intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 7

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

204
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 7 được biên soạn gồm 3 lĩnh vực chính và 9 chủ đề, cụ thể như sau: Phú Thọ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI; Tìm hiểu bảo tàng ở Phú Thọ; Tục ngữ, ca dao Phú Thọ; Một số phong tục, tập quán ở tỉnh Phú Thọ; Lễ hội truyền thống tỉnh Phú Thọ; Lễ hội Đền Hùng và Đền Mẫu Âu Cơ; Nhà ở truyền thống của một số dân tộc tại tỉnh Phú Thọ;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 7

  1. 1
  2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH Mỗi hoạt động trong cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 7 đều được chỉ dẫn bằng một kí hiệu. Thầy cô giáo sẽ hướng dẫn học sinh theo những chỉ dẫn này. Các em cũng có thể theo các kí hiệu chỉ dẫn này để tự học. KHỞI ĐỘNG / MỞ ĐẦU Gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chủ đề, tạo hứng thú cho học sinh đối với bài mới KHÁM PHÁ / KIẾN THỨC MỚI Phát hiện, hình thành các kiến thức mới, kĩ năng mới LUYỆN TẬP / THỰC HÀNH Củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo nội dung, yêu cầu cần đạt của chủ đề VẬN DỤNG Vận dụng những trí thức, kĩ năng đã được hình thành, rèn luyện vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu này để dành tặng các em học sinh lớp sau. 2
  3. MỤC LỤC Trang LĨNH VỰC: VĂN HOÁ, LỊCH SỬ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 Chủ đề 1. Phú Thọ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 Chủ đề 2. Tìm hiểu bảo tàng ở Phú Thọ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 Chủ đề 3. Tục ngữ, ca dao Phú Thọ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 Chủ đề 4. Một số phong tục, tập quán ở tỉnh Phú Thọ.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27 Chủ đề 5. Lễ hội truyền thống tỉnh Phú Thọ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 Chủ đề 6. Lễ hội Đền Hùng và Đền Mẫu Âu Cơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43 Chủ đề 7. Nhà ở truyền thống của một số dân tộc tại tỉnh Phú Thọ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48 LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55 Chủ đề 8. Nghề hiện có ở Phú Thọ .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55 LĨNH VỰC: CHÍNH TRỊ − XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66 Chủ đề 9. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ở tỉnh Phú Thọ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66 3
  4. LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục địa phương các cấp học phổ thông gồm những vấn đề cơ bản, mang tính thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp của địa phương với mục đích nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống; bồi dưỡng học sinh tình yêu và niềm tự hào về quê hương, gắn bó và có trách nhiệm với quê hương, cộng đồng; biết trân trọng và có ý thức giữ gìn truyền thống quê hương; phát huy tiềm lực và thế mạnh địa phương, vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của địa phương, chuẩn bị cho cuộc sống xã hội và nghề nghiệp. Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ lớp 7 được biên soạn theo đúng quy định; nội dung, thông tin đề cập tới khá phong phú; là học liệu cơ bản nhất, cung cấp những thông tin cơ bản về tỉnh Phú Thọ bảo đảm sát thực, khoa học, thể hiện tính sư phạm cao; giúp ích cho giáo viên tham khảo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài dạy về chương trình giáo dục địa phương theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; đồng thời, là cơ sở cho giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học tích cực, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tối đa tính tự giác, tích cực, sáng tạo của giáo viên và học sinh. Nhóm biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương gồm các chuyên gia, các nhà khoa học và các thầy, cô giáo là cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán của tỉnh Phú Thọ. Tài liệu trước khi ban hành đã tiếp thu ý kiến của các cơ quan, các nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên các cơ sở giáo dục trong tỉnh; đồng thời đã được tổ chức thực nghiệm tại một số cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, được các nhà trường, thầy, cô, các em học sinh đánh giá là tài liệu có tính khả thi và thực tiễn cao; được Hội đồng Khoa học cấp tỉnh nghiệm thu và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các thầy, cô giáo, các em học sinh trong các trường phổ thông tỉnh Phú Thọ nâng cao chất lượng dạy và học nội dung giáo dục địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, tài liệu sẽ không tránh được những sai sót, Ban Biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương mong được góp ý của các độc giả; các quý thầy, cô. BAN BIÊN SOẠN 4
  5. LĨNH VỰC VĂN HOÁ, LỊCH SỬ CHỦ ĐỀ PHÚ THỌ TỪ ĐẦU THẾ KỈ X 1 ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI Yêu cầu cần đạt: • Giới thiệu được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá,... ở Phú Thọ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. • Nêu được nét chính về các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. • Tự hào về truyền thống của quê hương. Từ một vùng đất là trung tâm của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, trải qua những bước thăng trầm của hàng nghìn năm Bắc thuộc, vùng đất Phú Thọ thời kì phong kiến độc lập tự chủ (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI) đã có những, thay đổi và phát triển ra sao? Trong dòng chảy chung của lịch sử dân tộc thời kì này, nhân dân Phú Thọ đã để lại những dấu ấn gì? 1 Tình hình Phú Thọ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI a) Sự thay đổi về hành chính Hình 1. Sự thay đổi trong quản lí hành chính đối với vùng đất Phú Thọ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI 5
  6. Hình 2. Sơ đồ phân cấp hành chính tỉnh Phú Thọ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (liên hệ với ngày nay) 1. Dựa vào sơ đồ hình 1, em hãy cho biết từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, địa bàn tỉnh Phú Thọ thuộc đơn vị hành chính nào của các triều đại phong kiến? 2. Quan sát sơ đồ hình 2, em hãy nhận xét về sự phân cấp hành chính ở Phú Thọ dưới các triều đại phong kiến Lý – Trần – Lê (có thể so sánh với hiện tại). b) Tình hình kinh tế Ngay từ rất sớm, cư dân sinh sống trên địa bàn Phú Thọ đã biết thâm canh cây lúa nước, sử dụng sức kéo trâu, bò và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do yêu cầu của sản xuất nông nghiệp bên các dòng sông lớn, người dân Phú Thọ từ đời này sang đời khác đã luôn phải quan tâm xây đắp những con đê ngăn lũ dọc theo sông Hồng, sông Lô, sông Đà, đồng thời đào những kênh mương để tưới, tiêu cho đồng ruộng. Ngoài việc trồng cây lương thực và phát triển chăn nuôi, người dân Phú Thọ còn trồng các cây ăn quả, khai thác các loại lâm thổ sản để phục vụ sinh hoạt và trao đổi hàng hoá. Họ đã tạo ra nhiều sản vật nổi tiếng, được truyền tụng đến ngày nay như: rau sông Bứa, dứa Tam Nông, hồng huyện Hạc, bưởi Đoan Hùng, quýt Đan Hà,... 6
  7. Hình 3. Bưởi Đoan Hùng Hình 4. Hồng Hạc Trì Cùng với phát triển nghề nông, người dân Phú Thọ thời kì này còn làm một số nghề thủ công như: rèn nông cụ, làm đồ gốm, đồ mộc, đan lát, làm nón, ươm tơ, dệt vải,... Nhiều nghề thủ công truyền thống vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. 1. Nêu những nét chính về tình hình kinh tế ở Phú Thọ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. 2. Hãy lựa chọn và giới thiệu về một sản vật/nghề thủ công mà hiện nay còn phổ biến ở nơi em sinh sống (huyện/xã) hay sản vật/nghề thủ công của Phú Thọ mà em ấn tượng nhất. c) Tình hình văn hoá, giáo dục Thời kì này, cư dân trên địa bàn Phú Thọ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo và Phật giáo. Cùng với đó, những tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, sùng bái thần linh, thờ những anh hùng có công với dân tộc,... vẫn tiếp tục được duy trì. 7
  8. Các điệu múa, các làn điệu dân ca Xoan Ghẹo, ca dao, tục ngữ, truyện cười dân gian (truyện cười Văn Lang),... vẫn được bảo tồn và phát triển, mang đậm bản sắc văn hoá dân gian vùng Đất Tổ. Em có biết? Về nguồn gốc của hát Xoan, huyền thoại kể rằng: Vua Hùng đi tìm đất đóng đô, một hôm nghỉ chân ở quê Xoan Phù Đức – An Thái. Thấy các trẻ chăn trâu hát múa, vua rất ưa thích và lại dạy thêm nhiều điệu khúc nữa, những điệu hát múa ấy của Vua Hùng và các em chăn trâu đó cũng là những điệu Xoan tiên. Một số nhà nghiên cứu âm nhạc lại cho rằng: Hát Xoan xuất hiện vào khoảng thế kỉ XV. Lời ca Xoan có những đặc điểm như hình thức, Hình 5. Nghệ nhân ba phường Xoan: Thét, Phù Đức và Kim Đái biểu diễn giao lưu hát Xoan với các em học sinh Trường THCS Kim Đức văn chương của thế kỉ XV, từ thời tại di tích Miếu Lãi Lèn kì nhà Lê. Ở Phú Thọ, nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc gỗ có giá trị được xây dựng trong thời kì này. Đó là các đền, miếu như: Đền Hùng ở xã Hy Cương (Việt Trì), đền thờ Mẫu Âu Cơ ở xã Hiền Lương (Hạ Hoà),... Phú Thọ cũng là địa phương có truyền thống hiếu học, đã sinh ra một số nhà nho có tên tuổi. Theo thống kê, ở Phú Thọ kể từ thời Trần đến đầu thời Lê đã có nhiều vị đỗ đại khoa (tức từ hàng tiến sĩ trở lên). Tiêu biểu như: – Vũ Duệ, người huyện Lâm Thao, đỗ Trạng nguyên năm 23 tuổi (1490). – Nguyễn Mẫn Đốc, người làng Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, thi đỗ Bảng nhãn năm 27 tuổi (1518). – Trần Toại, người xã Phượng Lâu (thành phố Việt Trì), thi đỗ Bảng nhãn năm 25 tuổi (1538) và làm quan đến chức Thị thư viện Hàn lâm, từng được vua Mạc cử đi sứ nhà Minh. ... 1. Hãy nêu nét nổi bật về tình hình văn hoá – giáo dục ở Phú Thọ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. 2. Quan sát hình 5 gợi cho em suy nghĩ gì? 8
  9. 2 Nhân dân Phú Thọ trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI) a) Tham gia kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII) Hình 6. Lược đồ các cuộc kháng chiến chống quân Mông − Nguyên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 9
  10. Em có biết? Trong những lần quân Mông – Nguyên xâm lược Lộ Quy Hoá thời Trần chính là nước ta (thế kỉ XIII), một đạo quân của chúng thường từ vùng đất Châu Đăng của thời Vân Nam (Trung Quốc) tiến qua Phú Thọ rồi xuống Thăng Long. Lý. Đây là dải đất rộng lớn nằm Trong các lần đó, chúng đều bị dân binh Phú Thọ phối hợp dọc theo hai bờ sông Hồng, với quân triều đình chặn đánh quyết liệt, cả trên đường hữu ngạn từ Hưng Hoá (huyện Tam Nông ngày nay) ngược lên tiến và rút lui. Nghĩa Lộ, tả ngạn từ huyện Lâm •• Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258) Thao lên đến Yên Bái. Tỉnh Phú Thọ hiện nay về cơ bản nằm Năm 1258, giặc Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai trong địa phận của lộ Quy Hoá. chỉ huy, chia làm 2 đạo tiến theo 2 đường tả ngạn và hữu ngạn sông Thao để tiến về Thăng Long. Chúng hội quân tại vùng Bạch Hạc (Việt Trì ngày nay). Tại thành Gia Ninh (tức khu vực ngã ba Bạch Hạc ngày nay), một viên tướng là Phùng Lân Hổ ra sức chiêu luyện binh mã, vận động nhân dân tích cực xây thành đắp luỹ, anh dũng chiến đấu ngay khi quân giặc vừa kéo đến. Vì đây cũng là hướng tiến công chính của quân Mông Cổ nên vua Trần Thái Tông đã đích thân lên tận đây để chỉ huy chiến trận. Cánh quân của Lân Hổ đã phối hợp với quân triều đình chiến đấu ngoan cường, diệt được nhiều lực lượng địch. Tiêu biểu phải kể đến trận chiến Bình Lệ Nguyên (Bình Xuyên – Vĩnh Phúc), đã góp phần làm chậm bước tiến của quân giặc xuống kinh đô Thăng Long. Sau này, với thất bại thảm hại trong trận Đông Bộ Đầu (Hà Nội), một cánh quân Mông Cổ lại rút chạy về Vân Nam theo đường sông Hồng. Trại chủ Quy Hoá là Hà Bổng đã chỉ huy dân binh địa phương chặn đánh, khiến quân Mông Cổ về đến Vân Nam chỉ còn không đến 5 000 tên. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ giành thắng lợi. Vua Trần ban thưởng cho những người có công. Hà Bổng được vua Trần ban tước hầu. Kết nối video: hao-khi-ngan- nam-chuyen-ha-bong- danh-duoi-quan- mong-co-ra-khoi- bien-gioi-218671.htm Hình 7. Sa đồ trận Quy Hoá năm 1258 – nơi Hà Bổng chỉ huy tập kích quân Mông Cổ 10
  11. •• Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1285) Đầu năm 1285, quân Nguyên kéo sang xâm lược nước ta. Phùng Lân Hổ tiếp tục được cử làm tướng cầm quân đánh giặc, giữ chiến tuyến Dục Mỹ − Gia Ninh (từ Lâm Thao xuống Việt Trì ngày nay). Trước thế giặc mạnh, Lân Hổ cùng đội quân của ông đã anh dũng chiến đấu, bước đầu chặn được quân giặc trước chiến tuyến Dục Mỹ − Gia Ninh. Cuộc chiến ngày càng trở nên không cân sức. Vị tướng Phùng Lân Hổ đã anh dũng hi sinh. Hình 8. Đền Xa Lộc (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) – nơi thờ dũng tướng Phùng Lân Hổ Giữa năm 1285, sau thất bại ở Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu – Kết nối Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội), quân Nguyên phải Video: Hà Đặc rút về nước. Một cánh quân Nguyên đã rút chạy theo đường sông Lô, chặn đường rút sông Chảy. Khi đến Cự Đà (Phù Ninh), chúng đã bị dân binh địa phương lui của quân giặc, link: hao-khi-ngan- dưới sự lãnh đạo của hai anh em Hà Đặc và Hà Chương đón đánh. nam-ha-dac-chan- duong-rut-lui-cua- Phối hợp cùng quân triều đình, Hà Đặc và Hà Chương đã tổ chức dân quan-giac-238810. binh địa phương đánh địch ở phía sau lưng, làm chúng mất ăn mất ngủ. htm Hà Chương dùng mưu kế lọt vào trại giặc đánh bất ngờ, buộc tướng giặc là Trương Hiển phải đầu hàng. Chủ tướng Hà Đặc đã anh dũng hi sinh trong chiến đấu. 1. Hãy kể tên một số tấm gương tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên trên địa bàn Phú Thọ. 2. Trình bày những sự kiện chính trong các cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên ở Phú Thọ trên lược đồ. 3. Đánh giá vai trò của nhân dân Phú Thọ trong kháng chiến chống Mông – Nguyên xâm lược. 11
  12. b) Nhân dân Phú Thọ hưởng ứng khởi nghĩa Lam Sơn. Chiến thắng cầu Xa Lộc và thành Tam Giang chống quân Minh xâm lược thế kỉ XV •• Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có đội nghĩa binh do Đinh Công Mộc chỉ huy. Ông đã lãnh đạo dân binh vùng Thanh Sơn, Thanh Thuỷ chiến đấu chống quan quân nhà Minh khi chúng đến cướp phá bản làng. Tư liệu Đinh Công Mộc người huyện Thanh Sơn, có công giúp vua Lê Thái Tổ, được trao chức Đại tướng quân Vũ quận công, quản lĩnh binh dân bản xứ, lúc mất được người sở tại lập đền thờ. (Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, NXB Thuận Hoá, Huế, 2006, tr. 383) •• Chiến thắng cầu Xa Lộc •• Chiến thắng thành Tam Giang Thành Tam Giang của quân Minh ở Gò Dền, giữa cánh đồng Dục Mỹ (Cao Xá – Lâm Thao), nằm án ngữ con đường thiên lí từ Vân Nam về thành Đông Quan (Thăng Long). 12
  13. Sau thất bại ở cầu Xa Lộc, lại nghe tin Vương Thông đang bị quân ta bao vây khốn đốn ở thành Đông Quan, hơn 1 000 quân Minh do tướng Lưu Thanh chỉ huy đóng ở thành Tam Giang hết sức hoang mang, lo sợ. Tháng 4 – 1427, Lê Lợi đã phái Nguyễn Trãi đến thành Tam Giang dụ hàng. Quân chủ lực cùng với các đội dân binh đông đảo của các thổ hào địa phương đã bao vây kín thành Tam Giang. Biết không còn lối thoát nào khác, Lưu Thanh đã phải mở cửa thành xin hàng. Trong chiến thắng cầu Xa Lộc và thành Tam Giang có sự đóng góp to lớn của dân binh các địa phương ở Phú Thọ, góp phần làm suy yếu đội quân nhà Minh, giúp cho cuộc chiến đấu của quân ta nhanh chóng giành được thắng lợi hoàn toàn, giải phóng đất nước. Hình 9. Lược đồ một số sự kiện tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 13
  14. 1. Hãy xác định trên lược đồ hình 9 nơi diễn ra các sự kiện tiêu biểu (gắn liền với tên các nhân vật lịch sử) trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược thế kỉ XV. 2. Đánh giá những đóng góp của nhân dân Phú Thọ trong công cuộc đánh đuổi quân Minh, giải phóng đất nước. 1. Hãy lập bảng hệ thống về các sự kiện tiêu biểu diễn ra trên địa bàn Phú Thọ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên và chống quân Minh xâm lược theo gợi ý dưới đây. Nhân vật lịch sử TT Sự kiện lịch sử Nội dung chính Ý nghĩa liên quan 1 ? ? ? ? 2 ? ? ? ? 3 ? ? ? ? 2. Có ý kiến cho rằng, từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, tỉnh Phú Thọ là một trong những địa bàn quan trọng trong các cuộc chiến đấu chống quân xâm lược phương Bắc. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? 1. Liên hệ và cho biết, những dấu ấn nào của lịch sử Phú Thọ từ thế kỉ thứ X đến đầu thế kỉ XVI vẫn được lưu giữ, bảo tồn đến ngày nay? 2. Hiện nay, một số làn điệu hát Xoan đã được đưa vào dạy học trong nhiều trường phổ thông ở tỉnh Phú Thọ. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì? Liên hệ và cho biết trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử – văn hoá quê hương. 14
  15. CHỦ ĐỀ TÌM HIỂU BẢO TÀNG 2 Ở PHÚ THỌ Yêu cầu cần đạt: • Giới thiệu được khái quát về bảo tàng ở Phú Thọ. • Giới thiệu được những nét chính về các gian trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương. Bảo tàng lịch sử là nơi lưu giữ, bảo quản các hiện vật, tư liệu lịch sử quý giá, là một trong những địa chỉ góp phần truyền bá, giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc và quê hương, cũng là địa chỉ rất có ý nghĩa trong học tập môn Lịch sử của học sinh. Hãy chia sẻ những điều em biết về các bảo tàng hiện có trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, về ý nghĩa của các bảo tàng đó trong học tập và tìm hiểu lịch sử địa phương, cũng như lịch sử dân tộc. 1 Giới thiệu khái quát về các bảo tàng tại tỉnh Phú Thọ Phú Thọ là vùng đất cổ, nơi lưu giữ rất nhiều chứng tích lịch sử trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hiện nay, rất nhiều chứng tích đó vẫn được lưu giữ, bảo tồn và trưng bày một cách có hệ thống trong các bảo tàng địa phương. Các bảo tàng ở Phú Thọ đều được xây dựng trên địa bàn thành phố Việt Trì, gồm: Bảo tàng Hùng Vương (phường Gia Cẩm), Bảo tàng Hùng Vương thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng (xã Hy Cương) và Bảo tàng Quân khu II (phường Vân Phú). Bảo tàng Hùng Vương (phường Gia Cẩm) là bảo tàng khảo cứu địa phương, có nhiệm vụ nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu những vấn đề về tự nhiên, sinh thái, lịch sử, văn hoá, xã hội của tỉnh Phú Thọ từ thời tiền sử, sơ sử đến ngày nay. Hình 1. Bảo tàng Hùng Vương (phường Gia Cẩm) 15
  16. Hình 2. Bảo tàng Hùng Vương thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng Bảo tàng Hùng Vương (Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng): trưng bày hệ thống các hiện vật lịch sử thể hiện mối quan hệ giữa văn hoá Hùng Vương, văn minh sông Hồng với lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam. Nội dung trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương nhằm làm rõ giai đoạn văn hoá Hùng Vương và thời đại Hùng Vương dựng nước trong lịch sử dân tộc. Hình 3. Bảo tàng Quân khu II Bảo tàng Quân khu II: được thành lập năm 1979 và được cải tạo, nâng cấp vào năm 2016. Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, trưng bày các tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học về: • Địa danh, địa bàn chiến lược, văn hoá, truyền thống đấu tranh của quân và dân vùng Tây Bắc; • Quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của lực lượng vũ trang Quân khu II trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, trong chiến tranh bảo vệ biên giới, trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế. ... 1. Khai thác các hình 1, 2, 3 và thông tin trong mục, hãy giới thiệu khái quát về bảo tàng tại tỉnh Phú Thọ. 2. Theo em, các bảo tàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có ý nghĩa thế nào trong việc học tập môn Lịch sử? Hãy chia sẻ cảm xúc/mong muốn của em về một giờ học lịch sử được tổ chức tại bảo tàng hoặc di tích lịch sử. 16
  17. 2 Các bảo tàng Hùng Vương tại tỉnh Phú Thọ a) Bảo tàng Hùng Vương tại phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì Chủ đề 5: Phú Thọ thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ năm 1975 194 đến nay) hiện vật Hiện vật trưng bày: thành tựu nổi bật của tỉnh Phú Thọ trong công cuộc xây dựng Tổ quốc và công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế. Chủ đề 4: Thời kì từ khi Pháp xâm lược đến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1883 – 1975) * Hiện vật trưng bày: sưu tập hiện vật về nỗi khổ của nhân dân dưới ách * Bảo tàng Hùng Vương là cuốn lịch sử bằng hiện vật của cộng đồng cư dân vùng Đất Tổ. 326 thống trị của thực dân Pháp; sưu tập hiện vật của phong trào Cần vương hiện vật chống Pháp cuối thế kỉ XIX; sưu tập các hiện vật của phong trào yêu nước trước khi có Đảng; sưu tập các hiện vật khởi nghĩa giành chính * Bảo tàng Hùng Vương là bảo tàng tổng hợp của Phú Thọ – vùng đất cội nguồn. quyền năm 1945; sưu tập hiện vật chiến lợi phẩm của Pháp; sưu tập hiện vật tội ác chiến tranh; sưu tập hiện vật của các Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động,... * Hệ thống phim video tư liệu,... NỘI DUNG TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG * Bảo tàng Hùng Vương là điểm đến hấp dẫn của du lịch di sản. Chủ đề 3: Thời kì Bắc thuộc và phong kiến tự chủ * Trưng bày khái quát những giá trị văn hoá tiêu biểu của nhân dân Phú Ý nghĩa – giá trị: Thọ từ thế kỉ XIX. Trên 400 * Hiện vật trưng bày: một số sưu tập quan trọng gồm các hiện vật liên hiện vật quan đến các nữ tướng của Hai Bà Trưng ở Phú Thọ; sưu tập trống đồng loại II Hê-gơ (hay còn gọi là trống Mường); sưu tập đồ gốm thuộc thời kì Lý – Trần – Lê – Nguyễn,... Chủ đề 2: Thời kì tiền sử – sơ sử/thời đại Hùng Vương * Là trọng tâm nhất của Bảo tàng Hùng Vương. * Giới thiệu các nền văn hoá thời tiền sử (Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng 369 Đậu, Gò Mun) và văn hoá Đông Sơn, tương ứng với thời kì hình thành và hiện vật phát triển của thời đại Hùng Vương. * Hiện vật trưng bày: gốm, đồng (với nhiều hiện vật quý, hiếm: đồ gốm Phùng Nguyên; đá ngọc trang sức; nha chương; đồ đồng Đông Sơn; di cốt ở hai ngôi mộ cổ thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên (niên đại cách ngày nay khoảng 4 000 năm). Chủ đề 1: Thiên nhiên, con người * Giới thiệu những nét đặc trưng về vị trí, địa lí, thiên nhiên, dân cư, đời 172 sống kinh tế, văn hoá – xã hội của một số dân tộc thiểu số có số lượng hiện vật dân cư lớn ở Phú Thọ: dân tộc Kinh, Mường, Cao Lan, Dao và Mông. * Hiện vật trưng bày: gồm nhiều loại hình như các mẫu khoáng sản, mẫu động vật, thực vật, công cụ sản xuất, vũ khí, nhạc cụ, tín ngưỡng, trang phục,... BẢO TÀNG HÙNG VƯƠNG * Khánh thành ngày 14 – 4 – 2010, đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. Gần 2 000 * Có nhiệm vụ nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu những vấn đề tự nhiên, sinh thái, lịch sử – hiện vật văn hoá, xã hội của tỉnh Phú Thọ. * Hiện vật trưng bày phản ánh lịch sử hình thành, phát triển của tỉnh Phú Thọ từ thời tiền – sử đến nay. Hình 4. Một số thông tin chính về Bảo tàng Hùng Vương tại phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì 17
  18. 1. Em hãy giới thiệu một số nét chính về Bảo tàng Hùng Vương (phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì) thông qua sơ đồ hình 4. 2. Tham quan Bảo tàng Hùng Vương hoặc tham dự một giờ học Lịch sử tại Bảo tàng (trực tiếp hoặc thông qua bảo tàng ảo). Giới thiệu một gian trưng bày trong bảo tàng (theo các chủ đề ở trên) mà em ấn tượng nhất. 3. Theo em, việc tìm hiểu về Bảo tàng Hùng Vương có ý nghĩa gì? b) Bảo tàng Hùng Vương (Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng) Phòng 4 và 5: giới thiệu Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng; việc thờ cúng Đền Hùng và Bảo tàng Hùng Vương là nơi ôn lại truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hiểu sâu sắc và thêm tự hào về thời đại các Vua Hùng dựng nước; đồng thời hiểu thêm về tình cảm của toàn dân tộc với Vua Hùng trên đất cổ Phong Châu; tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của Nhà nước đối với Đền Hùng qua các thời kì lịch sử; 61 tài liệu khoa học của các học giả, các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về Đền Hùng; hơn 100 hiện vật do đồng bào cả nước tiến cúng. Phòng 3: Thời đại dựng nước Văn Lang của các Vua Hùng Hiện vật trưng bày: − Bộ sưu tập trống đồng (10 chiếc) thuộc văn hoá Đông Sơn, tiêu biểu nhất là trống đồng Đền Hùng − được xếp hàng đầu trong hệ thống trống Hê-gơ loại I ở Việt Nam, trống đồng Tân Long − có đường kính lớn nhất trong toàn bộ trống đồng tìm thấy ở Việt Nam, với đường kính mặt là 108 cm. − Bộ sưu tập công cụ và vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, thuổng, rìu, dao găm, mũi tên, lao,... Phòng 2: Mở đầu thời đại dựng nước NỘI DUNG TRƯNG BÀY TẠI BẢO TÀNG Hiện vật trưng bày: hiện vật gốc của 3 nền văn hoá: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun,… Công cụ đá mài gồm: rìu có vai, rìu mài tứ diện, cuốc đá, chày nghiền, đồ trang sức (vòng tay đá, khuyên đá,...); sưu tập gốm: nồi, vò, bình, bát, dọi xe chỉ, chài lưới; nha chương bằng đá; công cụ, vũ khí bằng đồng (cày, lưỡi liềm, rìu, mũi lao, mũi tên, lưỡi câu,...); dấu tích hạt lúa. Phòng 1: Đất nước, con người thời nguyên thuỷ Số lượng hiện vật: 54 hiện vật, gồm 1 sa bàn, 1 hộp hình, 2 bức tranh sơn mài cỡ lớn, 18 mẫu động thực vật, 12 mẫu khoáng sản, 20 công cụ đá thuộc văn hoá Sơn Vi và một số ảnh chụp cùng những hiện vật khác đã khái lược được hình thể thiên nhiên, môi trường buổi bình minh lịch sử và chứng tích sinh tồn của người nguyên thuỷ trên đất Phụ Thọ. cội nguồn, tổ tiên và với Đền Hùng. BẢO TÀNG HÙNG VƯƠNG (Thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng) • Khánh thành năm 1993 (đúng dịp khai hội Đền Hùng). • Hiện vật trưng bày: hơn 3 000 hiện vật, trong đó có hơn 700 hiện vật gốc, 162 bức ảnh, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp bình, 1 nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác. • Trưng bày theo 3 chủ đề chính với 5 phòng trưng bày:  Giới thiệu giai đoạn văn hoá Đông Sơn bằng các hiện vật liên quan đến thời đại Hùng Vương dựng nước hiện tìm được trên đất Vĩnh Phú (Phú Thọ − Vĩnh Phúc).  Giới thiệu việc hình thành khu di tích Đền Hùng và ý thức xây dựng khu di tích Đền Hùng của nhân dân cả nước.  Tình cảm, sự quan tâm của cả nước đối với Đền Hùng. Hình 5. Một số thông tin chính về Bảo tàng Hùng Vương tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì) 18
  19. 1. Hãy chia sẻ những thông tin khái quát nhất về Bảo tàng Hùng Vương tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng. 2. Tham quan Bảo tàng Hùng Vương hoặc tham dự một giờ học Lịch sử tại bảo tàng (trực tiếp hoặc thông qua bảo tàng ảo). Tìm hiểu và giới thiệu về một phòng trưng bày trong bảo tàng (theo các chủ đề ở trên) mà em ấn tượng nhất. 1. Lập bảng hệ thống (hoặc lập sơ đồ tư duy) mô tả tóm tắt về hai bảo tàng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo gợi ý sau: tên bảo tàng, địa chỉ, chủ đề trưng bày chính, số lượng hiện vật, giá trị (ý nghĩa),... 2. Từ kết quả của bài tập 1, em hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau cơ bản của hai bảo tàng Hùng Vương ở Phú Thọ. 1. Dựa vào kiến thức đã được học (ở lớp 6), chuẩn bị nội dung và giới thiệu về dấu ấn thời kì Văn Lang – Âu Lạc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giờ học lịch sử tại một trong hai Bảo tàng Hùng Vương hoặc tại một di tích liên quan đến thời kì này. 2. Chia sẻ một số điều em thích nhất đối với giờ học lịch sử tại bảo tàng hay tại di tích lịch sử tại địa phương. 19
  20. CHỦ ĐỀ TỤC NGỮ, CA DAO 3 PHÚ THỌ Yêu cầu cần đạt: • Qua đọc hiểu một số câu tục ngữ, bài ca dao Phú Thọ, thấy được những giá trị chung cũng như màu sắc địa phương của nó. • Đọc một số câu tục ngữ, bài ca dao khác có cùng mô-típ với các câu, bài đã học. • Viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài ca dao, một hoặc một số câu tục ngữ Phú Thọ. • Tự hào về con người Phú Thọ xưa – những con người giàu kinh nghiệm trong lao động, đời sống và có tâm hồn phong phú, tinh tế. 1. Phú Thọ có những địa danh (sông, núi, hồ, đầm, di tích lịch sử,...) nào nổi tiếng? Em biết những câu tục ngữ, bài ca dao nào nói đến các địa danh đó? 2. Phú Thọ có những sản vật nào nổi tiếng? Em biết những câu tục ngữ, bài ca dao nào nói đến những sản vật đó? Hình 1. Đầm Ao Châu (huyện Hạ Hoà) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2