Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA RĂNG MIỆNG LÊN CÁC SINH HOẠT HẰNG NGÀY<br />
CỦA NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY<br />
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC-DẠY NGHỀ NHỊ XUÂN TPHCM<br />
Điền Hòa Anh Vũ*, Hoàng Trọng Hùng*, Trần Đức Thành*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tác động của các vấn đề răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày<br />
của người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị Xuân thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 378 người cai nghiện tại<br />
Trung tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM. Người cai nghiện được phỏng vấn trực tiếp về ảnh<br />
hưởng của các vấn đề răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày (ăn nhai, phát âm, vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi,<br />
sự thoải mái về tinh thần, cười mà không thấy ngại ngùng, học nghề và làm việc hàng ngày, tiếp xúc với mọi<br />
người) theo hai bước như sau: bước một hỏi về những vấn đề khó chịu hay đau ở vùng răng miệng trong ba<br />
tháng qua, bước hai hỏi về mức độ trầm trọng, tần suất và nguyên nhân răng miệng nào gây ảnh hưởng theo<br />
hướng dẫn sử dụng chỉ số OIDP, bởi năm phỏng vấn viên đã được huấn luyện. Các thống kê mô tả và kiểm định<br />
2, phân tích ANOVA một yếu tố kết hợp với phương pháp Tukey được sử dụng trong nghiên cứu này.<br />
Kết quả: 63% người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Nhị Xuân có ít nhất một khó chịu về răng miệng ảnh<br />
hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vấn đề răng miệng thường gặp nhất ở người cai nghiện ma túy là đau răng<br />
(41,8%), tiếp theo là có lỗ sâu trên răng (39,7%) và ê buốt răng (24,1%). Ăn nhai và vệ sinh răng miệng là hai<br />
sinh hoạt bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nguyên nhân chính gây ảnh hưởng lên các sinh hoạt hàng ngày là đau răng,<br />
có lỗ sâu trên răng và ê buốt răng. Không có sự khác biệt về ảnh hưởng của răng miệng lên các sinh hoạt hàng<br />
ngày của người cai nghiện ma túy có tuổi đời và trình độ học vấn khác nhau.<br />
Kết luận: Rõ ràng, có sự tác động đáng kể từ răng miệng lên chất lượng cuộc sống cụ thể ở đây là sinh hoạt<br />
hàng ngày của những người cai nghiện thuộc Trung tâm Nhị Xuân TPHCM.<br />
Từ khóa: Trung Tâm Nhị Xuân, sức khỏe răng miệng, sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống, người<br />
cai nghiện.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ORAL IMPACTS ON DAILY PERFORMANCES IN DRUG USERS AT THE CENTER OF<br />
REHABILITATION OF NHIXUAN, HOCHIMINH CITY, VIETNAM<br />
Dien Hoa Anh Vu, Hoang Trong Hung, Tran Duc Thanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 232 - 240<br />
Objective: The objective of this study was to use an OHRQoL measure, OIDP, to assess the prevalence,<br />
characteristics and severity of oral impacts in drug users at the Center of Rehabilitation of Nhi Xuan, Ho Chi<br />
Minh city, Vietnam.<br />
Materials and method: A cross-sectional survey was conducted at the Center of Rehabilitation of Nhi<br />
Xuan, Ho Chi Minh city, Vietnam. The sample consisted of 378 drug users aged at least 19 years at the Nhi<br />
Xuan School in year 2007. Data were collected through a face to face interview for oral impacts using OIDP<br />
indicator, by 05 trained interviewers. The drug users were interviewed individually to assess oral impacts on<br />
