng có fluor hoá nước và 537 trẻ cùng tuổi ở vùng không có fluor hoá nước đã<br />
được chọn vào mẫu nghiên cứu bằng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng nhiều bậc. Chỉ số Child-OIDP<br />
được áp dụng để thu thập dữ liệu liên quan đến tác động của các vấn đề răngmiệng lên 8 sinh hoạt hàng ngày của<br />
trẻ (ăn, nói, ngủ/nghỉ ngơi, vệ sinh răng miệng, cười, tinh thần, học tập và giao tiếp). Kiểm định χ2 và mô hình<br />
GLM được áp dụng trong nghiên cứu này.<br />
Kết quả:Tỷ lệ % trẻ 12 tuổi có tối thiểu một hoạt động sống hàng ngày bị ảnh hưởng bởi các vấn đề răng<br />
miệng lần lượt là 48,1 % và 55,3% ở vùng có fluor hoá nước (F+) và không fluor hoá nước (F-). Có sự khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê về tỷ lệ % này giữa vùng F+ và F- (p=0,004). Gần một nữa trẻ 12 tuổi (47,2% ở F- và 50,5% ở<br />
F+) có từ 1 đến 3 hoạt động bị ảnh hưởng do vấn đề răng miệng (trong 8 hoạt động). Ăn nhai là một trong những<br />
hoạt động bị ảnh hưởng nhiều nhất ở trẻ sống trong vùng không có fluor hoá nước (25%), trong khi tác động này<br />
chỉ chiếm 14,5% ở vùng có fluor hoá nước (p