intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác dụng phụ do ngưng dùng thuốc

Chia sẻ: Ha Thi Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

106
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác dụng phụ của thuốc được định nghĩa là tác dụng không mong muốn, gây khó chịu, thậm chí là độc hại; Xảy ra khi dùng một thứ thuốc ở liều thông thường để chữa bệnh, phòng bệnh hoặc chẩn đoán bệnh. Tác dụng phụ thường xuất hiện khi đang dùng thuốc, có thể ở lần dùng thuốc đầu tiên (như uống thuốc kháng histamin trị dị ứng thuộc thế hệ thứ 1 sẽ gây tác dụng phụ buồn ngủ); Có thể do dùng thuốc lâu ngày (như dùng thuốc phenylbretazon lâu ngày có thể bị tác dụng phụ mất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác dụng phụ do ngưng dùng thuốc

  1. Tác dụng phụ do ngưng dùng thuốc
  2. Tác giả : TS. DS. NGUYỄN HỮU ÐỨC (Ðại học Y Dược - TPHCM) THẾ NÀO LÀ TÁC DỤNG DO NGƯNG DÙNG THUỐC? Tác dụng phụ của thuốc được định nghĩa là tác dụng không mong muốn, gây khó chịu, thậm chí là độc hại; Xảy ra khi dùng một thứ thuốc ở liều thông thường để chữa bệnh, phòng bệnh hoặc chẩn đoán bệnh. Tác dụng phụ thường xuất hiện khi đang dùng thuốc, có thể ở lần dùng thuốc đầu tiên (như uống thuốc kháng histamin trị dị ứng thuộc thế hệ thứ 1 sẽ gây tác dụng phụ buồn ngủ); Có thể do dùng thuốc lâu ngày (như dùng thuốc phenylbretazon lâu ngày có thể bị tác dụng phụ mất bạch cầu hạt). Ðặc biệt có một tác dụng phụ không thuộc loại phổ biến có thể xảy ra, đó là tác dụng phụ do ngưng dùng thuốc. Trong một số tài liệu y dược nước ngoài, tác dụng phụ do ngưng dùng thuốc (TDPNDT) thường được viết tắt là ADWES ("Adverse Drug Withdrawal Events"),
  3. TDPNDT được định nghĩa là biến cố xảy ra với các triệu chứng rối loạn do đang dùng một thứ thuốc nào đó mà lại đột ngột ngưng không dùng thuốc đó nữa. Ðịnh nghĩa của TDPNDT như trên làm ta liên tưởng đến các thuốc gây nghiện, kể cả ma túy. Các thuốc gây nghiện, gây TDPNDT có thể kể: Thuốc giảm đau có nguồn gốc thuốc phiện, gọi chung là opioid (như Morphin, Pethidin, Fentanyl); Thuốc ngủ nhóm barbiturat, thuốc an thần nhóm benzodiazepin (như Diazepam); Thuốc giảm cân kích thích là các dẫn chất amphetamin... Các thuốc này khi đã quen dùng trong thời gian dài sẽ làm thay đổi chuyển hóa cơ bản của các tế bào thuộc hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật (điều khiển cơ trơn và các cơ quan nội tạng). Những tế bào này lệ thuộc vào thuốc, nghĩa là chúng hoạt động một cách bất thường theo tác dụng của thuốc, nếu đột ngột ngưng dùng thuốc, chúng sẽ phản ứng bằng TDPNDT, được gọi là "Hội chứng cai thuốc", bao gồm mất ngủ, vật vã, đau nhức, ói
  4. mửa, toát mồ hôi, nước mắt chảy ràn rụa, tiêu chảy liên tục v.v... LOẠI TDPNDT THEO CƠ CHẾ KHÁC Ðó là các thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh. Nếu dùng thuốc liên tục, triệu chứng bệnh không xảy ra nhưng nếu đột ngột ngưng dùng thuốc, triệu chứng bệnh sẽ trỗi dậy, thậm chí còn trầm trọng hơn trước. Thí dụ như thuốc trị bệnh tăng huyết áp Clonidin, hoặc thuốc chẹn beta như Propanolol, nếu đột ngột ngưng dùng sẽ làm huyết áp tăng vọt rất nguy hiểm. Ðối với thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng (như Nortryptilin, Clomipramin), nếu đột ngột ngưng dùng sẽ làm trạng thái tâm thần của người bệnh xấu đi, thậm chí có người còn tìm cách tự tử. Các thuốc trị bệnh động kinh (như Carbamazepin) cũng thế, nếu đột ngột ngưng dùng bệnh nhân sẽ lập tức lên cơn động kinh. Ðối với loại TDPNDT vừa kể này, có một biện pháp giúp khắc phục là dùng thuốc giảm liều từ từ trước khi dứt hẳn để giúp cơ thể người dùng thuốc
  5. thích ứng dần trước khi ngưng thuốc hoàn toàn, chứ không được đột ngột ngưng thuốc. Sự ngưng thuốc từ từ sau khi dùng thuốc glucocorticoid (nhóm thuốc thường được gọi tắt là corticoid như: Prednisolon, Dexamethason...) trong thời gian dài là điển hình của việc giảm liều từ từ. Bởi vì dùng lâu glucocorticoid sẽ làm hoạt động của tuyến vỏ thượng thận bị ức chế, sự giảm liều từ từ giúp tuyến nội tiết này có thời gian thích nghi và trở lại hoạt động bình thường. Có một loại thuốc do gây TDPNDT, làm trỗi dậy rối loạn ban đầu mà nay không còn được chỉ định: Ðó là thuốc kháng acid Natribicarbonat (NaHCO3) và Calci carbonat (CaCO3). Trước đây Natribicarbonat và Calci carbonat được chỉ định dùng trị chứng tăng tiết acid dịch vị gây viêm loét, nhưng nay gần như không còn dùng nữa. Nguyên do là ngoài việc có thể hấp thu vào máu gây quá tải natri, calci; Natri bicarbonat và Calci carbonat còn gây TDPNDT là làm cho dạ dày bị kích thích tiết ra acid dịch vị nhiều hơn.
  6. ÐỂ HẠN CHẾ TÁC DỤNG PHỤ DO NGƯNG DÙNG THUỐC Những vấn đề trình bày trên cho thấy tác dụng phụ của thuốc rất đa dạng. Ngoài việc quan tâm đến tác dụng phụ xảy ra khi đang dùng thuốc (đặc biệt khi dùng thuốc kéo dài), chúng ta còn phải lưu ý đến các rối loạn do ngưng dùng thuốc. Ðể sử dụng thuốc được an toàn, người sử dụng thuốc cần lưu ý: - Phải tuân thủ chỉ định của thầy thuốc về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Không được tự ý kéo dài thêm thời gian dùng thuốc hoặc đột ngột ngưng dùng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ điều trị. - Khi bác sĩ chỉ định giảm liều từ từ, phải theo đúng cách thức giảm liều đó trước khi ngưng dùng thuốc. - Khi đang dùng và sau khi ngưng dùng thuốc, nếu xuất hiện những rối loạn, những phản ứng bất thường trong cơ thể, cần đến bác sĩ tái khám ngay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2