Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA KẸO CAO SU CHỨA XYLITOL LÊN BỆNH SÂU<br />
RĂNG Ở TRẺ 8-9 TUỔI CÓ TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG CAO<br />
Nguyễn Phúc Vinh*, Hoàng Trọng Hùng*, Ngô Thị Quỳnh Lan*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: So sánh tình trạng sâu răng giữa hai nhóm sau 9 tháng sử dụng kẹo cao su chứa xylitol.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm chứng đã được tiến<br />
hành theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện trên các đối tượng là học sinh 8, 9 tuổi có thời gian sinh sống ít nhất 5<br />
năm tại huyện Bình Chánh, Tp. HCM. 147 học sinh ở nhóm thử nghiệm và 140 học sinh ở nhóm chứng đã được<br />
khám và ghi nhận tình trạng sâu răng vào tháng 12 năm 2011 và tháng 9 năm 2012. Dữ liệu về tình trạng sâu<br />
răng của trẻ (p%, smt-r, SMT-R) được ghi nhận theo tiêu chí ICDAS-II bởi các điều tra viên đã được chuẩn hóa.<br />
Kiểm định χ2 và kiểm định t cho 2 mẫu độc lập được sử dụng để so sánh tỷ lệ sâu răng, số trung bình smt-r giữa<br />
hai nhóm.<br />
Kết quả: Nghiên cứu đã tìm thấy một sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê về mức độ trầm trọng sâu răng<br />
giữa hai nhóm nghiên cứu sau 9 tháng thử nghiệm.<br />
Kết luận: Xylitol làm giảm sâu răng giai đoạn sớm.<br />
Từ khoá: Xylitol, sâu răng, trẻ em.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFECTS OF XYLITOL CHEWING GUMS ON CARIES IN 8 TO 9 YEARS OLD CHILDREN<br />
WITH HIGH CARIES STATEMENT<br />
<br />
Nguyen Phuc Vinh, Hoang Trong Hung, Ngo Thi Quynh Lan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 33-39<br />
Objective: To compare the dental caries experience between 2 groups after 9 months using xylitol chewing<br />
gums.<br />
Methods: A single-blind trial clinical study was conducted, using convenient sampling technique to select 8<br />
or 9 year-old children living in Binh Chanh district, HCM-City in at least 5 years. Dental caries examination was<br />
performed in 147 children (control group) and in 140 children (xylitol group) in december 2011 and september<br />
2012. The prevalence of caries, dmft index and DMFT index were scored by calibrated examiners according to<br />
ICIDAS-II. Chi-square test and t test were used to compare caries prevalence and dmft index between 2 groups.<br />
Result: A statistically significant difference was found between 2 groups after 9 months regarding the<br />
prevalence and severity of caries.<br />
Conclusion: Xylitol decreases early dental caries.<br />
Key words: Xylitol, caries, children.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong hai thập niên vừa qua, tình trạng sâu<br />
răng ở các nước phát triển có chiều hướng giảm,<br />
trong khi các nước đang phát triển, đặc biệt ở<br />
* Khoa RHM, Đại Học Y Dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS. Ngô Thị Quỳnh Lan<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
những nước chưa có chương trình phòng ngừa<br />
sâu răng thì tỉ lệ bệnh vẫn còn ở mức cao(12).<br />
Tại Việt Nam, các chương trình phòng ngừa<br />
sâu răng cho trẻ em đã triển khai như: chương<br />
<br />
ĐT: 0903125864 Email: ngothiquynhlan@yahoo.com<br />
<br />
33<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
trình thêm fluorua vào hệ thống nước máy ở một<br />
số nơi như TP. Biên Hòa, TP.HCM..., chương<br />
trình Nha học đường, chải răng với kem đánh<br />
răng chứa fluor, muối ăn thêm fluorua... đã làm<br />
giảm tỉ lệ cũng như mức độ trầm trọng của bệnh<br />
ở một số địa phương. Tuy nhiên, vẫn tồn tại hiện<br />
tượng phân cực sâu răng trong cộng đồng. Vì<br />
vậy cần có chiến lược đặc biệt nhằm kiểm soát<br />
sâu răng cho trẻ em có tình trạng sâu răng cao,<br />
đặc biệt là trẻ sống ở vùng không có fluor hóa<br />
nước máy. Cho đến nay, đã có nhiều công trình<br />
nghiên cứu ở các nước trên thế giới cho thấy<br />
Xylitol giúp giảm sâu răng ở trẻ em, hoàn<br />
nguyên sang thương sâu răng sớm, giảm hình<br />
thành mảng bám, ức chế sự lây lan vi khuẩn MS<br />
trong nước bọt từ mẹ sang con(3, 15).<br />
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá ảnh hưởng của<br />
kẹo cao su chứa Xylitol đến tình hình sâu răng ở<br />
học sinh 8 - 9 tuổi sau 9 tháng tại trường tiểu học<br />
Nguyễn Văn Trân, xã Đa Phước, huyện Bình<br />
Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Mục tiêu chuyên biệt: (1) Mô tả tỉ lệ bệnh và<br />
mức độ sâu răng chưa và đã tạo lỗ ở học sinh 8 9 tuổi theo tiêu chí ICDAS-II. (2) So sánh tỉ lệ<br />
bệnh và mức độ sâu răng sau 9 tháng ở cả hai hệ<br />
răng sữa và răng vĩnh viễn giữa hai nhóm có và<br />
không có sử dụng kẹo cao su chứa Xylitol.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
2011-2012).<br />
Thường trú tại huyện Bình Chánh, thành<br />
phố Hồ Chí Minh có thời gian từ 5 năm trở lên.<br />
Có tình trạng sâu răng cao: SMT-R + smt-r ≥ 3<br />
(theo tiêu chuẩn đánh giá sâu răng của WHO).<br />
Trẻ hợp tác tham gia nghiên cứu và có giấy<br />
đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu của phụ<br />
huynh.<br />
<br />
Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu<br />
Cỡ mẫu<br />
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu<br />
N=<br />
<br />
σ 2 ( Z1−α/2 + Z1−β<br />
<br />
(<br />
<br />
µ1 − µ 0<br />
<br />
)2<br />
<br />
)2<br />
<br />
= 150 HS cho mỗi<br />
<br />
nhóm.<br />
<br />
Kỹ thuật chọn mẫu<br />
Chọn mẫu thuận tiện<br />
<br />
Biến nghiên cứu và cách đánh giá liên quan<br />
đến sâu răng<br />
Đánh giá sâu răng dựa trên tiêu chí đánh giá<br />
của hệ thống ICDAS-II.<br />
Phân tích kết quả sâu răng dựa trên hai mức:<br />
Mức S1: là những răng/ mặt răng có mã số<br />
1,2,3,4,5,6 (bao gồm các sang thương sớm và<br />
sang thương có lỗ ở men và ngà).<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Mức S3: là những răng/ mặt răng có mã số<br />
4,5,6 (sang thương liên quan đến ngà răng).<br />
<br />
Thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm<br />
chứng.<br />
<br />
Phương tiện và phương pháp thu thập số<br />
liệu<br />
<br />
Địa điểm nghiên cứu<br />
<br />
Đánh giá sâu răng theo ICDAS II<br />
Khám lâm sàng tình trạng sâu răng ngay tại<br />
trường học bởi hai điều tra viên chuẩn.<br />
<br />
Trường tiểu học Nguyễn Văn Trân, huyện<br />
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Học sinh 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao<br />
(smtr + SMTR ≥ 3).<br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
<br />
Cách đánh giá dựa vào chủ yếu là quan sát,<br />
cây thăm dò đầu tròn được sử dụng để hỗ trợ<br />
chẩn đoán quan sát đối với những thay đổi xảy<br />
ra ở bờ miếng trám, lỗ sâu hay sealant.<br />
<br />
Học sinh 8-9 tuổi (Lớp 3 và 4 của năm học<br />
<br />
34<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hình 1: Các mã số chẩn đoán sâu răng mặt nhai theo ICDAS II.<br />
lượng là 1,45g, trong đó hàm lượng chất tạo ngọt<br />
Vật liệu nghiên cứu<br />
xylitol chứa 41,1% trong mỗi viên kẹo.<br />
Kẹo cao su chứa xylitol hương dâu bạc hà<br />
của Công ty Lotte Việt Nam (hình 3), được lưu<br />
hành tại Việt Nam theo giấy phép số:<br />
157/2010/TYBD-CNTC. Mỗi viên kẹo có trọng<br />
<br />
Bàn chải Classic và kem đánh răng trẻ em<br />
của công ty Colgate Palmolive Việt Nam.<br />
<br />
Hình 2: Gương khám có đèn<br />
Lotte.<br />
<br />
Hình 3: Kẹo cao su chứa xylitol của nhà sản xuất<br />
<br />
Các bước tiến hành thử nghiệm<br />
<br />
Nhóm chứng: không nhai kẹo cao su và tuân<br />
thủ các biện pháp VSRM theo các nội dung Nha<br />
học đường của trường.<br />
<br />
Bước 1: Thu thập các dữ liệu nền là tình<br />
trạng sâu răng theo tiêu chí ICDAS-II.<br />
Bước 2: Tiến hành thử nghiệm.<br />
Nhóm thử nghiệm: cho nhai kẹo cao su chứa<br />
ylitol mỗi ngày 4 lần, mỗi lần nhai 2 viên trong ít<br />
nhất 5 phút với tổng lượng xylitol trẻ sử dụng<br />
trong 1 nXgày là 8 × 0,63g # 5g.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Bước 3: Đánh giá lại các tham số và chỉ số<br />
giống như bước 1 sau 9 tháng.<br />
<br />
Kiểm soát sai lệch thông tin<br />
Khám sâu răng được thực hiện bởi 2 điều tra<br />
viên và được huấn luyện định chuẩn bởi một<br />
<br />
35<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
điều tra viên chuẩn của Bộ Môn Nha Khoa Công<br />
Cộng, Khoa RHM, trường ĐHYD TP.HCM.<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Số liệu được xử lý, phân tích bằng phần<br />
mềm SPSS phiên bản 18.0.<br />
<br />
Bảng 1: Phân bố tỉ lệ sâu răng trước thử nghiệm.<br />
Nhóm<br />
<br />
Xylitol 147 (100)<br />
Chứng 140 (100)<br />
*<br />
0,901<br />
p<br />
(*)<br />
<br />
Thống kê mô tả: Tỉ lệ % sâu răng, trung bình<br />
smt-r, SMR-R.<br />