*: Khoa RHM, Đại học Y Dược TPHCM<br />
Liên lạc tác giả: Điền Hòa Anh Vũ, ĐT: 0909841012, Email: dhavu18@gmail.com<br />
<br />
232<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
daily life relation to 8 daily performances. The 8 performances were: eating, speaking, brushing, relaxing<br />
including sleeping, smiling, maintaining emotional state, working and contact with other people. If the drug<br />
users reported an impact on any performances, the frequency of impact and the severity of its effect on their daily<br />
life were scored. The drug users were also asked to identify oral problems that in their opinion caused the impact.<br />
Some descriptive and analytic statistics were applied in the study.<br />
Results: 63% of drug users had at least one oral problem during three months preceding the survey and<br />
53.7% of those had one or more oral impacts. 15.6% of the drug users with impact had impacts at very severe and<br />
severe level of intensity. 24.3% of those with impacts had at least 3 daily performances affected (out of 8<br />
performances). Eating was the most common performance affected (47.1%), then brushing (24.3%) and sleeping<br />
(22%). The main clinical causes of impacts were toothache (35.2%), the presence of cavities (23.8%) and tooth<br />
sensitivity (14.1%).<br />
Conclusion: The study showed that oral health affected the quality of life of drug users, especially in daily<br />
performances which are related to nutrition and oral hygiene.<br />
Key words: Nhi Xuân, oral health, daily performances, quality of life, drug user.<br />
hàng hoá và dịch vụ mà một người có, những<br />
MỞ ĐẦU<br />
con số này được đo một cách khá dễ dàng, trong<br />
Con người biết đến bệnh tật hàng ngàn năm<br />
khi các yếu tố khác như tự do, hạnh phúc, nghệ<br />
nay nhưng sức khỏe là gì thì nhiều người vẫn<br />
thuật, sức khỏe môi trường và sự đổi mới khó<br />
chưa biết. Mãi cho đến tận năm 1946, lần đầu<br />
định luợng hơn. Trong các yếu tố đó, sức khỏe<br />
tiên Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) mới định<br />
răng miệng là một thành phần không thể thiếu<br />
nghĩa sức khỏe là sự thoải mái hoàn toàn về thể<br />
của chất lượng cuộc sống. Từ đó thuật ngữ “chất<br />
chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là<br />
lượng cuộc sống liên quan sức khỏe răng miệng”<br />
không có bệnh hay tật(10). Nhiều người có tật<br />
(OHRQOL) đã được nhiều người nhắc đến<br />
nguyền nhưng lại sống rất hạnh phúc trong khi<br />
nhưng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ<br />
có những người khỏe mạnh lại trở thành tác<br />
ràng nào.<br />
nhân gây bất ổn cho xã hội.<br />
OHRQOL có thể tạo ra một sự đóng góp<br />
Gần đây WHO mới đưa ra khái niệm chất<br />
hữu ích đối với thực hành lâm sàng nha khoa,<br />
lượng cuộc sống gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để<br />
nghiên cứu nha khoa và giáo dục nha khoa(1,3,5).<br />
đo mức độ sảng khoái trên sáu đề mục : về thể<br />
Những quan tâm về chất lượng cuộc sống<br />
chất, ăn uống, ngủ nghỉ, cả việc lệ thuộc chuyện<br />
đã góp phần vào sự phát triển của nha khoa hơn<br />
đi lại, thuốc men; về tinh thần thì gồm cả yếu tố<br />
bất cứ yếu tố nào khác. Ban đầu, bệnh nhân tìm<br />
tâm lý và yếu tố tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo),<br />
đến Nha Sĩ vì những mối quan tâm về chất<br />
về xã hội gồm các mối quan hệ xã hội kể cả tình<br />
