intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác dụng chữa bệnh của ngò gai

Chia sẻ: Lý Ngọc Mưa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

105
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài việc làm gia vị ra, ngò gai còn là món ăn – bài thuốc quen thuộc với cuộc sống của dân gian. Ngò gai,tên khoa học là Eryngium foetidum, thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Còn gọi là mùi tàu, ngò tây hoặc mùi gai, hồ tuy, thích nguyên tuy, dương nguyên tuy và sơn nguyên tuy. 100g lá ngò gai chứa calori 31, chất đạm 1,24g, chất béo 0,20g, các khoáng chất như: calcium 49mg, magnesium 17mg, phosphorus 50mg, potassium 414mg, vitamin B1 0,010mg, B2 0,032mg, B6 0,047mg, vitamin C 120mg....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác dụng chữa bệnh của ngò gai

  1. Tác dụng chữa bệnh của ngò gai Ngoài việc làm gia vị ra, ngò gai còn là món ăn – bài thuốc quen thuộc với cuộc sống của dân gian. Ngò gai,tên khoa học là Eryngium foetidum, thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Còn gọi là mùi tàu, ngò tây hoặc mùi gai, hồ tuy, thích nguyên tuy, dương nguyên tuy và sơn nguyên tuy. 100g lá ngò gai chứa calori 31, chất đạm 1,24g, chất béo 0,20g, các khoáng chất như: calcium 49mg, magnesium 17mg, phosphorus 50mg, potassium 414mg, vitamin B1 0,010mg, B2 0,032mg, B6 0,047mg, vitamin C 120mg. Người Malaysia dùng nước nấu từ lá ngò gai chữa viêm phổi, cảm cúm, sốt rét, đau dạ dày, táo bón, động kinh. Ngò gai giã đắp chữa được chấn thương, bị côn trùng đốt hoặc bò cạp cắn. Có nơi phụ nữ đem nấu ngò gai chung với bồ kết để gội đầu cho thơm tóc.
  2. Trị hôi miệng: lấy 1 nắm rau ngò gai, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.Sau khoảng 5 – 6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi. Trị đầy hơi, ăn không tiêu: dùng 50g lá ngò gai, rửa sạch, thái dài khoảng 3 – 4cm. Gừng tươi: 10g đập dập. Tất cả sắc với 400ml nước, còn 200ml, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng. Trị đầy hơi: lấy 10 – 16g ngò gai rửa sạch, vò nát, hãm như hãm chè tươi, chia uống nhiều lần trong ngày.
  3. Trị cảm mạo: ngò gai phơi khô 10g, cam thảo đất 6g. Sắc với 300ml nước, đun sôi trong khoảng 15 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  4. Trị cảm cúm: hạt ngò gai giúp hạ sốt và chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi. Uống dịch ép từ ngò gai còn giúp bổ sung cho cơ thể một lượng lớn các vitamin như A, C, B1, B2 và chất sắt. Trị cảm cúm: dùng 40g ngò gai, gừng tươi 10g, ngải cứu và cúc tần, mỗi thứ 20g.Tất cả thái nhỏ, riêng gừng đập dập, sắc với 400ml nước còn 150ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người sẽ thấy dễ chịu hơn. Trị cảm mạo, đau ngực, ho và trẻ em lên sởi: dùng 10 – 15g lá ngò gai, sắc trong nước ấm và uống. Trị ban sởi mà sởi không mọc ra được: ngò gai 9g, bạc hà 3g, xác ve sầu (thuyền thoái) 3g. Sắc nước uống. Trị sổ mũi, sốt nhẹ do nhiễm lạnh: lấy 20g ngò gai rửa sạch, thái khúc, 30g thịt bò băm nhỏ, vài lát gừng tươi. Đem nấu chín với 400ml nước. Món này ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu. Sau khi ăn xong, đắp chăn kín cho ra mồ hôi sẽ khỏi. Trị chướng khí, thở mệt: lấy ngò gai tươi rửa sạch, phơi khô nơi thoáng mát. Mỗi lần sắc 30 – 40g với hai bát nước còn 2/3 bát thì chia uống làm hai lần. Long đờm: ngò gai giúp tống các chất đờm nhớt ứ đọng trong đường hô hấp gây khó thở và gây rối loạn đường hô hấp. Trị ngực bụng đầy trướng: ngò gai 30g, sao khô, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước sắc trần bì.
  5. Trị đau bụng, tiêu chảy: 20g lá ngò gai; củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi thứ 12g, sắc với nước, uống trong ngày. Kích thích tiêu hóa: lá ngò gai có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày. Trị ăn uống kém, không muốn ăn, rối loạn tiêu hóa: ngò gai 6g, trần bì 9g, kê nội kim 4g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống. Trị rối loạn tiêu hóa: 1 – 2 muỗng dịch nước ép từ rau mùi là thức uống vô cùng hiệu quả để chữa chứng rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, nôn mửa, kiết lỵ, viêm gan và viêm ruột kết. Trị ăn không tiêu, ăn mất ngon: uống 15g nước sắc lá ngò gai, hoặc ăn lá tươi trộn với dầu mè. Có thể dùng với cam thảo nam để giúp dễ tiêu. Hạ cholesterol trong máu: thường xuyên uống nước ngò gai sẽ giúp làm hạ cholesterol trong máu. Đun 1 nhúm hạt ngò gai khô trong nước sôi, lọc, để nguội và uống nhiều lần trong ngày còn giúp lợi tiểu vì kích thích sự bài tiết của thận. Trị sưng đau té ngã: 15g lá ngò gai, giã nát, ép lấy nước cốt, trộn với rượu trắng và uống. Đắp phần bã trên vết thương. Trị đái dầm ở trẻ nhỏ: lấy ngò gai, rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi thứ 20g, cùng với 10g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô. Cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối. Dùng khoảng 5 – 10 ngày. Có thể nhắc lại liệu trình mới.
  6. Trị trẻ nhỏ nổi mụn đỏ ngứa ở vùng mặt: ngò gai tươi, liều dùng nhiều ít tùy vùng bệnh. Giã nát, ép lấy nước cốt bôi. Trị các chứng sưng bàng quang, sạn thận và sưng đường tiểu: rễ ngò gai phơi khô, tán thành bột, mỗi lần dùng 1 thìa cà phê (4g) bột rễ, hãm trong 30 – 40ml nước sôi, uống mỗi ngày 2 – 3 lần. Trị rong kinh: 6g hạt ngò gai khô đun với 1/2 lít nước, sắc cho cạn còn phân nửa, có thể cho thêm tí đường cho dễ uống, uống lúc còn nóng. Chỉ sau 3 – 4 ngày uống thuốc này người bệnh sẽ thấy dễ chịu ngay. Trị trĩ, thoát giang: hột ngò gai, nghiền nát, thêm dấm chua, đun cho nóng lên, để còn âm ấm, dùng để rửa và ngâm búi trĩ. Mỗi lần ngâm 10 – 20 phút. Chống sưng viêm cấp tính và kinh niên: nghiên cứu trên chuột tại Khoa Dược Đại học Universidad de Sevilla (Tây Ban Nha) ghi nhận khả năng chống sưng của phần trích bằng hexane từ lá ngò gai (tai chuột bị gây sưng phù bằng 12-0-tetradecanoylphorbol acetate (TPA)). Tác dụng chống sưng mạnh hơn stigmasterol và tương đối hiệu nghiệm trên các chứng sưng đỏ tại chỗ. Trị viêm kết mạc: ngò gai tươi, phơi trong mát cho khô, đem sắc lấy nước và rửa mắt trong trường hợp bị viêm kết mạc. Bài thuốc này giúp làm mất cảm giác rát nóng, làm giảm đau và giảm sưng mắt.
  7. Trị mụn bọc và mụn trứng cá: 1 muỗng nước ép ngò gai trộn chung 1 nhúm bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ. Bài thuốc này còn giúp tươi nhuận da nên dùng tốt cho những người có da khô. Theo kinh nghiệm của người xưa để lại, phụ nữ đang mang thai tránh ăn ngò gai. Người có bệnh bao tử thì nên xay hoặc nấu nước uống tốt hơn là ăn lá tươi, nhất là lá già. Tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi có tính gây kích ứng da, vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau mùi cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc. Hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2