Tài chính phi tập trung sẽ thay thế dần hoạt động của ngân hàng truyền thống?
lượt xem 4
download
Bài viết tập trung vào làm rõ mạng lưới blockchain, cách thức hoạt động của DEFI và những lợi ích, khiếm khuyết, xu hướng phát triển cũng như những nguy cơ tiềm ẩn về việc DEFI sẽ thay thế dần hoạt động của ngân hàng truyền thống. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài chính phi tập trung sẽ thay thế dần hoạt động của ngân hàng truyền thống?
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 62. 1 Nguyễn Thành Đông* Tóm tắt Sự phát triển của công nghệ blockchain đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong hoạt động tài chính toàn cầu. Từ những ý tưởng ban đầu tạo ra sổ cái phi tập trung và được nắm giữ giữa các cá nhân để đảm bảo tính minh bạch của thông tin đến sự lớn mạnh của mạng lưới blockchain 2.0 cùng hợp đồng thông minh, đã tạo ra vô số ứng dụng cần thiết cho cuộc sống. Một trong số đó là các ứng dụng dành cho ngành tài chính hiện đại trong thời đại 4.0. Blockchain giờ đây không chỉ phục việc chuyển tiền mà còn có thể hoạt động như một bộ phận thu nhỏ của ngân hàng thương mại (nhận tiền gửi, trả lãi, thế chấp tài sản, cho vay, trao đổi tiền…). Năm 2017 là khởi đầu của phong trào DEFI (Decentralized Finance) với những cái tên khá quen thuộc như Blockfi, AAVE, Maker, Compound, Uniswap… đến nay tổng số tiền giữ lại trên tất cả hệ thống DEFI đã lên con số 50 tỷ USD. Đây là bước tiến quan trọng trong việc hình thành một ngân hàng hoàn toàn phi tập trung, không phụ thuộc vào bất cứ tổ chức nào. Bài viết sẽ tập trung vào làm rõ mạng lưới blockchain, cách thức hoạt động của DEFI và những lợi ích, khiếm khuyết, xu hướng phát triển cũng như những nguy cơ tiềm ẩn về việc DEFI sẽ thay thế dần hoạt động của ngân hàng truyền thống. Từ khóa: DEFI, blockchain, tài chính phi tập trung. 1. Giới thiệu Lý do nghiên cứu Blockchain đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong hoạt động tài chính toàn cầu. Blockchain giờ đây không chỉ phục việc chuyển tiền còn có thể hoạt động như một bộ phận thu nhỏ của ngân hàng thương mại (nhận tiền gửi, trả lãi, thế chấp tài sản, cho vay, trao đổi tiền…). Năm 2017 là khởi đầu của phong trào DEFI (Decentralized Finance) với *Trường Cao Đẳng Công Thương TP. HCM | Email liên hệ: dong405@gmail.com 933
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM những cái tên khá quen thuộc như Blockfi, AAVE, Maker, Compound, Uniswap… đến nay tổng số tiền giữ lại trên tất cả hệ thống DEFI đã lên con số 50 tỷ USD. Đây là bước tiến quan trọng trong việc hình thành một ngân hàng hoàn toàn phi tập trung, không phụ thuộc vào bất cứ tổ chức nào. Các quỹ đầu tư ETF chính thức được thành lập tại Canada cũng như việc sàn tiền ảo Coinbase chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, đã đánh dấu sự lớn mạnh của blockchain và tiền mã hóa đang ngày càng được sự chấp nhận của các nhà đầu tư cũng như chính phủ các nước. Từ đó, các giao thức DEFI cũng dần dần được chấp nhận rộng rãi, rủi ro được kiểm soát và trở thành nơi thu hút hoạt động gửi tiền, vay tiền trong thực tế cuộc sống. Đón đầu xu hướng chuyển mình mạnh mẽ đó, tác giả bài viết đã tìm hiểu các giao tức DEFI như