Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tiếng Anh cấp THCS - Nội dung bồi dưỡng: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
lượt xem 5
download
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tiếng Anh cấp THCS - Nội dung bồi dưỡng: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có nội dung chính gồm: phần I - xác định mục tiêu, yêu cầu của kiểm tra kết quả học tập; phần II - Xác định nội dung kiểm tra kết quả học tập của học sinh; phần III - Phân loại bài kiểm tra kết quả học tập; phần IV - Qui trình ra đề kiểm tra; phần V - Loại hình bài tập dựng cho bài kiểm tra. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tiếng Anh cấp THCS - Nội dung bồi dưỡng: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
- NỘI DUNG BỒI DƯỠNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MỤC LỤC A. VẤN ĐỀ CHUNG VÀ QUAN ĐIỂM VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ B. NỘI DUNG CHÍNH Phần I: Xác định mục tiêu, yêu cầu của kiểm tra kết quả học tập 1. Mục tiêu chung Kĩ năng giao tiếp / kĩ năng ngôn ngữ Kiến thức ngôn ngữ 2. Mục tiêu cụ thể của từng năm học (từ lớp 6 đến lớp 9) Mục tiêu cần đạt về kĩ năng giao tiếp / kĩ năng ngôn ngữ Mục tiêu cần đạt về kiến thức ngôn ngữ Phần II: Xác định nội dung kiểm tra kết quả học tập của học sinh 1. Nội dung chung 2. Nội dung cụ thể Chủ điểm/Chủ đề kiểm tra Kĩ năng ngôn ngữ Kiến thức ngôn ngữ Phần III: Phân loại bài kiểm tra kết quả học tập 1. Phân loại bài kiểm tra theo hoạt động giao tiếp Kiểm tra kĩ năng ngôn ngữ (nói, nghe, đọc, viết) Kiểm tra kiến thức ngôn ngữ (chủ yếu là từ vựng và ngữ pháp) 2. Phân loại bài kiểm tra dựa vào hoạt động dạy và học trên lớp Kiểm tra miệng, 15 phút, một tiết, cuối học kì. 3. Phân loại bài kiểm tra theo loại hình kiểm tra, đánh giá Tự luận Trắc nghiệm khách quan Phần IV: Qui trình ra đề kiểm tra 1. Xác định mục tiêu bài kiểm tra 2. Xác định nội dung bài kiểm tra 3. Xác định cấu trúc bài kiểm tra 4. Xây dựng ma trận đề kiểm tra 5. Đánh giá, cho điểm 6. Xác định hình thức bài kiểm tra Phần V: Loại hình bài tập dựng cho bài kiểm tra 1. Kiểm tra nói 2. Kiểm tra nghe 3. Kiểm tra đọc 4. Kiểm tra viết 5. Kiểm tra kiến thức ngôn ngữ 1
- C. PHỤ LỤC PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA A. VẤN ĐỀ CHUNG VÀ QUAN ĐIỂM VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập của học sinh, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục. Có nhiều khái niệm về Đánh giá, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh: “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”. “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”. Theo Jean Marie De Ketele phát biểu(1989): “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định” Theo Từ điển Tiếng Việt:“Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị”. Trong giáo dục học: “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”. “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các chuẩn hay kết quả học tập”. “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập. Đánh giá có thể là đánh giá định lượng (quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dự vào các ý kiến và giá trị”. Đánh giá gồm có 3 khâu chính là: 2
- + Thu thập thông tin; + Xử lí thông tin; + Ra quyết định. Đánh giá là một quá trình bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và kết thúc khi chúng ta đã đề ra một quyết định liên quan đến mục tiêu đó. Điều đó không có nghĩa là quá trình tổng thể kết thúc khi ra quyết định. Ngược lại, quyết định đánh dấu sự khởi đầu một quá trình khác cũng quan trọng như đánh giá: đó là quá trình đề ra những biện pháp cụ thể tuỳ theo kết quả đánh giá. Đánh giá (assessment) là một thuật ngữ mang cả nghĩa đánh giá (evaluation) và đo đạc (measurement). Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này. Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, được hiểu là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm. Kiểm tra là tiền đề của đánh giá, là khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây: 1. Đảm bảo tính khách quan, chính xác. Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh giá. 2. Đảm bảo tính toàn diện. Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích. 3. Đảm bảo tính hệ thống. Tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo cơ sở để đánh giá một cách toàn diện. 4. Đảm bảo tính công khai và tính phát triển. Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo ra động lực để thúc đẩy đối tượng được đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt xấu. 5. Đảm bảo tính công bằng. Đảm bảo rằng những học sinh thực hiện các hoạt động học tập với cùng một mức độ và thể hiện cùng một nỗ lực se nhận được kết quả đánh giá như nhau. Đánh giá là công cụ giúp xác định năng lực người học đồng thời điều chỉnh quá trình dạy và học nhằm đạt được mục tiêu đề ra của chương trình. Đánh giá đồng thời là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá là quá trình thu thập, xử lý một cách có hệ thống về hiện trạng, nguyên nhân của chất lượng, hiệu quả giáo dục. Từ kết quả đánh giá căn cứ các mục tiêu dạy học, giáo viên và các cấp quản lý có cơ sở xây dựng những chủ 3
