intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: CUỒNG

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

44
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuồng là loại bệnh do ngũ chí quá mức hoặc do tiên thiên di truyền, làm cho đờm hỏa ủng thịnh, bế tắc tâm khiếu, thần cơ bị hỗn loạn dẫn đến tinh thần thác loạn, cuồng táo không yên, dễ tức giận thậm chí có thể giết người. Thanh niên và tráng niên bị bệnh nhiều hơn. Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn 74) viết: “Các chứng táo cuồng dại đều thuộc về hỏa”. Thiên ‘Bệnh Năng Luận’ (Tố Vấn 46) viết: “Có người bị bệnh cuồng nộ, do đâu mà có? Kỳ Bá đáp: Do...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: CUỒNG

  1. CUỒNG Cuồng là loại bệnh do ngũ chí quá mức hoặc do tiên thiên di truyền, làm cho đờm hỏa ủng thịnh, bế tắc tâm khiếu, thần cơ bị hỗn loạn dẫn đến tinh thần thác loạn, cuồng táo không yên, dễ tức giận thậm chí có thể giết người. Thanh niên và tráng niên bị bệnh nhiều hơn. Thiên ‘Chí Chân Yếu Đại Luận’ (Tố Vấn 74) viết: “Các chứng táo cuồng dại đều thuộc về hỏa”. Thiên ‘Bệnh Năng Luận’ (Tố Vấn 46) viết: “Có người bị bệnh cuồng nộ, do đâu mà có? Kỳ Bá đáp: Do dương khí sinh ra. Hoàng Đế hỏi: Làm sao dương có thể làm cho người ta bị cuồng? Kỳ Bá đáp: Dương khí vì đè nén, không phát lên được, thành ra chứng cuồng nóä. Bệnh đó gọi là Dương quyết…”. Thiên ‘Dương Minh Mạch Giải’ (Tố Vấn 30) viết: “Có chứng bệnh nặng, cởi bỏ áo mà chạy, trèo lên nơi cao mà hát, hoặc có khi không ăn tới vài ngày, lại trèo qua tường, leo lên nóùc nhà. Những nơi leo trèo đó, đều không phải những nơi mà lúc không bệnh có thể trèo lên được”. Thiên ‘Điên Cuồng’ (Linh Khu 22) viết: “Khi bệnh cuồng bắt đầu sinh ra, trước hết bệnh nhân thấy buồn, thường hay quên, giận dữ, lo sợ, tất cả đều do lo lắng và đói… Bệnh cuồng bắt đầu phát ra thì bệnh nhân ít nằm, không đói, tự cho mình là người hiền ở trên cao, tự coi mình là người trí, tự cho mình là tôn quý, thường hay mạ lỵ người khác ngày đêm không nghỉ… Bệnh mà cuồng ngôn, kinh sợ, hay cười, thích ca hát, thường hay đi lang thang, đó là do quá khủng khiếp, quá sợ…”. Tương ứng chứng tâm thần thể hưng phấn. Nguyên Nhân + Do Âm Dương Không Điều Hòa: Do âm dương mất chức năng bình hoành, không tương giao lẫn nhau, âm hư đi xuống còn dương thịnh bốc lên, tâm thần bị xáo trộn, thần minh nghịch loạn gây nên. . Tình Chí Uất Ức: Thường hay giận dữ, sợ hãi làm tổn thương Can Thận hoặc thích giận dữ làm cho Tâm dương bị hao tổn, âm dịch của Can Thận bị bất túc mộc (Can) không được nhu nhuận. Hoặc Tâm âm bất túc, Tâm hỏa bùng lên. Hoặc ước muốn mà không được thỏa mãn, suy nghĩ quá sức làm tổn thương tâm thần, tâm thần không được nuôi dưỡng, thần không làm chủ được. Hoặc âm của Tỳ Vị bị tổn
  2. thương, nhiệt ở Vị nhiều quá khiến cho hỏa của Can và Tâm bốc lên khiến cho thần minh bị nghịch loạn gây nên điên cuồng. + Do Đờm Trọc Đưa Lên Trên che lấp thanh khiếu, che lấp tâm thần khiến cho thần chí nghịch loạn gây nên điên cuồng. + Do Di Truyền: Tức là nhiễm độc từ trong thai như quá kinh sợ làm cho thai khí bị ảnh hưởng, mất chức năng thăng giáng, âm dương mất quân bình khiến cho tiên thiên không đủ, não và thần bị hư tổn, sau khi sinh ra, khí cơ bị nghịch loạn, thần cơ hỗn loạn gây nên bệnh. Triệu Chứng Trên lâm sàng thường gặp: + Đờm Hỏa Nhiễu Tâm: Bệnh phát nhanh, hai mắt dữ tợn, giận dữ, mặt đỏ, mắt đỏ, lúc cười, lúc hát, nói sàm, có khi cởi quần áo ra, đánh đập người khác, đập phá, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy, mạch Hoạt Sác. Điều trị: . Tả Can, chấn Tâm, tả hỏa, thông đờm. Dùng bài Giản Chứng Chấn Tâm Thang: Ngưu bàng tử, Viễn chí, Linh dương giác, Mạch môn đều 12g, Chân châu mẫu 40g, Hoàng liên 10g, Xương bồ, Toan táo nhân đều 8g, Cam thảo, Đởm tinh, Phục thần đều 6g. Sắc, hòa với 4g bột Thần sa, uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). . Thanh tiết Can hỏa, địch đờm, tỉnh thần. Dùng bài Thôi Thị Sinh Thiết Lạc Ẩm. (Sinh thiết lạc bình Can trọng trấn, giáng nghịch, tiết hỏa; Câu đằng vị ngọt, hơi hàn, không độc trừ nhiệt ở Tâm, bình Can phong, tiết hỏa; Đởm tinh, Bối mẫu, Quất hồng địch đờm, hóa trọc; Xương bồ, Viễn chí, Phục thần, Thần sa tuyên khiếu, ninh Tâm, phục thần; Thiên môn, Mạch môn, Huyền sâm, Liên kiều dưỡng âm thanh nhiệt, hóa ứ, giải độc). Nếu đờm hỏa nhiều mà rêu lưỡi vàng bệu có thể dùng Mông Thạch Cổn Đờm Hoàn để trục đờm, tả hỏa. Hoặc dùng An Cung Ngưu Hoàng Hoàn để thanh Tâm, khai khiếu. Nếu thần trí còn tỉnh, dùng Ôn Đởm Thang hợp với Chu Sa An Thần Hoàn làm chính (Trung Y Nội Khoa Học).
  3. + Hỏa Thương Âm: Sau cơn kịch phát, chứng cuồng lâu ngày cơn có dịu hơn, người bệnh mỏi mệt nhưng còn nói nhiều, gầy ốm, mặt đỏ, miệng khô, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch Tế Sác. Điều trị: Tư âm, giáng hỏa, an thần, định chí . Dùng Cam Mạch Đại Táo Thang: Tiểu mạch, Mạch môn, Đại táo đều 12g, Sơn thù, Bạch thược, Bán hạ (chế), Cam thảo đều 8g, Trúc lịch 12ml. Sắc xong hòa với Trúc lịch uống (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). . Dùng Nhị Âm Tiễn hợp Định Chí Hoàn gia giảm (Sinh địa, Mạch môn, Huyền sâm để dưỡng âm, thanh nhiệt, hóa ứ; Hoàng liên, Mộc thông, Trúc diệp, Đăng tâm tả Tâm hỏa, thanh Tâm, an thần; Phục thần, Toan táo nhân, Cam thảo dưỡng Tâm, an thần, định chí. Dùng chung với Định Chí Hoàn có tác dụng ích khí, an thần, hóa đờm (Trung Y Nội Khoa Học). + Đờm Kết Huyết Ngưng: Bị cuồng lâu ngày không khỏi, da mặt tối như tro, nói nhiều, giận dữ, ca hát, trèo lên cao, vong tưởng, vong thính, đầu đau, kinh sợ, lưỡi đỏ tối, có nốt ứ huyết, có ít rêu hoặc rêu lưỡi khô, hơi vàng, mạch Huyền Tế hoặc Tế Sáp. Điều trị: Cổn đờm, hóa ứ. Dùng bài Điên Cuồng Mộng Tỉnh Thang. (Trong bài dùng Đào nhân để lấy vị đắng để hoạt huyết, vị ngọt, hoãn để ích Can sinh huyết, trục ứ, nhuận táo, làm quân; Xích thược tán tà, hành huyết trệ, phá ứ huyết; Sài hồ bình tướng hỏa ở Can, Đởm, Tam tiêu và Tâm bào, thăng thanh dương, tán kết khí, tuyên thư khí huyết; Đại phúc bì hạ khí, khoan trung; Trần bì đạo đờm, tiêu trệ, lợi thủy, giải uất, trừ phiền; Thanh bì sơ Can Đởm, tả Phế khí, phá kiên tích, tán trệ khí tích kết; Tô tử hành khí, khoan trung, khai Vị, ích Tỳ; Tang bì giáng khí, tán huyết, tả Phế hỏa, khứ thủy khí, lợi thủy đạo; Bán hạ tiêu trừ hàn đờm ứ kết, bản chất của nó hoạt có thể thắng táo, vừa tẩu vừa tán, hòa Vị, kiện Tỳ, trừ thấp, hóa đờm, là thuốc chủ yếu để hạ nghịch khí, thấp đờm, làm thần; Cam thảo dùng sống để tả Tâm hỏa, hoãn cấp, điều hòa các vị thuốc, làm thông 12 đường kinh, giải độc, làm tá; Mộc thông giáng Tâm hỏa, thanh Phế nhiệt, thông lợi cửu khiếu, huyết mạch, quan tiết, trừ phiền nhiệt, làm sứ (Trung Y Nội Khoa Học). + Huyết Ứ Trở Khiếu: Ngủ ít, kinh sợ, hoang tưởng, vong nhĩ, vong ngôn, sắc mặt u tối, lưỡi xanh tím hoặc có nốt ban, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Tiểu, Huyền hoặc Tế Sáp. Điều trị: Sơ ứ thông khiếu. Dùng bài Định Cuồng Trục Ứ Thang.
  4. (Trong bài dùng Đan sâm, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, Hổ phách (tán nhuyễn), Đại hoàng để hóa ứ, thông lạc; Thạch xương bồ, Uất kim khai thông cơ khiếu; Sài hồ, Uất kim, Hương phụ sơ Can, giải uất (Trung Y Nội Khoa Học). + Tâm Thận Thất Điều: Bị cuồng lâu ngày, lúc phát lúc không, lúc nhẹ lúc nặng, nói xàm, khó ngủ, ngủ không yên, phiền nhiệt, miệng khô, táo bón, đầu lưỡi đỏ, không rêu hoặc có vết nứt, mạch Tế Sác. Điều trị: Dục âm, tiềm dương, giao thông Tâm Thận. Dùng bài Hoàng Liên A Giao Thang hợp với Hổ Phách Dưỡng Tâm Đơn`. (Trong bài dùng Hoàng liên, Ngưu hoàng, Hoàng cầm thanh Tâm tả hỏa; Sinh địa, A giao, Quy thân, Bạch thược (sống) tư âm, dưỡng huyết, theo cách tả Nambôr Bắc; Nhân sâm, Phục thần, Toan táo nhân, Bá tử nhân, Viễnchis, Thạch xương bồ giao thông Tâm Thận, an thần, định chí; Long xỉ (sống), Hổ phách, Chu sa trấn Tâm, an thần (Trung Y Nội Khoa Học). Tâm hỏa vượng quá thêm Chu Sa An Thần Hoàn. Ngủ không yên thêm Khổng Thánh Chẩm Trung Đơn (Trung Y Nội Khoa Học). Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm + Bình Cuồng Thang ((Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Kim mông thạch 25g, Uất kim 15g, Tam lăng, Nga truật đều 10g, Mộ hương 5g, Hắc sửu, Bạch sửu, Đào nhân đều 15g, Chỉ xác 10g, Đại hoàng (sống) 15g, Can khương 5g, Mang tiêu 30g (chia ra cho vào thuốc sắc uống). Sắc uống. TD: Bình Can, giải uất, tả nhiệt hóa đờm, lý khí, tán kết. Trị tinh thần phân liệt (Can uất khí trệ, đờm hỏa kháng Tâm). + Cuồng Tỉnh Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Sài hồ 12g, Đại hoàng, Chỉ thực đều 9g, Đơn bì, Đào nhân đều 12g, Xích thược, Bán hạ, Trúc nhự đều 9g, Sinh khương 12g, Chi tử, Uất kim, Trần bì đều 9g. Sắc uống. TD: Thông tạng, tả nhiệt, hành ứ, tán kết. Trị tinh thần phân liệt (Khí hỏa giao uất, nhiệt và hỏa kết, phủ khí không thông, ứ nhiệt nung đốt bên trên). Đã trị 1 ca, uống 1 thang là khỏi. + Tả Can Định Cuồng Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hoàng liên, Hoàng bá đều 9g, Hoàng cầm, Hoàng liên, Lô hội, Thanh đại (bọc vào,
  5. nấu trước), Sơn chi (sống) đều 10g, Đương quy 15g, Long đởm thảo 10g, Mộc hương 6g, Long não băng phiến 0,5g, Chu sa (nghiền nát hòa thuốc sắc uống). TD: Thanh Can, tả hỏa. Trị cuồng (Tinh thần phân liệt). + Tứ Vị Đạt Doanh Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1982, 9): Tam lăng, Nga truật đều 60g, Đại hoàng, Xích thược đều 30g. Sắc uống. TD: Điều khí, phá ứ, lương huyết, tả nhiệt. Trị bệnh tâm thần có chu kỳ(Chu kỳ tính tinh thần bệnh). Đã trị 44 ca, khỏi 40. Đạt tỉ lệ 90%. + Phân Kỳ Bình Cuồng Thang (Tân Trung Y 1985, 6): 1. Thanh mông thạch, Hải phù thạch, Hoàng bá (tẩm muối), Hoàng cầm, Đại giải thạch, Cúc hoa, Nhị sửu đều 12g, Trúc nhự, Chi tử (sống), Thiên hoa phấn, Mạch môn, Tri mẫu đều 9g, Đại hoàng (cho vào sau), Mang tiêu (cho vào nước thuốc sắc uống) đều 15g. 2. Chi tử, Long đởm thảo, Huyền sâm, Sài hồ, Uất kim, Bạch thược, Địa long, Cúc hoa, Mạch môn, Tri mẫu, Nữ trinh tử, Nhị sửu, Đại hoàng(cho vào sau), Mang tiêu (trộn chung với nước thuốc sắc uống) đều 12g, Sinh địa, Đại giả thạch đều 15g. 3. Sài hồ, Mộc hương, Xích thược, Hồng hoa đều 9g, Phục thần, Uất kim, Đương quy, Sinh địa, Xuyên khung, Đào nhân, Đan sâm, Hợp hoan bì,Viễn chí, Bá tử nhân, Nữ trinh tử đều 12g, Long xỉ 15g. Sắc uống. TD: . Bài 1: Thanh nhiệt, địch đờm, tả hỏa, thông tiện. Trị cuồng (đờm hỏa thực thịnh). . Bài 2: Thanh Can, tả hỏa, tả nhiệt thông tiện. Trị cuồng Hỏa thịnh dương kháng. . Bài 3: Thư Can, lý khí, hoạt huyết, khứ ứ. Trị cuồng (Khí trệ huyết ứ). Đã trị 2540 ca. Trong đó loại đờm hỏa thực thịnh là 1781 ca, trị khỏi 1689, có tiến bộ 74, không kết quả 18. loại hỏa thịnh dương kháng có 482 ca, trị khỏi 433, có tiến bộ 26, không kết quả 23. loại khí trệ huyết ngưng có 277 ca, trị khỏi 162, có tiến bộ 72, không kết quả 43, đạt tỉ lệ 96,69%.
  6. + Dưỡng Doanh Tỉnh Thần Thang (Liêu Ninh Trung Y Tạp Chí 1987, 8): Hoàng kỳ (nướng), Đảng sâm, Táo nhân (sao), Đan sâm 15g, Hắc phụ phiế n 9~12g, Bạch truật (sao), Cửu tiết xương bồ đều 9g, Viễn chí 4,5g, Ngũ vị tử 3~4,5g, Can khương 3g. Sắc uống. TD: Ôn Thận kiện Tỳ, thông khiếu, tỉnh thần. Trị điên cuồng. Uống khoảng 10 thang là có kết quả dần. + Điên Cuồng Phương (Danh Y Trị Nghiệm Lương Phương): Đại hoàng (sống), Cát hồng đều12g, Hậu phác, Sơn chi, Hoàng cầm đều 10g, Sài hồ 9g, Sinh địa 30g, Trúc nhự 15g, Long đởm thảo 10g, Phục linh 20g, Thạch cao (sống) 40g, Từ thạch 60g, Xa tiền tử 15g, Mạch môn 30g. Sắc uống. TD: Tả Can hỏa, thanh dương minh, thông nhị tiện, trấn an thần. Trị cuồng. Châm Cứu + Bình Can, thanh hỏa, thanh Tâm, cổn đờm. Châm Lao cung, Nhân trung, Thượng quản, Đại chung. (Thượng quản thuộc Nhâm mạch, Nhân trung thuộc Đốc mạch, hai huyệt này giao hội với kinh túc Dương minh, tả hai huyệt này có tác dụng hòa Vị, giáng trọc, thanh hỏa, hóa đờm, điều hòa âm dương, tỉnh não, định chí; Lao cung thanh Tâm bào, tả Tâm hỏa; Đại chung có tác dụng tư Thận thủy, giáng hỏa). Nhiệt nhiều có thể thêm Đại chùy, Bá hội; Cuồng nộ nhiều thê m Thái xung, Chi câu (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học). + Châm Giảm Thống Điểm: Bệnh nhân ngồi hoặc nằm, thầy thuốc dùng gạc vạch môi dưới người bệnh ra, để lộ màng dính môi dưới, tay phải cầm kim, châm vào chỗ màng lợi dính với môi, châm xiên góc 30o, châm nhanh vào, bổ tả tùy trạng thái bệnh (Trung Hoa Châm Cứu Bí Thuật Trị Liệu). Nhĩ Châm Dùng huyệt Tâm, Bì chất hạ, Thận, Chẩm, Não, Trán, Thần môn. Mỗi lần chọn 3~4 huyệt. Điên châm kích thích nhẹ. Cuồng châm kích thích mạnh. Tham Khảo
  7. + Châm trị 500 ca tinh thần phân liệt, trong đó có: . 181 ca táo cuồng. Lấy huyệt ở mạch Đốc làm chính. Thường chọn Đại chùy, Cường gian, Nhân trung, Cưu vĩ làm chính. Phối hợp với Hậu khê xuyên Lao cung, Gian sử xuyên Chi câu, Thái xung xuyên Dũng tuyền. . 140 ca uất ức. Chọn huyệt ở mạch Nhâm làm chính. Thí dụ như đờm mê tâm khiếu thường dùng Cự khuyết, Chiên trung, Thần đình, Đại lăng, Phong long, Lao cung, Dũng tuyền. Can khí uất kết thường dùng Trung quản, Bá hội, Gian sử xuyên Chi câu, Thái xung xuyên Dũng tuyền hoặc Hợp cốc xuyên Lao cung. Thường dùng châm bổ. . 179 ca hoang tưởng: Thường dùng huyệt Trung quản, Chiên trung, Thần đình, Tam âm giao, Thần môn, Công tôn, Nội quan. Dùng châm bổ. Mỗi ngày châm một lần, 20 ngày là một liệu trình, nghỉ một tuần lại tiếp tục. Nếu bệnh chuyển biến tốt, cách ngày châm một lần. Kết quả: Khỏi hoàn toàn: 275 (55%), Kết quả ít 84 (16,8%), Chuyển biến tốt 83 (16,6%), Không kết quả 58 (11,6%). Đạt tỉ lệ chung 88,4% (Châm Thích Trị Liệu Tinh Thần Phân Liệt 500 Liệt Liệu Hiệu Phân Tích – Trung Quốc Châm Cứu 1985, 5 (4): 2). + Châm Trị 105 ca Cuồng. Huyệt chính: Bá hội, Thần môn (2 bên), Thái xung (2 bên). Phối hợp với Chiên trung, Kỳ môn (2 bên). Châm tả, vê kim 3 lần. Có thê vê đến 500~100 lần. Mỗi ngày châm một lần, 20 lần là một liệu trình. Trong thời gian nghỉ, không dùng thuốc nào khác. Kết quả: sau khi uống 1~6 liệu trình, khỏi hoàn toàn 95, hiệu quả ít 7, chuyển biến tốt 3 (Châm Thích Trị Liệu Cuồng Chứng 105 Liệt Đích Thể Hội – Trung Y Dược Học Báo 1987 (2): 36). Bệnh Án Tâm Thần Phân Liệt (Trích trong ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’) Thành, nam, 28 tuổi, lái xe, nhập điều trị ngoại trú ngày 5/10/1974. Cách đây hơn một năm bệnh nhân bị rối loạn tinh thần do hoảng hốt và sợ hãi. Bên cạnh những triệu chứng điển hình xuất hiện trong bệnh tâm thần phân liệt, khám lâm sàng thấy thể trạng mập và yếu, rêu lười trắng, dày và nhờn, mạch Trầm, Hoạt, Huyền.
  8. Chẩn đoán là tâm thần phân liệt. Lần đầu châm An miên 2, Nội quan và Hậu khê và xoa cùng lúc. Ngày một lần. 7 ngày là một liệu trình. Sau khi điều trị, tình trạng bệnh nhân khỏe hơn nhiều. Lần thứ hai châm Bách hội, Khích môn, Khúc trì, Cưu vĩ, ngày một lần, 7 ngày là một liệu trình. Thủ pháp cũng giống như trên và liệu pháp lễ và véo được thực hiện mỗi ba ngày một lần. Sau liệu trình thứ hai, bệnh nhân có thể tự lo sống. Trong liệu trình thứ ba, hai huyệt ở mỗi bên của đốt sống cổ được châm bằng kim hướng về phía hàm dưới, sâu một thốn và nhóm huyệt hỗ trợ đầu tiên được châm cách ngày một lần với thủ pháp vê, trong đợt này châm 11 lần. Sau ba đợt điều trị như trên bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và không thấy tái lại trong 4 năm. Bệnh Án Rối Loạn Tâm Thần (Trích trong ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’) Bệnh nhân Lưu nữ, 31 tuổi, nông dân, nhập điều tri ngoại trú ngày 18/10/1976. Khởi phát loạn tâm thần cách đây một tháng do kích xúc tinh thần. Chẩn đoán là loạn tâm thần phản ứng. Châm Phong trì bên trái hướng qua Phong trì bên phải, Huyệt ở vị trí 1 thốn trên đường nách trước hướng ra đường nách sau, Khúc trì hướng vào Thiếu hải, Hợp cốc hướng ra Hậu khê, Gấp khớp góc 90o huyệt mặt trong đùi hướng ra mặt ngoài đùi, Dương lăng tuyền hướng vào Âm lăng tuyền Côn lôn hướng vào Thái khê. Sử dụng thủ pháp nâng, đẩy và vê một thời gian ngắn. Phối hợp uống Bạch phàn 30 - 90g, đường trắng 30 - 90g, nước 300 ml, uống thuốc vào buổi sáng sớm. Chỉ sau một phút uống thuốc bắt đầu nôn thải ra khoảng 300ml đờm nhầy trắng, sau đó còn nôn mỗi 1 - 2 giờ, nôn tất cả 4 lần. Lúc đó, châm theo thủ pháp nâng đẩy và vê kim.
  9. Vào ngày hôm sau, tình trạng bệnh trở nên tốt hơn nhiều, bệnh nhân đã có thể ngủ nhiều giờ suốt bữa tối, có ý thức, có cảm giác hoảng sợ và hồi hộp. Điều trị sáu lần nữa như trên, bệnh khỏi hoàn toàn. Tóm kết: Hai chứng Điên và Cuồng, một chứng thuộc Đờm Khí, một chứng thuộc Đờm Hỏa, lại phân ra âm dương, hư thực, có thể bị riêng cũng có thể chuyển hóa lẫn nhau, vì vậy, trên lâm sàng cần lưu ý cho phù hợp với bệnh chứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0