Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÁC ĐỘNG LÀM SẠCH BỀ MẶT LƯỠI TRÊN BỆNH NHÂN HÔI MIỆNG<br />
Phạm Anh Vũ Thụy*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá tác động của việc làm sạch bề mặt lưỡi lên tình trạng hôi miệng trên bệnh nhân có hay<br />
không bị viêm nha chu.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 109 bệnh nhân (58 bệnh nhân không bị viêm nha chu và 51<br />
bệnh nhân bị viêm nha chu) được chẩn đoán hôi miệng bằng phương pháp ngửi mùi (organoleptic test - OT) và<br />
dùng máy Oral Chroma. Tại thời điểm ban đầu, bệnh nhân được khám và đánh giá về tình trạng nha chu (chảy<br />
máu nướu, túi nha chu và độ mất bám dính), và tình trạng vệ sinh răng miệng (mảng bám răng và mảng bám<br />
lưỡi). Mức độ vi khuẩn trên bề mặt lưỡi được đánh giá bằng thuốc thử BANA. Tất cả bệnh nhân được hướng dẫn<br />
và làm sạch bề mặt lưỡi trong 7 ngày. Riêng nhóm bị viêm nha chu, tiếp theo được điều trị nha chu không phẫu<br />
thuật. Tình trạng hôi miệng và răng miệng được đánh giá lại sau mỗi thời điểm điều trị.<br />
Kết quả: Tại thời điểm ban đầu, các chỉ số hôi miệng (OT, H2S và CH3SH) ở nhóm bệnh nhân bị viêm nha<br />
chu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân không bị viêm nha chu. Sau khi làm sạch bề mặt lưỡi, ở<br />
nhóm bệnh nhân không bị viêm nha chu, có sự giảm hôi miệng rõ rệt: OT từ 2.33 xuống 1,21, H2S từ 5,62 xuống<br />
1,10 và CH3SH từ 3,00 xuống 0,41 (p