intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác dụng của cây dâu tằm

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

248
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây dâu tằm không chỉ mang ý nghĩa kị tà mà còn được biết đến là cây thuốc quý dễ kiếm quanh ta như là một cây thuốc nam hiệu quả. Cây dâu tằm hay còn có tên khác là Tang, dâu cang, dâu ta. Tên khoa học là Morus alba L., thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây dâu tằm được trồng nhiều ở những bãi sông và đặc biệt phổ bến ở nhiều làng quê Việt Nam. Từ xưa những lương y đã tìm ra tác dụng của dâu tằm trong chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác dụng của cây dâu tằm

  1. Tác dụng của cây dâu tằm Cây dâu tằm không chỉ mang ý nghĩa kị tà mà còn được biết đến là cây thuốc quý dễ kiếm quanh ta như là một cây thuốc nam hiệu quả. Cây dâu tằm hay còn có tên khác là Tang, dâu cang, dâu ta. Tên khoa học là Morus alba L., thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây dâu tằm được trồng nhiều ở những bãi sông và đặc biệt phổ bến ở nhiều làng quê Việt Nam. Từ xưa những lương y đã tìm ra tác dụng của dâu tằm trong chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cho mọi người, mỗi phần của nó đều là một vị thuốc quý trong những bài thuốc trị bệnh, đó là: 1. Lá cây dâu ( Tang diệp) có tác dụng: - Chữa chảy máu cam : Lấy lá dâu non, vò nhẹ và vo thành cái nút, nhét vào lỗ mũi chảy máu, máu cam sẽ ngưng chảy rất nhanh. - Chữa nôn ra máu: Lấy 12-16g lá dâu và 7-9 ngọn cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao vàng hạ thổ, đổ 400/ml nước sắc còn 200/ml chia 2 lần uống trong ngày.
  2. - Chữa trẻ em đổ mồ hôi trộm: Dùng 7-9 lá dâu non, 8gam hạt sen, 6gam Hoàng kì; nấu nước, pha thêm chút đường kính, cho bé uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1/3 li cà phê nhỏ. - Dùng lá dâu nấu với bồ kết để gội đầu, vừa sạch gàu vừa đỡ rụng tóc. 2. Cành cây dâu ( Tang chi) có tác dụng : chữa phong thấp, đau lưng nhức mỏi, đau khớp xương. Bài thuốc gồm có : Cành dâu 16g ; Mắc cỡ đỏ 16g ; Cỏ xước 16g ; rễ cây bưởi bung 12g; Thiên niên kiện 12g ; gốc và rễ cây lá lốt 16g. Tang kí sinh 12g. Cách dùng: đổ 600ml nước, sắc còn 300ml chia làm 2 lần uống. Chỉ cần 3-4 vị trong bài thuốc trên là đạt yêu cầu chữa bệnh. Uống mỗi ngày một thang, uống từ 7-10 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt. Có người còn dùng cành dâu nhỏ, cắt khúc, lấy dây chỉ xâu thành cái vòng để đeo vào cổ tay em bé. Người ta cho rằng làm như vậy là để em bé sẽ đỡ khóc đêm, đỡ bị giật mình khi ngủ. 3. Vỏ rễ cây dâu ( Tang bạch bì) dùng để trị các chứng bệnh ho khan, ho ra máu, chữa phù thũng, chữa cao huyết áp.
  3. Cách làm: Đào rễ dâu , bóc lấy vỏ, bỏ lõi, cạo lớp vỏ bên ngoài, ngâm nước vo gạo 24 giờ, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Mỗi lần dùng từ 10-16g. Nếu bị ho lâu ngày, có thể cho thêm 10g vỏ rễ cây chanh (cũng sao vàng hạ thổ), sắc uống. Chữa phù thũng: Vỏ rễ dâu 16g; Vỏ quả cau 16g ; Vỏ củ gừng 8g ; Vỏ phục linh 16g ; Vỏ quýt 8g. Đây là bài Ngũ bì ẩm, một bài thuốc cổ của Đông y, chữa bệnh phù thũng rất hiệu quả. (Vỏ phục linh hay còn gọi là Phục linh bì, có bán ở các tiệm thuốc bắc).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0