Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 7
lượt xem 28
download
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 7 gồm 7 chủ đề, cung cấp cho các em những kiến thức về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, chính sách, xã hội, môi trường,… của địa phương. Qua các bài học, các em sẽ có thêm hiểu biết, càng thêm yêu quý, tự hào về quê hương mình, đóng góp cho sự phát triển chung của quê hương, đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 7
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHẠM KHƯƠNG DUY (Chủ biên) NGUYỄN THANH HỒNG – TRẦN MỸ HẰNG – TRẦN THỊ THU HÀ VŨ TRỌNG HÙNG – NGUYỄN VĂN LÂM Tài liệu giáo dục địa phương TỈNH VĨNH PHÚC Lớp 7
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU Mục tiêu Nêu yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất, thái độ của học sinh sau khi học. Xác định nhiệm vụ học tập; kết nối với những điều học sinh đã biết; nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú đối với bài mới. Thông qua các hoạt động học tập, học sinh khai thác, tiếp nhận kiến thức mới. Trả lời câu hỏi, làm bài tập, thực hành để củng cố kiến thức, rèn luyện các kĩ năng gắn với kiến thức vừa học. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để xử lí tình huống, giải quyết vấn đề trong thực tế. Câu hỏi gợi ý. 2
- LỜI NÓI ĐẦU Các em học sinh yêu quý! Tiếp nối những nội dung đã học ở lớp 6, cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 7 sẽ giúp các em tiếp tục tìm hiểu về quê hương với các lĩnh vực văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, chính sách, xã hội, môi trường,... Trải qua các thời kì lịch sử, cùng với các địa phương khác trong cả nước, Vĩnh Phúc đã lập được nhiều chiến công trong đấu tranh giành độc lập và kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Từ khi nước nhà thống nhất đến nay, Vĩnh Phúc đã đổi mới, phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội,… Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 7 gồm 7 chủ đề, cung cấp cho các em những kiến thức về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, chính sách, xã hội, môi trường,… của địa phương. Qua các bài học, các em sẽ có thêm hiểu biết, càng thêm yêu quý, tự hào về quê hương mình, đóng góp cho sự phát triển chung của quê hương, đất nước. Tài liệu Giáo dục địa phương Vĩnh Phúc lớp 7 do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc biên soạn, ban hành, đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mong rằng, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 7 sẽ mang lại cho các em những kiến thức khái quát, dễ hiểu, giúp các em hoàn thành tốt nội dung giáo dục địa phương lớp 7 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các tác giả, các Sở, Ban, ngành, địa phương đã cung cấp nguồn tư liệu, các thầy cô giáo, các nhà khoa học, đã đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thành tài liệu này. Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 3
- MỤC LỤC Trang Chủ đề 1. Tục ngữ, ca dao của Vĩnh Phúc 5 Chủ đề 2. Phong tục cưới hỏi của một số dân tộc 14 tỉnh Vĩnh Phúc Chủ đề 3. Vùng đất Vĩnh Phúc trong kỉ nguyên độc lập 24 từ thế kỉ X – XVI Chủ đề 4. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở Vĩnh Phúc 36 Chủ đề 5. Lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống 43 của dân cư tỉnh Vĩnh Phúc Chủ đề 6. Đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 47 Chủ đề 7. Đa dạng sinh học ở Vĩnh Phúc 54 Giải thích thuật ngữ 62 Tài liệu tham khảo và tư liệu ảnh 63 4
- Chủ đề 1 ềđ ủhC 1 TỤC NGỮ, CA DAO CỦA VĨNH PHÚC Mục tiêu ¾ Nhận biết được những đặc điểm nổi bật về hình thức của tục ngữ, ca dao Vĩnh Phúc. ¾ Phân tích, lí giải được những đặc điểm nổi bật của tục ngữ, ca dao Vĩnh Phúc. ¾ Viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về một số câu tục ngữ, một bài ca dao của Vĩnh Phúc. ¾ Có tình yêu, ý thức giữ gìn, sử dụng hiệu quả tục ngữ, ca dao Vĩnh Phúc; hình thành và bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước. Theo em, trong các câu tục ngữ, ca dao sau, câu nào là tục ngữ, ca dao của Vĩnh Phúc? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết được điều đó? 1. Dù ai đi đâu về đâu Nhớ về Bàn Giản cướp cầu hội xuân. 2. Tép đầm Vạc, lạc chợ Cói. 3. Có công mài sắt có ngày nên kim. 4. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba. 5
- A. Tục ngữ của Vĩnh Phúc Văn bản 1. Tam Đảo đội mũ, nước lũ sẽ về. 2. Mưa đồng Bay vừa trông vừa chạy Mưa Tam Đảo bảo nhau đi cày. 3. Động mây Độc Tôn, vác nồi rang thóc Động gió núi Sóc, đổ thóc ra phơi. 4. Lúa đồng Oai, khoai đồng Bầu. 5. Đất chỉ vàng, làng cò trắng. 6. Cỗ chín lợn mười trâu không bằng tép dầu đầm Vạc. Đọc - hiểu văn bản 1. Có thể chia sáu câu tục ngữ trên làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó. 2. Viết đoạn văn phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau: – Nghĩa của câu tục ngữ. – Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ (Câu tục ngữ nhắc đến tên địa danh nào ở Vĩnh Phúc? Địa danh ấy có điều gì đặc biệt?) – Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện? B. Ca dao của Vĩnh Phúc Văn bản 1. Sông Lô một dải trong ngần Thảnh thơi ta rũ bụi trần cũng nên. 6
- 2. Kẻ Rưng đi bán cá con Kẻ Cánh gánh đất nỉ non nặn nồi Kẻ Tự gánh đá nung vôi Kẻ Rau nấu rượu cho người ta mua. 3. Nón em mua ở chợ Giang Hôm nay đi chợ gặp chàng cùng vui Nón em che gió che trời Che sao Bắc Đẩu, che người tri âm. Đọc - hiểu văn bản 1. Hình ảnh của quê hương Vĩnh Phúc được nhắc đến trong bài 1 là gì? Thông qua đó, tình cảm của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào? Em hãy nêu cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này. Tìm những bài ca dao cũng nhắc đến các địa danh của Vĩnh Phúc tương tự như trong bài này. 2. Bài 2 là lời của người lao động Vĩnh Phúc nói về các làng nghề thủ công truyền thống xưa. Viết đoạn văn về tình yêu, niềm tự hào với các sản phẩm của quê hương Vĩnh Phúc được thể hiện trong bài ca dao. 3. Trong bài 3, tình cảm đôi lứa được thể hiện tinh tế, ý nhị qua hình ảnh sản phẩm đặc trưng tạo nên nét văn hóa nổi bật của Vĩnh Phúc. Theo em, sản phẩm đặc trưng đó là gì? Cái hay trong cách thể hiện đó là gì? 4. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong cả 3 bài ca dao trên? 1. Chọn một số câu tục ngữ, ca dao của Vĩnh Phúc mà em thích và thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Nêu nhận xét của em về cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu trong các câu tục ngữ, ca dao mà em đã chọn. b) Phân tích nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ, ca dao mà em đã chọn. 7
- 2. Tìm một số câu tục ngữ, ca dao khác có nội dung tương tự với câu tục ngữ, ca dao em thích ở trên theo gợi ý: Câu tục ngữ, ca dao có nội dung STT Câu tục ngữ, ca dao em thích tương tự 1 ? ? 2 ? ? 3. Có ý kiến cho rằng: “Những kinh nghiệm, tri thức dân gian trong kho tàng tục ngữ, ca dao ở địa phương không còn phù hợp với xã hội hiện nay”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Sưu tầm và ghi chép vào sổ tay theo chủ đề một số câu tục ngữ, ca dao được lưu truyền ở nơi em sinh sống và các nơi khác ở tỉnh Vĩnh Phúc. Viết cảm nhận của em về những câu tục ngữ, ca dao em thích và chia sẻ điều đó với các bạn. 8
- TÌM HIỂU THÊM Vĩnh Phúc là vùng đất có bề dày lịch sử. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, con người và vùng đất nơi đây đã để lại một kho tàng di sản văn hoá phong phú và đặc sắc. Nhân dân Vĩnh Phúc đã gửi gắm những kinh nghiệm sống, tư tưởng, tình cảm của mình trong tục ngữ, ca dao. 1. Nội dung của tục ngữ, ca dao Vĩnh Phúc a) Ca dao về tự nhiên Tự nhiên đã ưu đãi cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan kì thú. Hình ảnh con sông Lô chảy uốn lượn theo dạng địa hình vùng núi của huyện Sông Lô, cũng đã đi vào câu ca dao: Sông Lô một dải trong ngần Thảnh thơi ta rũ bụi trần cũng nên. Vĩnh Phúc cũng có những đồng bằng trù phú, là niềm tự hào của con người nơi đây: Nhất Tam Đái, nhì Khoái Châu Nam Chân, bắc Dũng, đông Kỳ, tây Lạc. Các huyện thuộc phủ Tam Đái thời Lê, nhất là vùng Vĩnh Tường, Yên Lạc là đồng bằng màu mỡ, là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Vĩnh Phúc cũng có những cảnh đẹp rất đặc trưng: Hỡi cô mà thắt bao xanh Có về An Cát với anh thì về An Cát có cây bồ đề Có vực tắm mát, có nghề ăn chơi. Thôn An Cát ở thị trấn Vĩnh Tường có hồ Vực Xanh, là một vực nằm trong hồ rộng, rất sâu, là một cảnh đẹp của thị trấn. b) Ca dao về con người Trong tục ngữ, ca dao của Vĩnh Phúc có rất nhiều câu ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người. Mỗi vùng đất, miền quê đều mang đậm dấu ấn của con người nơi đây: 9
- Con gái kẻ Điền Như tiên trời giáng Con trai kẻ Quảng Như hoẵng lạc rừng. Kẻ Điền (hoặc Bố Điền) là một làng nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường. Con gái nơi đây nổi tiếng xinh đẹp, thuỳ mị, nết na. Kẻ Quảng (hay Quảng Cư), xưa là Quảng A, một làng nay thuộc xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường. Con trai vùng này có tiếng tài giỏi, nhanh nhẹn. Ca dao cũng là nơi để người con trai, con gái Vĩnh Phúc thề hẹn tình yêu đôi lứa. Trong những câu ca giao duyên cũng thấp thoáng hình bóng quê hương với chiếc nón Dịch Đồng - niềm tự hào của một vùng quê Vĩnh Phúc: Tay cầm chiếc nón Dịch Đồng Hỏi chàng có biết má hồng em đâu Nắng mưa chiếc nón đội đầu Sá nào chàng giữ cho nhau bận lòng? Dịch Đồng - một làng nay thuộc xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, trước đây có nghề làm nón. c) Tục ngữ, ca dao về lao động, sản xuất Về sản xuất nông nghiệp Kho tàng tục ngữ, ca dao của người Việt có rất nhiều câu phản ánh kinh nghiệm của nhân dân lao động. Người nông dân Vĩnh Phúc cũng dựa trên sự quan sát tự nhiên mà tổng kết thành những kinh nghiệm, hiểu biết có tác dụng thiết thực đối với công việc sản xuất: Tam Đảo đội mũ, nước lũ tràn về. Theo sách Địa chí Vĩnh Phúc: Vào mùa mưa, thấy mây đen dày đặc trên đỉnh núi Tam Đảo thì biết là nước lũ sẽ đổ về. Nước lũ chia làm hai luồng. Một luồng qua thôn Xạ Hương (xã Minh Quang, huyện Tam Đảo) và thôn Thanh Lanh (xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên) theo sông Cầu Bòn tràn về sông Hương Canh (huyện Bình Xuyên), một luồng theo sông Sơn Tang (sông Phan) đổ vào Đầm Vạc (thành phố Vĩnh Yên), có thể làm ngập úng cả vùng lòng chảo nam Bình Xuyên - bắc Yên Lạc. 10
- Động mây Độc Tôn, vác nồi rang thóc Động gió núi Sóc, đổ thóc ra phơi. Vùng Kim Anh, Đa Phúc (huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội) thấy mây đen đỉnh núi Độc Tôn là sẽ có mưa, thấy gió núi Sóc (còn gọi là núi Vệ Linh) là trời sẽ nắng. Về nghề thủ công Vĩnh Phúc xưa có nhiều làng làm nhiều nghề thủ công khác nhau, có những làng nghề nổi danh, được ghi lại trong tục ngữ, ca dao. Những năm đầu thế kỷ XX, vùng phía nam Vĩnh Yên có câu: “Mộc Tứ Xã – Ngoã Ba Làng”. Câu phương ngôn ấy nhằm đánh giá và khẳng định độ khéo tay của người thợ nơi đây. Tứ Xã nay là các làng của thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên nổi tiếng về nghề chạm gỗ là Xuân Lãng, Yên Lan, Hợp Lễ, Minh Lương. Ba làng chính là Hương Canh – Ngọc Canh – Tiên Canh thuộc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên nổi tiếng về những người thợ xây, thợ đắp tượng. Nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng của Vĩnh Phúc đã đi vào tục ngữ, ca dao hồn hậu, chân thật như chính cuộc sống và con người nơi đây: Kẻ Rưng đi bán cá con Kẻ Cánh gánh đất nỉ non nặn nồi Kẻ Tự gánh đá nung vôi Kẻ Rau nấu rượu cho người ta mua. Kẻ Rưng nay là thị trấn Tứ Trưng (huyện Vĩnh Tường), Kẻ Cánh là thị trấn Hương Canh (huyện Bình Xuyên), Kẻ Tự ở xã Đại Tự; Kẻ Rau là thôn Cựu Ấp, xã Liên Châu đều ở huyện Yên Lạc. Mỗi địa danh đều nổi tiếng với những nghề thủ công truyền thống đặc trưng, lâu đời của mình. Về thương nghiệp Nghề buôn bán và kinh nghiệm giao thương đã được người Vĩnh Phúc xưa đúc kết trong rất nhiều tục ngữ, ca dao: Bỏ con bỏ cháu, không ai bỏ mồng Sáu chợ Rưng. Chợ Rưng nằm ở thị trấn Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường. Nơi đây từng là chợ chính của các xã phía nam huyện Vĩnh Tường (Tứ Trưng, Phú Đa, Vũ Di,...). Chợ Rưng có nhiều hàng hoá phong phú, đặc biệt gần đầm Rưng nên còn có nguồn thuỷ sản rất đa dạng và tươi ngon. 11
