intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và khai thác cao su - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị

Chia sẻ: Tùy Duyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

98
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình “Trồng và khai thác cao su” gồm 5 bài. Nội dung cụ thể của từng bài như sau: Bài 1 - Giới thiệu về cây cao su, bài 2 - Sản xuất cây giống, bài 3 - Chuẩn bị đất trồng, bài 4 - Trồng và chăm sóc, bài 5 - Khai thác mủ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và khai thác cao su - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ<br /> <br /> ---o0o---<br /> <br /> TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ<br /> KỸ THUẬT TRỒNG VÀ KHIAI THÁC CAO SU<br /> (Dùng cho trình độ dưới 3 tháng )<br /> <br /> Đơn vị biên soạn:<br /> Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị<br /> Năm 2012<br /> <br /> Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo<br /> nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp<br /> và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng<br /> người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác, trình độ văn hoá và kinh nghiệm<br /> sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung<br /> cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.<br /> Trong điều kiện hiện nay, trồng mới cao su vẫn còn hấp dẫn do giá trị gia tăng<br /> của nó cao hơn một số cây trồng khác. Tăng diện tích trồng mới cao su dĩ nhiên là<br /> phải trồng cao su ở những vùng sinh thái mới với những khó khăn hơn về điều kiện<br /> phát triển và chi phí lớn hơn. Cao su là cây công nghiệp dài ngày có nhiều ưu thế hơn<br /> so với các cây công nghiệp khác như Cà phê, Hồ tiêu, là cây thích ứng rộng với nhiều<br /> loại đất trên vùng đồi như đỏ Bazan, đất sỏi cơm, đất pha cát...; là cây chịu hạn tốt<br /> không cần phải tưới nước, quy trình sản xuất đơn giản, chu kỳ sản xuất dài (30-40<br /> năm); là cây lấy mủ từ thân nên năng suất, sản lượng tương đối ổn định ít chịu tác<br /> động của khí hậu thời tiết, ít sâu bệnh. Thời gian khai thác 9 - 10 tháng/năm tạo nguồn<br /> thu bền vững cho người nông dân quanh năm. Cao su ít tàn phá đất sau khi hết chu kỳ<br /> kinh doanh. Do đó cây cao su có thể phát triển rộng khắp và mang lại hiệu quả kinh tế<br /> cao trên các vùng đồi các huyện của tỉnh ta.<br /> Để đáp ứng với nhu cầu thực tế, chúng tôi tiến hành biên soạn giáo trình “ Trồng<br /> và khai thác cao su” Bộ giáo trình gồm 05 bài<br /> Bài 1: Giới thiệu về cây cao su.<br /> Bài 2: sản xuất cây giống.<br /> Bài 3: Chuẩn bị đất trồng .<br /> Bài 4: Trồng và chăm sóc<br /> Bài 5: Khai thác mủ..<br /> Giáo trình này sẽ được sử dụng từ 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Giáo viên<br /> dạy nghề dựa trên cơ sở của giáo trình để soạn giáo án cho phù hợp. Dù đã cố gắng<br /> nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, bất cập. Vì vậy trong quá trình sử dụng đề<br /> nghị các trung tâm, đơn vị tham gia dạy nghề góp ý để giáo trình hoàn thiện hơn.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị<br /> <br /> Bài 1<br /> GIỚI THIỆU VỀ CÂY CAO SU<br /> I/ Nguồn gốc, lịch sử phát triển cây cao su ở Việt Nam<br /> Cây Cao su có tên gốc là cây Hêvê (Hévéa) mọc dọc theo sông Amazone ở Nam<br /> Mỹ và các vùng kế cận, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo. Cây Cao su được nhập vào<br /> nước ta năm 1897, trải qua 110 năm cây cao su ở Việt Nam đã trở thành cây công<br /> nghiệp có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm chính của cây Cao su là mủ cao su được dùng<br /> làm nguyên liệu chủ yếu cho nhiều ngành công nghiệp; bên cạnh đó, sản phẩm phụ của<br /> cây cao su như hạt cao su cho tinh dầu quý, gỗ cao su làm nguyên liệu giấy, làm hàng<br /> mộc phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu …, cây cao su còn có vị trí quan trọng<br /> trong việc bảo vệ đất và cân bằng sinh thái.<br /> Việt Nam là nước xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ tư sau Thái Lan,<br /> Indonesia và Malaysia. Lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu năm 2005 đạt 587.000 tấn,<br /> trị giá 804 triệu USD, năm 2006 đạt 690.000 tấn, trị giá 1,27 tỷ USD và là mức cao nhất<br /> từ trước đến nay. Với kết quả này, cao su đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu có<br /> giá trị xếp thứ hai sau gạo trong năm 2005, chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của<br /> Việt Nam. Điều này cho thấy tiềm năng kinh tế đem lại từ cây cao su là rất lớn.<br /> Hiện nay với khuynh hướng mở rộng diện tích trồng cao su trên hầu khắp các tỉnh<br /> miền Trung, nhiều Công ty cao su mới tại các tỉnh từ Tuy Hoà đến Nghệ An đã được<br /> thành lập. Bên cạnh đó, cao su tiểu điền với công nghệ sơ chế mủ đơn giản và<br /> hoàn thiện đã và đang được khuyến khích phát triển tại nước ta. Lợi ích của sự<br /> đẩy mạnh phát triển này nhằm tận dụng nguồn tiềm năng đất đai sẵn có, nhân lực dồi<br /> dào và sự ổn định dân cư trong các vùng đồi, núi. Chủ trương của chính phủ diện<br /> tích cao su của nước ta có thể nâng lên đến 700.000 ha trong đó những vùng chủ yếu<br /> để mở rộng diện tích là Tây Nguyên và duyên hải miền Trung Việt Nam.<br /> II/Tình hình phát triển cây cao su ở Quảng Trị và định hướng phát triển cao<br /> su ở Quảng Trị đến năm 2015<br /> Quảng Trị là tỉnh thuộc miền Trung, có điều kiện khí hậu, đất đai, nhân lực... rất<br /> thuận lợi để phát triển cây co su. Chính vì thế mà trong chủ trương chuyển dịch cơ cấu<br /> cây trồng của tỉnh thì cây cao su được đặc biệt quan tâm và được xem là cây công<br /> nghiệp dài ngày chủ lực của tỉnh. Trong những năm qua diện tích trồng cao su có xu<br /> hướng tăng được thể hiện qua bảng.<br /> Tình hình sản xuất cao su ở Quảng Trị<br /> Chỉ tiêu<br /> Diện tích<br /> Diện tích thu<br /> Sản lượng<br /> Năm<br /> trồng ( ha)<br /> hoạch (ha)<br /> (1000 tấn)<br /> 2008<br /> 13713.6<br /> 8227.3<br /> 13554.1<br /> 2009<br /> 14558.9<br /> 8580.3<br /> 13163.7<br /> 2010<br /> 16288.9<br /> 9107.1<br /> 14429.0<br /> <br /> 3<br /> <br /> Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị<br /> <br /> 2011<br /> 18091.7<br /> 9697.3<br /> 12630.2<br /> Tính đến cuối năm 2009 tổng diện tích cao su trên địa bàn tỉnh là 14.240ha (cả<br /> đại điền và tiểu điền),; trong đó có 10.323 ha là cao su tiểu điền, còn lại là diện tích<br /> cao su đại điền do Công ty cao su Quảng Trị và Công ty cổ phần Nông sản Tân Lâm<br /> quản lý. Trong đó diện tích cao su đã đưa vào kinh doanh: 8.620 ha, sản lượng: 14.345<br /> tấn. Doanh thu ước đạt 502 tỷ đồng ( tính theo đơn giá 35 tr. đ/tấn ).<br /> Vùng có diện tích trồng cao su lớn như huyện Vĩnh Linh năm 2011 toàn huyện có<br /> diện tích 6861 ha, huyện có diện tích trồng cao su lớn thứ 2 đó là Gio Linh với diện tích<br /> năm 2011 là 6220,4 ha. Bên cạnh đó trong những năm trở lại đây diện tích trồng cao su<br /> tiểu điền cũng phát triển rất đáng kể và phát triển ở các huyện Cam Lộ, Triệu Phong,<br /> Hướng Hóa…<br /> Từ năm 2011 huyện Hướng Hóa đã trồng được 172 ha cao su tiểu điền, chủ yếu tại xã<br /> Thanh và xã Thuận. Theo kế hoạch, trong năm 2012, huyện Hướng Hóa sẽ tiếp tục mở rộng diện<br /> tích trồng cao su thêm 1.500 ha, trong đó 500 ha cao su tiểu điền và 1.000 ha cao su đại điền.<br /> Là đơn vị tiên phong trong phong trào phát triển cao su tiểu điền, ngay từ năm<br /> 1994, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị đã đưa cây cao su vào trồng trên diện tích rộng.<br /> Với những chính sách tạo thuận lợi cho người dân trong việc cấp đất, giúp các hộ được<br /> vay vốn bù lãi suất, mở các lớp tập huấn về chăm sóc, khai thác cây cao su. Đến nay,<br /> toàn huyện có hơn 6.000 ha, trong đó 4500 ha đã đưa vào khai thác, cho sản lượng hơn<br /> 7.000 tấn mủ, đạt giá trị hơn 180 tỷ đồng, chiếm 50% giá trị kinh tế nông nghiệp trên<br /> địa bàn.<br /> Thực tế cho thấy, với hơn 14.500 ha cao su tiểu điền được trồng, đã thực sự làm thay<br /> đổi cuộc sống của hàng vạn hộ gia đình ở Quảng Trị. Tỉnh xác định đây là loại cây mang lại<br /> lợi ích nhiều cho người dân và phấn đấu đến năm 2015 nâng diện tích trồng cao su tiểu điền<br /> lên 20.000ha. Để đạt được chỉ tiêu này, Sở NN và PTNT cho biết: trước hết, ngành sẽ tổ<br /> chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, trong đó chú trọng chuyển những diện tích<br /> đất trồng rừng và các loại cây khác hiệu quả thấp sang trồng cao su. Bên cạnh đó, tiếp tục có<br /> chính sách hỗ trợ sản xuất, quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt là<br /> chính sách về tín dụng, cho vay ưu đãi vốn trong thời gian từ khi trồng cho đến khi đưa cao<br /> su vào khai thác.<br /> Hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường<br /> Cao su là một trong những cây công nghiệp dài ngày, đã được Bộ nông nghiệp &<br /> PTNT ra quyết định công nhận là cây đa mục tiêu. Đối với Quảng Trị cây cao su là cây<br /> công nghiệp dàI ngày chủ lực có nhiều tiềm năng lợi thế, đã được khẳng định trong mấy<br /> chục năm qua. Cao su là cây có lợi ích tổng hợp cả về nông nghiệp, lâm nghiệp và hiệu quả<br /> kinh tế, là cây tạo việc làm ổn định, xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân.<br /> - Về nông nghiệp: Cao su là cây công nghiệp dài ngày có nhiều ưu thế hơn so<br /> với các cây công nghiệp khác như Cà phê, Hồ tiêu, là cây thích ứng rộng với nhiều<br /> <br /> 4<br /> <br /> Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị<br /> <br /> loại đất trên vùng đồi như đỏ Bazan, đất sỏi cơm, đất pha cát...; là cây chịu hạn tốt<br /> không cần phải tưới nước, quy trình sản xuất đơn giản, chu kỳ sản xuất dài (30-40<br /> năm); là cây lấy mủ từ thân nên năng suất, sản lượng tương đối ổn định ít chịu tác<br /> động của khí hậu thời tiết, ít sâu bệnh. Thời gian khai thác 9 - 10 tháng/năm tạo nguồn<br /> thu bền vững cho người nông dân quanh năm. Cao su ít tàn phá đất sau khi hết chu kỳ<br /> kinh doanh. Do đó cây cao su có thể phát triển rộng khắp và mang lại hiệu quả kinh tế<br /> cao trên các vùng đồi các huyện của tỉnh ta.<br /> - Về lâm nghiệp: Cao su là một loại cây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc rất<br /> lý tưởng, vì thời gian đứng trên đất dài 30 - 40 năm, mật độ dày nên giử ẩm, chống xói<br /> mòn tốt, thảm thực vật dưới tán cây cao su không đáng kể nên hầu như không có cháy<br /> rừng, mặt khác với tính chất là cây nông nghiệp nên trình trạng chặt phá rừng ít xảy ra.<br /> Đặc biệt gỗ cao su là một trong những loại gỗ cho công nghiệp mộc dân dụng, có giá<br /> trị kinh tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước hiện nay.<br /> - Về hiệu quả kinh tế: Vào thời điểm hiện nay có thể nói Cao su là cây đang tạo<br /> ra “vàng trắng”, giá trị và lợi nhuận thu được từ cây cao su rất cao. Với năng suất bình<br /> quân toàn tỉnh hiện nay khoảng 1,5 tấn mũ khô/ha, giá 30 - 40 triệu đồng/tấn, chi phí<br /> thực tế 20 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu được từ 30-50 triệu đồng/ha/năm. Mặt khác mỗi<br /> ha cao su khi đi vào kinh doanh sẽ tạo việc làm ổn định cho ít nhất là 1 lao động trong<br /> thời gian 9 - 10 tháng/năm, với thu nhập từ 80.000 - 120.000 đồng/ngày. Ngoài ra sau<br /> khi hết chu kỳ kinh doanh mũ, bán gỗ cao su ít nhất cũng được 100 triệu đồng/ha.<br /> Về công nghiệp chê biến sản phẩm cao su<br /> Số lượng nhà máy chế biến cao su trên địa bàn tỉnh hiện có 7 cơ sở chế biến mũ<br /> cao su, của các đơn vị sau :<br /> Công ty cao su Quảng Trị : công suất 10.000 tấn/năm ( Gio Linh );<br /> Công ty CPNS Tân lâm : Công suất 1.000 tấn/năm ( Tân Lâm. C.Lộ ) ;<br /> Công ty TNHH Trường Anh : Công suất : 3.000 tấn/năm ( V.Long, VLinh )<br /> Công ty cao su Bến Hải : Công sất 4.500 tấn/năm ( V.Long, V.Linh ).<br /> Công ty cao su Trần Dương : Công suất 500 tấn/năm ( V.Long, V.Linh )<br /> Công ty cao su Trường Sơn : Công suất 3.000 tấn/năm ( V.Hà, V.Linh )<br /> Cơ sở thu mua chế biến mũ Crếp của ông Tín (Vỉnh thuỷ): công suất 500<br /> tấn/năm<br /> <br /> Tổng công suất chế biến: 22.500 tấn/năm. Với công suất này về cơ bản đã<br /> đảm bảo việc tiêu thụ cao su trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên một số vùng cần có sự<br /> chuẩn bị để xây dựng thêm cơ sở chế biến mới, đó là Cam Lộ, Triệu Phong,<br /> Hướng Hoá.<br /> III/Chi phí trồng cho 1 ha cao su (Mật độ trồng 555 cây/ha)<br /> 1/Chi phí đầu tư trồng mới đến hết thời kỳ kiến thiết cơ bản từ năm 1 đến năm 7,<br /> tổng chi phí khoảng 127.600.000đ gồm:<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2