intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác hại của thuốc nhuộm tóc

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

304
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóc bạc thường là một rắc rối của người có tuổi mà chưa muốn già! Thế nhưng nhuộm tóc, không những chỉ là phương thuốc “chắc ăn” nhất để biến mái tóc bạc sớm thành đen, mà còn có thể là biện pháp biến màu tóc tự nhiên thành những màu tóc hợp thời trang nữa. Tuy nhiên việc dùng những mỹ phẩm này cũng có thể gây ra những phản ứng phụ tai hại, hoặc làm hư tóc, gây dị ứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu dùng không đúng cách, không đúng loại. Sau đây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác hại của thuốc nhuộm tóc

  1. Tác hại của thuốc nhuộm tóc Tóc bạc thường là một rắc rối của người có tuổi mà chưa muốn già! Thế nhưng nhuộm tóc, không những chỉ là phương thuốc “chắc ăn” nhất để biến mái tóc bạc sớm thành đen, mà còn có thể là biện pháp biến màu tóc tự nhiên thành những màu tóc hợp thời trang nữa. Tuy nhiên việc dùng những mỹ phẩm này cũng có thể gây ra những phản ứng phụ tai hại, hoặc làm hư tóc, gây dị ứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu dùng không đúng cách, không đúng loại. Sau đây là những thứ thuốc thường gặp trên thị trường (từ tiếng Anh trong ngoặc đơn là để giúp bạn đọc dễ nhận biết ra loại mỹ phẩm, thường ghi nhãn bằng tiếng Anh). THUỐC TẨY MÀU TÓC (Hair bleach) Ngày xưa các thiếu nữ La Mã dùng một hỗn hợp vôi sống hòa với chì để tạo nên màu đỏ hoe ánh vàng trên bím tóc. Nhưng “thuốc” này rất độc nên từ 1867 người ta đã biết dùng oxy già (hydrogen peroxid) để thay thế. Chải tóc nhiều lần với hydrogen peroxid sẽ làm cho tóc có màu đỏ hoe. Phản ứng phụ thường gặp nơi một số người nhạy cảm là buồn nôn, phỏng da đầu, sưng da mặt, dị ứng ngứa ngáy.
  2. THUỐC NHUỘM TẠM THỜI (Hair color rinses) Mỹ phẩm này làm biến đổi màu tóc tạm thời thành màu tóc mong muốn bằng cách chỉ bao phủ vỏ bọc sợi tóc ở mặt ngoài thôi. Sau khi gội đầu bằng dầu gội thông thường, dùng hair color rinses để tạo màu mong muốn. Màu này sẽ biến mất khi gội đầu lần kế tiếp. Cũng có loại dầu gội tạo màu được chế với chất tẩy tổng hợp (detergent). Chất màu để gội đầu và tạo màu cùng một lúc: gội xong là có màu mong muốn. Cũng có loại phẩm màu (crayon), hộp kem nhiều màu (wave sets) hoặc sơn xịt (lacquer) để nhuộm tạm thời mái tóc. Mỹ phẩm nhuộm tóc tạm thời thông dụng nhất hiện nay có sự kết hợp với thuốc nhuộm azo (azo dyes) như hợp chất diazonium với phenol, acid citric, hay tartric. Cũng có khi thêm các acid béo, cồn etil, cồn isopropil, amid, hàn the, glycol, và chất làm dày tóc (gôm arabic, alginat, pectin). Các nhà kiểm phẩm thường lo ngại nhất cho các thuốc nhuộm tóc loại này là vì chúng có thể gây ù tai, nhức đầu, hoặc biến tóc thành màu không mong muốn. Chúng cũng gây dị ứng cho da đầu, mặt, cổ và nhiều khi tạo phản ứng dị ứng chéo với các mỹ phẩm và thuốc khác. Nguy hại nhất là chất nhuộm azo (hợp chất diazonium với phenol) có thể gây ung thư da đầu. Sau khi nhuộm tóc vài lần mà da đầu nổi mụt, nổi chàm thì phải ngưng luôn nếu không muốn tai họa xảy ra sau này!
  3. THUỐC NHUỘM TÓC BỀN MÂU (Permanent hair coloring) Các sản phẩm nhuộm tóc cố định hay bền màu này làm biến màu sợi tóc từ ngoài tới trong, không thể gội tẩy màu nhuộm này cho tới khi gốc tóc mọc dài ra đoạn tóc mới (độ 20 - 25 ngày nhuộm một lần). Có 3 thứ thuốc nhuộm tóc bền màu tùy theo nguồn gốc: Hợp chất hữu cơ thiên nhiên (như cây lá Móng tay nhuộm, Cỏ mực, Dương cam cúc- Chamonile). Giã nát lá và cành non để lấy nước cốt chải tóc cho tới khi đạt màu mong muốn. Tuy có bất tiện khi thao tác, màu không được đẹp lắm nhưng ít phản ứng phụ. Chất nhuộm tổng hợp hữu cơ, thường dùng nhất là các chất meta (m), ortho (o), hay para (p) phenylenediamin còn được gọi là thuốc nhuộm oxy hóa, thuốc nhuộm amino, paradyes, peroxid dyes. P-phenylenediamin được đưa vào sử dụng từ 1890 để nhuộm lông và da thú cho khoảng 30 gia súc khác nhau từ nâu đến đen. Các nghiên cứu và áp dụng trong mấy chục năm qua đã chứng minh các loại thuốc nhuộm này thường gây dị ứng và nguy hại nhất là gây ung thư da đầu. Vì thế luật lệ các nước bắt buộc các hãng sản xuất phải ghi trên toa nhãn thuốc nhuộm ấy cảnh báo về nguy cơ gây ung thư. Trong các thuốc nhuộm tóc thông dụng loại này trên thị trường nước ta thường không thấy ghi cảnh báo ấy, thí dụ hiệu Bigen của hãng Hoyu Co. LTD, số 59 cho màu đen Đông phương chẳng hạn chứa Na perborat (hàn the), p-phenylenediamin, cellulose, gôm arabic, tartric acid,
  4. Na methyl oleoyl taurat, m-phenylenediamin sulfat, o- phenylenediamin, chất mùi… Nếu thao tác nhuộm sợi tóc mà không để thuốc nhuộm chạm da đầu thì không bị dị ứng hay ung thư, nhưng hầu như không thể làm như vậy được! Trong các loại mỹ phẩm, có lẽ thuốc nhuộm tóc là gây nhiều phản ứng phụ nhất và đôi khi nguy hiểm đến tính mạng vì có thể gây ung thư. Cho nên những người đang dùng các loại thuốc nhuộm tóc loại này được cho là họ “cần cái đẹp chứ không cần cái mạng”. Những phản ứng phụ thường thấy khi dùng thuốc nhuộm tóc có chứa p, m. o- phenylenediamin là dị ứng da hóa chàm, suyễn, lở da, chốc đầu và ung thư da. Có thể gây phản ứng dị ứng chéo với các mỹ phẩm và thuốc khác, của xà bông, bột giặt, mỹ phẩm dùng cho da, tóc cũng như thức ăn. Nó cũng gây nhạy cảm với ánh sáng nên gây nám da. Trong suốt 13 năm từ 1970 đến 1983, các cơ quan kiểm soát thực phẩm Mỹ (US FDA), Hội đại học Mỹ (ACS), các trường đại học Mỹ đã nghiên cứu khoảng 5000 mỹ phẩm nhuộm tóc, uốn tóc… cho thấy có nhiều chất gây ung thư cho người và súc vật thí nghiệm, nhất là các chất màu azo như 4 - methoxy m-phenylenediamin 2, 4 - toluen diamin, 4-amino-2-nitropheno, 2- nitrophenylenediamin, p, m hoặc o-phenylenediamin dùng trong nhuộm tóc. Do đó FDA đã cấm sử dụng một số chất trong mỹ phẩm, những chất còn được phép dùng thì nhà sản xuất phải ghi chú trên nhãn hiệu câu “có chứa một chất có thể hấp thụ xuyên qua da và đã được xác định là gây ung thư trên súc vật thí nghiệm” (warring: contains an ingredient that can penetrate your skin and has been
  5. determined to cause cancer in laboratory animals). FDA cũng hướng dẫn người tiêu dùng cách thức nhận diện những hóa chất dùng trong mỹ phẩm tại các thẩm mỹ viện… Tuy nhiên trên thực tế các nơi trên không thực hiện đầy đủ các quy định của cơ quan kiểm soát mỹ phẩm. Mặt khác nhiều mỹ phẩm được sản xuất chỉ để xuất khẩu sang các nước chậm tiến (trong đó có nước ta) tiêu dùng nên người ta không có ghi những điều không có lợi cho nhà sản xuất. Tạm thời chúng tôi khuyên bạn đọc nên giới hạn việc dùng thuốc nhuộm tóc, nhất là đối với các bạn còn trẻ, chẳng hạn một phụ nữ dùng thuốc nhuộm tóc liên tục 10 năm liền có thể làm xuất hiện ung thư vú (nghiên cứu của Viện đại học New York). Trước khi nhuộm tóc, dùng một loại kem thoa mặt nào đó thoa lên các vùng da dưới chân tóc để tránh cho thuốc nhuộm chạm vào da. Khi chải thuốc nhuộm cố gắng tránh đừng để thuốc chạm vào da đầu, được chừng nào hay chừng đó. Nếu sau nhuộm tóc mà thấy da đầu và vùng da tiếp xúc có phản ứng ngứa đỏ, hoặc các dấu hiệu dị ứng khác thì không nên dùng tiếp. DS. DIỆU PHƯƠNG BS. QUỲNH NGA
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1