- Thậm chí, trong lời tâm sự của trai gái lứa đôi cũng thấp thoáng hình bóng của những phiên chợ: Nón em mua ở chợ Giang Hôm nay đi chợ gặp chàng cùng vui Nón em che gió che trời Che sao Bắc Đẩu, che người tri âm. Chợ Giang nằm ở trung tâm thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường. Nơi đây được mệnh danh là “thủ phủ hàng hóa” lớn nhất của khu vực miền Bắc với nhiều loại mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủ công nghiệp. d) Tục ngữ, ca dao về phong tục, lễ hội Về đình, chùa Hỡi ai qua bến đò Then Dừng chân mà ngắm tháp nghiêng bên đường. Câu ca dao trên nhắc đến một công trình kiến trúc uy nghi, cổ kính có từ thế kỉ XIII, đó là tháp Bình Sơn ở chùa Vĩnh Khánh thuộc thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô. Tháp còn có tên gọi khác là tháp Then. Đây được coi là niềm tự hào về kiến trúc chùa, tháp của người dân Vĩnh Phúc nói riêng và người dân cả nước nói chung. Về lễ hội Vĩnh Phúc là nơi có nhiều lễ hội văn hoá cổ truyền đặc sắc. Nhiều câu tục ngữ được sưu tầm ở địa phương có nhắc đến điều này. Bơi Me, vật Triệu, hát làng Dầu. Làng Me hay Diễm Xuân thuộc xã Yên Lập (huyện Vĩnh Tường) có hội đua chải vào tháng Năm. Xã Triệu Đề (huyện Lập Thạch) có lò vật nổi tiếng. Làng Dầu tức phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì) nổi tiếng về hát ví. Hình ảnh lễ hội còn đi vào ca dao: Dù ai đi đâu về đâu Nhớ về Bàn Giản cướp cầu hội xuân. Bàn Giản là một xã thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Nơi đây vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch hằng năm, lễ hội đả cầu cướp phết được tổ chức. Đây là một 12
- trong những lễ hội truyền thống độc đáo, mang bản sắc văn hóa của người dân Bàn Giản nói riêng và của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. 2. Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của tục ngữ, ca dao Vĩnh Phúc a) Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, mộc mạc, dễ hiểu Những đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ, ca dao Vĩnh Phúc biểu hiện một cách tập trung đặc điểm của ngôn ngữ Việt Nam, trước hết là ở ngôn ngữ trong sáng, giản dị, mộc mạc, dễ hiểu. Ngôn từ như được đi thẳng từ cuộc sống lao động dân dã thường ngày vào lời hát, tục ngữ, ca dao. Nó phản ánh đời sống tâm hồn chân chất, mộc mạc của người lao động bình dân xưa: Bích Chu đan cót đan nong, Vân Giang nấu rượu, làng Thùng đánh dao. b) Tính vần điệu, tính cô đúc, ngắn gọn, hàm súc Đa số tục ngữ, ca dao Vĩnh Phúc đều có tính vần điệu. Nhịp điệu là yếu tố quan trọng, sự hoà đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ, ca dao. Ngoài ra, các câu tục ngữ, ca dao nơi đây rất ngắn gọn, hàm súc. Kết cấu ngắn ngọn chính là một bài ca dao có khi chỉ từ hai đến bốn dòng thơ (1 – 2 cặp lục bát), tục ngữ có khi chỉ là một câu, một vế câu hoặc một mệnh đề: Nước Thanh Lanh, ma Kẽm Dõm. c) Yếu tố địa phương rõ nét Điểm đặc biệt của tục ngữ, ca dao Vĩnh Phúc là mang đậm tính địa phương. Dễ thấy ở đây sự xuất hiện nhiều địa danh, tên đất, tên làng đặc trưng của tỉnh. Mỗi địa danh lại gắn với một đặc điểm riêng không thể trộn lẫn: Tép đầm Vạc, lạc chợ Cói. Hoặc: Nghinh Tiên chắp chạc quay thừng Trung Nguyên thúng mủng đã từng có nhau. * Các thông tin, văn bản sử dụng trong Chủ đề 1 được tham khảo từ sách Dư địa chí Vĩnh Phúc, phần Văn hoá – xã hội. 13
- Chủ đề 2 ềđ ủhC 2 PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC TỈNH VĨNH PHÚC Mục tiêu ¾ Trình bày được nét đẹp văn hoá và các nghi lễ cơ bản trong phong tục cưới hỏi của một số dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc. ¾ Có ý thức trân trọng các phong tục tập quán; bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán, bài trừ những hủ tục ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Theo em, trong những câu ca dao dưới đây, câu nào liên quan đến phong tục cưới hỏi? Hãy kể tên một số nghi lễ cưới hỏi mà em biết. 1. Miếng trầu ai rọc, ai têm Miếng cau ai bổ mà nên vợ chồng. 2. Miếng trầu thật tay em têm Trầu phú, trầu quý, trầu nên vợ chồng Trầu này khấn nguyện tơ hồng Trầu này kết nghĩa loan phòng từ đây. 4. Trầu em, trầu quế, vừa vôi Anh ăn một miếng kết đôi vợ chồng. 5. Trầu cay mà cuống không cay Trách người bạn cũ, thẹn thay với người. Hình 2.1. Lễ trầu cau trong các nghi lễ cưới hỏi của một số dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc 14
- Trong đời sống hôn nhân của người Việt Nam, khi trai gái lấy nhau, người Kinh (Việt) gọi là đám cưới, lễ cưới hay là cưới hỏi. Cưới hỏi là một nghi lễ không thể thiếu tại rất nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Tùy vào mỗi nước, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc sẽ có những nghi thức cưới hỏi riêng. Tại Việt Nam, tục lệ cưới hỏi là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và là sự kiện đánh dấu để các cặp đôi bước vào cuộc sống hôn nhân. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có những cách tổ chức cưới hỏi theo phong tục riêng của dân tộc mình. Từ xưa, việc tổ chức cưới hỏi thực hiện đầy đủ các nghi lễ và thủ tục theo quy ước của từng dân tộc. Hiện nay, một số nghi lễ, thủ tục chưa phù hợp hoặc vì điều kiện hoàn cảnh không thực hiện được đã giản lược đi, chỉ giữ lại một số nghi lễ như dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu. Việc chuẩn bị đầy đủ các nghi thức trong các nghi lễ được quan tâm và thực hiện với mong muốn cô dâu chú rể có cuộc sống gia đình luôn luôn vui vẻ, ấm no, hạnh phúc, con cái đủ đầy. Ngày xưa, trai gái kết hôn rất sớm. Con trai, con gái đến tuổi 15 – 17 đã được dựng vợ gả chồng, có dân tộc con trai 8 tuổi đã được bố mẹ lấy vợ cho. Con trai, con gái nếu ngoài 20 tuổi mà vẫn chưa lấy vợ, lấy chồng thì bị coi là ế và bị dân làng bàn tán. Tuy nhiên, người Cao Lan lại không dựng vợ gả chồng cho con sớm. Độ tuổi kết hôn thông thường của con gái là 18, con trai là 20 do họ quan niệm 18 tuổi trở lên mới đủ tư chất làm cha mẹ. Hiện nay, người dân ở Vĩnh phúc nói riêng và người dân Việt Nam nói chung thường kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình: nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên. Dưới đây là phong tục cưới hỏi còn lưu truyền đến ngày nay của một số dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc. 1. Phong tục cưới hỏi của người Kinh (Việt) Việc cưới hỏi của người Kinh ở Vĩnh Phúc thường trải qua các nghi lễ sau: Lễ dạm hỏi: Lễ này người dân ở một số vùng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc vẫn gọi một cách nôm na là “cành cau dấp ngõ”. Đại diện nhà trai cùng người làm mối mang trầu cau đến nhà gái để chính thức ngỏ lời. Nhà gái nhận trầu cau tức là ưng thuận. Lễ vấn danh: Trước đây, lễ vấn danh là lễ nhà trai đến nhà gái để hỏi tên, tuổi cô gái (có nơi gộp cả lễ dạm hỏi và lễ vấn danh cùng một lúc, gọi là lễ dạm hỏi). Hai bên gia đình sẽ thống nhất với nhau về ngày giờ tổ chức hôn lễ và lễ ăn hỏi, số lượng tráp lễ theo yêu cầu của nhà gái, địa điểm đặt tiệc, dịch vụ, cách thức tổ chức,… Lễ vật sử dụng thường là trầu cau, thuốc lá, chè khô, bánh kẹo, hoa quả được chuẩn bị theo số lượng chẵn. Hình 2.2. Tráp chạm ngõ hiện nay của người Kinh ở thị trấn Lập Thạch 15
- Lễ ăn hỏi: Sau khi nhà gái nhận lời, nhà trai chọn ngày lành tháng tốt để chuẩn bị lễ ăn hỏi. Ngày xưa, lễ ăn hỏi gồm: một buồng cau to, chè khô, thuốc lá, tiền thách cưới, gạo nếp và gà. Hiện nay, lễ ăn hỏi của nhà trai là các tráp đựng trầu cau, hoa quả, rượu, chè khô, thuốc lá, bánh kẹo,… và tiền thách cưới theo yêu cầu của nhà gái. Số tráp ăn hỏi phải là số lẻ. Thời gian từ lúc ăn hỏi đến lúc cưới do hai bên gia đình quyết định. Sau ngày ăn hỏi, chàng trai được coi như con rể trong gia đình và phải có bổn phận với nhà gái như đi sêu, lễ tết hoặc đến làm giúp khi gia đình có việc. Hình 2.3. Tráp ăn hỏi nhà trai mang sang nhà gái hiện nay ở huyện Lập Thạch Lễ xin cưới (nạp tài): Đoàn nhà trai gồm có bố chú rể hoặc chú bác ruột chú rể và một số người thân mang lễ vật đến nhà gái để làm lễ cúng gia tiên. Mục đích của lễ này là bàn về đồ thách cưới và cách thức, trình tự, ngày giờ tổ chức cưới. Ngày xưa, trong lễ này, nhà gái thông báo khoản tiền “cheo” nhà trai phải nộp cho làng, xã của nhà gái. Hiện nay, khoản tiền “cheo” này đã không còn nữa. Lễ cưới: Đây là lễ đón dâu hay còn gọi là “nghênh hôn”. Lễ cưới ngày xưa bao giờ cũng kèm theo đồ dẫn cưới. Đồ dẫn cưới có thể được chuyển đến nhà gái từ chiều hôm trước, do một số nam nữ thanh niên chưa lập gia đình đảm nhiệm. Đồ dẫn cưới nhiều hay ít tùy thuộc vào gia cảnh nhà chú rể. Ngày nay không còn phong tục này nữa. Vào ngày cưới, đoàn đi rước dâu gồm có chú rể và ông bà, chú bác nội ngoại, anh chị em, bạn bè của chú rể. Trong đoàn có một người cao niên là họ hàng bên nội, gia đình phải song toàn được cử làm trưởng đoàn đến nhà gái xin rước dâu. Khi mọi thủ tục nghi lễ bên nhà gái đã hoàn tất, đại diện họ nhà trai xin phép được đưa cô dâu về nhà chồng. Đoàn đưa dâu về nhà chồng không có mẹ cô dâu mà chỉ có họ hàng, anh chị em và bạn bè của cô dâu. Khi đón dâu hoặc rước dâu về, nhà trai phải chờ đến giờ tốt mới được xuất hành. Theo lệ cũ, người đầu tiên cô dâu gặp khi bước vào nhà chồng là mẹ chồng, mẹ chồng dắt con dâu vào nhà và thực hiện nghi thức lễ gia tiên. Sau đó, chú rể dẫn cô dâu đi mời trầu, mời thuốc lá, bánh kẹo và giới thiệu các cụ bên nhà trai. Lúc này, bố mẹ, anh chị em và họ hàng tặng quà cưới cho cô dâu, chú rể. Tuy nhiên, có nơi khi con dâu vừa vào đến nhà, mẹ chồng cầm chiếc bình vôi tạm 16
- lánh sang hàng xóm ít phút. Khi con dâu làm lễ gia tiên xong thì mẹ chồng mới quay về nhà mình. Sau nghi thức cưới, nhà trai mời khách dự tiệc cùng với gia đình. Sau lễ cưới còn có tục chú rể đưa cô dâu về nhà gái để lại mặt. Hãy lập sơ đồ trình tự các bước theo phong tục cưới hỏi của người Kinh ở tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Phong tục cưới hỏi của người Sán Dìu Tục lệ cưới hỏi cổ truyền của người Sán Dìu phong phú. Chủ động trong việc cưới hỏi là phía nhà trai. Các nghi thức từ khi dạm hỏi đến ngày cưới tuần tự trải qua nhiều bước: Lễ xin lá số (loổng nén sang) và so tuổi, lễ báo cưới (hỵ hạ thênh) do ông mối đảm nhận; lễ xem mặt (hỵ mong men), lễ ăn hỏi (hỵ mun nghén cạ), lễ sang bạc (hỵ cộ nghén), lễ chọn ngày cưới (tháy nhít tan), lễ báo ngày cưới (cộ nhít tan), lễ gánh gà (tam cay bạo nhít), lễ nộp cheo (nạp cheo). Hình 2.4. Tráp lễ ăn hỏi hiện nay của người Sán Dìu, tỉnh Vĩnh Phúc Sau lễ nộp cheo, để tiến tới lễ cưới chính thức, nhà trai, nhà gái đều có sự chuẩn bị chu đáo, bởi đây là bước quan trọng nhất trong quá trình cưới hỏi. Người Sán Dìu thường sắm sửa lễ vật, chọn ngày cưới, chọn người đi đón dâu... theo số chẵn. Đồng bào cho rằng số chẵn mang ý nghĩa tốt đẹp vì số chẵn là số sinh, mang lại điều tốt đẹp cho mọi người. Lễ cưới (sênh ca chíu) Lễ cưới của người Sán Dìu ngày xưa kéo dài 5 ngày. Ngày thứ nhất: Nhà trai, đại diện là quan lang trưởng khiêng lợn sang nhà gái và giúp việc tổ chức đám cưới cho nhà gái. Buổi tối, quan lang trưởng, ông mối và một số quan lang ở lại nhà gái hát “soọng cô” và ngủ lại. 17
- Hình 2.5. Nhà trai mang lễ vật sang nhà gái Ngày thứ hai: Là ngày chính đám của nhà gái. Nhà trai dẫn lễ sang nhà gái. Các đồ lễ đều dán giấy đỏ. Sau bữa cơm trưa, đoàn đón dâu nhà trai xuất phát. Thành phần đoàn đón dâu gồm: quan lang khiêng lợn lễ, quan lang gánh rượu, quan lang út (người dẫn lễ). Khi đến nhà gái, nhà trai phải hát giải được các câu đố của nhà gái (gọi là hát xin mở cổng) thì nhà trai mới được vào nhà. Khi nhà trai vào trong nhà, ông trưởng họ nhà gái thắp hương khấn vái tổ tiên và cho phép nhà trai dâng lễ vật lên bàn thờ. Sau đó, nhà trai ở lại ăn uống với nhà gái và hát “khai hoa tửu”. Sau khi kết thúc màn đối đáp “khai hoa tửu”, một người đại diện cho họ ngoại của cô dâu đứng ra hát “soọng cô” được gọi là “họ nhà mẹ đố chuyện” và hát quan lang (hát đối đáp). Ngày thứ ba: Ngày chính đám ở nhà trai và cũng là ngày đón dâu. Buổi sáng, gia chủ mời trai gái trong bản đến dựng rạp, kê bàn ghế, trang trí nhà cửa. Đồng bào Sán Dìu thường đưa dâu vào buổi chiều, nhưng cũng có trường hợp do phụ thuộc theo giờ, ngày, tháng, năm sinh của cô dâu nên cô dâu phải xuất giá vào buổi sáng. Đến giờ xuất giá, cô dâu bước qua ngưỡng cửa, anh trai ruột hoặc anh trai họ cõng trên lưng đi ra khỏi giọt gianh nhà thì đặt xuống. Hình 2.6. Anh trai cõng cô dâu ra khỏi nhà 18
- Trước khi cô dâu qua giọt gianh về nhà chồng, quan lang trưởng có nhiệm vụ cầm sẵn ô che đầu cho mọi người đi qua giọt gianh. Khi ra khỏi giọt gianh, cô dâu được phủ lên đầu hai chiếc khăn dài màu hồng và đội một chiếc nón, có em gái dìu hai bên, đi từng bước chậm chạp, dùng dằng và khóc thảm thiết để tỏ lòng quyến luyến cha mẹ, nhớ thương người thân. Theo tập quán, chú rể không đi đón dâu. Do quan niệm cô dâu đến nhà chồng khi mặt trời lặn sẽ tránh được rủi ro trong cuộc sống nên đoàn đưa dâu phải chờ ở ngoài làng, đợi đến khi tối hẳn mới vào nhà để thực hiện các nghi lễ và dự tiệc tối. Sau khi ăn cỗ, đại diện thanh niên nam nữ nhà trai có cơi trầu xin phép các cụ ông, cụ bà đại diện nhà gái được hát “soọng cô” đám cưới với mong muốn chúc mừng tổ tiên, gia chủ, cô dâu, chú rể. Hình 2.7. Đoàn đưa đón dâu của hai họ về nhà trai Ngày thứ tư: Buổi sáng tại nhà trai, cuộc hát “soọng cô” bước vào giai đoạn kết thúc. Cũng trong buổi sáng này, nhà trai vẫn tổ chức tiệc cưới giống như tối hôm trước. Sau khi ăn cỗ, nhà trai bố trí cho cô dâu nhận họ hàng nhà chồng và nhận lời chúc phúc cùng lời dạy bảo của các bậc bề trên. Ngày thứ năm: Nhà trai tổ chức cho cô dâu về nhà bố mẹ đẻ và làm lễ lại mặt ông bà mối. Đoàn đi gồm: mẹ chồng, bà bá, cô dì, chị em gái của chồng cùng cô dâu và phù dâu (chú rể không cùng cô dâu đi lại mặt). Hiện nay, nghi lễ cưới hỏi của người dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc đã có nhiều thay đổi theo nếp sống mới. Một số bước tiến hành lễ cưới đã bỏ qua hoặc gộp lại, các thủ tục và lễ vật cũng được giản lược. Lễ vật thách cưới như trâu, lợn, gà, ... có rất ít người sử dụng mà thay bằng tiền mặt, có nơi lễ vật trong nghi lễ cưới xin giống với lễ vật của người Kinh. Lễ đón dâu được tiến hành vào ban ngày. Vai trò của ông mối bị bỏ qua. Thời gian tổ chức đám cưới được rút gọn lại từ 1 đến 2 ngày. Trong ngày cưới, hầu như cô dâu và chú rể không mặc trang phục truyền thống mà thay vào đó cô dâu mặc váy cưới, chân đi giày cao gót, chú rể mặc quần âu, áo vest, chân đi giày Tây. Hát “soọng cô” trong đám cưới hầu như không còn mà thay vào đó là hát nhạc mới hoặc phát bài hát qua loa đài, băng đĩa. 19