- trương, biện pháp và các hoạt động giáo dục tiếp theo. Đánh giá có thể là định tính dựa và các nhận xét hoặc định lượng dựa trên các giá trị (điểm số thu được). Đánh giá kết quả học tập của học sinh là là qua trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày càng tiến bộ hơn. Kiểm tra là hình thức chủ yếu và cơ bản của đánh giá. Đánh giá là một quá trình và theo cả một quá trình. Học sinh được đánh giá thông qua nội dung từng bài học, từng hoạt động giáo dục, từng bài học, đánh giá theo từng môn học và toàn diện theo mục tiêu giáo dục. Đánh giá không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà phải thực hiện trong cả quá trình. Việc đánh giá học sinh căn cứ các mốc thời điểm sẽ là khởi điểm cho giai đoạn giáo dục tiếp theo với các yêu cầu cao hơn về kiến thức, kỹ năng và năng lực thể hiện của học sinh. Việc kiểm tra thường xuyên và định kỳ sẽ hướng vào việc bám sát nội dung, mục tiêu của từng bài, từng chủ đề và mục tiêu của môn học ở từng học kỳ, lớp học và cấp học. Việc kiểm tra đánh giá phải minh bạch, chính xác, khách quan, công bằng phối hợp hợp lí các hình thức kiểm tra đánh giá như vấn đáp, thuyết trình, trình bày với việc sử dụng các loại hình câu hỏi đa dạng được tối ưu để có kết quả đánh giá khách quan qua đó khắc phục tình trạng học tủ, học lệch, học đối phó. Kiểm tra định kỳ (45 phút) là bài kiểm tra tích hợp gồm các kỹ năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ. Bài kiểm tra phải có ít nhất 02 dạng câu hỏi cho mỗi kỹ năng/phần với định hướng đánh giá năng lực ngôn ngữ toàn diện của học sinh. Tỷ lệ thành phần trong bài thi đảm bảo chênh lệnh không quá 5% giữa các kỹ năng. Số lượng câu hỏi mỗi bài kiểm tra từ 25 đến 40 câu đối với kiểm tra định kỳ và kiểm tra học kỳ căn cứ mức độ yêu cầu và độ khó của các câu hỏi. 4
- B. NỘI DUNG CHÍNH C. Phần I: Xác định mục tiêu, yêu cầu của kiểm tra kết quả học tập 1. Mục tiêu chung 1.1. Mục tiêu dạy học Việc dạy và học tiếng Anh ở THCS trước hết và quan trọng nhất là bám sát mục tiêu dạy học của môn học. Mục tiêu này được xác định trong chương trình môn tiếng Anh ở THCS. Cụ thể là: Dạy học môn tiếng Anh ở THCS nhằm giúp học sinh: Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết. Có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi. Có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hoá của một số nước nói tiếng Anh, từ đó có tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hoá và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh; biết tự hào, yêu quí và tôn trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc mình. Nói cụ thể hơn, mục tiêu dạy học tiếng Anh ở THCS nhằm vào hai yếu tố cơ bản: kĩ năng giao tiếp / kĩ năng ngôn ngữ và kiến thức ngôn ngữ. 1.2. Mục tiêu kiểm tra, đánh giá Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải bám sát mục tiêu dạy và học. Nói khác đi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cần tập trung vào hai yếu tố cơ bản: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập qua bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc và viết. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập qua kiến thức ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp (vừa thành mục riêng, vừa được lồng ghép trong các kĩ năng giao tiếp). Như vậy, năm thành tố cơ bản cần có trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là: nghe, nói, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ. Tỉ lệ giữa các thành tố trong kiểm tra và đánh giá là: nghe 20%, nói 20%, đọc 20%, viết 20% và kiến thức ngôn ngữ 20%. 2. Mục tiêu cụ thể của từng năm học (từ lớp 6 đến lớp 9) 2.1 Mục tiêu cần đạt về kĩ năng giao tiếp / kĩ năng ngôn ngữ Trên cơ sở mục tiêu chung dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông, chúng ta cần xác định mục tiêu cụ thể cho mỗi năm học lớp học. Những mục tiêu cụ thể đó được xác định trong chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình THCS. Mục tiêu cụ thể của mỗi năm học được thể hiện ở bốn yếu tố hay kĩ năng: nghe – nói đọc viết. Dưới đây là ví dụ về mục tiêu cụ thể của dạy và học tiếng Anh lớp 6. 5
- Hết lớp 6, học sinh có khả năng sử dụng những kiến thức tiếng Anh đã học trong phạm vi chương trình để ra: LỚP 6 Nghe: Nghe hiểu tiếng Anh sử dụng trong lớp học. Nghe hiểu đoạn văn ngắn (khoảng 6080 từ), đơn giản về các chủ điểm với nội dung ngôn ngữ được đề cập trong chương trình. Nói: Thực hiện các yêu cầu giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Anh trong và ngoài lớp học. Diễn đạt các nội dung giao tiếp đơn giản hàng ngày liên quan đến các chủ điểm và nội dung ngôn ngữ đã học trong chương trình. Đọc: Đọc hiểu nội dung chính các đoạn văn ngắn (khoảng 100 120 từ), đơn giản trong phạm vi các chủ điểm đã học trong chương trình. Đọc hiểu nội dung chính các văn bản trên cơ sở ngữ liệu đã học có kết hợp với suy luận và tra cứu từ điển. Viết: Viết có hướng dẫn các đoạn văn ngắn (khoảng 6070 từ) mô tả hoặc báo cáo tường thuật về các hoạt động của cá nhân hoặc lớp học trong khuôn khổ ngôn ngữ và chủ điểm của chương trình. Viết để phục vụ các nhu cầu giao tiếp cá nhân và xã giao đơn giản như điền vào phiếu cá nhân, bảng điều tra, viết thư cho bạn, Email ngắn……. Khi xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá trong mỗi năm học dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình THCS, cần tính đến ít nhất bốn yếu tố cơ bản là: (1) xác định rừ kĩ năng cần kiểm tra, (2) độ dài văn bản của bài kiểm tra, (3) nội dung bài kiểm tra (chủ điểm, chủ đề của bài kiểm tra), và (4) kiến thức ngôn ngữ sử dụng trong bài kiểm tra. Trong bốn yếu tố trên thì yếu tố (1) xác định mục tiêu kiểm tra, yếu tố (2) xác định độ dài bài kiểm tra yếu tố (3) và (4) xác định độ khó của bài kiểm tra. Ví dụ sau đây nói rõ hơn cách xác định mục tiêu kiểm tra ở lớp 6 với bốn yếu tố trên: Kĩ năng Độ dài văn bản Nội dung Kiến thức ngôn ngữ Nghe hiểu đoạn văn khoảng các chủ điểm trong nội dung ngôn ngữ trong 6080 từ chương trình chương trình Nói / nội dung giao tiếp các chủ điểm trong nội dung ngôn ngữ trong Diễn đạt đơn giản chương trình chương trình Đọc hiểu đoạn văn khoảng các chủ điểm trong nội dung ngôn ngữ trong 100120 từ chương trình chương trình Viết có đoạn văn khoảng các chủ điểm trong nội dung ngôn ngữ trong 6
- hướng 6070 từ chương trình chương trình dẫn Điểm chung của các yếu tố trên là: Các mục tiêu được xác định rừ ràng như nghe hiểu, nói hay diễn đạt, đọc hiểu, viết có hướng dẫn. Các nội dung bài nghe, nói, đọc, viết không nằm ngoài chủ điểm mà chương trình qui định Nội dung ngôn ngữ trong các bài nghe, nói, đọc, viết không nằm ngoài nội dung ngôn ngữ mà chương trình qui định. Sự khác biệt là ở chỗ độ dài các văn bản dùng trong kiểm tra các kĩ năng khác nhau trong đó nghe là khoảng 6080 từ , đọc là koảng khoảng 100120 từ và viết là khoảng 6070 từ. cho nghe, đọc và viết khác nhau. Khi so sánh mục tiêu kiểm tra giữa các năm học chúng ta thấy: Điểm chung là tất cả các kĩ năng được hình thành và phát triển xoay quanh những chủ điểm giao tiếp được lặp lại có mở rộng qua 4 năm học. Điểm khác biệt là có sự phát triển giữa độ khó (nội dung) và độ dài (hình thức) của các kĩ năng. Ví dụ với kĩ năng nói, ở lớp 6 học sinh diễn đạt các nội dung giao tiếp đơn giản hàng ngày, song các chủ điểm và nội dung ngôn ngữ ở lớp 9 được mở rộng và nâng cao hơn. Độ dài các kĩ năng giữa các năm học cũng khác nhau. Ví dụ với kĩ năng viết thì ở lớp 6 học sinh viết có hướng dẫn các đoạn văn ngắn (khoảng 6070 từ) ở lớp 7 là 7080 từ, lớp 8 là 8090 từ còn lớp 9 là 90100 từ. 2.2 Mục tiêu cần đạt về kiến thức ngôn ngữ Nếu như bốn kĩ năng giao tiếp là mục tiêu cuối cùng của dạy và học tiếng Anh và là yếu tố quan trọng nhất trong xác định mục tiêu kiểm tra kiến thức ngôn ngữ là phương tiện nhằm đạt đến mục tiêu giao tiếp hay là nội dung ngôn ngữ trong kiểm tra. Ví dụ: Nội dung ngôn ngữ được qui định trong chương trình lớp 6 là: LỚP 6: Tenses: present simple, present progressive, future simple Modal verbs: can / cannot, must / must not Whquestions: How? What? Where? Which? When? Why? Yes / No questions Imperatives: commands (positive / negative) Adjectives: comparatives and superlatives of adjectives Possessive case Personal pronouns Prepositions of position Partitives: a box of, a can of Indefinite quantifiers: some, any, a few, a little, lots, a lot of Adverbs of frequency: sometimes, usually Articles: a(n), the What about verbing …? Why don’t we ...? 7
- Nội dung ngôn ngữ được qui định trong chương trình lớp 6 chỉ ra rằng, các bài kiểm tra kĩ năng nghe, nói, đọc và viết ở lớp 6 phải nằm trong phạm vi kiến thức ngôn ngữ được nêu ở trên. Các bài kiểm tra tránh có các hiện tương ngôn ngữ không được qui định trong chương trình. Phần II: Xác định nội dung kiểm tra kết quả học tập của học sinh 1. Nội dung chung Nội dung dạy và học môn tiếng Anh ở THCS được xây dưng trên cơ sở 3 mạch nội dung cơ bản. Những mạch nội dung đó đồng thời là nội dung kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Các mạch nội dung đó là: Nội dung các chủ điểm Các kĩ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết Kiến thức ngôn ngữ: là hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp 2. Nội dung cụ thể 2.1 Nội dung các chủ điểm Nội dung cơ bản trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là các chủ điểm giao tiếp. Các chủ điểm được thể hiện trong cột thứ nhất (Thems/Topcs) của bảng chuẩn kiến thức, kĩ năng từng lớp (xem bảng bên dưới). với chủ điểm xuyên suốt chương trình từ lớp 6 đến lớp 9 là: Các vấn đề về cá nhân (Personal information) Các vấn đề về học tập và giáo dục (Education) Cộng đồng (Community) Sức khoẻ (Health) Vui chơi, giải trí (Recreation) Thế giới quanh ta (The world around us) Dưới các chủ điểm là hệ thống các chủ đề (Topic) có lặp lại và mở rộng qua các năm học. Nếu như chủ điểm đầu tiên của lớp 6 gồm ba chủ đề: Oneself, Friends, House and family thì cũng chủ điểm đó có ba chủ đề ở lớp 9: Friends, Clothing, Home village. Các kĩ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp được xây dựng xoay quanh các chủ điểm và chủ đề và nằm trong phạm vi khoảng 1.500 từ cơ bản. 2.2 Các kĩ năng giao tiếp / kĩ năng ngôn ngữ Các kĩ năng giao tiếp / kĩ năng ngôn ngữ được thể hiện trong cột thứ hai (Attainment targets iii) của bảng chuẩn kiến thức, kĩ năng. Kĩ năng giao tiếp được thể hiện bằng năng lực hay khả năng sử dụng ngôn ngữ thông qua các chức năng ngôn ngữ (Make and respond to introductions, Ask and respond to questions on personal preferences, Ask for and give information about the geography of one’s home country) hoặc các nhiệm vụ giao tiếp (Talk about a picnic in the country). Kĩ năng giao tiếp được thể hiện qua bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. 8
- Điều cần lưu ý trong xác định nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là mức độ trong thể hiện các kĩ năng. Ví dụ đối với lớp 9, HS nghe hiểu đoạn văn / đoạn hội thoại trong phạm vi 120 đơn vị từ vựng, đọc hiểu đoạn văn / đoạn hội thoại trong phạm vi 150180 đơn vị từ vựng và viết đoạn văn cú gợi ý trong phạm vi 80100 từ. 2.3 Kiến thức ngôn ngữ Kiến thức ngôn ngữ được thể hiện trong cột thứ ba (Language Focus iii) của bảng chuẩn kiến thức, kĩ năng. Kiến thức ngôn ngữ là hệ thống từ vựng và ngữ pháp tạo thành phương tiện hình thành kĩ năng ngôn ngữ. Kiến thức ngôn ngữ thể hiện giới hạn ngữ pháp và phạm vị từ vựng cho mỗi chủ đề trong năm học. Điều cần lưu ý là khi xõy dựng đề kiểm tra, ngườu ra đề không soạn các bài đọc, nghe, viết ngoài pham vị kiến thức ngôn ngữ được qui định trong chuẩn kiến thức và kĩ năng. Dưới đây là bảng chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 9 THCS. LỚP 9 Themes/ Attainment targets (ii) Language focus*(iii) Topics(i) 1.Personal Speaking Grammar: information Make and respond to Tenses: past simple, past introductions simple with wish, present Friends Ask and respond to questions perfect Clothing on personal preferences Used to Home village Ask for and give information The passive about the geography of one’s Prepositions of time home country Adverb clauses of result Talk about a picnic in the Vocabulary: country Words to describe the Describe directions / locations geography of a country: Listening climate, population, Listen to a monologue or a religions, languages, social dialogue of 100120 words for customs, habits general or specific information Words about clothing: Reading types/ styles, Read a dialogue or a passage colours,fashions, material, of 150180 words for general designs or specific information Words to describe the Writing country/ a trip to Write an argument letter with thecountry: natural a frame using suggested ideas landscapes, location, or word cues direction, outing activities Write an exposition of 80 9
- 100 words from picture and word cues 2. Education Speaking Grammar: Learning a Ask for and give information Direct and reported speech foreign language about language study / Reported questions, here language courses and now words with Express opinions / reported speech preferences Modal verbs with if Talk about methods of study Vocabulary: Listening Words to describe school Listen to monologues or settings, study dialogues within 100120 words courses, school life for general or specific Words to talk about information language study: timetables, Reading courses, subjects, ways of Read a dialogue or a passage learning, learning activities of 150180 words for general or specific information Writing Write a letter of enquiry within 80100 words following a model and an outline given 3. Community Speaking Grammar: The media Ask for and give opinions Tag questions Express agreement and Gerunds after some verbs: disagreement like, love, enjoy, dislike, Talk about the development hate, … and the use of the media, Vocabulary: especially the Internet Words to talk about the Listening media: history,development, Listen to a monologue or a different uses dialogue of 100120 words for Words to express opinions general or specific information about the media: like, Reading dislike, advantages, Read a dialogue or a passage disadvantages of 150180 words for general or specific information Writing Write to express opinions based on a model and guidelines given within 80100 words 4. Heath Speaking Grammar: Healthy Ask for and give reasons Conditional sentences: 10
- environment Persuade type 1 Saving Show concern Adjective + that clause energy Make and respond to Adverb clauses of reason: suggestions as, because Talk about the problems of Connectives: and, but, environment pollution because, or, so, and solutions to the problems therefore, however Talk about the problems of Phrasal verbs energy waste and solutions to Suggest + verbing the problems Suggest (that)+ subject + Listening should Listen to a monologue or a Vocabulary: dialogue of 100120 words for Words to talk about the general or specific information environment around Reading students' life: problems, Read a dialogue or a passage conservation activities, of 150180 words for general solutions, activities to or specific information protect the environment Writing Words to talk about energy Write a letter of complaint of waste problems around 80100 words using frame and students’life and solutions idea cues to save energy Write a speech of 80100 words based on suggested frame and idea cues 5. Recreation Speaking Grammar: Celebrations Give and respond to Adverb clauses of compliments concession: although / Describe events though Talk about popular Relative pronouns and celebrations in Viet Nam and relative clauses (defining in other countries and nondefining) Express opinions on different events Vocabulary: Listening Words to describe popular Listen to a monologue / celebrations in dialogue of 100120 words for different countries: Tet, general or specific information Easter, Christmas, Mid Reading Autumn Festival, Wedding, Read a dialogue or a passage of Passover, Father’s Day, … 150180 words for general or Words to express specific information compliments, feelings and Writing opinions on related topics Write a letter to a pen pal within 80100 words based on 11
- a suggested outline and ideas cues 6. The world Speaking Grammar: around us Make predictions Relative pronouns Natural Talk about the weather Relative clauses (defining disasters forecast and nondefining) Life on other Describe events Modal: may / might planets Talk about assumptions Conditional sentences: Talk about possibility type 1 and type 2 Name and describe natural Vocabulary: disasters Words to talk about Listening natural disasters: Listen to a monologue or earthquakes, tidal waves, dialogue of 100120 words for typhoons, volcanoes, general or specific information tornadoes, snow storms, … Reading Words to talk about the Read a dialogue or a passage weather forecast and of 150180 words for general preparations for natural or specific information disasters Writing Words to talk about life on Write a story of 80100 words other planets based on picture / word cues or Words to describe UFOs prompts and other alien events on the Write an exposition of 80100 Earth and other planets words based on pictures / word cues or prompts Trên cơ sở chuẩn kiến thức và kĩ năng, giáo viên dễ dàng xác định nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Ví dụ muốn xác định nội dung kiểm tra các bài học trong chủ điểm 6 lớp 9, khi tra chuẩn kiến thức, kĩ năng ở bảng trên, giáo viên có thể xác định được: (i) Chủ điểm The world around us kiểm tra: (ii) Chủ đề của Natural disasters bài kiểm tra: Life on other planets (iii) Các năng Make predictions lực cần kiểm Talk about the weather forecast tra: Describe events Talk about assumptions Talk about possibility Name and describe natural 12
- (iv) Mức độ, Talk about the above mentioned competetncies yêu cầu kiểm Listen to a monologue or dialogue of 100120 words for tra: general or specific information Read a dialogue or a passage of 150180 words for general or specific information Write a story of 80100 words based on picture / word cues or prompts Write an exposition of 80100 words based on pictures / word cues or prompts (v) Kiến thức Relative pronouns ngữ pháp cần Relative clauses (defining and nondefining) kiểm tra: Modal: may / might Conditional sentences: type 1 and type 2 (vi) Phạm vi từ Words to talk about natural disasters: earthquakes, tidal vựng cần kiểm waves, typhoons, volcanoes, tornadoes, snow storms, … tra: Words to talk about the weather forecast and preparations for natural disasters Words to talk about life on other planets Words to describe UFOs and other alien events on the Earth and other planets Với xu hướng sử dụng một chương trình và nhiều tài liệu dạy học như hiện nay thì kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo chuẩn là việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên. Ưu điểm nổi bật của việc xác định nội dung kiểm tra, đánh giá dựa vào chuẩn là nhằm đảm bảo sự công bằng trong kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh. Mặt khác điều này còn giúp học sinh không học tủ, học lệch hay quá phụ thuộc vào sách giáo khoa khi kiểm tra. Tuy nhiên, việc xác định nội dung kiểm tra bỏm sỏt chuẩn là việc làm mới, đòi hỏi giáo viên phải hiểu nội dung cơ bản của chuẩn kiến thức và kĩ năng. Phần III: Phân loại bài kiểm tra kết quả học tập Có nhiều cách phân loại bài kiểm tra. Chúng ta đề cập đến ít nhất ba cách phân loại bài kiểm tra sau đây. 1. Phân loại bài kiểm tra theo hoạt động giao tiếp Theo quan điểm giao tiếp trong dạy và học ngoại ngữ thì việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần tập trung vào hai mặt: (i) kiểm tra các kĩ năng ngôn ngữ và (ii) kiểm tra các kiến thức ngôn ngữ. 1.1 Kiểm tra kĩ năng ngôn ngữ Kiểm tra các kĩ năng ngôn ngữ hay còn gọi là kiểm tra kĩ năng giao tiếp là hình thức kiểm tra trực tiếp (Direct testing) bao gồm hai loại: (i) kiểm tra khả năng nhận 13
- biết thông tin (gồm nghe hiểu và đọc hiểu) và (ii) kiểm tra khả năng truyền đạt thông tin (gồm nói và viết). 1.2 Kiểm tra kiến thức ngôn ngữ Kiểm tra kiến thức ngôn ngữ hay còn gọi là kiểm tra gián tiếp (Indirect testing) gồm ba loại cơ bản là: kiểm tra ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Khi kiểm tra kiến thức ngôn ngữ cần lưu ý: Kiểm tra từng mặt của nội dung ngôn ngữ (Discretepoint testing) như từng hiện tượng từ vựng hay ngữ pháp. Ví dụ: tính từ hay động từ, câu điều kiện hay câu gián tiếp, ... Kiểm tra tích hợp các nội dung ngôn ngữ (Integrative testing) như kiểm tra tổng hợp các hiện tượng từ vựng hoặc ngữ pháp. Ví dụ: kiểm tra xen kẽ giữa động từ, tính từ, trạng từ, .. giữa câu điều kiện, câu trực tiếp/gián tiếp, ... Như vậy các hình thức kiểm tra cơ bản ở THCS gồm: Kiểm tra kĩ năng nói Kiểm tra kĩ năng nghe hiểu Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu Kiểm tra kĩ năng viết Kiểm tra kiến thức ngôn ngữ (chủ yếu là từ vựng và ngữ pháp) 2. Phân loại bài kiểm tra dựa vào hoạt động dạy và học trên lớp Khi thực hiện quá trình dạy và học trên lớp, chúng ta thường kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh qua hai phuơng thức cơ bản: thường xuyên và định kỳ thông qua các hình thức như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết (45 phút), kiểm tra học kỳ. Cụ thể là: 2.1 Kiểm tra miệng (Oral test) Cần được thực hiện thường xuyên qua các giờ học trong suốt quá trình dạy học và chủ yếu kiểm tra kĩ năng nói của học sinh. Nội dung kiểm tra miệng cần dựa vào khả năng ngôn ngữ trong phạm vi các chủ đề của bài học dưới hình thức đối thoại (với bạn học hoặc với giáo viên) hoặc độc thoại. 2.2 Kiểm tra 15 phút (Fifteenminute test) Nhằm kiểm tra một trong 3 kĩ năng: nghe, đọc, viết. Nội dung kiểm tra cần bám sát khả năng ngôn ngữ thuộc phạm vi chủ đề và trong phạm vi các kiến thức ngôn ngữ trong chủ đề đó. Việc lựa chọn kĩ năng kiểm tra (kiểm tra kĩ năng nghe, đọc hay viết) phụ thuộc vào thực tiễn dạy học và cần thay đổi qua mỗi lần kiểm tra. Độ dài và độ khó của bài kiểm tra do chuẩn kiến thức, kĩ năng qui định trong chương trình (cột ii). 2.3 Kiểm tra 45 phút (Fortyfive minute test) Cần được tiến hành sau một chủ điểm. Nội dung kiểm tra cần bám sát khả năng ngôn ngữ trong phạm vi chủ điểm và bao gồm ba kĩ năng (nghe, đọc, viết) và kiến thức ngôn ngữ. Mỗi nội dung cần đề cập đến một chủ đề khác nhau của mỗi chủ điểm. Độ khó của bài kiểm tra do chuẩn kiến thức, kĩ năng qui định trong chương 14
- trình độ dài của mỗi bài nghe và đọc thường ngắn hơn các bài nghe và đọc trong kiểm tra 15 phút. Kiến thức ngôn ngữ do chuẩn chương trình qui định. 2.4 Kiểm tra cuối học kì (Term test) Được tiến hành sau mỗi học kì. Nội dung kiểm tra cần bao gồm nhiều chủ điểm trong một học kì. Cũng giống như kiểm tra một tiết, mỗi bài kiểm tra học kì cần có bốn phần trong đó có ba kĩ năng (nghe, đọc, viết) và các kiến thức ngôn ngữ. Mỗi phần cần đề cập đến một chủ điểm khác nhau của một học kì. Tóm lại, chúng ta có các hình thức kiểm tra trên lớp và loại hình kiểm tra cơ bản sau: Loại bài kiểm tra Loại hình Yêu cầu Kiểm tra miệng Nói Trong mỗi tiết học Kiểm tra 15 phút Nghe hoặc Đọc hoặc Viết Sau mỗi chủ đề Kiểm tra 45 phút Nghe + Đọc + Viết + Kiến Sau mỗi chủ điểm thức ngôn ngữ Kiểm tra cuối học kì Nghe + Đọc + Viết + Kiến Sau nhiều chủ điểm thức ngôn ngữ 3. Phân loại bài kiểm tra theo loại hình thức kiểm tra, đánh giá Trắc nghiệm là một trong những định hướng cơ bản của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS khi học môn tiếng Anh trường THCS. Hình thức này vừa giúp kiểm tra các kĩ năng giao tiếp vừa kiểm tra kiến thức ngôn ngữ. Có hai hình thức kiểm tra cơ bản: Trắc nghiệm khách quan và tự luận. 3.1 Tự luận Tự luận (TL) là hình thức kiểm tra cho phép học sinh tự do trả lời một vấn đề được đặt ra dựa trên cơ sở các kiến thức, thông tin đã biết và sắp xếp, diễn đạt các thông tin theo ý riêng của mình. Tự luận thường được dùng để kiểm tra kĩ năng nói và viết. Đôi khi hình thức này có thể dùng để kiểm tra kĩ năng nghe hiểu và đọc hiểu hoặc kiến thức ngôn ngữ. 3.2 Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) là lọai bài kiểm tra trong đó các câu hỏi đề ra có một số phương án trả lời đã được cung cấp sẵn và chỉ có một phương án đúng và học sinh phải chỉ ra được phương án đúng đó. Nếu học sinh phải viết câu trả lời thì đó là những thông tin rất ngắn gọn và duy nhất đúng. Hình thức trắc nghiệm khách quan thường dùng kiểm tra hai kĩ năng đọc hiểu và nghe hiểu và kiểm tra kiến thức ngôn ngữ (gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Chúng ta có bảng tóm tắc các hình thức trắc nghiệm trong các bài kiểm ở bảng sau: Loại bài kiểm tra Loại hình Hình thức Kiểm tra miệng Nói TL 15
- Kiểm tra 15 phút Nghe hiểu TNKQ hoặc Đọc hiểu TNKQ hoặcViết TL Kiểm tra 45 phút + Nghe + Đọc TNKQ/TL Kiểm tra cuối học kì + Viết TNKQ/TL + Kiến thức ngôn ngữ TL TNKQ/TL Một số bài tập dùng kiểm tra trắc nghiệm khách quan được sở dụng khá phổ biến là: Dạng câu ghép đôi (Matching items). Dạng điền khuyết (supply items) Dạng câu trả lời ngắn (short answers) Dạng câu đúng/sai (True/False questions) Dạng câu hỏi đa lựa chọn (MCQs) Phần IV: Qui trình ra đề kiểm tra 1. Xác định mục tiêu bài kiểm tra Đây là khâu quan trọng nhất của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc làm này giúp kiểm tra, đánh giá đúng tình hình học tập của học sinh mặt khác tránh làm sai lệch qui trình dạy và học môn học. Có ba mức độ xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. 1.1 Mục tiêu chung Mục tiêu kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh phải xuất phát từ mục tiêu dạy học môn học. Nói khác đi, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải dựa vào mục tiêu dạy học chung của môn học ở THCS, đó là: (i) kiểm tra kĩ năng giao tiếp, (ii) kiến thức ngôn ngữ và (iii) những hiểu biết về đất nước, con người và nền văn hoá của các nước nói tiếng Anh. 1.2 Mục tiêu từng lớp Đối với mỗi lớp học, mục tiêu kiểm tra, đánh giá phải dựa vào mục tiêu, yêu cầu cụ thể của từng lớp. 1.3 Mục tiêu từng bài kiểm tra Mục tiêu của mỗi bài kiểm tra cần được xác định theo chuẩn kiến thức, kĩ năng tại thời điểm kiểm tra. Nghĩa là người ra đề kiểm tra phải nắm được mục tiêu, yêu của các kĩ năng cần đạt tại thời điểm kiểm tra ở mỗi lớp. Ví dụ khi xây dung bài kiểm tra chủ điểm 1 của lớp 6, giáo viên cần xem xột: 16
- (i) Mức độ nói của học sinh là: Greet people, Say goodbye, Identify oneself and others, Introduce oneself and others, .. (ii) Với kĩ năng đọc, giáo viên cần xác định học sinh: Listen to a monologue or a dialogue of 4060 words for general information, (iii) với kĩ năng đọc học sinh cần: Read dialogues of 5070 words for general information. (iv) với kĩ năng viết, học sinh cần: Write about yourself, your family or friends within 4050 words using suggested idea, words or picture cues 2. Xác định nội dung bài kiểm tra Nội dung kiểm tra cần bám sát mục tiêu và yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng có trong chương trình môn học trước hoặc tại thời điểm kiểm tra. Khi xác định nội dung bài kiểm tra, giáo viên cần thấy rõ 3 yếu tố quan trọng: (i) Nội dung chủ điểm, chủ đề, (ii) khả năng ngôn ngữ và (iii) trọng tâm ngôn ngữ như đã nêu trong phần chuẩn kiến thức và kĩ năng. Ví dụ khi kiểm tra chủ điểm 1, tiếng Anh 9, giáo viên cần xác định: 2.1 Nội dung chủ điểm, chủ đề Nội dung chủ điểm là chủ điểm cần xác định cho mỗi bài kiểm tra. Nội dung chủ đề là chủ đề được đề cập trong bài kiểm tra. Ví dụ khi kiểm tra chủ điểm 1, tiếng Anh 9, giáo viên cần xác định: Nội dung chủ điểm: Personal information Nội dung chủ đề: Friends, Clothing, Home village 2.2 Nội dung giao tiếp hay năng lực ngôn ngữ Nội dung giao tiếp hay năng lực ngôn ngữ của chủ điểm 1, tiếng Anh 9 là: Attainment targets Speaking Students will be able to: Make and respond to introductions Ask and respond to questions on personal preferences Ask for and give information about the geography of one’s home country Talk about a picnic in the country Describe directions / locations Listening Students will be able to: Listen to a monologue or a dialogue of 100120 words for general or specific information Reading Students will be able to: Read a dialogue or a passage of 150180 words for general or specific information Writing Students will be able to: Write an argument letter with a frame using suggested ideas or word cues Write an exposition of 80100 words from picture and word cues 17
- 2.3 Trọng tâm ngôn ngữ hay kiến thức ngôn ngữ Trọng tâm ngôn ngữ của chủ điểm một gồm từ ngữ phỏp và từ vựng (Grammar và Vocabulary). Đó là: Language focus* Grammar: Tenses: past simple, past simple with wish, present perfect Used to The passive Prepositions of time Adverb clauses of result Vocabulary: Words to describe the geography of a country: climats, population, religions, languages, social customs, habits Words about clothing: types/ styles, colours, fashions, material, designs Words to describe the country/ a trip to the country: natural landscapes, location, direction, outing activities 3. Xác định cấu trúc bài kiểm tra Mỗi loại bài kiểm tra có cấu trúc riêng. Cụ thể là: Bài kiểm tra nói (TL) là những câu hỏi trực tiếp liên quan đến chủ đề của bài học và thường có các gợi ý về nội dung hoặc ngôn ngữ. Vì thời gian dành cho kiểm tra miệng có hạn nên đơn vị kiểm tra thường là 5 ý. Đối với bài kiểm tra 15 phút (nghe TNKQ, đọc TNKQ, viếtTL) thời gian thường dài hơn nên bài nghe và đọc nên có 510 đơn vị kiểm tra (thường là 10 đơn vị), bài viết nên khoảng 5 ý cần viết. Đối với bài kiểm tra một tiết và học kì, mỗi bài kiểm tra có 4 nội dung: nghe TNKQ, đọc TNKQ, viếtTL và kiến thức ngôn ngữTNKQ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đa dạng hình thưc câu hỏi trong một bài kiểm tra (không phải cho một bài thi), đôi khi có thể thiết kế loại câu hỏi tự luận (TL) thay cho loại câu hỏi tắc nghiệm khách quan (TNKQ) trong nội dung nghe hiểu và đọc hiểu. Thời gian kiểm tra 45 phút cho 4 nội dung là ngắn nên các đợn vị kiểm tra mỗi bài ít hơn so với kiểm tra 15 phút. Cấu trúc bài thường là: nghe 5 đơn vị KT, đọc 5 đơn vị KT, viết 5 đơn vị KT và ngôn ngữ 10 đơn vị KT. Ta có thể có bảng tóm tắt sau: Loại bài kiểm tra Loại hình Hình thức Đơn vị nội dung KT Kiểm tra miệng Nói TL 5 Kiểm tra 15 phút Nghe TNKQ 510 hoặc Đọc TNKQ 510 hoặc Viết TL 5 Kiểm tra 1 tiết +Nghe TNKQ/TL 5 hoặc cuối học kì + Đọc TNKQ/TL 5 + Viết TL 5 18
- + Kiến thức NN TNKQ 10 4. Xây dựng ma trận đề kiểm tra Ma trận đề kiểm tra cần được xác định trước khi soạn bài kiểm tra. Ma trận giúp chúng ta hình dung loại bài kiểm tra, nội dung kiểm tra, số lượng các nội dung kiểm tra, mức độ yêu cầu của mỗi nội dung và số điểm cho các nội dung đó. Một ma trận bài kiểm tra 1 tiết và học kì thường gồm một bảng có các cột dọc và ngang. Cột dọc chỉ các nội dung kiểm tra bao gồm kĩ năng hay kiến thức ngôn ngữ. Có ba kĩ năng nghe, đọc viết và kiến thức ngôn ngữ cho bài kiểm tra 1 tiết hay học kì. Các cột ngang chỉ (i) mức độ của các câu hỏi (nhận biết, thông hiểu hay vận dụng), (ii) các loại câu hỏi trong mỗi mức độ (khách quan hay tự luận, (iii) số câu hỏi cho mỗi nội dung (5 hay 10) và (iv) số điểm cho các câu hỏi đó. Cột dọc và cột ngang cuối cùng trong ma trận chỉ số câu hỏi và số điểm của mỗi nội dung kiểm tra và tổng số câu hỏi và số điểm của cả bài. Ví dụ: Thiết lập ma trận kiểm tra (2 chiều) Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL I. Listening 5 5 2,5 2,5 II. Reading 5 5 2,5 2,5 III. Language 10 10 focus 2,5 2,5 IV. Writing 5 5 2,5 2,5 Tổng 10 10 5 25 2,5 5,0 2,5 10 Lưu ý: Chữ số phía trên bên trái trong mỗi ô là số l ượng câu hỏi, chữ số ở gốc phải phía dưới là tụng số điểm cho các câu ở ô đó. Chữ viết tắt: TN/TNKQ = Trắc nghiệm khách quan; TL = Tự luận 5. Đánh giá, cho điểm Khi ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần lưu ý đến sự cân đối về kĩ năng ngôn ngữ và kiến thức ngôn ngữ trong các bài kiểm tra trong nội bộ mỗi bài kiểm tra. Nói khác đi, việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh phải bao hàm cả bốn kỹ năng ngôn ngữ là nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ là ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Nếu tổng số phần kiểm tra là 100% thì tỷ lệ chung cho kiểm tra và đánh giá: nghe 20%, nói 20%, đọc 20%, viết 20% và kiến thức ngôn ngữ 20%. Loại bài kiểm tra và số điểm như sau: 19
- Loại Loại hình Hình thức Đơn vị nội Số điểm bài kiểm dung KT tra KT Nói TL 5 10 miệng KT 15 Nghe TNKQ 510 10 phút hoặc Đọc TNKQ 510 10 hoặc Viết TL 5 10 KT 45 Nghe TNKQ/TL 5 2,5 phút và + Đọc TNKQ/TL 5 2,5 cuối học + Viết TL 5 2,5 kì + Kiến thức NN TNKQ/TL 10 2,5 6. Xác định hình thức bài kiểm tra Khi thiết kế bài kiểm tra, đặc biệt các bài kiểm tra 1 tiết và cuối học kì, cần lưu ý một số vấn đề như: Cần nêu rõ thời gian làm bài và điểm cho mỗi bài tập. Bài kiểm tra cần có cấu trúc rõ ràng, nên theo trật tự: nghe, đọc, kiến thức ngôn ngữ và sau cùng là viết. Tiêu đề mỗi bài tập cần ngắn gọn, rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu. Lời cho bài nghe tốt nhất là được ghi âm sẵn. Nếu không được ghi âm, giáo viên phải đọc lời bài nghe chính xác và với tốc độ bình thường. Trong t rường hợp đó nên tránh soạn bài nghe dạng đối thoại để không nhầm lẫn giữa các vai khi đọc. Nên yêu cầu học sinh làm bài vào ngay bài kiểm tra để tránh phải chép lại bài tập hoặc bài làm. Cần lưu ý: Khi xõy dựng bài kiểm tra 45 phỳt và kiểm tra cuối học kỡ, GV chỳ ý đến bốn yếu tố cơ bản: (i) Xác định mục tiêu bài kiểm tra (mục tiêu nghe, đọc, viết, kiến thức ngôn ngữ) (ii) Xây dựng ma trận cho bài kiểm tra (chủ đề, mức độ, biểu điểm) (iii) Biờn soạn nội dung bài kiểm tra (nghe, đọc, viết, kiến thức ngôn ngữ) (iv) Đáp án và hướng dẫn chấm Phần V: Loại hình bài tập dùng cho bài kiểm tra Khi đã xác định được cấu trúc bài kiểm tra, giáo viên có thể chọn các bài tập thích hợp để kiểm tra các kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ. Các loại hình bài tập dựng cho kiểm tra gồm: Hình Dạng bài tập thức KT A. Nói Hội thoại với bạn theo chủ đề Hội thoại với giáo viên theo chủ đề Nói theo chủ điểm/chủ đề 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tiếng Anh cấp THPT - Nội dung bồi dưỡng 2: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh THPT theo hướng tích cực
43 p | 45 | 7
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non; giáo viên phổ thông; giáo viên GDTX, GD-DN năm học 2016-2017: Đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển GD&ĐT
51 p | 52 | 6
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lí THPT
41 p | 28 | 6
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở - Nội dung bồi dưỡng 2: Một số hình thức tổ chức dạy học phân hóa đối tượng môn Toán ở trường trung học cơ sở
70 p | 31 | 6
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cấp Tiểu học năm học 2017-2018 - Nội dung: Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập hình huống
52 p | 41 | 5
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông - Nội dung bồi dưỡng 2: Dạy học phân hóa môn Toán trung học phổ thông
56 p | 34 | 5
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Hóa học THPT năm học 2016-2017 - Chuyên đề 2: Một số kĩ thuật, phương pháp dạy và học tích cực
58 p | 40 | 5
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Địa lí cấp THPT năm học 2016-2017: Sử dụng di sản trong dạy học môn Địa lí cấp THPT
54 p | 31 | 4
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Sinh học THPT: Những kiến thức cơ bản về sinh lý máu - hệ tuần hoàn (phần 1) phục vụ giảng dạy sinh học THPT
50 p | 48 | 4
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Hóa học cấp THCS năm học 2016-2017
60 p | 32 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THCS môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp
46 p | 38 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử cấp THPT năm học 2013-2014
43 p | 22 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 - Chuyên đề: Dạy học chương trình giáo dục địa phương môn Lịch sử THCS theo tài liệu biên soạn của Sở Giáo dục và Đào tạo
42 p | 33 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Địa lí cấp THCS: Hướng dẫn sử dụng tài liệu giáo dục địa phương Quảng Bình môn Địa lí
43 p | 32 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử cấp THCS năm học 2016-2017
44 p | 29 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên - Chuyên đề: Kỹ thuật dạy học tích cực
34 p | 35 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 môn Công nghệ
39 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn