Dấm - gia vị quen thuộc với người Việt nhưng dùng dấm trị bệnh lại ít người biết. Dấm thường được phân loại bằng nguyên liệu và màu sắc.
- Dấm gạo: được làm từ rượu gạo hay rượu nếp, có thể có màu trong suốt, vàng nhạt, đỏ hay đen.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Tác dụng chữa bệnh của dấm
- Tác dụng chữa bệnh của
dấm
Dấm - gia vị quen thuộc với người Việt nhưng dùng dấm trị bệnh lại ít
người biết.
Dấm thường được phân loại bằng nguyên liệu và màu sắc.
- Dấm gạo: được làm từ rượu gạo hay rượu nếp, có thể có màu trong suốt,
vàng nhạt, đỏ hay đen.
- Dấm trắng: có màu trong suốt đến vàng nhạt thường được làm từ rượu gạo.
Đây là loại thông dụng nhất, được dùng ở hầu hết các nước châu Á. Nó có
nồng độ acid acetic cao nhất trong các loại nấm gạo.
- Dấm đỏ: được làm từ gạo hồng do có mùi vị đặc trưng nhưng ít chua hơn
dấm trắng.
- Dấm đen: được làm từ gạo nếp than ít chua hơn cả dấm đỏ, nhưng có mùi
vị nồng hơn. Loại dấm được dùng phổ biến để ướp thức ăn và làm nước
chấm.
- Dấm táo
- - Dấm táo: được làm từ nước táo cho lên men thành rượu, sau đó thành dấm.
Dấm thường có màu vàng nhạt.
- Dấm nho: được làm từ rượu vang . Loại dấm này có màu vàng nhạt hay đỏ,
tùy thuộc vào màu sắc của rượu vang.
Dấm có nhiều công dụng trong trị bệnh:
- Kích thích tiêu hóa
Dấm có thể tăng sự thèm ăn, có tác dụng làm tiết nước bọt và tăng cường
tiêu hóa. Đặc biệt là vào mùa hè, do mồ hôi ra nhiều, chất chua (vị toan)
cũng theo đó ít đi khiến ta không muốn ăn. Nếu trong quá trình nấu nướng
thêm một chút dấm có thể làm vị toan tăng lên, từ đó kích thích sự ăn uống.
Lấy 250g gừng tươi, 500ml dấm ăn. Gừng tươi rửa sạch thái nhỏ, ngâm ngập
dấm 1 ngày 1 đêm là thành món gừng tươi ngâm dấm. Mỗi lần lấy 3 lát
gừng ngâm dấm, thêm ít đường đỏ, hãm trong nước sôi uống thay trà, có tác
dụng chữa trị bổ trợ các chứng bệnh ăn uống không ngon, buồn nôn, nôn
mửa, đau dạ dày.
Hỗ trợ sát khuẩn đường ruột: ăn dấm có thể nâng cao khả năng diệt khuẩn ở
đường ruột vào mùa lưu hành bệnh truyền nhiễm đường ruột, dấm có thể chế
ngự được nhiều loại vi khuẩn, giúp phòng bệnh tăng cường sức khỏe.
- - Tăng hấp thụ canxi
Dấm có thể hòa tan canxi chứa trong cơ thể động vật mà chỉ có canxi đã hòa
tan mới được ruột non của cơ thể người hấp thụ, vì vậy khi các thức ăn là
động vật như xương sườn, vịt nên thêm một chút dấm.
- Bảo vệ vitamin C
Khi nấu rau thêm chút dấm có thể giảm bớt sự thất thoát vitamin C trong
rau.
- Phòng xơ cứng động mạch
Người cao huyết áp trước khi ăn uống 1 thìa dấm ăn hòa lẫn đường phèn
- hoặc mỗi buổi sáng sớm ăn 10 hạt đậu phộng ngâm dấm cũng có tác dụng
giảm huyết áp và phòng xơ cứng động mạch.
- Đau bụng do giun
50g dấm ăn hòa với 50mml nước ấm, uống từ từ có thể trị đau bụng do giun
chui ống mật gây ra.
- Giúp dễ ngủ
Những người mất ngủ trước khi đi ngủ uống một chút nước sôi pha dấm có
thể đi vào giấc ngủ nhanh.
- Hỗ trợ trị táo bón
Những người đại tiện táo bón uống nhiều dấm pha nước sôi sẽ đi đại tiện dễ
dàng hơn.
- Chống say xe
Những người say xe uống dấm pha nước sôi có thể lại vui vẻ tiếp tục hành
trình
- Làm sạch môi trường
Trong gian phòng, mỗi một mét khối không gian dùng 10mml dấm, thêm
gấp đôi lượng nước rồi chưng khô. Trong khi chưng cất đóng hết các cửa.
- Mỗi ngày làm 1 lần, làm liền trong 3 ngày có thể ngăn chặn sự lây lan của
các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, viêm màng não, viêm tuyến nước bọt
(quai bị).
- Đối với gan
Theo lý luận của Đông y, ngũ vị bổ ngũ tạng, chua thì bổ gan mà dấm có vị
chua nên có tác dụng bổ dưỡng gan. Y học ngày nay đã chứng minh: những
người mắc bệnh gan mãn tính đặc biệt là viêm gan và xơ gan, lượng vị toan
giảm, độ chua thấp, không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn từ khoang miệng
vào dạ dày, do đó phần trên ruột non của những người này có rất nhiều vi
khuẩn sinh trưởng, dễ gây nhiễm toàn thân, làm cho bệnh gan càng nặng,
thậm chí biến chuyển xấu đi. Vì vậy những người mắc bệnh gan mãn tính
nên ăn nhiều dấm. Uống dấm còn có thể điều chỉnh độ kiềm toan trong máu,
giúp điều hòa lượng amin thừa trong quá trình trao đổi chất của những người
bị bệnh gan mãn tính.
Dấm là một chất lỏng có vị chua, được hình thành từ sự lên men của rượu.
Thành phần chính của dấm là acid acetic và nước, với nồng độ acid khoảng
5%.
- Giảm béo
Mấy năm gần đây dấm đã trở thành món giảm béo rất thịnh hành ở một số
nước Âu Mỹ. Không ít những người mắc bệnh béo phì coi nó là thứ thuốc
hiệu nghiệm để giảm béo, một số nơi còn xuất hiện những cơn sốt ăn dấm.
Theo nghiên cứu cho thấy acid amin chứa trong dấm ăn không những có thể
- tiêu hao được lượng mỡ thừa trong cơ thể mà còn có thể thúc đẩy sự trao đổi
chất như đường và protein diễn ra dễ dàng, từ đó có tác dụng giảm béo.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia hiệu quả của dấm hóa học và dấm tự nhiên
hoàn toàn khác nhau. Loại dấm lên men tự nhiên nhìn bên ngoài có chất kết
tủa, màu cũng sẫm hơn, sau khi lắc bọt sẽ từ từ biến mất, còn với dấm hóa
học bọt sẽ biến mất ngay sau khi lắc đều.
Những người nào không nên ăn dấm?
- Khi đang uống một loại thuốc nào đó thì không nên dùng dấm. Các thuốc
loại sulfathiazole dễ bị kết tinh trong môi trường acid, từ đó gây tác hại cho
thận. Khi dùng các loại thuốc có tính kiềm, thuốc giãn cơ dạ dày, nếu ăn
dấm sẽ làm cho tác dụng của thuốc triệt tiêu lẫn nhau.
- Những người bị thương ở xương không nên ăn dấm vì sau khi ăn dấm sẽ
làm cho chỗ đau mỏi nhức, càng đau thêm, làm chỗ gy khó liền.
- Những người bị sỏi mật, ăn quá nhiều dấm có thể làm mật quặn đau vì thức
ăn có tính acid vào ruột sẽ kích thích nó tiết ra kích thích tố đường ruột,
khiến túi mật co lại gây đau.
- Những người bị viêm loét viêm mạc dạ dày và vị toan quá nhiều, nếu ăn
nhiều dấm sẽ làm bệnh càng nặng hơn, do vậy nên thận trọng khi ăn.