lượng cuộc sống, như là tình trạng đau và cảm<br />
dục và môi trường sống (bao gồm cả môi trường<br />
giác không thoải mái. Thậm chí ngày nay, một tỉ<br />
xã hội: an toàn, an ninh, kinh tế, văn hóa và môi<br />
lệ lớn bệnh nhân ở Mỹ, đặc biệt là những người<br />
trường thiên nhiên). Chất lượng cuộc sống được<br />
đến từ các nước có nền kinh tế xã hội thấp hơn,<br />
định nghĩa như một cảm nhận có tính cách chủ<br />
chỉ đến với nha sĩ trong những tình huống khẩn<br />
quan của cá nhân đặt trong bối cảnh môi trường<br />
cấp. Tuy nhiên, những tài liệu trước đây cho<br />
xã hội và thiên nhiên.<br />
thấy những khía cạnh khác của chất lượng cuộc<br />
Chất lượng cuộc sống của một cộng đồng là<br />
sống, như chức năng và thẩm mỹ cũng đóng<br />
một mặt quan trọng trong kinh tế học và khoa<br />
một vai trò quan trọng trong nhu cầu chăm sóc<br />
học chính trị. Có nhiều thành phần của chất<br />
răng miệng của bệnh nhân ngay từ đầu.<br />
lượng cuộc sống, trong đó, một phần là mức<br />
Vai trò của OHRQOL trong nghiên cứu Nha<br />
sống, đo bằng lượng tiền và khả năng tiếp cận<br />
Khoa cũng quan trọng không kém, thể hiện trên<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
233<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
3 hình thức : nghiên cứu khoa học cơ bản,<br />
nghiên cứu lâm sàng, và nghiên cứu định hướng<br />
cộng đồng. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực<br />
Nha Khoa cộng đồng và khoa học hành vi có thể<br />
hỗ trợ bằng cách phát triển những công cụ đo<br />
lường chất lượng cuộc sống và phác thảo vai trò<br />
của chất lượng cuộc sống trong chăm sóc sức<br />
khỏe răng miệng.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Tuy nhiên, việc áp dụng thang đo lường<br />
OHRQOL trong các nghiên cứu khoa học cơ<br />
bản, nghiên cứu lâm sàng, và nghiên cứu định<br />
hướng cộng đồng trong Nha Khoa vẫn còn khá<br />
mới mẻ ở Việt Nam cũng như một số nước trên<br />
thế giới. Nghiên cứu này sẽ đánh giá tác động<br />
của tình trạng răng miệng lên chất lượng cuộc<br />
sống của người cai nghiện ma túy tại Trung tâm<br />
Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM thông<br />
qua chỉ số OIDP, với các mục tiêu sau:<br />
<br />
Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Đánh giá ảnh hưởng của sức khỏe răng<br />
miệng lên các sinh hoạt hàng ngày của người cai<br />
nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo Dục - Dạy<br />
Nghề Nhị Xuân TPHCM hiện nay.<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
1. Phát hiện những vấn đề răng miệng gây<br />
khó chịu cho người cai nghiện ma túy tại Trung<br />
tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM<br />
trong ba tháng gần đây.<br />
2. Mô tả tần suất, mức độ trầm trọng và<br />
phạm vi tác động của các vấn đề răng miệng lên<br />
các sinh hoạt hàng ngày của người cai nghiện<br />
ma túy tại Trung tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị<br />
Xuân TPHCM hiện nay.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Cắt ngang mô tả có sử dụng bảng câu hỏi.<br />
<br />
Địa điểm nghiên cứu<br />
Trung tâm giáo dục - dạy nghề nhị xuân Tp.<br />
HCM.<br />
<br />
234<br />
<br />
Dân số mục tiêu<br />
Người cai nghiện ma túy tại các Trung tâm<br />
Giáo Dục - Dạy Nghề của TPHCM.<br />
Dân số chọn mẫu: Người cai nghiện ma túy<br />
tại Trung Tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị Xuân<br />
TPHCM.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
