intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp còn nhiều khó khăn thách thức

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

67
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp còn nhiều khó khăn thách thức nêu lên những tín hiệu ban đầu của tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, những khó khăn và thách thức trong quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp còn nhiều khó khăn thách thức

TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP<br /> Còn nhiều khó khăn, thách thức<br /> Tháng 6-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án tái<br /> cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển<br /> bền vững. Mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh<br /> của ngành nông nghiệp thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng,<br /> đáp ứng nhu cầu thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu; đồng thời, nâng cao thu<br /> nhập, cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực;...<br /> Mới đây, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ đã giám sát quá trình tổ chức<br /> thực hiện Đề án trên địa bàn thành phố. Qua giám sát cho thấy, việc triển khai<br /> thực hiện Đề án này trên địa bàn thành phố còn nhiều khó khăn, thách thức…<br /> <br /> Những tín hiệu ban đầu<br /> <br /> Trong những năm gần đây, nhất là<br /> khi có chủ trương tái cơ cấu lại ngành<br /> nông nghiệp, huyện Cờ Đỏ tập trung<br /> đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ<br /> thuật nhằm giúp nông dân giảm chi<br /> phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản<br /> phẩm. Ông Nguyễn Thực Hiện, Phó<br /> Chủ tịch UBND huyện Cờ Đỏ, cho<br /> biết: “Qua tái cơ cấu, chúng tôi xác<br /> định cây lúa là sản phẩm nông<br /> nghiệp chủ lực của huyện để tập<br /> trung chỉ đạo, vận động nhân dân<br /> Các đại biểu tham quan mô hình nuôi lươn thực hiện. Đến năm 2014, toàn huyện<br /> của anh Phạm Ngọc Thạch, ở ấp Thạnh có 66.159 ha đất trồng lúa; trong đó,<br /> Phước, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ. có 30.867 ha được sản xuất theo mô<br /> hình cánh đồng lớn”. Nhờ tăng<br /> cường chuyển giao khoa học kỹ thuật, vận động nhân dân sử dụng giống lúa chất<br /> lượng cao,… nên doanh thu bình quân của 1 ha lúa đạt 113,3 triệu đồng, lợi nhuận<br /> bình quân 51,6 triệu đồng/ha. Những hộ dân sản xuất trong mô hình cánh đồng lớn<br /> được đầu tư vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, được bao tiêu một phần sản<br /> phẩm,… nên lợi nhuận cao hơn với nông dân sản xuất ngoài mô hình khoảng 3,91<br /> triệu đồng/ha”.<br /> <br /> 1<br /> Để góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, huyện Cờ Đỏ cũng vận động nhân<br /> dân sản xuất được 4.082 ha màu và 5843 ha thủy sản với nhiều mô hình sản xuất cho<br /> thu nhập cao… Anh Võ Duy Đúng, ở ấp Thạnh Phước, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ,<br /> cho biết cách đây gần chục năm, anh có gia đình riêng, được cha mẹ cho 4 công<br /> ruộng. Do ít đất sản xuất nên cuộc sống gia đình anh khá chật vật. Cách đây 4 năm,<br /> sau khi học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi, anh về đầu tư ao nuôi ếch thịt. 2 năm gần<br /> đây, anh quyết định thuê thêm đất để kết hợp nuôi ếch thịt với nuôi ếch giống để<br /> cung cấp cho thị trường. Hằng năm, sau khi trừ chi phí anh còn lời trên 50 triệu đồng.<br /> Tương tự, do ít đất, trồng lúa chỉ đủ ăn, anh Phạm Ngọc Thạch vay vốn ngân hàng<br /> để đầu tư 8 hồ để nuôi lươn thịt và lươn giống. Hằng năm, trên phần đất chưa đầy<br /> 200m2, anh có thu nhập tăng thêm trên 30 triệu đồng. Theo ông Phạm Văn Tèo,<br /> Trưởng ấp Thạch Phước, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, những năm<br /> gần đây, bên cạnh trồng lúa nhiều nông dân mạnh dạn chuyển sang xây dựng các mô<br /> hình chăn nuôi có hiệu quả cao. Hiện nay, trong ấp có 12 hộ nuôi ếch, 10 hộ nuôi<br /> lươn. Theo anh Tèo, nuôi ếch và nuôi lươn không cần diện tích đất nhiều, chỉ cần<br /> am tường kỹ thuật, siêng năng chăm sóc. Nhờ nuôi ếch, muôi lươn mà đời sống<br /> nhiều hộ dân trong ấp đã từng bước nâng lên.<br /> <br /> Qua giám sát, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố đánh giá cao<br /> những đóng góp của ngành nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo<br /> an sinh xã hội của thành phố. Các đại biểu ghi nhận bước đầu thành phố đã xây dựng<br /> và hình thành được chuỗi nông sản chủ lực. Trong đó, chuỗi liên kết lúa chất lượng<br /> cao với cánh đồng lớn được xây dựng có sự hợp tác, liên kết và tham gia của các<br /> thành phần kinh tế từ sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đến vụ đông<br /> xuân 2014-2015, toàn thành phố có 17.630 ha diện tích, với 12.545 nông hộ tham<br /> gia cánh đồng lớn. Bên cạnh đó, để gia tăng giá trị và thu nhập cho nông dân, năm<br /> 2014 thành phố đã hỗ trợ, khuyến khích nông dân chuyển đổi 5.840 ha đất lúa kém<br /> hiệu quả sang trồng màu, với lợi nhuận tăng 25-40 triệu đồng/ha/vụ. Đồng thời, phát<br /> triển vùng cây ăn trái đặc sản (như vú sữa, xoái cát Hòa Lộc,…) gắn với du lịch sinh<br /> thái; phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị với các mô hình trồng hoa kiểng,<br /> trồng nấm trong nhà,… Thành phố cũng có nhiều nỗ lực trong nghiên cứu, ứng dụng,<br /> chuyển giao khoa học công nghệ trong chăn nuôi, trồng trọt; tạo điều kiện thuận lợi<br /> để phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, nông thôn; xây dựng hạ<br /> tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp;…<br /> <br /> Những khó khăn thách thức<br /> <br /> Qua giám sát, các đại biểu cũng cho rằng mặc dù số lượng, chất lượng nông sản hàng<br /> hóa ngày càng nâng lên nhưng đời sống của nhân dân còn khó khăn. Quy mô kinh<br /> <br /> 2<br /> tế nông nghiệp của thành phố còn nhỏ lẻ, kinh tế trang trại còn ít, chất lượng kinh tế<br /> hợp tác chưa cao, thu hút đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân vào nông nghiệp, nông<br /> thôn chưa nhiều; thị trường đầu ra của nông sản hàng hóa còn khó khăn… Ông<br /> Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND huyện Cờ Đỏ cho biết việc tái cơ cấu ngành<br /> nông nghiệp còn nhiều khó khăn, trong đó có việc triển khai các mô hình, dự án phát<br /> triển nông nghiệp còn chưa đồng bộ, chưa mang lại kết quả lâu dài. Do thiếu kinh<br /> phí đầu tư, các địa điểm thực hiện cánh đồng lớn chưa có hệ thống bơm điện, chưa<br /> ứng dụng được công nghệ san phẳng ruộng bằng tia laser;… Đáng quan tâm là hệ<br /> thống lò sấy, kho chứa lúa trên địa bàn huyện chưa đáp ứng yêu cầu nên nông dân<br /> thường phải bán gấp lúa, giá không cao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất… Còn<br /> ông Nguyễn Thanh Danh, Chủ tịch UBND huyện Thới Lai cho biết: “Sản xuất nông<br /> nghiệp và đời sống nông dân có nhiều thay đổi, từng bước phát triển đúng định<br /> hướng đề ra”. Tuy nhiên, theo ông Danh, hiện nay, sản xuất nông nghiệp luôn “được<br /> mùa mất giá”, do không có thị trường tiêu thụ bền vững. Mặc khác, do thành phố<br /> chưa quy hoạch vùng sản xuất cho từng địa phương nên nông dân còn sản xuất theo<br /> phong trào. Ở nhiều địa phương, nông dân thấy cây gì, con gì có hiệu quả trước mắt<br /> thì ồ ạt nuôi, trồng. Sau đó, do cung vượt cầu, giá cả bấp bênh. Công nghiệp chế biến<br /> nông sản chưa phát triển mạnh cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nông<br /> dân sản xuất “được mùa, mất giá”.<br /> <br /> Xuất phát từ thực tiễn địa phương, ông Nguyễn Thanh Danh đề nghị ngành nông<br /> nghiệp cần thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp cho từng địa phương cụ<br /> thể hơn, phù hợp với thổ nhưỡng, tiềm năng của địa phương. Đồng thời, tập trung<br /> sản xuất cây con giống chất lượng cao, tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ<br /> thuật cho bà con nông dân; thực hiện tốt hơn liên kết “4 nhà” trong sản xuất. Đồng<br /> thời, có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến<br /> phù hợp với quy hoạch sản xuất nông nghiệp… Đồng tình với quan điểm này, ông<br /> Lê Bá Phước, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố cho rằng nền sản xuất nông nghiệp<br /> của thành phố còn nhỏ lẻ, chưa định hình được vùng sản xuất nguyên liệu nên chưa<br /> thể gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Ông đề nghị UBND thành phố cần<br /> sớm quy hoạch, định hình các vùng sản xuất chuyên canh. Đồng thời, đẩy mạnh liên<br /> kết giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân trong chuyển giao khoa<br /> học kỹ thuật, hỗ trợ cây con giống, vốn, thu mua sản phẩm…<br /> <br /> Nhiều đại biểu cũng đề nghị thành phố cần xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển<br /> nông nghiệp đô thị và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để gia tăng hàm lượng<br /> công nghệ và giá trị sản xuất trên cùng diện tích… Riêng Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn<br /> Thanh Phương, đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, gợi<br /> ý: “Theo định hướng phát triển, đến năm 2020 TP Cần Thơ phấn đấu cơ bản trở<br /> thành thành phố công nghiệp. Do vậy, cơ cấu nông nghiệp của Cần Thơ phải khác<br /> <br /> 3<br /> với các tỉnh trong khu vực. Theo tôi, trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố<br /> cũng cần chọn lĩnh vực, ngành ưu tiên để tạo bước đột phá nhằm để lôi kéo các<br /> ngành khác cùng phát triển. Nếu làm tràn lan sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn, nguồn<br /> lực thì hiệu quả của việc tái cơ cấu không cao…”.<br /> <br /> Trước những băn khoăn của các đại biểu, ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND<br /> thành phố cho biết: “Song song với thực hiện các chương trình, đề án phát triển<br /> ngành nông nghiệp, UBND thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp xây dựng Đề<br /> án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của thành phố. Đề án đang trong giai đoạn hoàn<br /> chỉnh, chuẩn bị trình phê duyệt, ban hành, tổ chức thực hiện trong thời gian sớm<br /> nhất… Trong đề án, có đề ra mục tiêu, chỉ tiêu phát triển và có giải pháp thực hiện<br /> đồng bộ cho từng giai đoạn để phát triển ngành nông nghiệp thành phố theo hướng<br /> nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và đảm bảo môi trường”. Bên cạnh nỗ<br /> lực của thành phố, UBND thành phố cũng đề nghị trung ương tiếp tục có những<br /> chính sách ưu tiên đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ tiêu thụ sản<br /> phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu. Hoàn thiện chính sách khuyến khích nông nghiệp chất<br /> lượng cao, khuyến khích liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; phát huy hiệu<br /> quả của công nghiệp phụ trợ đối với sản xuất nông nghiệp, giúp giảm giá thành, nâng<br /> cao sức cạnh tranh, tăng giá trị nông sản. Đồng thời, nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu<br /> sản xuất nông nghiệp phù hợp với vùng, miền, phù hợp với điều kiện mỗi địa<br /> phương; quy hoạch vùng chuyên canh đáp ứng nhu cầu thị trường, tránh tình trạng<br /> cung vượt cầu làm mất giá nông sản;…<br /> <br /> Bài, ảnh: QUỐC TRƯỞNG<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 4<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2