intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác dụng của sự khen thưởng tích cực

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

106
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong cuộc sống thường nhật, không ít khi phụ huynh dửng dưng khi trẻ làm việc tốt. Cha mẹ không biết rằng nếu không khen thưởng việc làm tích cực của con, chẳng khác nào khuyến khích chúng không làm nữa. Dạy gấu biết chơi bóng rổ: Trước đây, tại Los Angeles, khi công viên Làng Nai Nhật (Japanese Deer Village) khai trương, bác sĩ Leon Smith, nàh tâm lý học luyện thú đã dạy cho mấy con gấu nhập từ Nhật chơi bóng rổ. Khi mới đến, mấy con gấu còn trong tình trạng hoang dã, tất nhiên là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác dụng của sự khen thưởng tích cực

  1. Tác dụng của sự khen thưởng tích cực Trong cuộc sống thường nhật, không ít khi phụ huynh dửng dưng khi trẻ làm việc tốt. Cha mẹ không biết rằng nếu không khen thưởng việc làm tích cực của con, chẳng khác nào khuyến khích chúng không làm nữa. Dạy gấu biết chơi bóng rổ: Trước đây, tại Los Angeles, khi công viên Làng Nai Nhật (Japanese Deer Village) khai trương, bác sĩ Leon Smith, nàh tâm lý học luyện thú đã dạy cho mấy con gấu nhập từ Nhật chơi bóng rổ. Khi mới đến, mấy con gấu còn trong tình trạng hoang dã, tất nhiên là không biết chơi bóng rổ. Nhưng bác sĩ Smith đã tập cho chúng biết chơi bóng rổ. Việc huấn luyện xem chừng rất đơn giản. Ông để con gấu ở một góc sân và quả bóng ở góc đối lập. Nếu con gấu chỉ
  2. xoay quanh một chỗ thì không có việc gì xảy ra. Nhưng khi con gấu tiến về phía quả bóng, dù một chỉ chút xíu thôi, ông sẽ thưởng cho nó một miếng thịt. Bác sĩ Smith tuân thủ chặt chẽ quy định này, tập cho gấu tiến dần từng bước đến gần quả bóng. Mỗi lần tiến thêm một chút thì ông lại thưởng cho chúng. Sau đó, ông lại thưởng khi gấu nhặt bóng, khi gấu đến gần rổ và ném bóng. Tất nhiên là không phải ngày một ngày hai mà gấu làm được tất cả mà phải làm kiên trì trong một thời gian dài. Đặc biệt trong thời gian đó, ông không bao giờ dùng đến vũ lực với chúng. Khen thưởng từng bước Nhà giáo dục nổi tiếng, tiến sĩ tâm lý học Fitzhugh Dodson, chứng kiến quá trình này, nói: Quá trình luyện gấu đơn giản này có thể làm cho những người làm cha mẹ và những nhà giáo dục suy nghĩ sâu sắc. Chúng ta thấy bác sĩ Leon Smith chỉ áp dụng một nguyên tắc duy nhất: tích cực khen thưởng một khi con gấu làm tốt. Chúng ta thử phân tích việc làm của bác sĩ Smith:  Thứ nhất, ông định rõ mục tiêu mong muốn: đến nhặt bóng và ném bóng vào rổ, không làm cái gì khác.
  3.  Thứ hai, ông cho gấu một phần thưởng (một miếng thịt) mỗi khi nó làm đúng yêu cầu. Không bao giờ thưởng không.  Thứ ba, phần thưởng không cùng một lúc khi hoàn thành nhiệm vụ (ném bóng vào rổ) mà từng bước. Chính quá trình từng bước này đã cho phép bác sĩ dẫn dắt con gấu từ chỗ đến nhặt bóng đến khi ném bóng vào rổ. Nguyên tắc khen thưởng tích cực là nhằm đáp lại một việc làm tích cực, không bao giờ áp dụng cho một việc làm tiêu cực. Một việc làm tích cực mà được khen thưởng thì có nhiều khả năng việc đó sẽ được tiếp tục. Tiến sĩ Fitzhugh Dodson cho rằng nguyên tắc đó rất phù hợp trong việc dạy trẻ. Không nên chỉ biết trừng phạt Chúng ta hãy xem, khi các cháu vui chơi với bạn, cho bạn mượn đồ chơi, không la hét ồn ào, nghe lời cha mẹ thì cha mẹ làm gì? Cha mẹ sẽ khen thưởng hành động tích cực của chúng chăng? Không, thông thường cha mẹ không để ý, họ cho việc đó là bình thường. Cha mẹ không biết rằng nếu không khen thưởng việc làm tích cực của con cái, chẳng
  4. khác nào khuyến khích chúng không làm nữa. Ngược lại, khi con cháu làm việc gì không tốt, chẳng hạn như đánh bạn, làm đổ canh, chọc em gái, ăn cắp tiền, ngỗ ngược và không nghe lời, nói cách khác khi các cháu làm trái với mong muốn của cha mẹ, thì kết quả sẽ ra sao? Cha mẹ sẽ nổi giận và tìm cách trừng phạt. Nghĩa là khi ngoan thì không để ý, nhưng khi hư thì trừng phạt. Làm như vậy các cháu ngày càng tiêu cực. Nhiều cha mẹ đã vô tình làm trái ý với điều mình mong muốn. Việc khen thưởng tích cực cần phải được áp dụng đối với trẻ từ khi mới biết đi cho đến tuổi thiếu niên, áp dụng càng sớm càng tốt. Cha mẹ phải quan tâm thường xuyên đến con cái, mỗi khi trẻ có hành động tốt, phải khen thưởng kịp thời để khuyến khích cháu. Việc khen thưởng không nhất thiết bằng vật chất. Đối với các cháu, không có phần thưởng quý nào bằng sự thương yêu âu yếm của cha mẹ, tình thương đó thể hiện trong sự quan tâm hàng ngày đối với việc làm, việc học của con. Nhiều khi một lời khen đúng lúc, kịp thời của cha mẹ đủ làm cho cháu vui lòng, hơn là một phần thưởng vật chất. Nhưng cha mẹ không nên lạm dụng lời khen để làm con vui lòng, lâu ngày sẽ phản tác dụng. Nếu mỗi
  5. ngày, cháu làm thêm một việc tốt, và được khuyến khích kịp thời và thích đáng, thì việc làm không tốt ngày càng bớt đi, và con cái chúng ta sẽ tốt hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2