AAVE, Compound, Maker... để đánh giá ưu nhược điểm cũng như khả năng phát triển các giao thức này trong việc cạnh tranh với ngân hàng truyền thống. Mục tiêu nghiên cứu Bài viết sẽ tập trung vào làm rõ mạng lưới blockchain, cách thức hoạt động của DEFI và những lợi ích, khiếm khuyết, xu hướng phát triển cũng như những nguy cơ tiềm ẩn về việc DEFI sẽ thay thế dần hoạt động của ngân hàng truyền thống trong việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi và cho vay. Sử dụng, trải nghiệm hệ thống DEFI trên giao thức AAVE, đánh giá các cách thức tính giá trị tài sản thế chấp, ngưỡng thanh lý, các ưu khuyết điểm của hệ thống này. Ý nghĩa của bài viết Cung cấp thông tin về công nghệ blockchain hiện đại trong thời cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ. Đưa ra những nhận định về xu hướng tiếp theo mà hệ thống tài chính phi tập trung có thể cạnh tranh với ngân hàng truyền thống cũng như những giải pháp để hệ thống DEFI hoàn thiện hơn. 2. Blockchain là gì? Theo Melanie Swan (2015) “Blockchain là sổ cái công khai của tất cả các giao dịch Bitcoin đã thực hiện. Blockchain liên tục phát triển khi các thợ đào thêm các khối mới (sau mỗi 10 phút) để ghi lại các giao dịch gần nhất. Các khối được thêm vào blockchain theo thứ tự thời gian. Mỗi nốt mạng (node, là máy tính được kết nối với mạng Bitcoin thực hiện nhiệm vụ xác thực và chuyển tiếp các giao dịch) có một bản sao của chuỗi khối, được tải xuống tự động khi thợ đào tham gia vào mạng Bitcoin. Chuỗi khối có thông tin đầy đủ về địa chỉ và số dư từ khối gốc (giao dịch đầu tiên từng được thực hiện) đến khối 934
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM hoàn thành gần nhất. Blockchain như một sổ cái công khai có nghĩa là dễ dàng truy vấn từ bất kỳ trình xem chuỗi khối nào (chẳng hạn như https://blockchain.info/) cho các giao dịch được liên kết với một địa chỉ Bitcoin cụ thể. Người dùng có thể tin tưởng vào hệ thống sổ cái công khai được lưu trữ trên toàn thế giới ở nhiều nốt mạng phi tập trung khác nhau và duy trì bởi “các kế toán thợ đào” (“miner accountants”), thay vì phải thiết lập và duy trì niềm tin với đối tác giao dịch hoặc bên trung gian thứ ba (như ngân hàng). Blockchain tạo nên cấu trúc cho một hệ thống giao dịch phi tập trung là sự đổi mới quan trọng trong công nghệ. Blockchain cho phép giảm các bên trung gian và phân quyền cho tất cả các giao dịch trên cơ sở toàn cầu. Như vậy, điểm nổi bật nhất của blockchain chính là việc dữ liệu được lưu trữ phi tập trung tại các máy tính khác nhau (máy node). Chính vì vậy dữ liệu một khi đã ghi nhận thì không thể nào thay đổi được. Quan trọng hơn là tất cả dữ liệu giao dịch này sẽ hoàn toàn công khai trên mạng lưới của blockchain. Tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy chi tiết từng giao dịch về địa chỉ ví, số tiền giao dịch, chi phí giao dịch… Điều này cực kỳ hữu ích trong hoạt động tài chính và kế toán. Bởi mỗi tài khoản không thể chi khống số tiền mình đang có, cũng như không thể làm giả giao dịch, làm giả chứng từ liên quan đến từng nghiệp vụ. Các cá nhân, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế sẽ rất quan tâm đến vấn đề này bởi họ cần tính minh bạch của thông tin. Sự ra đời của blockchain đã tạo nên một nền tảng tuyệt vời cho nền tài chính hiện đại với triết lý phi tập trung (dữ liệu lưu trữ tại nhiều nơi) và minh bạch (tất cả mọi người đều có thể xem được chi tiết giao dịch). 3. Blockchain 2.0 chính thức tạo bệ phóng cho sự bùng nổ hoạt động tài chính phi tập trung Nếu blockchain chỉ dừng lại ở phiên bản 1.0 như blockchain của bitcoin thì chỉ giải quyết được vấn đề duy nhất là chuyển tiền qua lại giữa các cá nhân tổ chức. Chính vì vậy phiên 2.0 đã ra đời để các lập trình viên có thể tạo ra các hợp đồng thông minh (smart contract) chạy trên mạng lưới blockchain và thực hiện được nhiều ý tưởng thực tế trong cuộc sống hơn. Ý tưởng chung về các hợp đồng thông minh dựa trên blockchain xuất hiện từ các cuộc thảo luận về tài sản thông minh. Trong bối cảnh blockchain, hợp đồng hoặc hợp đồng thông minh là các giao dịch vượt ra ngoài giới hạn các giao dịch mua/bán tiền tệ đơn giản và có nhiều hướng mở rộng được tích hợp vào các giao dịch này. Theo một định nghĩa chính thức hơn, hợp đồng thông minh là một phương pháp sử dụng Bitcoin để hình thành các thỏa thuận với mọi người thông qua blockchain. Hợp đồng theo nghĩa truyền thống là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên để làm hoặc không làm một việc gì đó để đổi 935
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM lấy một việc khác. Mỗi bên phải tin tưởng bên còn lại thực hiện nghĩa vụ của mình. Hợp đồng thông minh có cùng một loại thỏa thuận để hành động hoặc không hành động, nhưng chúng loại bỏ nhu cầu về niềm tin giữa các bên. Điều này là do một hợp đồng thông minh vừa là mã nguồn vừa được thực thi bởi mã nguồn một cách tự động, định nghĩa hợp đồng thông minh bởi Melanie Swan (2015). Như vậy, hợp đồng thông minh đơn giản là các đoạn chương trình được viết ra và thực thi trên nền tảng Blockchain 2.0. Ethereum tiên phong trong việc tạo ra ngôn ngữ Solidity và môi trường để các lập trình viên thỏa sức sáng tạo các hợp đồng thông minh trên mạng lưới của mình. Hàng loạt phong trào đã nổi lên từ khi hợp đồng thông minh của Ethereum xuất hiện như các dự án ICO, IDO, IEO, STO, NFT và đỉnh cao của hợp đồng thông minh cho đến hiện tại chính là DEFI. Bắt kịp xu thế biến động của thời đại 4.0, các tổ chức đã cho ra đời hoạt động tài chính mô phỏng nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại ngay trên nền tảng blockchain: gửi tiền, nhận lãi, thế chấp, vay tiền, trả lãi, trao đổi tiền… Nhờ sự tiện lợi, nền tảng mở và ngôn ngữ Solidity thân thiện cùng hàng loạt mạng lướt thử nghiệm của Ethereum như: Ropsten, Kovan, Rinkerby, Goerli đã giúp các lập trình viên tạo ra các hợp đồng thông minh về tài chính và đưa lên mạng lưới Mainnet của Ethereum. Khởi phát phong trào DEFI từ năm 2017, đến nay tổng số tiền lưu trữ trong toàn bộ hệ thống đã lên đến 50 tỷ USD (theo số liệu từ website: https://defipulse.com/) Nguồn: Defipulse (2021). Tổng số tiền lưu trữ trong hệ thống DEFI. https://defipulse.com/ Nhiều giao thức thức DEFI (protocol) đã thu hút được vốn từ các nhà đầu tư và duy trì thứ hạng cao như: Compound, Maker, Aave, Uniswap, Curve Finance, .... 936