Thống kê suy lý: T test, kiểm định χ2 được<br />
dùng để xác định sự khác biệt giữa các biến liên<br />
quan.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
<br />
Mức S1<br />
Răng sữa<br />
<br />
Mức S3<br />
<br />
Răng vĩnh viễn<br />
<br />
Răng sữa<br />
<br />
Răng vĩnh viễn<br />
<br />
144 (98)<br />
<br />
139(94,6)<br />
<br />
49 (33,3)<br />
<br />
140 (100)<br />
<br />
138 (98,6)<br />
<br />
45 (32,1)<br />
<br />
0,822<br />
<br />
0,064<br />
<br />
0,830<br />
<br />
Kiểm định χ2<br />
<br />
Mức độ trầm trọng sâu răng<br />
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung<br />
bình SMT-R/MR mức S1 (bảng 2) và SMT-MR<br />
mức S3 (bảng 3) trên hệ răng vĩnh viễn giữa 2<br />
nhóm. Tuy nhiên, trên hệ răng sữa không tìm<br />
thấy sự khác biệt này.<br />
Bảng 2: Phân bố trung bình SMT-R/MR mức S1<br />
trước thử nghiệm.<br />
<br />
Mẫu điều tra tình trạng sâu răng ban đầu là<br />
tất cả 474 học sinh 8-9 tuổi (lớp 3, lớp 4), chọn ra<br />
300 học sinh có trung bình SMT + smt ≥ 3 theo<br />
tiêu chí WHO để đưa vào hai nhóm nghiên cứu.<br />
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, do bị thất<br />
thoát mẫu (tỉ lệ thất thoát mẫu là 4%). Mẫu phân<br />
tích sau cùng của nghiên cứu tại thời điểm tháng<br />
9/2012 là 287 học sinh gồm:<br />
<br />
Dữ liệu được chuẩn hóa bằng lg10, kiểm định t cho 2 mẫu<br />
độc lập<br />
<br />
Nhóm thử nghiệm: 147 học sinh gồm 76 nam<br />
(51,7%) và 71 nữ (48,3%).<br />
<br />
Bảng 3: Phân bố trung bình SMT-R/MR mức S3<br />
trước thử nghiệm.<br />
<br />
Nhóm chứng: 140 học sinh gồm 75 nam<br />
(53,6%) và 65 nữ (46,6%).<br />
Tuy mẫu nghiên cứu được lựa chọn thuận<br />
tiện nhưng vẫn đảm bảo được tính thuần nhất<br />
giữa hai nhóm thử nghiệm và nhóm chứng: các<br />
học sinh nghiên cứu đều sống trong vùng không<br />
có điều kiện tốt về chăm sóc y tế, điều kiện kinh<br />
tế xã hội còn nhiều khó khăn, nguồn nước chưa<br />
được fluor hóa.<br />
<br />
Tình hình sâu răng ban đầu<br />
Tỉ lệ bệnh sâu răng<br />
Tỉ lệ sâu răng mức S1 (bảng 1) ở cả răng sữa<br />
và răng vĩnh viễn đều chiếm tỉ lệ cao (>90%).<br />
Ở mức S3 (bảng 2) cho thấy tỉ lệ này ở răng sữa<br />
vượt trội hơn răng vĩnh viễn. Không có sự<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ sâu răng<br />
ở 2 mức giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05).<br />
<br />
36<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
Răng sữa<br />
TB ± ðLC<br />
s1mt-r<br />
s1mt-mr<br />
<br />
Xylitol 6,93 ± 2,89<br />
Chứng 7,36 ± 2,89<br />
*<br />
0,201<br />
p<br />
<br />
Răng vĩnh viễn<br />
TB ± ðLC<br />
S1MT-R<br />
S1MT-MR<br />
<br />
17,08 ± 9,59<br />
<br />
5,49 ± 3,58<br />
<br />
8,02 ± 5,70<br />
<br />
17,66 ± 9,73<br />
<br />
3,79 ± 2,48<br />
<br />
5,17 ± 3,48<br />
<br />
0,614<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
(*)<br />
<br />
Nhóm<br />
<br />
Răng sữa<br />
TB ± ðLC<br />
s3mt-r<br />
s3mt-mr<br />
<br />
Xylitol 4,55 ± 2,41<br />
Chứng 4,79 ± 2,42<br />
*<br />
0,398<br />
p<br />
<br />
Răng vĩnh viễn<br />
TB ± ðLC<br />
S3MT-R S3MT-MR<br />
<br />
13,05 ± 8,93<br />
<br />
0,61 ± 1,18<br />
<br />
1,00 ± 2,23<br />
<br />
13,07 ± 9,15<br />
<br />
0,46 ± 0,76<br />
<br />
0,65 ± 1,16<br />
<br />
0,982<br />
<br />
0,212<br />
<br />
0,100<br />
<br />
Dữ liệu được chuẩn hóa bằng lg10, kiểm định t cho<br />
2 mẫu độc lập<br />
<br />
(*)<br />
<br />
Tình hình sâu răng sau 9 tháng thử<br />
nghiệm<br />
Tỷ lệ bệnh sâu răng<br />
Bảng 4: Phân bố tỉ lệ sâu răng sau 9 tháng thử<br />
nghiệm.<br />
Nhóm<br />
<br />
Mức S1<br />
Răng sữa<br />
<br />
Xylitol 144 (98)<br />
Chứng 140 (100)<br />
*<br />
0,089<br />
p<br />
(*)<br />
<br />
Mức S3<br />
<br />
Răng vĩnh viễn<br />
<br />
Răng sữa<br />
<br />
Răng vĩnh viễn<br />
<br />
124 (84,4)<br />
<br />
141 (95,9)<br />
<br />
67 (45,6)<br />
<br />
127 (90,7)<br />
<br />
140 (100)<br />
<br />
63 (45,0)<br />
<br />
0,104<br />
<br />
0,016<br />
<br />
0,922<br />
<br />
Kiểm định χ<br />
<br />
2<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
Mức độ trầm trọng<br />
<br />
Bảng 5: Tỉ lệ tăng sâu răng mới sau 9 tháng.<br />
Nhóm<br />
<br />
Tỉ lệ tăng tối thiểu một mặt răng sâu<br />
Mức s1<br />
Mức s3<br />
Mức S1<br />
Mức S3<br />
<br />
Xylitol<br />
Chứng<br />
*<br />
p<br />
<br />
48 (32,7)<br />
<br />
71 (48,3)<br />
<br />
19 (12,9)<br />
<br />
40 (27,2)<br />
<br />
66 (47,1)<br />
<br />
106 (75,7)<br />
<br />
44 (31,4)<br />
<br />
39 (27,9)<br />
<br />
0,012<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
0,902<br />
<br />
(*)<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 6: Phân bố trung bình SMT-R/MR mức S1 sau<br />
9 tháng thử nghiệm.<br />
Nhóm<br />
<br />
2<br />
<br />
Kiểm định χ<br />
<br />
Nếu so sánh kết quả tỉ lệ sâu răng ở hai mức<br />
ở cả hai nhóm sau 9 tháng so với tình trạng sâu<br />
răng ban đầu, nhận thấy:<br />
Ở nhóm thử nghiệm: tỉ lệ sâu răng mức s1<br />
không thay đổi, mức s3 tăng 1,3% (hệ răng sữa),<br />
mức S1 giảm 13,6%, mức S3 tăng 12,3% (hệ răng<br />
vĩnh viễn).<br />
Ở nhóm chứng: tỉ lệ sâu răng mức s1<br />
không thay đổi, mức s3 tăng 1,4% (hệ răng<br />
sữa), mức S1 giảm 1,4%, mức S3 tăng 12,9% (hệ<br />
răng vĩnh viễn).<br />
Như vậy, ở hệ răng sữa tỉ lệ sâu mức s1 và<br />
<br />
Răng sữa<br />
TB ± ðLC<br />
s1mt - r<br />
s1mt - mr<br />
<br />
Răng vĩnh viễn<br />
TB ± ðLC<br />
S1MT - R S1MT - MR<br />
<br />
Xylitol 6,65 ± 2,97 16,79 ± 9,77 2,67 ± 2,15<br />
Chứng 7,54 ± 2,94 18,62 ±10,08 3,29 ± 2,34<br />
*<br />
0,009<br />
0,119<br />
0,020<br />
p<br />
<br />
3,89 ± 3,63<br />
4,56 ± 3,43<br />
0,109<br />
<br />
Dữ liệu được chuẩn hóa bằng lg10, kiểm định t cho<br />
2 mẫu độc lập<br />
<br />
(*)<br />
<br />
Bảng 7: Phân bố trung bình SMT-R/MR mức S3 sau<br />
9 tháng thử nghiệm.<br />
Nhóm Răng sữa TB ± ðLC Răng vĩnh viễn TB ± ðLC<br />
s3mt - r s3mt - mr S3MT - R<br />
S3MT - MR<br />
1,50 ± 2,75<br />
Xylitol 4,92 ± 2,50 13,89 ± 9,17 0,83 ± 1,32<br />
1,21 ±1,71<br />
Chứng 5,51 ± 2,54 15,34 ± 9,67 0,76 ± 0,98<br />
*<br />
0,049<br />
0,193<br />
0,635<br />
0,289<br />
p<br />
(*)<br />
<br />
Dữ liệu được chuẩn hóa bằng lg10, kiểm định t cho 2 mẫu<br />
độc lập<br />
<br />
s3 không có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên<br />
<br />
Bảng 8: Độ lệch SMT-MR sau 9 tháng.<br />
<br />
cứu. Tuy nhiên, ở hệ răng vĩnh viễn, trong khi<br />
<br />
Nhóm ∆s1mt-mr /∆S1MT- MR ∆s3mt- mr /∆S3MT-M R<br />
R sữa<br />
R vĩnh viễn<br />
R sữa<br />
R vĩnh viễn<br />
Xylitol -0,29 ± 2,88 -4,13 ± 4,71 0,84 ± 1,10 0,50 ± 1,08<br />
Chứng 0,96 ± 3,83 -0,61 ± 3,16 2,27 ± 2,89 0,56 ± 1,11<br />
*<br />
0,001<br />
< 0,001<br />
≤ 0,001<br />
0,640<br />
p<br />
<br />
tỉ lệ sâu răng mức S3 ở cả hai nhóm đều tăng<br />
như nhau thì điều đáng lưu ý là mức sâu răng<br />
S1 ở nhóm thử nghiệm giảm rõ rệt (12,2%) so<br />
với nhóm chứng. Như đã trình bày, sâu răng<br />
mức S1 theo tiêu chí ICDAS II là giai đoạn sâu<br />
men khởi phát, chưa tạo lỗ. Theo quan niệm<br />
hiện đại về bệnh sâu răng thì giai đoạn này có<br />
thể hoàn nguyên nếu có những biện pháp điều<br />
trị thích hợp. Rõ ràng, việc nhai kẹo cao su<br />
chứa Xylitol làm giảm sâu răng sớm trên hệ<br />
răng vĩnh viễn, điều này hoàn toàn phù hợp<br />
với tác dụng tạo môi trường thuận lợi thúc<br />
đẩy quá trình tái khoáng hóa của Xylitol đối<br />
với bệnh sâu răng. Các chuyên gia cho rằng,<br />
các tổn thương sâu răng chỉ giới hạn trong<br />
men răng có thể chữa khỏi bởi tiến trình tái<br />
khoáng. Do vậy, ICDAS là một phương pháp<br />
có giá trị để phát hiện tổn thương sâu răng ở<br />
mức độ men cho việc lập kế hoạch điều trị tái<br />
khoáng cho cá nhân và cộng đồng.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
(*) Dữ<br />
<br />
liệu được chuẩn hóa bằng lg10, kiểm định t cho 2<br />
mẫu độc lập<br />
<br />
Nhóm thử nghiệm<br />
Nếu xét tình trạng sâu răng ở mức S1 thì tại<br />
thời điểm năm 2011 (bắt đầu nghiên cứu) có 98%<br />
học sinh sâu răng và trung bình mỗi học sinh có<br />
8,02 mặt răng sâu mất trám. Sau 9 tháng can<br />
thiệp thì tỉ lệ tương ứng như trên là 84,4% và<br />
trung bình sâu mất trám mặt răng là 3,89. Như<br />
vậy sau 9 tháng, mỗi học sinh giảm 4,13 mặt<br />
răng sâu mất trám (∆S1MT-MR).<br />
Nếu xét tình trạng sâu răng ở mức S3 thì tại<br />
thời điểm năm 2011 có 33,3% học sinh sâu<br />
răng và trung bình mỗi học sinh có 1,0 mặt<br />
răng sâu mất trám. Sau 9 tháng can thiệp thì tỉ<br />
lệ tương ứng như trên là 45,6% và trung bình<br />
sâu mất trám mặt răng là 1,50. Như vậy sau 9<br />
tháng, mỗi học sinh tăng 0,5 mặt răng sâu mất<br />
trám (∆S3MT-MR).<br />
<br />
37<br />
<br />