intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÀI LIỆU BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

112
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm màng não mủ là hiện tượng viêm của màng não, chứng minh bằng ự hiện diện của một số lớn bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch não tuỷ. Phản ứng viêm này có thể xảy ra từ não bộ đến tuỷ sống, ảnh hưởng cả màng nhện lẫm màng nuôi. Các dấu hiệu của màng não thường khởi phát cấp tính từ vài giờ đến vài ngày. Đây là hậu quả của một sự xâm lấn của các loại vi trùng sinh mủ vào màng não, từ đó có thể đưa đến những biến chứng thần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÀI LIỆU BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ

  1. VIÊM MÀNG NÃO MỦ I. Đại cương Viêm màng não mủ là hiện tượng viêm của màng não, chứng minh bằng ự hiện diện của một số lớn bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch n ão tuỷ. Phản ứng viêm này có thể xảy ra từ não bộ đến tuỷ sống, ảnh hưởng cả màng nhện lẫm màng nuôi. Các dấu hiệu của màng não thường khởi phát cấp tính từ vài giờ đến vài ngày. Đây là hậu quả của một sự xâm lấn của các loại vi trùng sinh mủ vào màng não, từ đó có thể đưa đến những biến chứng thần kinh mãn tính hay gây tử vong cho bệnh nhân, nhất là ở trẻ em. Do đó, bệnh cần được chẩn đoán sớm, xử trí kịp thời và tích cực để hạn chế tử vong và các biến chứng hay dư chứng. Tuy nhiên, nhiều thống kê cho thấy tỉ lệ tử vong chưa giảm thấp vì các triệu chứng sớm của viêm màng não mủ rất tế nhị và không đặc hiệu, có thể làm bỏ sót chẩn đoán lúc đầu. Hơn nữa, có khoảng 10% các trường hợp viêm màng não mủ không tìm ra tác nhân gây bệnh, gây khó khăn cho việc lựa chọn kháng sinh thích hợp. II. Tác nhân gây bệnh Có rất nhiều loại vi trùng có thể gây nên viêm màng não. Được thường xuyên ghi nhận là Streptoccus pneumonia, Haemophilus influenzae, Neisseria meningitidis , cả 3 loại này
  2. chiếm một tỷ lệ là 80% các trường hợp. Ngoài ra còn do Escherichia coli và các loại gram âm khác, Listeria monocytogenes, Group B Streptococci, Staphylococcus aureus, Salmonella spp. Tuy nhiên, xuất độ mắc phải từng loại vi trung tuỳ thuộc vào lứa tuổi bệnh nhân, cũng nh ư tuỳ thuộc vào một số yếu tố liên quan đến sức đề kháng của chủ thể. A. Dựa vào lứa tuổi - ở lứa tuổi sơ sinh, trong một hai tháng đầu, vi trùng gây viêm màng não thường có liên quan đến các loại vi trung bình thường của âm đạo ngườì mẹ hoặc tuỳ thuộc môi tr ường của đứa bé sinh sông, thường là Group B Streptococcus và Escherichia coli. Ngoài ra, các trực trùng gram âm khác (Klebsiella, Enterobacter, Serratia,...) và Listeria monocytogenes cũng rất quan trọng. Bệnh cảnh viêm màng não mủ thường hay đi kèm theo nhiễm trùng huyết. - ở trẻ nhũ nhĩ, từ trên ba tháng tuổi đến hai tuổi, tỷ lệ bị viêm màng não cao nhất. Đứng hàng đầu là vi trùng Haemophilus influenzae typ b. Sau hai tuổi, tỷ lệ mắc bệnh lại giảm xuống. - ở lứa tuổi đến trường và thiếu niên (lớn hơn 5 tuổi, từ 12 - 15 tuổi) hoặc thanh niên, các loại vi trùng Neisseria meningitidis, Streptococcus pneumoniae chiếm tỉ lệ cao hơn. - Đặc biệt ở người già trên 50 tuổi, nguyên nhân chủ yếu gây viêm màng não mủ là Streptococcus pneumoniae.
  3. B. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bị viêm màng não mủ 1. Môi trường sinh sống Các trẻ em ở các môi trường tập thể (nhà dưỡng nhi, nhà trẻ, mẫu giáo,...) dễ có nguy cơ mắc hơn những trẻ được chăm sóc tại nhà. Thường ghi nhận là các vi trùng Neisseria meningitidis hoặc Haemophilus influenzae typ b. 2. Các yếu tố miễn dịch của chủ thể Người ta ghi nhận thấy có một số khuyết tật bẩm sinh hay mắc phải trong cơ chế đề kháng của cơ thể (suy giảm miễn dịch hoặc có bất th ường về đáp ứng miễn dịch) có khuynh h ướng làm cho bệnh nhân dễ bị loại vi trùng này hoặc loại vi trùng khác. 3. Ngoài ra, những người nghiên rượu cũng mặc bệnh với tỷ lệ 10 - 20%, thường nhất là do Streptococcus pneumoniae. Bảng 1: Tác nhận gây viêm màng não mủ và các yếu tố thuận lợi Yếu tố thuận lợi Tác nhân thông thường 1. Tuổi: - 0 tuần đến 4 tuần - Streptococcus agalactiae, Escherichia
  4. coli, III. Sinh bệnh học Trong khoảng 20 năm gần đây, đã có nhiều tìm hiểu về sinh bệnh học của viêm màng não mủ, và một số giả thuyết được đưa ra để giải thích cơ chế bệnh sinhh: 1. Khởi phát Đầu tiên là sự xâm nhập của vi khuẩn vào niêm mạc hầu họng của ký chủ. Trên bề mặt của các vi trùng gây bệnh đã có các sợi fimbriae (pili) giúp cho vi trùng tăng khả năng bám vào niêm mạc hầu họng, vào các thụ thể đặc biệt. Từ đó, nhờ những không bào vi trùng sẽ được chuyên chở xuyên qua tế bào rồi xâm nhập vào dòng máu bằng cách phá vỡ các mối nối nhỏ liên tế bào nội mạc mạch máu. Cơ thể ký chủ phản ứng với sự bám dính vi trùng vào niêm mạc hầu họng bằng những kháng thể, đặc biệt là các IgA được tìm thấy trong chất chiết xuất tiết của niêm mạc. Tuy nhiên vi trùng có thể tiết ra IgA protease để phá vỡ IgA. 2. Giai đoạn nhiễm trùng huyết ở đây, vi trùng phải vượt qua các cơ chế đề kháng của ký chủ mới có thể tồn tại được. Nhờ vào vỏ tế bào, vi trùng mới có thể ức chế hiện tượng thực bào của các đại thực bào, cũng như hoạt tính diệt trùng của hệ thống bổ thể. Đa số các vi trùng có vỏ (N. pneumoniae, E.
  5. coli H influenzae,...). Còn những cơ địa có rối loạn hệ thống bổ thể dễ có khuynh h ướng bị VMNM: trên các bệnh nhân thiếu máu hồng cầu liềm hoặc đã bị cắt lách, bị ảnh hưởng lên hệ thống bổ thể và dễ có khả năng bị viêm màng não do phế cầu. 3. Giai đoạn xâm nhập màng não Cơ chế để vi trùng xâm nhập qua màng não chưa được biết rõ, có thể qua các monocyte tuần hoàn não đi vào não thất, hoặc qua màng choroid plexus. Từ đó, vi trùng sẽ tiết ra các Lipopolysaccharide (LPS). LPS gây tăng sản xuất các cytokine viêm (như IL-1 và TNF). Vai trò các cytokine này là sẽ tác động hiệp đồng làm gia tăng tính thẩm thấu của hàng rào máu-màng não. 4. Sự tồn tại của vi trùng trong khoang màng nhện Một khi vi trùng đã xâm nhập vào khoang màng nhện, cơ thể không còn đủ khả năng để ức chế sự nhiễm trùng. Người ta đã chứng minh được rằng trong dịch não tuỷ nồng số lượng bổ thể bị giảm đi do bị phân hoại bởi các protease bạch cầu, làm cho hoạt tính opsonic bị giảm đi nơi nhiễm trùng. Nồng độ immunoglobuline (IgG) trong dịch não tuỷ cũng giảm nhiều so nồng độ trong máu. Ngoài ra, mặc dù có sự gia tăng bạch cầu trong dịch não tuỷ, nhưng các bạch cầu này mất đi khả năng opsonic và diệt khuẩn, đưa đến sự gia tăng phát triển số lượng lớn của vi trùng trong dịch não tuỷ. 5. Tình trạng viêm của khoang dưới màng nhện Hiện tượng viêm của khoang dưới màng nhện chính là do thành tế bào vi Lipopoysaccharide của vi trùng gây nên, bằng cách kích thích phòng thích ra các chất trung
  6. gian gây viêm như Prostaglandins, Interleukin-1 ( và  ), TNF ... Điều này đã được chứng minh qua nhiều thử nghiệm trên chuột, hoặc trên bệnh nhân, đo đạc được các chất trung gian gây viêm. Người ta nghĩ rằng chính sự phóng thích các chất này có liên quan đến tần xuất và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân VMNM. 6. Tăng áp lực sọ não Nguyên nhân chính gây tăng áp l ực sọ não là phù não. Hiện tượng phù não có thể có nguồn gốc mạch máu (hậu quả của sự tăng tính thấm hàng rào máu - màng não), nguồn gốc độc chất do vi trùng hoặc bạch cầu phóng thích hoặc nguồn gốc mô kẽ (do tắc nghẽn l ưu lượng tuần hoàn dịch não tuỷ). Có thể đánh giá những yếu tố này qua đo đạc nồng độ lactate dịch não tuỷ, áp lực mở lúc chọc dò tuỷ sống và lượng nước trong não qua chụp cắt lớp. Các đường xâm nhập khác của vi trùng vào màng não: Một số vi trùng ở trong máu đi vào màng não cũng có thể có nguồn gốc từ viêm nội - tâm mạc, viêm phổi, viêm tắc tĩnh mạch hoặc cũng có thể xâm nhập trực tiếp từ các ổ vi êm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi... - ở các bệnh nhân bị chấn thương sọ não, hoặc có vết gãy ở xoang mũi (paranasal sinuses) hay bị gãy xương sàng (cribriform plate) dễ bị viêm màng não tái đi tái lại. Vi trùng xâm nhập trực tiếp vào hệ thần kinh có thể qua con đường xoang bì (dermoid sinus) hoặc túi phình màng não (meningo-myeloceles) nơi đó có sự nối liền da đầu với các lớp màng não. ở những trường hợp này, sự nhiễm trùng thường do các vi khuẩn hiện diện ngo ài da của bệnh nhân.
  7. - Các phẫu thuật ngoại thần kinh cũng có thể gây viêm màng não, nhất là các thủ thuật đụng chạm đến dịch não tuỷ hoặc do các trường hợp viêm cốt tuỷ (osteomyelitis) ở xương sọ và cột sống. - Viêm màng não còn có thể do các vi khuẩn nhiễm từ môi trường bên ngoài như ở bệnh nhân bị phỏng dễ bị viêm màng não do S. aureus hoặc Pseudomonas aeruginosa. Các trẻ em nằm trong môi trường ẩm ướt có thể bị nhiễm trùng huyết hay viêm màng não do các loại vi trùng phát triển trong điều kiện không khí ẩm. - Riêng ở trẻ sơ sinh, một khi màng ối bị vỡ, dễ bị nhiễm bởi các loại vi khuẩn có mặt thường xuyên trong âm đạo hay trực tràng người mẹ, chẳng hạn như E. coli với kháng nguyên vỏ K1, hay từ đường tiết niệu của mẹ như Listeria monocytogenes. Tuy nhiên, vi khuẩn còn có thể lan nhiễm từ tay các nhân viên phòng dưỡng nhi, ví dụ như Streptococcus group B. IV. Giải phẫu bệnh Phản ứng viêm màng não làm cho màng não dày ra nhiều nhất ở xung quanh các tĩnh mạch, dọc theo chiều cong của não bộ, theo các khuyết sâu của các rãnh, quanh tiểu não. Lưu lượng tuần hoàn não bị rối loạn: viêm tắc tĩnh mạch vỏ não gây hiện tượng hẹp lòng mạch và/hoặc huyết tắc, đưa đến tình trạng nhồi máu hay thiếu máu vùng vỏ não hoặc dưới vỏ não. Vi trùng và hiện tượng viêm không xâm nhập trực tiếp vào mô não nhưng phần não kế cận hay bị xung huyết và phù nề. Phù não đôi khi xảy ra khá trầm trọng mặc dù tế bào ở dịch não tuỷ không tăng cao lắm. ở một số ít bệnh nhân, hiện tượng này gây tụt não ở thuỳ thái dương hay tiểu não, do đó chèn ép trung não và hành tuỷ.
  8. Tuỷ sống cũng có thể chứa mủ. Mủ th ường hiện diện trong khoang dưới nhện, nhiều nhất là phòng đáy và khoảng gần tiểu não, sau đó lan ra ở hai rãnh trên não. Thành não thất cũng có thể chứa mủ, mất lớp tế bào phủ mặt trong não thất. Tràn mủ màng cứng hiếm xảy ra hơn. Tổn thương dây thần kinh sọ xảy ra nơi tích tụ nhiều dịch viêm. Thần kinh III và IV có thể tổn thương năng do tăng áp nội sọ. Não úng thủy có thể sinh ra do nghẽn sự l ưu thông của dịch não tuỷ trong não thất hay ngoài não thất. Khoảng 15% trẻ nhỏ bị tràn dịch dưới màng cứng do dịch viêm vô trùng. ít khi nào những tràn dịch này bị nhiễm trùng để tạo thành tụ mủ dưới màng cứng. V. Triệu chứng lâm sàng Các triệu chứng lâm sàng của viêm não màng mủ rất đa dạng và tuỳ thuộc một phần vào lứa tuổi, thời gian trước khi nhập việm và phản ứng của từng bệnh nhận đối với tình trạng nhiễm trùng. Vì các biểu hiện thường giống với các nhiễm trùng khác và không có một triệu chứng bệnh lý nào đặc thù riêng cho viêm màng não, người bác sĩ lâm sàng cần phải nghi ngờ nhiều và nghĩ đến viêm màng não, nhất là đối với các bác sĩ nhi khoa. Bệnh có thể khởi đầu nhiều ngày trước bằng các dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp trên và trong những bệnh cảnh diễn biến từ từ này rất khó xác định thời điểm thật sự bị viêm màng não. Cách biểu hiện thứ hai là cách khởi phát cấp tính ồ ạt với các triệu chứng nặng của một nhiễm trùng huyết và diễn tiến nhanh chóng đến viêm màng não trong vài giờ. ở trẻ em càng nhỏ, dấu hiệu kích thích màng não càng ít, làm cho chẩn đoán càng khó khăn. Những thay đổi về tính tính, sự linh hoạt của bệnh nhân là một trong những triệu chứng quan trọng nhất của viêm màng não.
  9. ở trẻ lớn, thường có sốt cao, đôi khi kèm rét run, vã mồ hôi, đau cơ, nhức đầu kéo dài, không bớt với các thuốc giảm đau, sợ ánh sáng, buồn nôn và ói mửa, kiểu ói vọt. Ngoài ra còn có giảm trương lực cơ và nếu bệnh tiến triển hơn, làm cho trẻ ít linh hoạt, thay đổi tri giác, lơ mơ. Co giật có thể xảy ra ở 40% các trường hợp. ở trẻ sơ sinh, lại có các dấu hiệu nhiệt độ không ổn định: hạ thân nhiệt, còn sốt chỉ được ghi nhận trong 60% các trường hợp. Trẻ kém kinh hoạt, bỏ bú hoặc bú yếu hoặc bị kích động, khó chịu, khóc thét, vàng da, ói mửa, tiêu chảy. ở bệnh nhân lớn tuổi thì hay biểu hiện lừ đừ, thay đổi tính tình, thường có triệu chứng lú lẫn, lơ mơ, có thể không sốt. ở những bệnh nhân có tiền căn hay đang lúc bị viêm phổi, viêm phế quản, hoặc bệnh nhân có tiền căn chấn thương sọ não, nếu có dấu hiệu rối loạn tri giác cần phải được khảo sát dịch não tuỷ trước khi loại trừ viêm màng não. Khám thực thể: Các dấu hiệu của màng não bị kích thích như dấu cổ cứng, Kernig, Brudzinski, dấu thóp phồng ở trẻ sơ sinh hay nhũ nhi (chỉ xảy ra trong 1/3 các trường hợp). Tuy nhiên, nếu không có các dấu hiệu này cũng không loại trừ viêm màng não. Chẳng hạn như ở người già đôi khi không có các dầu Kernig, Brudizinski (hoặc kín đáo). Một số biểu hiện khác có thể kèm theo: - Biểu hiện ngoài da: các tử ban điểm, những đốm xuất huyết th ường do não mô cầu gây nên. Thỉnh thoảng các dấu hiệu này còn có thể gặp ở những trường hợp do S. pneumoniae, H. influenzae hoặc hiếm hơn, những trường hợp viêm màng não do S. aureus có kèm viêm nội tâm mạc.
  10. - Biểu hiện co giật: xảy ra ở tỷ lệ 20 - 30%. Các trường hợp co giật thường xuất hiện trong các ngày đầu và nếu là co giật toàn thân thì không có tiên l ượng nặng. Ngược lại, nếu xảy ra trễ, sau 4 - 5 ngày nhập viện, hoặc co giật khu trú thì có thể nghĩ đến biến chứng thần kinh ở bệnh nhân. Các nguyên nhân của co giật có thể do bài tiết ADH không đầy đủ (Inappropriate production of Anti Diuretic Hormone), d ẫn đến hạ Natri máu, hoặc do tràn dịch màng cứng, thuyên tắc mạch máu hoặc thành lập áp-xe não. - Các dấu hiệu thần kinh định vị: như liệt nửa người, liệt tứ chi, liệt mặt hoặc mù mắt, lé... Các biểu hiện của tổn thương tiền đình như điếc tãi do nghẽn động mạch hay tĩnh mạch vỏ não. Phù gai thị ít gặp trong giai đoạn cấp, nhưng nếu có xuất hiện nguyên nhân có thể do tắc nghẽn tĩnh mạch, tụ mủ dưới màng cứng, đau khớp, đau cơ thường được ghi nhận trong viêm màng não hoặc nhọt não. - Các biểu hiện toàn thân khác: đau khớp, đau cơ thường được ghi nhận trong viêm màng não do não mô cầu. Nhiễm trùng khu trú như viêm mô tế bào, viêm khớp, viêm phổi thường do H. influenzae týp b gây nên bệnh cảnh nhiễm trùng huyết có đi kèm viêm màng não. VI. Khảo sát dịch não tuỷ Cần chọc dò tuỷ sống khi đã chẩn đoán hoặc nghi ngờ viêm màng não mủ dựa vào các triệu chứng lâm sàng với mục đích đánh giá tình trạng viêm nhiễm màng não. Có ba trường hợp không nên chọc dò (hay phải dời chọc dò tuỷ sống lại):  Suy tim, suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh
  11.  Dấu hiệu tăng áp lực sọ não  Nhiễm trùng vùng da nơi kim chọc dò đi qua để lấy dịch não tuỷ. - áp suất ban đầu (opening pressure) thường tăng nhẹ, 200 - 300mmH2O. Khi có phù nề não hay có áp-xe đi kèm, có thể lên đến 400 - 600mmH2O. ở trẻ em nhỏ, đôi khi khó đo áp suất này vì trẻ hay khóc. Bình thường dịch não tuỷ trong. Trên bệnh nhân viêm màng não mủ, màu có thể lờ - lờ cho đến đục hẳn như nước vo gạo. Dịch não tuỷ có thể có ánh vàng do xuất huyết cũ, hay do tẩm bilirubine hoặc do tăng nồng độ protein. Dịch não tuỷ hứng ra được khảo sát về tế bào học, sinh hoá, vi trùng học. 1. Tế bào Tế bào dịch não tuỷ phải được khảo sát liền, vì sau 90 phút, các bạch cầu của dịch não tuỷ sẽ bắt đầu thoái hoá. Tế bào dịch não tuỷ trong viêm màng não mủ có thể từ 100 - 1.000/mm3, đa nhân trung tính chiếm đa số (80% hay hơn nữa), hoặc có thể cao hơn 5.000 - 10.000. Trong trường hợp lượng tế bào trên 50.000/mm3, có thể do áp-xe vỡ vào não thất. Còn ở những trường hợp viêm màng não mủ điều trị dở dang, số lượng các tế bào đơn nhân có thể cao hơn đa nhân. Nếu công thức tế bào dịch não tuỷ chưa được rõ ràng ở lần chọc dò đầu tiên, thì có thể chọc dò lại bốn đến sáu giờ sau. Nếu chọc dò dịch não tuỷ bị chạm thương, việc khảo sát tế bào sẽ khó khăn hơn. Đầu tiên, tiến hành đếm số lượng hồng cầu trong dịch não tuỷ, sau đó cho
  12. acid acetic vào để tiêu huỷ hồng cầu và đếm số bạch cầu. Cùng một lúc, sẽ so sánh với tỷ số hồng cầu và bạch cầu trong máu ngoại biên theo công thức sau (công thức Dejong): HC dịch não BC ( HC máu BC đếm được trong dịch não tuỷ chính là số lượng bạch cầu viêm. Nếu BC viêm trên 10/mm3, cho phép kết luận có sự tăng bạch cầu dịch não tuỷ, nghĩa là có hiện tượng viêm. 2. Đường dịch não tuỷ Trong viêm màng não mủ, nồng độ đường trong dịch não tuỷ giảm dưới 40mg%, đôi khi chỉ còn là vết. Tỉ lệ đường dịch não tuỷ/đường huyết đo cùng lúc ít hơn 50%. Trị số đường thấp rất có giá trị để phân biệt viêm màng não mủ với các viêm màng não do siêu vi hoặc những nhiễm trùng kế cận màng não. Tuy nhiên, đường bình thường cũng chưa loại được viêm màng não mủ. 3. Đạm dịch não tuỷ Đạm tăng cao, khoảng 10mg%. Trong những trường hợp do phế cầu thường cao hơn nữa. Khi trị số đạm tăng trên 1.000mg% hay hơn n ữa, phải nghĩ đến tắc nghẽn khoang dưới nhện
  13. thứ phát. Ngoài ra, khi dịch não tuỷ bị chạm thương, nồng độ đạm có thể gia tăng hơn: cứ 1.000 hồng cầu, sẽ tăng 0,1mg/ml. 4. Xét nghiệm vi trùng học Dịch não tuỷ được đem qua ly tâm lấy phần cặn lắng để nhuộm gram tìm vi trùng. Có thể soi nhìn thấy được vi trùng hay không tuỳ thuộc vào số lượng vi khuẩn bị nhiễm. Nếu số lượng này lên đến 105/ml, có thể soi (+) trong 97% các trường hợp. Tỷ lệ nhuộm (+) cũng tuỳ thuộc vào loại vi trùng: gần 90% đối với Phế cầu, 86% đối với H. influenzae, 75% đối với Não mô cầu, và chỉ có 50% đối với L. monocytogenes. Tỷ lệ soi cũng giảm nếu bệnh nhân đã được dùng kháng sinh trước. Dịch não tuỷ được đem cấy vào môi trường blood agar hay chocolate agar. Mẫu dịch não tuỷ luôn luôn nên đem cấy ngay sau khi dịch có vẻ trong và không có bạch cầu. Cấy dịch não tuỷ có thể dương tính trong 70 - 80% các trường hợp viêm màng não mủ. Với kết quả này có thể tiến hành làm kháng sinh đồ, đo nồng độ tối thiểu diệt trùng (minimal bactericidal concentration) và nồng độ tối thiểu ngăn cản vi trùng (minimal inhibitory concentration). Tuy nhiên, chờ đợi kết quả cấy vi trùng trong dịch não tuỷ thường chậm, không đáp ứng được yêu cầu điều trị cấp cứu. Gần đây, người ta có thể làm điện di miễn dịch, nghịch chiều (counter immuno electrophoresis), xác định đ ược viêm màng não do H. influenzae, S. pneumoniae, N. meningitidis A, C, B, Y và W135 trong một vài giờ, nhưng phản ứng này âm tính vẫn không cho phép loại trừ viêm màng não mủ. Ngoài ra, còn phản ứng ngưng kết với latex (latex agglutination) nhạy cảm hơn CIE, cho kết quả trong bốn giờ, giúp phát hiện kháng nguyên polysaccharide trong H. influenzae, S. pneumoniae, N.
  14. meningitidis và Streptococci group B. Nếu nghi ngờ nhiễm vi trùng gram âm, có thể thử nghiệm dịch não tuỷ bằng limulus lysate assay tìm nội độc tố. Ngoài ra, gần đây người ta còn áp dụng kỹ thuật PCR khuếch đại DNA vi trùng để giúp chẩn đoán khi các xét nghiệm soi trực tiếp, cấy hoặc tìm kháng thể (-). Phương pháp khảo sát nồng độ lactat, chất sản sinh từ quá trình chuyển hoá kỵ khí của glucose là một yếu tố quan trọng để giúp chẩn đoán. Trị số lactat dịch tuỷ tăng cao tr ên 4 mmol/l trong VMNM (độ nhạy cảm của thông số này khá cao so với các thông số khác như đạm, đường, tế bào). Trị số này sẽ giảm trong quá trình đáp ứng với điều trị. VII. Các xét nghiệm khác 1. Bạch cầu máu Bạch cầu máu gia tăng, phần lớn là bạch cầu đa nhân. Công thức bạch cầu thường nghiêng về trái. 2. Cấy máu Phần lớn các trường hợp viêm màng não mủ đều khởi phát với nhiễm trùng huyết. Dù cấy dịch não tuỷ âm tính, có thể cấy máu tìm tác nhân gây bệnh: tỉ lệ cấy máu (+) có thể từ 40 - 80% trong viêm màng não do H. influenzae, 50% trong viêm màng não do S. pneumoniae và 30 - 40% trong viêm màng não do N. meningitidis. 3. Cấy vi trùng từ các ổ nhiễm trùng
  15. Cấy vi trùng từ các ổ nhiễm trùng như mủ tai, cổ họng, nhọt ngoài da, nước tiểu... tuy rằng tác nhân tìm được đôi khi khác với tác nhân gây viêm màng não. 4. Các xét nghiệm về chức năng thận hay ion đồ Quan trong khi bệnh nặng, có những rối loạn thứ phát sau viêm màng não mủ như hội chứng phân tiết ADH không đầy đủ (hội chứng Schwartz Barter). 5. X quang Thực hiện vào thời điểm thích hợp để giúp khám phá những ổ nhiễm trùng tiên phát ở ngực, xoang, xương chũm.... 6. Chụp cắt lớp điện toán (CT scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI) Được thực hiện trong trường hợp có dấu hiệu sốt dai dẳng, tăng áp lực sọ não, dấu thần kinh định vị hoặc co giật tồn tại để giúp loại trừ các ổ áp-xe trong não hoặc phát hiện biến chứng đầu nước. tụ mủ dưới màng cứng... VIII. Chẩn đoán 1. Vấn đề chẩn đoán viêm màng não không khó khăn khi trên một bệnh nhân có đủ các triệu chứng lâm sàng như nóng sốt, thay đổi tri giác, có dấu màng não, và khảo sát dịch não tuỷ có bạch cầu tăng, đường giảm, đạm tăng hoặc soi và cấy DNT (+). Chẩn đoán phân biệt: Nếu không xác định đ ược vi trùng trong dịch não tuỷ, 2. người bác sĩ lâm sàng cần phải nghĩ đến và loại trừ các viêm màng não do nguyên
  16. nhân khác, cũng gây sốt, ói, biểu hiện của dấu màng não. Công thức dịch não tuỷ có thể giúp phân biệt được một số bệnh lâm sàng như: - ổ nhiễm trùng cạnh màng não (viêm xương chúm, viêm tai giữa gây phản ứng màng não, ổ áp-xe não) - Viêm màng não do các loại vi khuẩn không gây mủ như leptospira, lao, giang mai, bệnh Lyme. - Viêm màng não do siêu vi: quai bị, Leptospira, Enterovirus, Arbovirus, Epstein Barr virus, Varicella Zoster. - Viêm màng não do nấm: Candida albicans, Cr yptococcus neoformans. - Các bệnh ác tính: Hodgkin, bạch huyết... có di căn vào màng não. - Viêm màng não hoá học: do các chất gây viêm sau khi gây tê tuỷ sống, các độc chất như chì, thuỷ ngân. IX. Điều trị Viêm màng não là một khẩn cấp nội khoa, cần thiết phải điều trị sớm và tích cực. Kháng sinh giữ vai trò chính yếu trong điều trị viêm màng não mủ. Nếu điều trị chậm trễ, dễ để lại các biến chứng và di chứng nặng nề, nhất là đối với trẻ em. A. Nguyên tắc dùng kháng sinh
  17. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trên sự lựa chọn kháng sinh trong VMNM, đầu tiên hết là khả năng đi qua màng não của kháng sịnh. Chẳng hạn như nhóm Aminoside đi qua màng não kèm, nhất là lúc màng não bị viêm, sự xuyên thấu của thuốc lại càng dở, do đó vẫn phải tiếp tục duy trì liệu kháng sinh cao trong suốt quá trình điều trị. Các loại kháng sinh càng dễ qua màng não khi có độ hoà tan trong lipid cao, khối lượng phân tử thấp, ít liên kết với protein, và độ ion hoá thấp ở pH bình thường. Ngoài ra, nồng độ thuốc đưa vào cũng phải cao gấp 10 - 20 lần MBC trong máu mới đạt được hoạt tính diệt trùng trong dịch não tuỷ. Do đó, sử dụng kháng sinh trong VMNM cần áp dụng những nguyên tắc như sau: - Sử dụng sớm, ngay khi có chẩn đoán - Lựa chọn loại thuốc thích hợp với độ nhậy cảm của vi trùng gây bệnh - Nên dùng loại kháng sinh diệt khuẩn - Thuốc phải đạt đến nồng độ diệt trùng cần thiết trong dịch não tuỷ (trong suốt thời gian điều trị nên dùng tiêm vào tĩnh mạch và không giảm liều dù khi bệnh nhân có đáp ứng.) B. áp dụng thực tiễn Vấn đề lựa chọn kháng sinh lức bắt đầu điều trị dựa vào tỷ lệ những loại vi khuẩn thường hay gây bệnh theo từng lứa tuổi hoặc các yếu tố thuận lợi (nh ư viêm tai, viêm xoang, chấn thương sọ não, hoặc cơ địa người già, nghiện rượu...) hoặc có thể dùng kháng sinh phổ rộng trong lúc chờ đợi kết quả cấy dịch não tuỷ và kháng sinh đồ. 1. Trẻ sơ sinh
  18. Viêm màng não mủ hay đi kèm nhiễm trùng huyết. Nếu do gram (+)+ (Streptococcus nhóm B, Listeria monocytogenes), nên dùng phối hợp Ampicilline liều 150 - 200mg/kg/24 giờ tiêm mạch cùng với Gentamycine 5mg/kg tiêm bắp. Hoặc có thể dùng Cefotaxime đơn thuần liều 100 - 200mg/kg. Còn nếu do vi trùng gram âm (-) (E.coli, Klebsiella), ngày nay người ta không còn sử dụng phương thức Amynoglycoside tiêm kênh tuỷ hay tiêm não thất nữa mà nên chọn các Céphalosporines thế hệ 3 (Cefotaxime, Ceftriaxone) hoặc Ceftazidime trong trường hợp do P. aeruginosa. 2. Trẻ em trên 3 tháng tuổi và tuổi đến trường Với tỷ lệ Haemophilus influenzae đứng hàng đầu, trước đây người ta dùng Ampicilline (hoặc Amoxicilline) đơn thuần, hoặc phối hợp với Chloramphenicol. Nh ưng ngày nay một số lớn các dòng Haemophilus đã kháng với Ampicilline do tiết ra beta-lactamase, còn Chloramphenicol dễ có khả năng gây nhiều tai biến ở trẻ nhỏ, mà không hiệu quả bằng nhóm Cephalosporine thế hệ 3, nên kháng sinh được đề nghị hàng đầu cho lứa tuổi này là Ceftriaxone (100mg/kg/ngày) hoặc Cefotaxime (200mg/kg/ngày) hoặc Ceftazidime 125 - 150mg/kg/24 giờ. Thời gian dùng kháng sinh tối thiểu là 10 ngày. Cefuroxime (thế hệ 2) chỉ có tác dụng in vitro chứ không cho hiệu quả in vivo cao. 3. Đối với trẻ thiếu niên, thanh niên và người lớn tuổi. Viêm màng não do Não mô cầu: Pénecilline G 400.000 đv/kg/24 giờ chia làm bốn - đến sáu lần tiêm mạch. Nếu dị ứng với Pénecilline, dùng Chloramphenicol 100mg/kg/24 giờ chia làm bốn lần tiêm mạch. Thời gian điều trị tương đối ngắn: bảy đến mười ngày hoặc ngưng khi bệnh nhân hết sốt năm ngày.
  19. - Viêm màng não do Phế cầu (thường ở người lớn tuổi): Pénecilline G 16 - 20 triệu đơn vị mỗi ngày. Đối với một số dòng S. pneumoniae kháng với Pénecilline, có thể thay thế bằng Chloramphenicol 4 - 6 g/mỗi ngày. ở các nước châu Âu hiện nay, đối với những dòng kháng cả với Pénecilline và Chloramphenicol, các tác giả đề nghị dùng Cefotaxime (liều 250 - 300mg/kg/ngày) hoặc Vancomycine. Thời gian điều trị kéo dài hơn so với N. meningitidis: 10 - 14 ngày. - Viêm màng não do S. aureus: dùng Oxacilline hoặc Nafcilline 10 - 12 g/ngày. Vancomycine được đề nghị trong những tr ường hợp các dòng kháng methicilline. Cũng có thể phối hợp với Rifampicine. Thời gian điều trị khoảng 2 tuần. - Viêm màng não do Vi trùng gram âm: Ngoài nhóm Cephalosporine th ế hệ 3, có thể dùng Aztreonam, Imipenem, Cefpirome hay cả nhóm Fluoroquinolone chỉ đặc biệt dùng cho người lớn. Trong quá trình điều trị, nên chọc dò khảo sát lại dịch não tuỷ sau khi khởi sự dùng kháng sinh 24 - 48 giờ để đánh giá sự đáp ứng với thuốc. Nếu dịch não tuỷ không cải thiện và không thấy sự đáp ứng của bệnh nhân trên lâm sàng cần phải đặt lại vấn đề kháng sinh, thay đổi thuốc sao cho phù hợp với kháng sinh đồ. C. Theo dõi và điều trị nâng đỡ Tất cả các bệnh nhân viêm màng não mủ cần được theo dõi: Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, và cân nặng thường xuyên. -
  20. - Thăm khám thần kinh kỹ lưỡng. Chú ý theo dõi những thay đổi về tri giác hoặc sự xuất hiệu những dấu thần kinh định vị. ở trẻ em nhỏ, cần theo d õi vòng đầu hoặc rọi ánh sáng qua sọ để phát hiện đầu nước hoặc tràn dịch dưới màng cứng. - Vấn đề sử dụng kháng viêm: Dexamethasone phối hợp với kháng sinh làm cho bệnh nhân giảm sốt nhanh hơn, các thông số dịch não tuỷ trở về bình thường nhanh hơn, giảm nồng độ IL1  trong vòng 18 - 36 h trong VMNM do H. influenzae typ b. Trên những công trình so sánh mù đôi kháng viêm với placebo, dexamethasone làm giảm tỷ lệ biến chứng thần kinh sau này. Do đó, có thể đề nghị dùng Dexamethasone (0,15mg/kg/6h trong 4 ngày) ở các trường hợp rối loạn tri giác kéo d ài, nghi ngờ tăng áp lực sọ não. Nên dùng trước hay cùng lúc với kháng sinh. Người ta còn thử nghiệm làm giảm viêm khoang màng nhện với Pentoxyfilline hoặc kháng thể đơn dòng IB4. - Chống co giật với Diazépam (0,3mg/kg/lần) TM hoặc ngừa cơn giật với Phénobarbital (5mg/kg/lần TB. - ở những ngày đầu, do rối loạn tri giác và ói mửa, có thể đặt sonde dạ dày nuôi ăn cho bệnh nhân, truyền dịch và cân bằng nước điện giải. - Các xét nghiệm theo dõi: đường huyết, BUN, Créatinin, Ion đò máu. Tỷ trọng huyết tương và tỷ trọng nước tiểu. Phát hiện hội chứng phân tiết ADH không thích hợp dựa vào sự cân nặng, giảm tỷ trọng huyết tương, hạ natri máu. Xử trí bằng cách giả m lượng nước vào cho bệnh nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2