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Nguồn: Defipulse (2021). Top 10 giao thức thức DEFI trên bảng xếp hạng. https://defipulse.com/ 4. DEFI hoạt động như thế nào? Để dễ hình dung, tác giả bài viết sẽ sử dụng giao thức thức Aave để minh họa quy trình hoạt động của DEFI. Các giao thức thức khác về cơ bản cũng giống với Aave nhưng chỉ khác về các thông số lãi suất, phầm trăm thanh lý tài sản thế chấp... 4.1. Giao thức Aave là gì? “Aave là một giao thức thị trường thanh khoản phi tập trung, nơi người dùng có thể tham gia với tư cách là người gửi tiền hoặc người đi vay. Người gửi tiền cung cấp tính thanh khoản cho thị trường để tìm kiếm thu nhập thụ động, trong khi người đi vay có thể vay theo kiểu thế chấp quá mức (overcollateralised) hoặc thế chấp rất ít (undercollateralised) , theo định nghĩa từ website AAVE (2021)”. Người dùng có thể vay dựa trên hầu hết các tài sản được cung cấp; tỷ lệ thế chấp và ngưỡng thanh lý phụ thuộc vào tài sản. Lãi suất điều chỉnh theo thuật toán dựa trên cung và cầu, nhưng Aave cho phép người vay chọn tham gia và chọn không tham gia (bất kỳ lúc nào) một tỷ lệ ổn định ít thay đổi hơn. Giao thức giữ một khoản dự trữ thanh khoản để đảm bảo người dùng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào. Để sử dụng dịch vụ, người dùng chỉ cần gửi tài sản là số tiền ưa thích của mình. Sau khi gửi tiền, người dùng sẽ kiếm được thu nhập thụ động dựa trên nhu cầu vay vốn của 937
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM thị trường. Ngoài ra, tài sản ký gửi cho phép người dùng vay bằng cách sử dụng tài sản ký gửi của mình làm tài sản thế chấp. Bất kỳ khoản lãi nào người dùng kiếm được bằng cách gửi tiền sẽ giúp bù trừ lãi suất người dùng đi vay từ tài sản thế chấp đó. Tiền của người dùng được phân bổ trong một hợp đồng thông minh. Mã nguồn của hợp đồng thông minh là công khai, mã nguồn mở, được xác minh chính thức và kiểm tra bởi các kiểm toán viên của bên thứ ba. 4.2. Rủi ro của giao thức Aave Rủi ro đầu tiên của Aave là rủi ro ở chính hợp đồng thông minh. Bởi hợp đồng thông minh là đoạn chương trình chạy trên blockchain nên nếu lập trình viên không dự trù tất cả các trường hợp có thể xảy ra thì việc dính lỗi trong lúc thực thi là điều hoàn toàn không tránh khỏi. Ngôn ngữ Solidity được Ethereum phát triển còn tương đối mới nên việc tương thích chưa thật sự hoàn hảo cũng có thể gây lỗi cho các ứng dụng. Rủi ro tiếp theo là sự biến động của giá tài sản thế chấp. Như chúng ta đều biết, giá cả của các tài sản thế chấp như ETH, BAT, LINK... biến động với biên độ lớn nên việc giá giảm nhanh và khiến khoản thế chấp bị thanh lý là điều hoàn toàn có thể dễ dàng xảy ra trong một thị trường giá xuống. Thường mức phần trăm đặt ra cho các phương thức là 30%, nghĩa là, giá tài sản thế chấp giảm từ 30% trở lên thì ngay lập tức tài sản bị thanh lý. Rủi ro cuối cùng là ở chi phí thực hiện giao dịch. Do đa số các giao thức đều thực hiện trên blockchain của Ethereum nên chi phí giao dịch chính là chi phí thu bởi mạng lưới Ethereum. Phiên bản hiện tại của Ethereum đang quá tải do các hợp đồng thông minh phát triển với tốc độ chóng mặt trong các năm qua đã nhiều lần làm nghẽn mạng lưới (ERC-20) và chi phí giao dịch tăng hơn 10 lần đã dần khiến người dùng nhỏ lẻ từ bỏ các giao thức này. 4.3. Gửi tiền và vay tiền tại Aave Đây là những giao dịch giống với hoạt động của ngân hàng truyền thống nhất tại Aave. Việc gửi tiền được áp dụng đối với những đồng lớn trong thị trường tiền mã hóa (crypto currency) như ETH, BAT, LINK... và cả những đồng ổn định như USDT, USDC, TUSD... Lãi suất áp dụng là cố định hoặc thả nổi tùy theo nhu cầu của người gửi. Việc vay tiền đòi hỏi phải có tài sản thế chấp giống với hoạt động vay tại ngân hàng. Tài sản thế chấp (collaterial) ở đây là các đồng tiền mã hóa mà người dùng gửi vào. % tài sản thế chấp được phép vay (loan to value: LTV) được xác định như sau: Giả sử LTV là 75% thì với 1 ETH thế chấp, người dùng được vay 0.75 ETH trị giá tương ứng với đồng tiền được vay. 938
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Với mỗi một tài khoản thì LTV tối đa được tính bằng trung bình trọng số theo tài sản thế chấp: ∑ 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡ℎế 𝑐ℎấ𝑝𝑖 𝑥 𝐿𝑇𝑉𝑖 𝑀𝑎𝑥𝐿𝑇𝑉 = Tổng tài sản thế chấp ETH Ngưỡng thanh lý (Liquidation Threshold: LT) là tỷ lệ phần trăm mà tại đó một khoản vay được xác định là dưới giá trị thế chấp (undercollateralised). Ví dụ: ngưỡng thanh lý là 80% có nghĩa là nếu giá trị tăng trên 80% của tài sản thế chấp, thì khoản vay xem như dưới giá trị thế chấp và có thể được thanh lý. Với mỗi một tài khoản thì ngưỡng thanh lý được tính bằng trung bình trọng số theo ∑ 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡ℎế 𝑐ℎấ𝑝 𝑥 LT tài sản thế chấp: LT = Tổng tài sản thế chấp 𝑖 𝑖 ETH Sự chênh lệch giữa LTV và LT là biên an toàn cho người đi vay. Hệ số Sức khỏe tài chính khoản vay (Health Factor) được tính như sau: ∑ 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑡ℎế 𝑐ℎấ𝑝𝑖 𝑥 LT𝑖 𝐻𝑓 = Tổng số tiền vay ETH Nếu Hf < 1 thì khoản vay sẽ bị thanh lý để duy trì khả năng thanh toán như sơ đồ dưới đây: Nguồn: AAVE (2021). Risk Parameters Safeguard Solvency. https://docs.aave.com/risk/asset-risk/risk-parameters Hệ số dự trữ (Reserve Factor): hệ số dự trữ sẽ phân bổ một phần lãi của giao thức đến một hợp đồng thu nhận (collector contract) như là một phần dự trữ của hệ thống. Rủi ro tổng thể (Overal Risk): Đánh giá rủi ro tổng thể được sử dụng để hiệu chỉnh hệ số dự trữ (Reserve Factor) với các yếu tố khác trong khoảng từ 10% đối với tài sản ít rủi ro đến 35% đối với tài sản rủi ro nhất. 939
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Chi tiết các chỉ tiêu trên được tính toán theo bảng bên dưới. Nguồn: AAVE (2021). Risk Parameters Safeguard Solvency. https://docs.aave.com/risk/asset-risk/risk-parameters Như vậy, cách thức hoạt động cũng gần giống như việc gửi tiền và cho vay tại ngân hàng thương mại nhưng tất cả diễn ra hoàn toàn minh bạch, phi tập trung, dữ liệu không thể chỉnh sửa, không thể bị làm giả thông tin và tránh những rủi ro về định giá tài sản, nợ xấu từ người đi vay. 4.4. Vay siêu tốc (Flash Loan) Đây là nghiệp vụ chỉ áp dụng được trên mạng lưới phi tập trung blockchain. Vay siêu tốc là một tính năng được thiết kế cho các lập trình viên. Vay siêu tốc cho phép người dùng vay bất kỳ số lượng tài sản có sẵn nào mà không cần đưa ra bất kỳ tài sản thế chấp nào, miễn là thanh khoản được trả lại cho giao thức trong một giao dịch khối (1 block). Để thực hiện vay siêu tốc, người dùng sẽ cần phải xây dựng một hợp đồng thông minh từ thư viện vay siêu tốc của Aave. Sau đó, hợp đồng thông minh sẽ cần thực hiện các bước được hướng dẫn trong tài liệu được cung cấp bởi Aave và thanh toán khoản vay, lãi và phí trong cùng một giao dịch. 940
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Nghiệp vụ vay siêu tốc là một dạng arbitrage giữa các sàn giao dịch phi tập trung như Uniswap, Sushiswap, KNC... Ví dụ: giá ETH tại Uniswap là 2.000 USDT, giá ETH tại Sushiswap là 2050 USDT. Người dùng sẽ Vay siêu tốc 1 ETH tại Aave --> Bán tại Sushiswap --> Thu về 2.050 USDT --> Mua lại 1 ETH tại Uniswap với giá 2.000 USDT --> Trả lại 1 ETH cho AAVE. Kết thúc giao dịch trên, người dùng sẽ thu được khoản lãi dưới 50 USDT. AAVE vẫn còn nguyên 1 ETH + lãi người dùng trả. Người dùng sẽ tốn một ít phí cho mạng dưới Ethereum do các giao dịch này đều diễn ra trên mạng lưới đồng coin này. Yêu cầu của tất cả các giao dịch trên phải diễn ra trong thời gian 1 block nên chỉ có các lập trình viên mới đủ sức lập trình ra BOT để săn tìm chênh lệch giá và thực hiện giao dịch nhanh chớp nhoáng. Đúng như tên gọi, Vay siêu tốc, thời gian diễn ra nhanh và không cần bất cứ tài sản thế chấp nào. 5. Những ưu điểm và hạn chế của DEFI Ưu điểm: Dữ liệu lưu trữ phi tập trung tạo thuận lợi cho thông tin minh bạch. Các khoản vay phải được đảm bảo rõ ràng bằng tài sản thế chấp. Việc lưu trữ phi tập trung đã giúp giao thức làm việc rất tốt trong việc xác định đúng tài khoản thế chấp, khoản vay, lãi suất, khoản tiền gửi... Lãi suất trên các giao thức cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê từ tradingeconomics.com, lãi suất các đồng tiền của các quốc gia lớn hiện tại rất thấp như USD: 0,25%, GBP: 0,1%, EUR: 0%, JPY: -0,1%, CNY: 3,85%. Trong khi đó, lãi suất những đồng ổn định (USDT, USDC, TUSD) trên hệ thống Defi lên đến 9%. Đây chính là ưu điểm cạnh tranh trực tiếp với lãi suất ngân hàng truyền thống. Nếu là người có tiền nhàn rỗi thì họ chỉ cần đổi sang các đồng ổn định, gửi lấy lãi và không cần thế chấp để vay thì sẽ không lo về rủi ro thanh lý tài sản. Mặc dù lãi suất cao nhưng hệ thống Defi tiềm ẩn rủi ro cao nên người gửi tiền cũng chỉ mạo hiểm một phần tài sản để sử dụng các giao thức này. Tận dụng lưu trữ tiền điện tử với thu nhập lãi cao. Nhiều nhà đầu tư dài hạn đã lưu trữ BTC, ETH, LTC... từ rất lâu. Ngoài việc trong đợi vào giá lên thì họ có thể gửi vào để tận dụng thêm lãi suất hàng kỳ trên tiền điện tử của họ. 941
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Nhược điểm: Đa số các giao thức đều vận hành trên blockchain của Ethereum. Nhưng việc duy trì mạng lưới proof-of-work trì trệ đã làm tốc độ xử lý chậm và phí giao dịch rất cao. Chỉ những người sử dụng có nhiều tiền thì chi phí giao dịch mới là phần trăm nhỏ so với vốn của họ. Sự bùng nổ quá nhanh của DEFI trong năm 2020 đã gây nghẽn mạng lưới Ethereum trong thời gian dài. Rất nhiều giao dịch bị hủy vì thời gian thực thi kéo dài mà hệ thống Ethereum không đáp ứng được. Trường hợp Flash Loan sẽ gặp rất nhiều bất lợi trong trường hợp này. Việc kinh doanh chênh lệch giá xảy ra trong thời gian cực ngắn nhưng việc thực hiện một giao dịch kéo dài vài ngày sẽ gây rủi ro rất lớn cho người sử dụng. Ngay cả việc bán tài sản chốt lời, nếu không thực hiện được giao dịch thì giá đã giảm lại rất sâu so với giá đặt lệnh. Các giao thức còn rất mới và thương hiệu chưa đủ để người sử dụng đặt niềm tin đưa tiền vào. Hiện tại chỉ có giao thức BlockFi là có trụ sở công ty rõ ràng và liên kết lưu trữ tài sản tại sàn Gemini (sàn crypto currency lớn tại Mỹ). 6. Tương lai cho DEFI Nếu tận dụng được thế mạnh và cải thiện khuyết điểm của DEFI thì đây sẽ là đối thủ thật sự đáng sợ trong thế giới tài chính. Hãy nhìn về khuyết điểm mạng lưới chậm và tốn phí giao dịch. Hiện tại Ethereum đang chuyển đổi cơ chế sang proof-of-stake. Phiên bản Ethereum 2.0 này sẽ đẩy tốc độ lên bội lần và giảm chi phí giao dịch. Các giao thức sẽ vận hành trơn tru và các nhà đầu tư dễ dàng quay trở lại sử dụng để tận dụng những điểm mạnh như: lãi suất cao, nhiều công cụ hỗ trợ vay, gửi tiền... Một phương án giải quyết khác mà các giao thức đang thực hiện là xây dựng mạng lưới blockchain cho riêng mình. Điển hình là Compound đã xây dựng thành công blockchain của riêng họ và đang tiến hành kiểm tra để đưa vào sử dụng. Đây là lý do mà Compound hiện nay đang đứng đầu trong bảng xếp hạng DEFI. Ngoài blockchain Ethereum thì các blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh khác như Binance Smart Chain, Polkadot, Cardano... cũng đang phát triển và hỗ trợ giao thức DEFI chuyển mã nguồn sang. Xét trên phạm vi toàn thế giới thì cộng đồng các nhà đầu tư đang chuyển một phần tiền của mình vào các giao thức DEFI (theo thống kê từ website defipulse là 50 tỷ USD). Con số này chưa lớn lắm nhưng tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong thời gian gần đây. Nếu giải quyết tất cả những nhược điểm như trình bày ở phần trên thì một phần tiền nhàn rỗi trong tương lai từ người dùng sẽ chảy vào các giao thức này. 942
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Như vậy sự phát triển của DEFI là tất yếu và sẽ song hành cùng sự phát triển bền vững của blockchain. Tài chính phi tập trung sẽ đe dọa ngành ngân hàng và các định chế tài chính trong tương lai nếu ngân hàng không đổi mới để theo công nghệ blockchain! Tài liệu tham khảo Melanie Swan, (2015). Blockchain, Blueprint for a New Economy. United States of America, O’Reilly Media, Inc. DeFi Pulse (2021). DeFi - The Decentralized Finance Leaderboard at DeFi Pulse. https://defipulse.com/ AAVE (2021). Introduction to Aave – FAQ. https://docs.aave.com/faq/ AAVE (2021). Risk Parameters. https://docs.aave.com/risk/asset-risk/risk-parameters 943
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bí quyết đầu tư chứng khoán
7 p | 231 | 92
-
Quản lý năng suất, chất lượng, chi phí
2 p | 116 | 90
-
Bài giảng Lãi suất và đo lường lãi suất - GS. TS. Nguyễn Văn Tiến
56 p | 112 | 9
-
Bài giảng chuyên đề Sử dụng các công cụ phái sinh vào phòng ngừa rủi ro tỷ giá - Bài 0
56 p | 57 | 7
-
Tăng cường áp dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam
18 p | 9 | 6
-
Thị trường tài chính phi tập trung và những rủi ro đối với người tham gia
10 p | 27 | 3
-
Thực trạng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên khối ngành kinh tế trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn