Thực trạng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên khối ngành kinh tế trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download
Nghiên cứu "Thực trạng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên khối ngành kinh tế trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" tập trung vào các thành phần của tài chính cá nhân như chi tiêu, tiết kiệm và tín dụng, mục tiêu tài chính và phòng ngừa rủi ro vì đây là các yếu tố thuộc tài chính cá nhân gần gũi với sinh viên hơn, các yếu tố thuế và hưu trí sẽ không được khai thác sâu trong nghiên cứu này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên khối ngành kinh tế trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Đan Quyên*, Nguyễn Thế Phong Khoa Marketing - Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. GVHD: ThS. Huỳnh Diệu Ngân TÓM TẮT Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng quản lý tài chính cá nhân tốt và họ thường gặp phải những khó khăn trong việc quản lý ngân sách cá nhân, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát trong chi tiêu. Sinh viên đại học, đặc biệt là sinh viên năm cuối, thường phải tự quản lý ngân sách để trang trải các chi phí phát sinh trong cuộc sống hằng ngày cũng như chi phí học tập. Điều này đặc biệt khó khăn đối với sinh viên trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng tăng cao, đòi hỏi họ phải có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt để có thể tiết kiệm và sử dụng tiền một cách hiệu quả. Nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thông qua phỏng vấn trực tiếp các sinh viên Hutech khối ngành Kinh tế năm 3 và năm 4, cùng với việc tổng hợp và phân tích dữ liệu từ sách báo, internet và các bài nghiên cứu cùng chủ đề. Từ đó đưa ra kết luận về thực trạng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Hutech hiện nay và đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể để giúp các sinh viên có thể quản lý tài chính cá nhân của mình hiệu quả hơn. Nghiên cứu này cung cấp sự hiểu biết sơ bộ về thực trạng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên và một số đề xuất để giúp cho sinh viên tham khảo nhằm cải thiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Nhóm nghiên cứu tập trung vào các thành phần của tài chính cá nhân như chi tiêu, tiết kiệm và tín dụng, mục tiêu tài chính và phòng ngừa rủi ro vì đây là các yếu tố thuộc tài chính cá nhân gần gũi với sinh viên hơn, các yếu tố thuế và hưu trí sẽ không được khai thác sâu trong nghiên cứu này. Từ khóa: khối ngành kinh tế, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, quản lý tài chính, sinh viên Hutech, tài chính cá nhân. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, làn sóng khuyến mại từ các sàn thương mại điện tử đã bùng nổ mạnh mẽ và tác động rất lớn đến đối tượng người tiêu dùng trẻ, đặc biệt là sinh viên vừa rời khỏi sự quản lý của gia đình đang đứng trước nhiều sự ảnh hưởng từ những làn sóng này, khiến cho người trẻ khi đối mặt với sự tiện lợi này thường ít giữ thái độ cẩn trọng trong chi tiêu vì tâm lý “thấy rẻ là mua”. Chương trình của VTV ngày 12/12/2022 đưa tin về việc “mua sắm không kiểm soát của giới trẻ” và nhận định rằng người trẻ thiếu kỹ năng quản lý tài chính. Trong bài tin tức đưa ra dẫn chứng về thống kế của Backbase, một công ty Hà Lan chuyên cung cấp nền tảng chuyển đổi số cho các ngân hàng công bố, khoảng 67% người Việt tham gia khảo sát cảm thấy loay hoay về quản lý tài chính. 1072
- Trong số các trường đại học tại Việt Nam, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (Hutech) là một trong những trường có số lượng sinh viên đông đảo, sinh viên là một trong những đối tượng phải đối mặt với thách thức quản lý tài chính cá nhân, đặc biệt là những thách thức như: giá thành sinh hoạt ngày càng cao, chi phí học tập tăng lên, trong khi đó sinh viên phần lớn phải vừa học tập, vừa làm thêm để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, ít có nghiên cứu nào tập trung vào thực trạng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Hutech. Vì vậy, đề tài "Thực trạng về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên khối ngành kinh tế Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)" được đưa ra nhằm mục đích phân tích thực trạng về hoạt động quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Hutech đồng thời đề xuất các giải pháp để duy trì và cải thiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài thực hiện nghiên cứu Thực trạng về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên khối ngành kinh tế Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech). Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, thu thập dữ liệu từ các nghiên cứu có liên quan, sách báo liên quan đến đề tài và thông phỏng vấn trực tiếp dạng mở. Phỏng vấn trực tiếp được thực hiện trên 25 sinh viên đang là sinh viên năm 3 và năm 4 của các ngành thuộc khối Kinh tế trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Hình thức phỏng vấn được thực hiện dưới dạng các câu hỏi mở để có thể rút ra các vấn đề định tính liên quan đến kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Thông qua đó khám phá sự nhận thức của các đối tượng phỏng vấn về các yếu tố xoay quanh chủ đề này mà nhóm nghiên cứu rút ra được sau khi thu thập dữ liệu thứ cấp và thảo luận nhóm. Khám phá được mức độ thực hiện quản lý tài chính cá nhân qua các câu hỏi về việc thực hành lập ngân sách chi tiêu, thực hành tiết kiệm, đặt mục tiêu tài chính, phòng ngừa rủi ro tài chính là nền tảng để rút ra được các kết luận về vấn đề sinh viên đã thực hiện được và chưa thực hiện được trong việc quản lý tài chính cá nhân của họ. Qua đó đưa ra được những giái pháp đề xuất để giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng quản lý tài chính của mình dựa trên các nghiên cứu về phát triển kỹ năng và cơ sở lý tuyết về tài chính cá nhân. 3. THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN HUTECH 3.1. Phân tích kết quả phỏng vấn Ở khía cạnh nhận thức về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, nhìn chung có gia tăng về tỷ lệ hơn so với các nghiên cứu trước đây. Có khoảng 65% sinh viên được phỏng vấn nói là mình có thực hiện quản lý chi tiêu cá nhân, 20% thì có thực hiện nhưng không thực hiện kiểm soát chặt chẽ, thấp hơn so với 80% số người được khảo sát không hề nhận biết về ý niệm quản lý tài chính cá nhân trong nghiên cứu của ThS. Nguyễn Tiến Thành vào năm 2016. Việc thực hiện quản lý tài chính của sinh viên thường dừng lại ở bước thực hành quan sát thu và chi, 10% là có đề cập đến bước kiểm soát để điều chỉnh, và có ngân sách cụ thể cố định cho những khoản chi tiêu thiết yếu. Hầu hết các sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn đều đồng tình với việc tiết kiệm là có ích và nên thực hiện tiết kiệm từ sớm. Các con số tỉ lệ tiết kiệm từ thu nhập của sinh viên là không cố định. Sinh viên nhìn nhận rằng có mục tiêu tài chính là quan trọng. Tuy nhiên chỉ 16% sinh viên tham gia trả lời có đề cập đến các yếu tố thời hạn và con số cụ thể khi đề cập đến khía cạnh mục tiêu tài chính, và đa 1073
- số vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm “tiết kiệm” và “mục tiêu tài chính”. Đa số những sinh viên được hỏi về khía cạnh phòng ngừa rủi ro cụ thể là sử dụng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản, cho rằng việc sở hữu các loại bảo hiểm kể trên đối với sinh viên là chưa cần thiết. Số còn lại trong nhóm vẫn còn sự nghi ngờ đối với các sản phẩm tài chính trên vì một số tác động tiêu cực do các thông tin về một đại lý kinh doanh bảo hiểm thiếu trách nhiệm và uy tín ngoài thị trường. 3.1. Các yếu tố trong quản lý tài chính cá nhân mà sinh viên Hutech có thực hiện được. Sinh viên Hutech thường có tinh thần tiết kiệm và không tiêu xài quá mức thu nhập. Họ sử dụng nhiều hình thức quản lý tài chính cá nhân như ghi chép tay hay dùng ứng dụng công nghệ, nhưng nhìn chung đa số quản lý dựa vào thói quen chứ không có sự ghi chép. Ngoài ra, một số sinh viên tìm kiếm thông tin và khóa học để cải thiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, tận dụng khuyến mãi và giảm giá để giảm thiểu chi phí. Hơn nữa, bản thân sinh viên cũng chuẩn bị tâm lý để tự cung cấp tài chính cho việc đầu tư cho giáo dục và kinh doanh của bản thân sau khi tốt nghiệp. 3.2 Các yếu tố trong quản lý tài chính cá nhân mà sinh viên Hutech chưa thực hiện được Nghiên cứu khám phá được bốn vấn đề chính mà sinh viên Hutech thực hiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân chưa hiệu quả, bao gồm : Thứ nhất là thiếu kế hoạch chi tiêu và quản lý ngân sách chi tiết, do quyết định chi tiêu dựa trên cảm tính chứ không đặt ra giới hạn chi tiêu, tiết kiệm chỉ phục vụ cho các chi tiêu khẩn cấp và chưa phân rõ các khoản mục tiết kiệm cho đầu tư giáo dục hay kinh doanh. Thứ hai là chưa lên kế hoạch dự phòng cho các khoản chi tiêu có thể dự đoán, gây thâm hụt ngân sách khi phải chi cho các sự kiện thiết yếu có thể dự phòng hay các sự kiện đột xuất. Thứ ba là chưa phân biệt rõ ràng giữa mục tiêu tài chính và tiết kiệm, nên chưa có sự chuẩn bị kiến thức và kỹ năng để đạt được mục tiêu tài chính của bản thân. Điểm thứ tư là chưa chủ động xác định các vấn đề rủi ro tài chính nên chưa có các phương án phòng vệ phù hợp. 3.3 Kết luận về thực trạng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Hutech Nhìn chung dù có một số ít hoàn toàn không biết và không thực hiện việc quản lý tài chính cá nhân nhưng đa phần sinh viên khối ngành kinh tế tại Hutech đã có nhận thức cơ bản về việc quản lý tài chính cá nhân và nhìn nhận được việc quản lý tài chính cá nhân là quan trọng, có thực hành tiết kiệm và cố gắng không chi tiêu nhiều hơn ngân sách của mình thu được. Có thể vì do tính chất của ngành học là khối ngành Kinh tế và họ đã là sinh viên năm 3 và năm 4 nên đã có kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính cá nhân. Tuy nhiên, vẫn còn một tỉ lệ vừa phải 20% sinh viên không thực hiện quản lý tài chính các nhân, và sinh viên vẫn còn gặp phải một số khó khăn và hạn chế trong việc thực hiện quản lý tài chính khiến họ rơi vào tình trạng thiếu hụt tài chính ở một số thời điểm do chưa có sự quản lý chặt chẽ về ngân sách, chưa có sự dự phòng về các khoản phải chi có khả năng cao sẽ phát sinh trong kỳ và chưa thực sự phân biệt rạch ròi giữa tiết kiệm và mục tiêu tài chính để thực hiện các mục tiêu của họ. 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 4.1. Về phía sinh viên Sinh viên nên rèn luyện thói quen lập kế hoạch chi tiêu theo bằng phương pháp lập ngân sách theo chu kỳ (Michelle Calgan, 2018) và có các giới hạn chi tiêu cho từng khoản mục nhất định trong thời gian đó. Ngoài việc quản lý chi tiêu, sinh viên có thể rèn luyện thêm việc lên kế hoạch tiết kiệm và đầu tư cho các 1074
- mục đích cụ thể. Điều này giúp hạn chế quyết định tài chính theo cảm tính và giảm tác động tâm lý từ người bán hàng, quảng cáo hay các tác nhân bên ngoài (Trương Thị Thu Hương, 2017). Xác định việc quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng cần thực hiện và cải thiện trong dài hạn, sinh viên cần tìm hiểu và tìm ra phương pháp quản lý tài chính phù hợp nhất cho bản thân để có thể quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và không bị mất động lực (Stefano I. Di Domenico, 2022). Dự phòng các khoản phải chi ít thường xuyên : Sinh viên có thể chủ động lập ra danh sách các khoản phải chi cho người thân, bạn bè, và quy định sẵn những khoản chi cho các mục này ngay từ đầu, hoặc xem đó là những khoản chi ít thường xuyên hơn so với các chi phí cho các mục thiết yếu như ăn uống hoặc di chuyển. Việc dự phòng này giúp hạn chế việc chi tiêu ngoài kế hoạch (JL Collins, 2016). Ngoài ra, cần phải hiểu rằng việc đạt các mục tiêu tài chính không phải chỉ riêng khía cạnh đạt được các mục tiêu về con số mà còn là về phát triển các phẩm chất của con người như phát triển tính kỷ luật và tư duy tích cực, điều khiển hành vi cá nhân (Barbara O’Neil, 2000). Sinh viên có thể ứng dụng mô hình S.M.A.R.T vào việc lập ra mục tiêu tài chính cá nhân của riêng mình. Sinh viên chuẩn bị các kiến thức về các loại rủi ro tài chính và kiến thức những sản phẩm tài chính phòng ngừa rủi ro vốn con người, vốn tài chính (CFA Institute) sẽ giúp sinh viên đưa ra các quyết định tài chính an toàn cho bản thân. Sinh viên có thể chủ động tìm kiếm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân đề học hỏi và nhờ họ phản hồi về hiệu quả quản lý tài chính cá nhân của bản thân để phát triển và hoàn thiện kỹ năng (Romiszowski, 2009) 4.2. Về phía Phòng Công tác sinh viên HUTECH Tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi với sinh viên nhằm giúp họ nhận biết tầm quan trọng của kỹ năng quản lý tài chính (Nguyễn Hữu Long, 2017) và cung cấp hướng dẫn chi tiết về việc khắc phục các điểm yếu trong việc quản lý tài chính cá nhân. Tổ chức các hoạt động giáo dục về tài chính (Nguyễn Huy Khánh, 2022), lớp học tự chọn và cuộc thi về quản lý tài chính cho sinh viên. Cung cấp tài nguyên như sách hướng dẫn hoặc khóa học trực tuyến để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về quản lý tài chính. Đề xuất và trao đổi với Phòng đào tạo về chương trình đào tạo của trường về việc bổ sung môn quản lý tài chính cá nhân vào nhóm ngành kỹ năng cho sinh viên. 5. KẾT LUẬN Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhìn nhận kỹ năng quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng gắn liền với đời sống thực tiễn của mỗi sinh viên, là kỹ năng nên được trang bị để làm nền tảng cho sự phát triển và hướng đến sự thịnh vượng lâu bền của mỗi cá nhân sinh viên về tương lai dài hạn. Hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân, lập ngân sách chi tiêu, kiểm soát và đánh giá cũng như phòng ngừa rủi ro để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên khối ngành kinh tế HUTECH đã có nhận thức cơ bản và thực hiện việc quản lý tài chính cá nhân ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, họ vẫn đối mặt với những khó khăn 1075
- và hạn chế trong quá trình thực hiện quản lý tài chính như : thiếu sự quản lý chặt chẽ về ngân sách, thiếu dự phòng cho các khoản chi phí dự kiến và chưa phân biệt rõ ràng giữa tiết kiệm và mục tiêu tài chính, cũng như chưa chủ động nghiên cứu hoặc sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính. Hiểu được thực trạng này giúp nghiên cứu đưa ra các đề xuất phù hợp cho từng vấn đề gây khó khăn cho SV trong quá trình quản lý tài chính cá nhân và cho sinh viên kinh tế HUTECH. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ThS. Lê Hoàng Anh, Đỗ Ngọc Duy, Ngô Gia Phong, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Hoàng Minh Quang, (2018) ‘Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên Việt Nam’, Tạp chí Khoa học Kỷ yếu hội thảo quốc gia. 2. Long Hậu, Lê Tấn Nghiêm và Nguyễn Lê Trang Anh. (2019). ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.’ 55 (Số chuyên đề : Kinh tế), pp 127-134. 3. Trương Thị Thu Hương. (2017). “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của khách hàng đà nẵng khi mua sắm tại siêu thị”. 4. ThS. Nguyễn Huy Khánh, Ths. Minh Tâm, (2022) ‘Quản Lý tài chính cá nhân cho Sinh viên: Dễ hay khó?’. Tạp chí Kinh tế - Xã hội. Minh Thiên, (2022). '50% người Việt không hoàn thành được mục tiêu tài chính cá nhân’. 5. Nguyễn Hữu Long, (2017). ‘Dạy kỹ năng mềm cho sinh viên tiếp cận dưới góc độ Học thuyết hành vi’. Tạp chí khoa học - đại học đồng nai, số 06 – 2017, pp 95 – 105. 6. Nhóm ngành: KDI thuộc trường Đại học Ngoại Thương, 2013. ‘Quản Lý tài chính cá nhân - kinh nghiệm thế giới và đề xuất giải pháp áp dụng phát triển tại Việt Nam. Nghiên cứu khoa học Sinh viên trường Đại học Ngoại thương. 7. Nguyễn Tiến Thành. (2016). ‘Cơ sở lý luận và thực tiễn về tài chính cá nhân tại Việt Nam’. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà nội (Natural Sciences and Technology). 8. Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Kim Oanh, Lê Thị Diệu Hạnh. (2017). ‘Tiếp cận tài chính cá nhân tại Việt Nam’ 9. Alfred Mill, (2018). “Personal Finance for Beginners: A Simple Guide to Take Control of Your Financial Situation. Amazon Digital Services LLC”. 10. Atkinson, A., & Messy, F. 2013. Measuring Financial Literacy: Results of the OECD / International Network on Financial Education (INFE) Pilot Study (No. 13/28). OECD Publishing. 11. Barbara O'Neill, Xiao, J; Bristow, B; Brennan, P.; & Kerbel, C. Successful Financial Goal Attainment: Perceived Resources & Obstacles. Financial Counseling and Planning, (2000). 11(1), pp 1-12. 12. Delafrooz, N., Paim, L. H., Khatibi, A., & Yasin, N. M. (2016). “Personal financial management among university students: The role of financial knowledge, financial attitude, and financial management efficacy”. Procedia Economics and Finance, 35, 489-496. 1076
- 13. Hanna, SD. Lindamood, S. (2010). ‘Rick tolerance and personal portfolio turnover’. Journal of Personal Finance. 14. JL Collins, (2016). ‘The Simple Path to Wealth: Your road map to financial independence and a rich, free life’. 15. Kiyosaki, R. (1997). Rich Dad Poor Dad. TechPress. 16. Miranda Marquid. (2023). “Financial Goals for Students: How and Why to Set Them”. Investopedia.com. 17. Romiszowski, A. J. (2009). The Development of Physical Skills through Education and Training. In Human Performance, Cognition, and Aging, pp 163-174. 18. Stefano I. Di Domenico. (2022). “Motivations for personal financial management: A Self- Determination Theory perspective”. Will Kenton, 2022. ‘What is Personal Finance, and Why is it important?’. 19. Sharma, P. R. (2010). Retirement Planning: Preparing for the Second Half of Life. Journal of Business and Management, pp 23-30. 20. Tahira K. Hira, December. (2009). ‘Personal Finance: Past, Present and Future’. 1077
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản lý tài chính trong doanh nghiệp
5 p | 1336 | 463
-
Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp - ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội
111 p | 894 | 433
-
Phân tích tài chính các hoạt động kinh doanh du lịch trong cơ chế thị trường
5 p | 546 | 224
-
Phân tích tài chính các hoạt động kinh doanh du lịch trong cơ chế thị trường
4 p | 568 | 103
-
Quản lý tài sản vô hình
5 p | 251 | 70
-
Tài chính hành vi: Giải thích một số hiện tượng bất thường trên TTCK VN
6 p | 170 | 55
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp - ThS. Nguyễn Thuý Anh
57 p | 313 | 48
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
53 p | 106 | 16
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thúy Anh
63 p | 178 | 14
-
Bài giảng Quản lý tài chính đơn vị dịch vụ công: Dịch vụ công ở Việt Nam – Thành tựu và định hướng - ThS. Trần Hải Hiệp
68 p | 102 | 9
-
Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài chính tại cục dữ trữ nhà nước khu vực Bắc Thái
7 p | 61 | 6
-
Chuyển đổi số trong quản lý tài chính của hợp tác xã - Thực trạng và giải pháp
11 p | 11 | 5
-
Bài giảng Lập kế hoạch ngân sách và quản lý tài chính: Giới thiệu môn học
11 p | 7 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần (Học phần lý thuyết hoặc lý thuyết và thực hành): Tài chính tín dụng nông thôn
8 p | 63 | 3
-
Bài giảng Quản trị tài chính: Chương 8 - ĐH Thương Mại
5 p | 35 | 3
-
Quản lý thuế đối với hoạt động kinh tế phi chính thức tại Việt Nam trong điều kiện chuyển đổi số hiện nay
6 p | 5 | 2
-
Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính bệnh viện trực thuộc các trường đại học y, dược công lập ở Việt Nam
5 p | 19 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn