Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA KẸO CAO SU CHỨA XYLITOL LÊN CÁC ĐẶC ĐIỂM<br />
NƯỚC BỌT CỦA TRẺ 8-9 TUỔI CÓ TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG CAO<br />
Trần Thị Minh Thảo*, Ngô Thị Quỳnh Lan*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác động của kẹo cao su chứa xylitol lên đặc điểm nước bọt (lưu lượng, độ<br />
nhớt, pH, khả năng đệm của nước bọt); hàm lượng Streptococcus mutans trong nước bọt kích thích của trẻ 8-9<br />
tuổi có tình trạng sâu răng cao sống trong vùng không fluor hóa nước máy.<br />
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm chứng. Mẫu thuận tiện<br />
gồm: Nhóm thử nghiệm (nhai kẹo cao su có chứa xylitol): 153 học sinh cho nhóm thử nghiệm (nhai kẹo cao su<br />
Xylitol); 147 học sinh cho nhóm chứng (không nhai kẹo), cả hai nhóm đều có tình trạng sâu răng cao (SMTR +<br />
smt-r ≥ 3) là những học sinh của trường tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện Bình Chánh, TP HCM (địa phương<br />
không có fluor hoá nước máy). Các biến nghiên cứu gồm: Độ nhớt nước bọt: Đánh giá bằng bằng test kéo sợi; Lưu<br />
lượng nước bọt, pH nước bọt, Khả năng đệm của nước bọt: Sử dụng bộ thử nghiệm Saliva-Check BUFFER; Hàm<br />
lượng S.mutans trong nước bọt: Sử dụng bộ Saliva-Check Mutans. Các dữ liệu được thu thập trước thử nghiệm<br />
và sau 1 và 9 tháng. Nhóm thử nghiệm: nhai kẹo cao su chứa xylitol mỗi ngày 4 lần (lúc truy bài đầu giờ, sau giờ<br />
ra chơi buổi sáng, sau giờ ra chơi buổi chiều, buổi tối trước khi đi ngủ), mỗi lần nhai 2 viên trong ít nhất 5 phút.<br />
Không đánh răng sau khi nhai kẹo tối thiểu 1 tiếng đồng hồ.<br />
Kết quả: (1) Tác động của kẹo cao su chứa xylitol lên các tính chất của nước bọt: Độ nhớt nước bọt loãng<br />
dần (độ nhớt giảm)và lưu lượng nước bọt tăng dần ở cả hai nhóm sau 1 tháng và 9 tháng thử nghiệm. pH nước<br />
bọt không kích thích ở nhóm thử nghiệm tăng sau 9 tháng, nhóm chứng là không thay đổi. pH có kích thích tăng ở<br />
cả hai nhóm. Khả năng đệm: không thay đổi ở cả hai nhóm. (2) Tác động của kẹo cao su chứa xylitol đối với lượng<br />
Streptococcus mutans: Nhóm chứng: lượng vi khuẩn tăng theo thời gian, khác biệt có ý nghĩa tại thời điểm 9<br />
tháng so với ban đầu; Nhóm nhai kẹo cao su chứa xylitol: dù trẻ thuộc nhóm sâu răng cao nhưng lượng vi khuẩn<br />
không bị tăng lên sau 9 tháng. (3)So sánh hai nhóm nhai và không nhai kẹo cao su chứa xylitol: chưa xác định<br />
được ảnh hưởng của kẹo cao su chứa xylitol lên độ nhớt và lưu lượng của nước bọt; Việc nhai kẹo cao su chứa<br />
xylitol làm cho pH nước bọt không kích thích thay đổi theo chiều hướng có lợi cho sâu răng nhưng chưa ảnh<br />
hưởng lên pH nước bọt có kích thích. Hàm lượng S.mutans: vào lúc bắt đầu nghiên cứu, không có sự khác biệt<br />
hàm lượng S.mutans giữa hai nhóm. Sau 9 tháng thử nghiệm, có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm chứng và<br />
nhóm thử nghiệm: nhóm trẻ không nhai kẹo chứa xylitol có lượng S.mutans cao hơn một cách có ý nghĩa so với<br />
nhóm trẻ không nhai kẹo.<br />
Kết luận: Việc nhai kẹo cao su chứa Xylitol có một số tác động lên tính chất nước bọt theo chiều hướng có lợi<br />
cho phòng ngừa sâu răng.<br />
Từ khóa: kẹo cao su chứa xylitol, lưu lượng, độ nhớt, pH, khả năng đệm của nước bọt.<br />
<br />
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS Ngô Thị Quỳnh Lan, ĐT: 0903125864, Email: ngothiquynhlan@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
271<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFECT OF XYLITOL CHEWING GUM ON THE SALIVARY CHARACTERISTICS AMONG 8-9<br />
YEARS-OLD CHILDREN WITH HIGH CARIES PREVALENCE<br />
Tran Thi Minh Thao, Ngo Thi Quynh Lan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 271 - 279<br />
Objective: The aim of this study was to evaluate the effect of xylitol chewing gum on the salivary parameters<br />
(flow, viscosity, pH, buffering capacity) and the amount of Streptococcus mutans in stimulated saliva among 8-9<br />
years-old children with high caries prevalence living in a non-fluoridated area.<br />
Materials and method: The study design was clinical single-blind experiment with control group.<br />
Convenient sampling consisted of: 153 schoolchildren in the experiment group (chewing xylitol gum) and 147<br />
schoolchildren in the control group (no chewing gum). All subjects were student at primary school Nguyen Van<br />
Tran, Binh Chanh, HoChiMinh city (non-fluoridated area) with high caries prevalence (DMFT + dmft ≥ 3).<br />
Variables included: salivary viscosity (evaluated by stringy test); flow, pH, buffering capacity (evaluated with<br />
Saliva-Check BUFFER); salivary load of S.mutans (evaluated with Saliva-Check Mutans). Baseline data was<br />
collected as well as 1 and 9 months after experiment. Subjects in experiment group were requested to chew 2<br />
xylitol gums during at least 5 minutes 4 times/day (before class time, after morning break, after afternoon break,<br />
before bedtime). They were not allowed to brush their teeth at least 1 hour after chewing gum.<br />
Results: (1) Effects of xylitol gum on salivary parameters: decreased viscosity with increased flow in both<br />
groups 1 and 9 months after experiment. pH of non-stimulated saliva increased after 9 months, with no change in<br />
control group. pH of stimulated saliva increased in both groups. No modification of buffering capacity was<br />
observed in both groups. (2) Effect of xylitol gum on Streptococcus mutans load: control group: bacterial load<br />
increased with time, with a significant difference between the load 9 months after experiment and baseline data;<br />
experiment group: the bacterial load did not increase after 9 months despite the initial high caries prevalence.<br />
(3)Comparing the 2 groups: the effect of xylitol gum on salivary viscosity and flow was not determined; chewing<br />
xylitol made the pH of stimulated saliva change to enhance the benefit for dental caries prevention. S.mutans load:<br />
there was no significant difference between 2 groups at the beginning. After 9 months, there was a significant<br />
difference between 2 groups: children chewing xylitol gum had significantly less S.mutans compared to control<br />
group.<br />
Conclusion: Xylitol chewing gum had positive effect on salivary characteristics towards caries prevention.<br />
Key words: Xylitol chewing gum, flow, viscosity, pH, buffering capacity.<br />
chính sách của xã hội. Một phương pháp dự<br />
MỞ ĐẦU<br />
phòng sâu răng dựa vào những tính chất đặc<br />
Sâu răng là một bệnh phổ biến, việc dự<br />
biệt của một loại đường thay thế - xylitol đang<br />
phòng sâu răng đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân<br />
được nghiên cứu trên thế giới hơn 40 năm qua.<br />
và xã hội. Ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều<br />
Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu ảnh hưởng<br />
vùng chưa được hưởng lợi từ những chương<br />
của xylitol đối với người Việt Nam. Do đó việc<br />
trình dự phòng sâu răng. Việc fluor hóa nước<br />
nghiên cứu ảnh hưởng của việc nhai kẹo cao su<br />
máy tuy có làm giảm tỉ lệ phần trăm và mức độ<br />
chứa xylitol đối với sâu răng nói chung và yếu tố<br />
trầm trọng của sâu răng nhưng vẫn chưa đủ để<br />
nước bọt nói riêng để hiểu rõ hơn tác động của<br />
bảo vệ tối đa cho trẻ em. Vì vậy, cần có những<br />
xylitol trong môi trường miệng đồng thời góp<br />
chiến lược dự phòng khác mà mọi người có thể<br />
phần xây dựng chiến lược dự phòng sâu răng<br />
chủ động áp dụng mà không phụ thuộc vào các<br />
cho cộng đồng là cần thiết.<br />
<br />
272<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Đánh giá tác động của kẹo cao su chứa<br />
xylitol lên đặc điểm nước bọt của trẻ 8-9 tuổi có<br />
tình trạng sâu răng cao sốngtrong vùng không<br />
fluor hóa nước máy.<br />
<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Đánh giá tác động của kẹo cao su chứa<br />
xylitol lên các tính chất của nước bọt (lưu lượng,<br />
độ nhớt, pH, khả năng đệm của nước bọt) của trẻ<br />
8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao sống trong<br />
vùng không fluor hóa nước máy.<br />
Đánh giá tác động của kẹo cao su chứa<br />
xylitol lên hàm lượng Streptococcus mutans<br />
trong nước bọt (có kích thích) của trẻ 8-9 tuổi có<br />
tình trạng sâu răng cao sống trong vùng không<br />
fluor hóa nước máy.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nha; trẻ không tuân thủ quá trình nhai kẹo,<br />
không tham gia đầy đủ các đợt khám.<br />
<br />
Kỹ thuật chọn mẫu<br />
Mẫu thuận tiện.<br />
<br />
Tiến trình chọn mẫu<br />
Đánh giá sàng lọc sâu răng dựa trên phiếu<br />
khám sâu răng theo tiêu chí WHO (1997) cho học<br />
sinh 8-9 tuổi. Chọn ra những học sinh đáp ứng<br />
tiêu chí chọn mẫu. Mã hóa số thứ tự cho 300 học<br />
sinh. Chọn ngẫu nhiên các đối tượng vào 2<br />
nhóm nghiên cứu theo lớp bằng cách bốc thăm<br />
ngẫu nhiên để phân thành nhóm thử nghiệm và<br />
nhóm chứng, đảm bảo số lượng hai nhóm là<br />
ngang nhau, có đồng thời 2 lứa tuổi và thuận<br />
tiện cho công việc kiểm soát thử nghiệm.<br />
<br />
So sánh đặc điểm nước bọt giữa nhóm nhai<br />
và không nhai kẹo cao su chứa xylitol.<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu gồm: 153 học sinh cho<br />
nhóm thử nghiệm (gồm 7 lớp học), 147 học sinh<br />
cho nhóm chứng (gồm 6 lớp học).<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
<br />
Phương tiện nghiên cứu<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Vật liệu thử nghiệm là kẹo cao su chứa<br />
xylitol của Công ty Lotte Việt Nam. Mỗi viên<br />
kẹo cao su có trọng lượng 1,45g chứa 41,1%<br />
xylitol (0,56g).<br />
<br />
Thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm<br />
chứng.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao (SMTR<br />
+ smt-r ≥ 3) đang học tại trường tiểu học Nguyễn<br />
Văn Trân, huyện Bình Chánh, Tp.HCM (là địa<br />
phương không có fluor hoá nước máy).<br />
<br />
Tiêu chí đưa vào<br />
Trẻ 8-9 tuổi (lớp 3 và lớp 4 của năm học 20112012), thường trú tại huyện Bình Chánh, từ 5<br />
năm trở lên, có tình trạng sâu răng cao (SMT-R +<br />
smt-r ≥), có giấy đồng ý cho tham gia nghiên cứu<br />
của phụ huynh, chịu hợp tác tham gia bằng cách<br />
tuân thủ đúng các quy trình mà nghiên cứu yêu<br />
cầu.<br />
Tiêu chí loại ra<br />
Trẻ có tiền sử dị ứng với polyols, sử dụng<br />
kháng sinh toàn thân hoặc CHX kéo dài liên tục<br />
trên 1 tháng, sử dụng fluor tại chỗ (verni, gel,<br />
ngoại trừ kem đánh răng có chứa fluor) trong<br />
thời gian thử nghiệm; trẻ đang điều trị chỉnh<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Các biến nghiên cứu<br />
Độ nhớt nước bọt<br />
Đánh giá bằng bằng test kéo sợi.<br />
Lưu lượng nước bọt, pH nước bọt, Khả năng<br />
đệm của nước bọt<br />
Sử dụng bộ thử nghiệm Saliva-Check<br />
BUFFER (Hình 1, Hình 2).<br />
<br />
Hình 1: Bộ GC Saliva-Check BUFFER.<br />
<br />
273<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
Một số biện pháp đảm bảo các trẻ trong<br />
nhóm thử nghiệm nhai đủ lượng kẹo là kẹo cao<br />
su chỉ được phát đủ dùng cho 1 ngày, đến thứ 6<br />
sẽ được phát cho 2 ngày thứ 7 và chủ nhật. Trẻ<br />
sẽ đánh dấu vào phiếu theo dõi nhai kẹo tại lớp<br />
<br />
Hình 2: Bảng so màu đánh giá độ pH của nước bọt.<br />
<br />
và tại nhà, nộp lại phiếu này sau mỗi tháng. Ở<br />
<br />
Hàm lượng S.mutans trong nước bọt<br />
Sử dụng bộ Saliva-Check Mutans.<br />
<br />
trường, giáo viên giám sát việc nhai kẹo của trẻ,<br />
<br />
Các bước tiến hành thử nghiệm<br />
<br />
được phát đủ số kẹo để nhai, được yêu cầu đính<br />
<br />
Bước 1<br />
Thu thập các dữ liệu nền về độ nhớt nước<br />
bọt, lưu lượng nước bọt có kích thích, pH nước<br />
bọt có và không có kích thích, khả năng đệm của<br />
nước bọt, hàm lượng S.mutans trong nước bọt.<br />
Bước 2<br />
Tiến hành thử nghiệm:<br />
- Nhóm thử nghiệm: Nhai kẹo cao su chứa<br />
xylitol mỗi ngày 4 lần (lúc truy bài đầu giờ, sau<br />
giờ ra chơi buổi sáng, sau giờ ra chơi buổi chiều,<br />
buổi tối trước khi đi ngủ), mỗi lần nhai 2 viên<br />
trong ít nhất 5 phút. Không đánh răng sau khi<br />
nhai kẹo tối thiểu 1 tiếng đồng hồ.<br />
- Nhóm chứng: Không nhai kẹo cao su.<br />
<br />
ở nhà phụ huynh sẽ giám sát. Trong hè trẻ sẽ<br />
các bã kẹo đã nhai lên tờ giấy theo dõi và sẽ nộp<br />
lại vào đầu năm học. Loại khỏi nhóm nghiên cứu<br />
các trẻ không nhai kẹo như yêu cầu.<br />
<br />
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu<br />
Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần<br />
mềm SPSS phiên bản 18.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu<br />
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu tại các thời điểm<br />
nghiên cứu<br />
<br />
Nhóm thử nghiệm<br />
<br />
T0<br />
(Ban<br />
ñầu)<br />
153<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
Tổng<br />
<br />
147<br />
300<br />
<br />
T1<br />
T9<br />
Thất thoát<br />
(Sau 1 (Sau 9<br />
n(%)<br />
tháng) tháng)<br />
153<br />
145<br />
8<br />
143<br />
296<br />
<br />
142<br />
287<br />
<br />
5<br />
13 (4,34)<br />
<br />
- Cả hai nhóm: Đều được hướng dẫn VSRM,<br />
cung cấp kem đánh răng và bàn chải để sử dụng<br />
tại nhà ngoài việc chải răng tại trường theo<br />
chương trình bán trú của trẻ. Kem đánh răng và<br />
bàn chải mới được phát định kỳ sau mỗi 3 tháng.<br />
<br />
Bảng 2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới tính.<br />
<br />
Bước 3<br />
Đánh giá lại các tham số và chỉ sổ giống như<br />
bước 1 sau 1 và 9 tháng.<br />
<br />
Kiểm định χ2, p=0,851.<br />
<br />
Kiểm soát sai lệch thông tin<br />
<br />
nghiên cứu tương tự. Các cá thể trong mẫu<br />
<br />
Kiểm soát nhai kẹo.<br />
Các học sinh không thuộc đối tượng nghiên<br />
cứu nhưng chung lớp với các học sinh thuộc<br />
nhóm thử nghiệm (nhai kẹo cao su) vẫn được<br />
phát kẹo để tránh tình trạng trẻ thuộc nhóm thử<br />
nghiệm chia phần kẹo của mình cho bạn.<br />
<br />
274<br />
<br />
n (%)<br />
Nhóm thử nghiệm<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
Nam<br />
76 (52,4)<br />
76 (53,5)<br />
<br />
Nữ<br />
69 (47,6)<br />
66 (46,5)<br />
<br />
Tổng N (%)<br />
145 (100)<br />
142 (100)<br />
<br />
Đây là một mẫu khá lớn khi so với các<br />
được chọn có đặc điểm chung tương tự nhau<br />
(lứa tuổi, nơi sinh sống, học tập, thói quen vệ<br />
sinh răng miệng, ăn uống và mức sống…) và<br />
không khác biệt về đặc điểm nước bọt vào thời<br />
điểm ban đầu. Điều này giúp tăng tính thuần<br />
nhất của mẫu.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
Sự thay đổi độ nhớt và lưu lượng nước<br />
bọt giữa hai nhóm nghiên cứu sau 1<br />
tháng và 9 tháng thử nghiệm<br />
Bảng 3: Sự thay đổi độ nhớt của nước bọt ở hai nhóm<br />
nghiên cứu sau 1 tháng và 9 tháng thử nghiệm<br />
<br />
Thấp<br />
<br />
n (%)<br />
p (†)<br />
T0<br />
T1<br />
T9<br />
Nhóm thử nghiệm (n=145)<br />
88<br />
124<br />
131 T0/T1