- Hãy lập sơ đồ trình tự các bước theo phong tục cưới hỏi của người Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Phong tục cưới hỏi của người Cao Lan1 Về thủ tục cưới hỏi, người Cao Lan ngày xưa trải qua những nghi lễ sau: Chọn người làm mối (chọn mòi): Sau khi gia đình và họ hàng quyết định cho một đôi nam nữ lấy nhau thì nhà trai sẽ chọn và nhờ người mai mối. Với người Cao Lan, người làm mối có trách nhiệm giúp đỡ đôi vợ chồng trẻ suốt đời. Sau khi đám cưới được tổ chức, cô dâu và chú rể nhận vợ chồng ông mối là bố mẹ nuôi. Khi đôi vợ chồng này có con thì các con của họ gọi ông bà mối là ông tháu, bà tháu. Khi ông bà mối qua đời, hai vợ chồng sẽ cúng tế và để tang như bố mẹ đẻ. Hôn nhân của người Cao Lan bền vững, rất hiếm có trường hợp vợ chồng ly dị. Lễ dạm hỏi (hoi mạc): Khi người con trai đồng ý thì cha mẹ chàng trai nhờ ông mối mang lễ vật đến nhà gái để dạm hỏi và xin ngày tháng năm sinh của cô gái để so tuổi với chàng trai xem có hợp nhau không. Nếu hai người hợp nhau thì sẽ tiến hành các bước tiếp theo. Lễ ăn hỏi (phạn ngằn): Sau khi chọn ngày lành tháng tốt, nhà trai nhờ ông mối và một cậu thiếu niên tầm 14 – 15 tuổi gánh lễ vật sang nhà gái. Lễ vật gồm có 1 con gà thiến, 12 chiếc bánh giày, 1 chai rượu và trầu cau. Trong lễ ăn hỏi, ông trưởng họ nhà gái sẽ thách cưới theo tục lệ. Hẹn ngày cưới (hiền nghền): Sau lễ ăn hỏi, theo đề nghị của nhà gái, nhà trai nhờ thầy cúng chọn ngày để tổ chức đám cưới. Sau khi chọn được ngày, nhà trai nhờ ông mối đến nhà gái để thông báo ngày cưới và chuẩn bị lễ nộp cheo cho làng nhà gái. Lễ cưới: Người Cao Lan gọi đám cưới ở nhà trai là “đám au lìu” (đám lấy dâu) và gọi đám cưới nhà gái là “đám hai lực thao” (đám gả con gái). Đám cưới bên nhà gái thường tổ chức trong hai ngày (ngày hôm trước và ngày nhà trai đến đón dâu); công việc chuẩn bị cũng như nghi lễ đơn giản, không phức tạp như nhà trai. Người Cao Lan quy ước, đi đón dâu, đưa dâu đều phải theo con đường chính. Trên đường đi, nếu gặp trẻ chăng dây ngang đường thì chú rể phải đưa tiền hoặc kẹo để chúng thu dây lại, không được tự ý cắt dây. Trong quá trình đón dâu, nhà trai và nhà gái thường xuyên hát sình ca. Ngày đón dâu, nhà trai trao lễ vật thách cưới cho nhà gái. Nhận lễ vật xong, nhà gái dâng lên mâm lễ cúng gia tiên và thầy cúng thắp hương cúng báo tổ tiên. Đoàn đón dâu tập trung trước bàn thờ tổ tiên nhà gái, dưới sự hướng dẫn của ông mối, chàng rể vái lạy tổ tiên và bố mẹ vợ. Lễ vái xong, ông mối đại diện cho nhà trai có đôi lời với nhà gái, tiếp đó ông ao đại diện cho nhà gái phát biểu đáp lễ nhà trai. Nghi lễ kết thúc, mọi người cùng ăn uống vui vẻ. Sáng sớm hôm sau, nhà trai bày mâm cỗ lên bàn thờ để thầy cúng làm lễ cúng gia tiên, báo cáo với tổ tiên rằng gia đình có thêm một thành viên mới. Sau lễ cưới, cô dâu về nhà bố mẹ đẻ thực hiện nghi thức “lại mặt”, lúc này đám cưới coi như đã hoàn tất. 1 Người Cao Lan là một nhánh của dân tộc Sán Chay. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 6
64 p | 189 | 33
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Long An lớp 6
76 p | 210 | 19
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hưng Yên lớp 7
64 p | 191 | 16
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội lớp 2
48 p | 91 | 16
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước lớp 7
64 p | 93 | 15
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh lớp 6
56 p | 80 | 14
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 4
84 p | 110 | 14
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Đà Nẵng lớp 6
48 p | 155 | 14
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 8
76 p | 93 | 9
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 6
76 p | 77 | 9
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang 6
66 p | 58 | 9
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hoà Bình lớp 1
72 p | 59 | 9
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Cần Thơ lớp 10
97 p | 80 | 7
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 6 (Sách giáo viên)
69 p | 71 | 6
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội lớp 3
44 p | 23 | 6
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bạc Liêu lớp 6
95 p | 22 | 6
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước lớp 3
52 p | 16 | 4
-
Tài liệu Giáo dục địa phương môn Địa lí lớp 9
35 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn