Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2015<br />
<br />
VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI<br />
<br />
TÁCH CHIẾT VÀ THU NHẬN CHẾ PHẨM CAROTEN-PROTEIN<br />
TỪ PHẾ LIỆU TÔM VÀ ỨNG DỤNG<br />
EXTRACTION AND RECOVERY OF CAROTENOID–PROTEIN<br />
FROM SHRIMP WASTE AND ITS APPLICATION<br />
Phạm Thị Đan Phượng1, Trang Sĩ Trung2, Nguyễn Thị Như Thường3<br />
Ngày nhận bài: 13/10/2014; Ngày phản biện thông qua: 15/10/2015; Ngày duyệt đăng: 15/12/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong quá trình sản xuất chitin/chitosan từ phế liệu tôm, chúng ta cũng có thể tách chiết và thu nhận chế<br />
phẩm caroten-protein có cao giá trị sử dụng cao, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Có hai phương<br />
pháp tách chiết chính đang được sử dụng phổ biến là phương pháp hóa học và sinh học. Để nâng cao hiệu suất<br />
thu hồi và chất lượng của chế phẩm caroten-protein, việc kết hợp các phương pháp tách chiết bằng hóa học<br />
và sinh học đã cải thiện được nhược điểm so với từng phương pháp xử lý đơn lẻ. Trong bài báo này, chúng tôi<br />
giới thiệu tổng quan về các phương pháp tách chiết và thu hồi chế phẩm caroten-protein trong quá trình sản<br />
xuất chitin/chitosan và khả năng ứng dụng của nó trong chăn nuôi thủy sản, công nghệ thực phẩm, y dược và<br />
mỹ phẩm.<br />
Từ khóa: caroten-protein, carotenoid, phế liệu tôm<br />
ABSTRACT<br />
In the process of producing chitin/chitosan from shrimp waste, carotenoid and protein should be<br />
recovered to provide added valuable products as well as to minimize environmental pollution. There are two<br />
main methods widely used to extract carotenoid-protein, which are including chemical method and biological<br />
method. In our study, a combination of chemical and biological methods was applied successfully, which<br />
enhance recovery efficiency and quality of carotenoid-protein in compared to the single treatment method.<br />
This paper reviews the methods for extraction and recovery of carotenoid-protein from shrimp waste and its<br />
potential applications in aquaculture, food technology, medicine, and cosmetics.<br />
Keywords: carotenoid-protein, carotenoid, shrimp waste<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Trong công nghiệp chế biến tôm, tùy thuộc<br />
vào công nghệ, loại tôm và sản phẩm cuối<br />
cùng mà lượng phế liệu tôm có thể chiếm từ 25<br />
– 40% so với khối lượng nguyên liệu ban đầu.<br />
Trước đây, nguồn phế liệu đầu và vỏ tôm chủ<br />
yếu được dùng để làm nguyên liệu chế biến<br />
<br />
thức ăn gia súc, gia cầm, phân bón... Sau<br />
đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản<br />
xuất sản phẩm có giá trị kinh tế cao từ phế<br />
liệu tôm như chitin và chitosan. Tuy nhiên,<br />
trong quá trình thu hồi chitin/chitosan, một số<br />
thành phần có giá trị khác gồm carotenoid,<br />
protein và khoáng chất (Ca, P, K, Mg, Mn và Fe)<br />
<br />
ThS. Phạm Thị Đan Phượng: Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang<br />
PGS. TS. Trang Sĩ Trung: Trường Đại học Nha Trang<br />
3<br />
ThS. Nguyễn Thị Như Thường: Viện Công nghệ sinh học và Môi trường – Trường Đại học Nha Trang<br />
1<br />
2<br />
<br />
142 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
trong phế liệu tôm (đặc biệt có trong đầu tôm<br />
với hàm lượng đáng kể) chưa được nghiên<br />
cứu thu hồi và ứng dụng nhiều [3, 5, 18]. Trong<br />
đó, carotenoid được biết là một chất màu tự<br />
nhiên an toàn cho các ngành công nghệ thực<br />
phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Gần đây, nhiều<br />
phương pháp đã được sử dụng để tách chiết và<br />
thu nhận các chế phẩm đạm giàu carotenoid.<br />
Chúng có thành phần chính là protein và<br />
carotenoid ở dạng phức hợp caroten-protein và<br />
có nhiều trong phế liệu giáp xác (tôm hùm, tôm<br />
sú, tôm chì, tôm thẻ chân trắng) và một số phế<br />
liệu hải sản khác. Việc tách chiết chúng không<br />
chỉ thu nhận được các sản phẩm có giá trị gia<br />
tăng mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường [3,<br />
5, 12, 18](Chakrabarti, 2002 #268;Phạm Thị<br />
Đan Phượng, 2013 #260). Tuy nhiên, việc lựa<br />
chọn phương pháp để tách chiết và thu hồi chế<br />
phẩm caroten-protein đạt được hiệu suất cao<br />
và chất lượng tốt nhưng không ảnh hưởng đến<br />
chất lượng của chitin/chitosan rất cần được<br />
quan tâm. Trong bài báo này, chúng tôi trao đổi<br />
về việc lựa chọn phương pháp tách chiết chế<br />
phẩm caroten-protein và các ưu-nhược điểm<br />
của chúng.<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Nguồn gốc và bản chất của chế phẩm<br />
caroten-protein<br />
Trong các loài sinh vật biển, carotenoid<br />
và protein thường liên kết với nhau tạo<br />
thành phức carotenoprotein. Ngoài ra, phức<br />
carotenoprotein còn liên kết với các chất khác<br />
như axit béo, chitin, khoáng chất (hình 1). Đặc<br />
biệt, phức carotenoprotein thường gặp ở các<br />
loài động vật giáp xác thủy sản, tồn tại nhiều ở<br />
lớp ngoại bì, trong vỏ, ở các cơ quan nội tạng<br />
(trứng, dạ dày hay bạch huyết). Carotenoprotein<br />
được chia thành 2 nhóm chính: (1) carotenoid<br />
liên kết với lipo(glyco)protein, (2) carotenoid<br />
liên kết với một protein hoặc glycoprotein [28].<br />
Phản ứng giữa các nhóm 4- và 4’-keto trong<br />
các vòng đầu mạch của astaxanthin với các<br />
nhóm chức amin trong protein là điều kiện<br />
<br />
Số 4/2015<br />
tiên quyết để hình thành phức carotenoprotein<br />
giữa astaxanthin và protein [12, 28].<br />
Phức hợp carotenoprotein tan trong nước<br />
và có tính bền vững. Trong một vài trường<br />
hợp, màu sắc của nó bền đến vài năm trong<br />
không khí ở điều kiện nhiệt độ phòng. Các<br />
carotenoid có liên kết với protein ít bị oxi hóa<br />
hơn so với khi chúng ở dạng tự do. Do vậy,<br />
carotenoid ở trong cơ thể sinh vật bền vững<br />
hơn so với carotenoid sau tách chiết ở dạng<br />
tự do. Carotenoid ở dạng tự do thường có<br />
màu vàng, cam hoặc đỏ. Tuy nhiên, trong cơ<br />
thể những loài động vật biển không xương<br />
sống, các phức hợp carotenoprotein tạo<br />
nên nhiều màu khác nhau như xanh lá cây,<br />
xanh dương và tía. Trong các loài giáp xác<br />
thủy sản có chứa 3 loại crustacyanine là<br />
α-, β- và γ-crustacyanine. Cả 3 loại này đều có<br />
astaxanthin và ở dạng nhóm liên kết<br />
(prosthetic group). Trong đó, astaxanthin<br />
thường liên kết với các phân tử protein tạo<br />
thành phức hợp α-crustacyanin, hấp thụ cực<br />
đại ở bước sóng (λmax) 628 nm, có màu xanh<br />
đen đặc trưng thường thấy ở các loài thủy sản<br />
sống. Dưới tác dụng của nhiệt, liên kết trên<br />
bị phá hủy và giải phóng astaxanthin tự do<br />
có màu đỏ cam (λmax = 480 nm). Cấu trúc của<br />
carotenoid cũng quyết định các chức năng sinh<br />
học của chúng, trong đó phần lớn carotenoid<br />
đều có mạch 40 carbon liên kết với các nhóm<br />
chức chứa oxy khác nhau. Trong phế liệu tôm,<br />
carotenoid chủ yếu là astaxanthin (trên 95%),<br />
thuộc nhóm chất tetraterpenoid, là sắc tố màu đỏ<br />
cam. Tương tự như carotenoid khác, nó có tính<br />
phân cực thấp và hòa tan tốt trong mỡ hoặc dầu.<br />
Astaxanthin có thể được tìm thấy trong vi tảo,<br />
men bia, cá hồi, cá, loài nhuyễn thể, động vật<br />
giáp xác thủy sản và lông của một số loài chim.<br />
Trong các loài giáp xác thủy sản, astaxanthin chủ<br />
yếu tập trung ở phần vỏ ngoài. Nó thường tồn tại<br />
ở dạng đồng phân quang học (3S, 3’S), trong đó<br />
chủ yếu là ở dạng mono- hay di-ester với các axit<br />
béo không no mạch dài, hoặc dưới dạng phức<br />
hợp carotenoprotein [9, 11, 12].<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 143<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2015<br />
<br />
Hình 1. Các liên kết hóa học giữa astaxanthin với axit béo, chitin và protein trong đầu vỏ tôm [9]<br />
<br />
2. Các phương pháp tách chiết và thu hồi<br />
chế phẩm caroten-protein từ phế liệu tôm<br />
trong quá trình sản xuất chitin/chitosan<br />
Trước đây, các nhà khoa học tập trung<br />
nghiên cứu chiết tách và thu hồi chất màu<br />
(carotenoid), chất mùi (protein) từ phế liệu<br />
tôm bằng một số dung môi hữu cơ, axit, nhiệt,<br />
nước hay nước muối loãng. Để nâng cao chất<br />
lượng sản phẩm và có thể ứng dụng trong công<br />
nghệ thực phẩm, y dược và mỹ phẩm, các hợp<br />
chất trên được tách chiết bằng cách dùng dầu<br />
thực vật và các loại enzyme protease hoặc kết<br />
hợp các phương pháp chiết nhằm thu hồi cả<br />
carotenoid và protein [3, 11, 13, 24]. Tuy nhiên,<br />
protein và carotenoid nhanh chóng bị hư hỏng<br />
hoặc bị oxy hóa khi ở dạng tự do sau tách<br />
chiết, trong khi ở dạng phức hợp lại bền và<br />
ổn định hơn [12, 23]. Điều này đã được chứng<br />
minh trong các nghiên cứu công bố gần đây.<br />
Hình 2 trình bày quy trình thu hồi chế<br />
phẩm caroten-protein trong quá trình sản xuất<br />
chitin/chitosan. Sản phẩm tách chiết sau khi<br />
thủy phân sẽ được phân riêng thành phần bã<br />
(dùng để sản xuất chitin/chitosan) và phần dịch<br />
<br />
144 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
thủy phân (dùng để kết tủa để thu hồi phức<br />
hợp carotenoprotein, protein tự do, carotenoid<br />
tự do...). Để thu hồi chế phẩm trong dung dịch<br />
đạm thủy phân được tách chiết từ giáp xác<br />
thủy sản nói chung và phế liệu tôm trong quá<br />
trình sản xuất chitin nói riêng, phải có phương<br />
pháp thích hợp để đạt hiệu suất thu hồi sản<br />
phẩm cao nhất nhưng mức độ ảnh hưởng đến<br />
chất lượng của sản phẩm thấp nhất, đặc biệt<br />
là hạn chế sự hư hỏng carotenoid. Hiện nay,<br />
nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu kết hợp sử<br />
dụng một số các phương pháp thu hồi để nâng<br />
cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệu suất thu<br />
hồi chế phẩm caroten-protein nhằm ứng dụng<br />
trong thức ăn chăn nuôi hoặc thực phẩm cho<br />
người. Đồng thời, đây là một hướng đi theo<br />
phương pháp sản xuất sạch hơn.<br />
2.1. Phương pháp tách chiết chế phẩm<br />
caroten-protein từ phế liệu tôm<br />
2.1.1. Tách chiết chế phẩm caroten-protein<br />
bằng phương pháp hóa học<br />
Trong quá trình sản xuất chitin/chitosan<br />
các công đoạn xử lý đều sử dụng hóa chất<br />
tùy theo nguyên liệu, công nghệ và yêu cầu<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
chất lượng của chitin/chitosan. Các loại axit<br />
hữu cơ thường dùng trong quá trình ủ xilo như<br />
axit lactic, acetic, formic, propionic... hoặc axit<br />
vô cơ như axit sunphuric, axit hydrochloric,<br />
axit phosphoric. Đây là phương pháp dễ dàng<br />
triển khai với quy mô lớn và có chi phí sản xuất<br />
tương đối thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa<br />
<br />
Số 4/2015<br />
chất trong công nghệ sản xuất chitin, chitosan<br />
không những ảnh hưởng xấu đến chất lượng<br />
của chế phẩm caroten-protein thu được mà<br />
còn có thể gây ra ô nhiễm môi trường trầm<br />
trọng do hóa chất sau khi sử dụng được thải<br />
ra hoặc sẽ phải tiêu tốn chi phí để xử lý nước<br />
thải này [5, 8].<br />
<br />
Hình 2. Quy trình thu hồi chế phẩm caroten-protein chung trong quá trình sản xuất chitin/chitosan<br />
<br />
Trong thực tế, phương pháp ủ xilô bằng<br />
các axit hữu cơ hoặc kết hợp axit hữu cơ với vô<br />
cơ vẫn được nghiên cứu và ứng dụng khá phổ<br />
biến để thu hồi chế phẩm dịch ủ xilô dùng cho<br />
sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc và thủy sản.<br />
Tuy nhiên, sử dụng axit vô cơ để ủ xilô nhằm<br />
mục đích thu hồi chế phẩm caroten-protein<br />
sẽ không cho sản phẩm có chất lượng cao so<br />
với phương pháp ủ xilô bằng axit hữu cơ hoặc<br />
lên men vi sinh (vi khuẩn), do các acid vô cơ có<br />
khả năng phân hủy một số carotenoid, đặc biệt<br />
là có khả năng gây biến tính protein. Như vậy,<br />
chế phẩm caroten-protein thu được sẽ có chất<br />
lượng thấp do lượng protein và carotenoid<br />
thu được thấp, đặc biệt ảnh hưởng rất lớn<br />
đến màu sắc của sản phẩm do carotenoid bị<br />
oxy hóa mạnh và chỉ phù hợp làm thức ăn<br />
<br />
chăn nuôi. Hơn nữa, để sử dụng chế phẩm<br />
caroten-protein thu được từ quá trình ủ xilô<br />
bằng axit vô cơ cần phải được trung hòa chế<br />
biến thức ăn chăn nuôi [7].<br />
2.1.2. Tách chiết chế phẩm caroten-protein<br />
bằng phương pháp sinh học<br />
Để nâng cao chất lượng sản phẩm thu<br />
được, carotenoid được tách chiết và thu hồi<br />
trong phức hợp carotenoprotein nhằm giữ bền<br />
màu do liên kết giữa carotenoid và protein.<br />
Hơn nữa, protein có trong phế liệu tôm có<br />
chất lượng dinh dưỡng khá cao, bao gồm đầy<br />
đủ các axit amin cần thiết [1, 12, 23]. Do vậy,<br />
việc thu hồi chế phẩm bao gồm cả carotenoid<br />
và protein rất quan trọng trong ngành công<br />
nghệ thực phẩm và chăn nuôi. Lee và<br />
cộng sự (1999) [20] đã so sánh khả năng<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 145<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
tách chiết và thu hồi carotenoid có trong chế<br />
phẩm caroten-protein bằng phương pháp ủ<br />
xilô axit acetic và phương pháp kết hợp sử<br />
dụng dung dịch đệm Na3-EDTA và enzyme<br />
protease với mục đích sử dụng làm phẩm màu<br />
thực phẩm chức năng. Kết quả nghiên cứu cho<br />
thấy hiệu quả tách chiết chế phẩm caroten-protein<br />
cao nhờ phương pháp kết hợp sử dụng<br />
Na3-EDTA và một loại enzyme protease sinh<br />
từ vi sinh vật (không ủ xilô bằng axit).<br />
Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp sinh<br />
học sản xuất chitin/chitosan bằng protease<br />
không những nhằm nâng cao chất lượng chế<br />
phẩm caroten-protein thu hồi mà còn hạn chế<br />
ô nhiễm môi trường do chất thải sau sản xuất.<br />
Khanafari và cộng sự (2007) [19] cũng khẳng định<br />
hiệu quả tách chiết carotenoid trong chế phẩm<br />
caroten-protein bằng vi sinh vật (Lactobacillus<br />
plantarum, Lactobacillus acidophilus) cao hơn<br />
nhiều so với phương pháp hóa học. Các loại<br />
enzyme được sử dụng để tách chiết phổ biến<br />
hiện nay là papain, trypsin, pepsin, một số loại<br />
protease chiết rút từ vi sinh vật (Aspergillus<br />
melleus, Aspergillus oryzae, Bacillus Licheniforrnis,<br />
Bacillus subtilis, Pseudomonas…) và các loại<br />
protease thương mại khác (Alcalase, Protamex,<br />
Flavourzyme, Neutrase) [5, 12, 20]. Đặc điểm<br />
chung của các enzyme này là có khoảng pH<br />
thích hợp rộng, thường từ 5,5 - 8,5; vì vậy, khi<br />
ứng dụng thủy phân thì có thể thích ứng với<br />
pH môi trường tự nhiên của nguyên liệu thủy<br />
sản mà không cần điều chỉnh pH. Nhiệt độ<br />
thích hợp của các enzyme này dao động trong<br />
khoảng từ 45 – 600C.<br />
Sử dụng protease sẽ phá vỡ các liên kết<br />
của các protein khác trong phế liệu tôm, do đó<br />
làm giảm sự kết tủa protein tại điểm đẳng điện<br />
pI và làm tăng khả năng thu hồi caroten-protein<br />
[15]. Các enzyme thủy phân protein như<br />
papain, pepsin, trypsin đều hoạt động tốt ở<br />
nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, mỗi loại enzyme<br />
có pH tối ưu khác nhau như pepsin hoạt động<br />
tối ưu ở pH 4,6, papain ở pH 6,2 và trypsin<br />
ở pH 7,6. Trong đó, so với papain và pepsin,<br />
hiệu suất thu hồi bột nhão caroten-protein của<br />
<br />
146 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 4/2015<br />
trypsin thấp nhất, nhưng hàm lượng carotenoid<br />
và protein trong chế phẩm caroten-protein thu<br />
được cao nhất. Mặc dù, tổng lượng protein<br />
thu được từ phế liệu tôm cao nhất khi sử dụng<br />
trypsin nhưng nó có giá thành cao. Do đó,<br />
papain vẫn được dùng để thu hồi chế phẩm<br />
protein và caroten-protein từ phế liệu tôm<br />
trước khi sản xuất chitin/chitosan [12].<br />
2.1.3. Tách chiết chế phẩm caroten-protein<br />
bằng phương pháp kết hợp<br />
a. Phương pháp kết hợp hóa học và sinh học<br />
Trong phế liệu tôm, chitin kết hợp chặt chẽ<br />
với protein, chất màu carotenoid và khoáng.<br />
Trong đó, protein, chất màu carotenoid tồn tại<br />
dưới dạng phức chất carotenoprotein. Do vậy,<br />
trong quá trình sản xuất chitin/chitosan, việc thu<br />
hồi đồng thời carotenoid, protein và loại khoáng<br />
là một vấn đề đáng quan tâm. Nhân tố chính<br />
trong quy trình sản xuất chitin là các tác nhân<br />
khử khoáng (EDTA, HCl, nhiệt) và các tác nhân<br />
kết tủa (HCl, (NH4)2SO4), nhiệt) có khả năng<br />
ảnh hưởng đến chất màu carotenoid. Vì vậy,<br />
nhằm nâng cao hiệu suất chiết caroten-protein<br />
và giữ được hoạt tính sinh học của chất màu<br />
carotenoid trong quá trình loại protein ra khỏi<br />
phế liệu tôm, các nhà khoa học kết hợp việc<br />
sử dụng hóa chất (axit vô cơ hay hữu cơ) và<br />
enzyme protease để xử lý [7, 8, 15].<br />
Để hạn chế nhược điểm của các phương<br />
pháp ủ xilô, Trang Sĩ Trung và cộng sự (2009)<br />
[7] đã sử dụng kết hợp axit hữu cơ và Alcalse,<br />
có bổ sung rỉ đường để chiết carotenoid từ<br />
phế liệu tôm. Quá trình axit hóa cho phép giảm<br />
nhanh pH đến mức ổn định nhằm ức chế vi<br />
sinh vật gây thối, tạo môi trường thuận lợi cho<br />
các enzyme nội tại hoạt động, đồng thời cũng<br />
tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic có mặt trong<br />
nguyên liệu phát triển, thúc đẩy quá trình tự<br />
thủy phân. Trong quá trình ủ xi lô, bổ sung<br />
đường có vai trò quan trọng cho hoạt động<br />
của vi sinh vật, tạo điều kiện thuận lợi cho quá<br />
trình khử khoáng và khử protein. Mục đích ủ<br />
xilô bằng axit hữu cơ nhằm tách khoáng và<br />
protein ra khỏi phế liệu nhưng không ảnh<br />
hưởng lớn đến carotenoid. Hơn nữa, khi tiếp tục<br />
<br />