378 người cai nghiện ma túy tại Trung tâm<br />
Giáo Dục – Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM (dựa<br />
trên mẫu sẵn có của dự án “Mô hình tăng cường<br />
sức khỏe răng miệng cho người cai nghiện ma<br />
túy tại Trung tâm Giáo dục – Dạy nghề Nhị<br />
Xuân TPHCM”).<br />
Kỹ thuật chọn mẫu<br />
Chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm.<br />
Chọn ngẫu nhiên người cai nghiện ở từng<br />
tổ/đội của Trung tâm Nhị Xuân dựa trên sự<br />
phân bố số người cai nghiện giữa các tổ/đội, cỡ<br />
mẫu ở mỗi cụm (tổ/đội).<br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
Người cai nghiện vừa mới về trại.<br />
Người cai nghiện chưa từng tham gia bất kỳ<br />
hoạt động tăng cường sức khỏe răng miệng nào<br />
của Trung tâm Nhị Xuân TPHCM.<br />
Người cai nghiện không bị kỷ luật.<br />
Người cai nghiện đồng ý tham gia.<br />
<br />
Kiểm soát sai lệch chọn lựa<br />
- Kiểm tra danh sách người cai nghiện dựa<br />
theo danh sách của Ban Quản Huấn của Trung<br />
tâm Giáo Dục - Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM.<br />
- Hỏi trực tiếp người cai nghiện về thời gian<br />
được đưa về Trung tâm Giáo Dục - Dạy Nghề<br />
Nhị Xuân TPHCM.<br />
<br />
Phương tiện nghiên cứu<br />
Bảng phỏng vấn tác động của các vấn đề<br />
răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày của<br />
người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo Dục<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
- Dạy Nghề Nhị Xuân TPHCM hiện nay theo<br />
bảng câu hỏi gốc OIDP.<br />
<br />
Thu thập dữ kiện<br />
Các đặc điểm nghiên cứu<br />
- Tần suất tác động (x): x = 0 nếu không có, x<br />
= 1 nếu tác động 1-2 lần/tháng, x= 2 nếu tác động<br />
1-2 lần/tuần, và x = 3 nếu tác động lớn hơn hay<br />
bằng 3 lần/tuần.<br />
- Mức độ trầm trọng của tác động (y): không<br />
có: y= 0; nhẹ: y= 1; trung bình: y= 2; nặng: y= 3.<br />
- Phạm vi tác động (z): là số hoạt động có<br />
ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống, thay đổi từ<br />
1 đến 8.<br />
- Điểm số tác động được tính bằng cách<br />
nhân (x) với (y) theo phân loại của Slade G.D,<br />
1997(2) như sau:<br />
Bảng 1: Bảng phân loại mức độ tác động của Slade<br />
G.D, 1997<br />
Phân loại Mức độ trầm<br />
Tần suất<br />
Điểm số<br />
mức độ<br />
trọng<br />
tác động<br />
tác động Phân loại Điểm Phân loại Điểm (x) x (y)<br />
số (x)<br />
số (y)<br />
Rất nặng<br />
Nặng<br />
3<br />
Nặng<br />
3<br />
9<br />
Nặng<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
Rất nhẹ<br />
Không ảnh<br />
hưởng<br />
<br />
Nặng<br />
Trung<br />
bình<br />
Trung<br />
bình<br />
Nặng<br />
Nhẹ<br />
Trung<br />
bình<br />
Nhẹ<br />
Nhẹ<br />
Không<br />
<br />
3<br />
2<br />
2<br />
3<br />
1<br />
2<br />
1<br />
1<br />
0<br />
<br />
Trung<br />
bình<br />
Nặng<br />
Trung<br />
bình<br />
Nhẹ<br />
Nặng<br />
Nhẹ<br />
Trung<br />
bình<br />
Nhẹ<br />
Không<br />
<br />
2<br />
3<br />
<br />
6<br />
6<br />
<br />
2<br />
1<br />
3<br />
<br />
4<br />
3<br />
3<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
2<br />
2<br />
<br />
1<br />
0<br />
<br />
1<br />
0<br />
<br />
Phương pháp thu thập dữ kiện<br />
Sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn theo chỉ<br />
số OIDP theo 2 bước.<br />
Bước 1: Hỏi về những vấn đề khó chịu hay<br />
đau ở vùng răng miệng trong ba tháng qua của<br />
người cai nghiện. Nếu người cai nghiện trả lời<br />
không thì ghi nhận điểm số 0. Nếu người cai<br />
nghiện trả lời có thì hỏi bước 2.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bước 2: Hỏi về những tác động của các vấn<br />
đề đó lên các sinh hoạt hàng ngày của người cai<br />
nghiện gồm: ăn nhai, phát âm, vệ sinh răng<br />
miệng, nghỉ ngơi, sự thoải mái về tinh thần, cười<br />
mà không thấy ngại ngùng, học nghề và làm<br />
việc hàng ngày, tiếp xúc với mọi người. Ở mỗi<br />
hoạt động, ghi nhận điểm số từ 1 đến 3 tùy theo<br />
mức độ tác động.<br />
<br />
Kiểm soát sai lệch thông tin<br />
Dịch và thử nghiệm bảng câu hỏi.<br />
Tham vấn ý kiến nhà chuyên môn và<br />
chỉnh sửa.<br />
Tập huấn nhóm phỏng vấn viên.<br />
<br />
Xử lý và phân tích dữ liệu<br />
Các phiếu trả lời sẽ được kiểm tra ngay<br />
trong ngày, điều chỉnh các sai sót (nếu có).<br />
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 16 để<br />
nhập và phân tích dữ kiện.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu<br />
378 người cai nghiện ma túy tại Trung tâm<br />
Nhị Xuân đã tham gia vào nghiên cứu này, đây<br />
là những người cai nghiện vừa mới chuyển về<br />
trung tâm vào cuối năm 2007 từ các trường trại<br />
cai nghiện khác, chưa được tham gia bất cứ hoạt<br />
động tăng cường sức khỏe răng miệng nào của<br />
Nhị Xuân. Kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy<br />
khoảng hai phần ba người cai nghiện trong mẫu<br />
nghiên cứu (71,4%) dưới 30 tuổi và gần như<br />
100% người cai nghiện có trình độ học vấn dưới<br />
cấp III, trong đó có 67% người cai nghiện dưới<br />
cấp II. Rõ ràng, người cai nghiện trong mẫu<br />
nghiên cứu đa số là người trẻ và có trình độ học<br />
vấn thấp. Đặc điểm này phù hợp với đặc điểm<br />
mẫu nghiên cứu trên cùng đối tượng của Phạm<br />
Thị Hương, 2005(7) và Nguyễn Đức Minh, 2007(5),<br />
cũng phù hợp với đặc điểm xã hội của các đối<br />
tượng nghiện chích ma túy tại Việt Nam (đối<br />
tượng trẻ và ít học thường chưa có ý thức về tác<br />
hại nguy hiểm của ma túy và tính nông nổi,<br />
bồng bột của tuổi trẻ đã khiến họ dễ sa vào con<br />
đường nghiện ngập hơn).<br />
<br />
235<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Bảng 2: Phân bố người cai nghiện theo nhóm tuổi và<br />
trình độ học vấn<br />
Trình độ họcvấn ≤ cấp I n cấp II – cấp<br />
Tổng n (%)<br />
(%)<br />
III n (%)<br />
Nhóm tuổi<br />
≤ 24<br />
28<br />
98<br />
126 (33,3)<br />
25 – 29<br />
29<br />
115<br />
144 (38,1)<br />
≥ 30<br />
28<br />
80<br />
108 (28,6)<br />
Tổng<br />
85 (22,5) 293 (77,5) 378 (100,0)<br />
<br />
Sức khỏe răng miệng của người cai nghiện<br />
ma tuý tại trung tâm Nhị Xuân dựa trên<br />
thang đo lường OIDP<br />
Bảng 3 cho thấy 41,8% người cai nghiện bị<br />
đau răng và nhức răng, 39,7% người cai nghiện<br />
có lỗ sâu trên răng, 24,1% người cai nghiện bị ê<br />
buốt răng. Điều đó chứng tỏ khó chịu ở “răng”<br />
đang là vấn đề răng miệng lớn của người cai<br />
nghiện ma túy tại TT Nhị Xuân. Mặc dù nghiên<br />
cứu không đo lường bệnh sâu răng nhưng rõ<br />
ràng kết quả này cũng đã phản ánh được gần<br />
50% người cai nghiện của Nhị Xuân đang có sâu<br />
răng ở giai đoạn nặng (có bệnh lý tủy), và gần<br />
40% trong số họ có lỗ sâu lớn cần phải được<br />
trám ngay. So sánh với những kết quả điều tra<br />
sức khỏe răng miệng trên cùng đối tượng trong<br />
năm 2006-2007 cho thấy 94,1% người cai nghiện<br />
có sâu răng, trung bình mỗi người cai nghiện có<br />
7,1 răng SMT-R(3). Dựa vào những thông số<br />
thống kê này, kết hợp với kết quả ghi nhận được<br />
từ nghiên cứu đã cho thấy gần 50% người cai<br />
nghiện tại TT Nhị Xuân bị sâu răng trầm trọng,<br />
cần được điều trị ngay. Đứng về khía cạnh<br />
chuyên môn, tỷ lệ phần trăm cao trong dân số có<br />
bệnh sâu răng trầm trọng đồng nghĩa với việc<br />
đòi hỏi một nguồn nhân lực chuyên môn đáng<br />
kể để có thể đáp ứng được nhu cầu điều trị cấp<br />
bách này, xa hơn nữa là tổn phí điều trị mà cá<br />
nhân, gia đình và xã hội phải chi trả cho công<br />
việc điều trị này là rất lớn. Trên thực tế, những<br />
khó chịu nhận được từ hậu quả của bệnh sâu<br />
răng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc<br />
sống của mỗi cá nhân và cộng đồng(5,6).<br />
<br />
236<br />
<br />
Bảng 3: Phân bố tỉ lệ % người cai nghiện có những<br />
khó chịu về răng miệng trong 3 tháng gần đây<br />
Loại khó chịu<br />
Đau răng, nhức răng<br />
Ê buốt răng<br />
<br />
n<br />
158<br />
91<br />
<br />
%<br />
41,8<br />
24,1<br />
<br />
Sâu răng, có lỗ trên răng<br />
<br />
150<br />
<br />
39,7<br />
<br />
Nấm trong miệng<br />
<br />
8<br />
<br />
2,1<br />
11,6<br />
<br />
Trống răng<br />
<br />
44<br />
<br />
Răng vĩnh viễn bị gãy<br />
<br />
36<br />
<br />
9,5<br />
<br />
Màu răng<br />
<br />
23<br />
<br />
6,1<br />
<br />
Hình dạng hay kích thước răng<br />
<br />
2<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Vị trí của răng<br />
<br />
5<br />
<br />
1,3<br />
<br />
Chảy máu nướu<br />
<br />
58<br />
<br />
15,3<br />
<br />
Sưng nướu<br />
<br />
71<br />
<br />
18,8<br />
<br />
Vôi răng<br />
<br />
20<br />
<br />
5,3<br />
<br />
Loét hay trầy xước trong miệng<br />
<br />
22<br />
<br />
5,8<br />
<br />
Hôi miệng hay hơi thở hôi<br />
<br />
44<br />
<br />
11,6<br />
<br />
Bợn trắng ở niêm mạc miệng<br />
<br />
13<br />
<br />
3,4<br />
<br />
Răng vĩnh viễn đang mọc<br />
<br />
2<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Thiếu răng vĩnh viễn<br />
<br />
2<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Những khó chịu khác<br />
<br />
12<br />
<br />
3,2<br />
<br />
So với nghiên cứu của Andreá Silveira<br />
Gomes và Claides Abegg(2) ở Porto Alegre, Brazil<br />
thì chỉ có 20,7% người bị đau răng. Sở dĩ có sự<br />
khác biệt như vậy là vì đặc điểm mẫu nghiên<br />
cứu trên hai cộng đồng khác nhau cả về con<br />
người lẫn điều kiện kinh tế, xã hội. Hay tại Việt<br />
Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Khanh<br />
(2005)(6) trên học sinh 10 – 11 tuổi ở hai trường<br />
tiểu học của quận 5 thì tỉ lệ phần trăm học sinh<br />
bị đau răng trong nghiên cứu này là 15,6%, ê<br />
buốt răng là 22,7% và có lỗ sâu trên răng là<br />
12,3% (trường Huỳnh Kiến Hoa có 37% học sinh<br />
bị sâu răng, SMT-R = 0,72). Dễ thấy rằng tỷ lệ<br />
phần trăm về đau răng, ê buốt răng và sâu răng<br />
của người cai nghiện tại Trung tâm Nhị Xuân<br />
cao hơn hẳn học sinh 10 – 11 tuổi tại quận 5<br />
trước đây. Điều này có thể được giải thích là vì<br />
học sinh quận 5 cùng lúc được hưởng hai<br />
chương trình dự phòng và chăm sóc răng miệng<br />
lớn của TPHCM (chương trình Nha học đường<br />
và chương trình Flour hóa nước máy), các<br />
chương trình này đã góp phần làm giảm đáng<br />
kể tỉ lệ và mức độ trầm trọng sâu răng cho học<br />
sinh của quận. Trong khi người cai nghiện Nhị<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />