Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học cơ sở theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn Giáo dục thể chất
lượt xem 5
download
Mô đun "Kiểm tra đánh giá học sinh trung học cơ sở theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn Giáo dục thể chất" được xây dựng theo cấu trúc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm nâng cao hiểu biết cho học viên những kiến thức cơ bản về kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực, trên cơ sở đó, học viên sẽ được phát triển kỹ năng sử dụng các công cụ đánh giá để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong quá trình dạy học môn học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học cơ sở theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn Giáo dục thể chất
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH ETEP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI ---o0o--- TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG CỐT CÁN MÔ ĐUN 3 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT THÁNG 10, NĂM 2020 0
- BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU Người biên soạn: 1. ThS. Nguyễn Bá Hòa, Khoa Giáo dục Thể chất – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. TS. Đỗ Xuân Duyệt, Khoa Giáo dục Thể chất – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cộng tác viên: 3. PGS.TS. Trịnh Thúy Giang – Khoa Tâm lý giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 4. TS. Nguyễn Thị Thanh Trà – Khoa Tâm lý giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trường Đại học Thái Nguyên. 6. TS. Nguyễn Ngọc Tú – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 7. Th. Trần Minh Thắng – Khoa Giáo dục thể chất – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 8. Ths. Phạm Tràng Kha – Đại học Thủ đô Hà Nội 9. Ths. Nguyễn Công Trường – Đại học Thủ đô Hà Nội
- KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Các từ viết tắt Viết đầy đủ 1. GDTC Giáo dục thể chất 2. CT Chương trình 3. ĐGTX Đánh giá thường xuyên 4. ĐGĐK Đánh giá định kỳ 5. KTĐG Kiểm tra đánh giá 6. GV Giáo viên 7. HS Học sinh 8. THCS Trung học phổ thông 9. TL Tự luận 10. TN Trắc nghiệm 11. YCCĐ Yêu cầu cần đạt
- MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔ ĐUN........................................................ 1 II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT....................................................................................... 1 III. CẤU TRÚC CỦA MÔ ĐUN........................................................................... 1 IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG....................................................... 2 4.1. Kế hoạch bồi dưỡng qua mạng (5 ngày)............................................................ 2 4.2. Kế hoạch bồi dưỡng trực tiếp (3 ngày).............................................................. 4 4.3. Kế hoạch bồi dưỡng qua mạng (7 ngày) ........................................................... 8 V. TÀI LIỆU ĐỌC................................................................................................. 9 1. NỘI DUNG 1: CÁC XU HƯỚNG MỚI VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP, GIÁO DỤC NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THCS.................................................... 9 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC................................................................................................... 9 1.1.1. Các khái niệm cơ bản……………………………………………………… 9 1.1.2. Mục đích của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục........................................... 10 1.1.3. Yêu cầu của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục........................................... 11 1.1.4. Nội dung của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục........................................... 11 1.1.5. Các loại hình đánh giá trong giáo dục............................................................ 12 1.2. QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP, GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH ............................................................................. 12 1.2.1. Đánh giá vì học tập......................................................................................... 12 1.2.2. Đánh giá là học tập........................................................................................ 14 1.2.3. Đánh giá kết quả học tập................................................................................. 14 1.3. ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC............................................……… 15 1.3.1. Đánh giá phẩm chất ………………………………………………………... 15 1.3.2. Đánh giá năng lực………………………………………………………… 15
- 1.4. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THCS............................ 18 1.4.1. Đảm bảo tính toàn diện và tính linh hoạt....................................................... 18 1.4.2. Đảm bảo tính phát triển................................................................................. 18 1.4.3. Đảm bảo đánh giá trong bối cảnh thực tiễn................................................... 18 1.4.4. Đảm bảo phù hợp với đặc thù môn học......................................................... 18 1.5. QUY TRÌNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THCS........................... 18 1.6. ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH............ 20 1.6.1. Định hướng đánh giá kết quả giáo dục theo chương trình GDPT 2018........ 20 1.6.2. Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong môn GDTC............................ 20 2. NỘI DUNG 2: SỬ DỤNG HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH THCS............................................................................... 24 2.1. HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH THCS................................. 24 2.1.1. Đánh giá thường xuyên................................................................................. 25 2.1.2. Đánh giá định kì............................................................................................ 29 2.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH THCS............................... 33 2.2.1. Phương pháp kiểm tra viết ............................................................................ 33 2.2.2. Phương pháp quan sát.................................................................................... 36 2.2.3. Phương pháp vấn đáp.................................................................................. 37 2.2.4. Phương pháp đánh giá qua hồ sơ, sản phẩm học tập.................................... 39 3. NỘI DUNG 3: XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH THCS VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC MÔN GDTC…… 42
- 3.1. XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN GDTC................................................................................................. 42 3.1.1. Câu hỏi........................................................................................................... 42 3.1.2. Sản phẩm học tập........................................................................................... 50 3.1.3. Hồ sơ học tập................................................................................................. 53 3.1.4. Bảng kiểm...................................................................................................... 57 3.1.5. Thang đánh giá.............................................................................................. 60 3.1.6. Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics)........................................................... 63 3.2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ /BÀI HỌC MÔN GDTC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH................................................... 68 3.2.1. Phân tích yêu cầu cần đạt của chủ đề/ bài học môn GDTC, xác định mục tiêu dạy học chủ đề về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù... 68 3.2.2. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề/ bài học môn GDTC theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.......................................... 70 3.2.3. Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá một chủ đề/bài học môn GDTC theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh............................................... 72 4. NỘI DUNG 4: SỬ DỤNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THEO ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỂ GHI NHẬN SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN GDTC THCS.............................................................................................. 86 4.1. SỬ DỤNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THEO ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỂ GHI NHẬN SỰ TIẾN BỘ CỦA HS…..... 86 4.1.1. Khái quát về đường phát triển năng lực........................................................ 86 4.1.2. Xác định đường phát triển năng lực chung................................................... 86 4.1.3. Xác định đường PTNL đặc thù môn GDTC ................................................. 88 4.1.4. Phân tích, sử dụng kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh..................................................................................... 92
- 4.2. ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỂ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN GDTC .............................................................................................. 95 4.2.1. Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển một số phẩm chất chủ yếu thông qua dạy học môn GDTC ........................................................................ 95 4.2.2. Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực chung thông qua dạy học môn GDTC.......................................................................................... 98 4.2.3. Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực đặc thù trong dạy học môn GDTC ...................................................................................... 102 4.2.4. Định hướng sử dụng kết quả đánh giá để và đổi mới phương pháp dạy học môn GDTC ............................................................................................................. 105 5. NỘI DUNG 5: HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THCS NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC MÔN GDTC ............................................................................. 107 5.1. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH.............................................................................................................. 107 5.2. CÁC HÌNH THỨC HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH....................................... 112 5.2.1. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua tổ chức khóa bồi dưỡng tập trung…………. 112 5.2.2. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua tổ chức bồi dưỡng qua mạng........................ 112 5.2.3. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn............................... 114 5.2.4. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua mô hình hướng dẫn đồng nghiệp.................. 117 VI. ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC............................................................................... 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 127
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔ ĐUN I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔ ĐUN Mô đun kiểm tra, đánh giá học sinh THCS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh là Mô đun bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán trong việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mô đun được xây dựng theo cấu trúc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm nâng cao hiểu biết cho học viên những kiến thức cơ bản về kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực, trên cơ sở đó, học viên sẽ được phát triển kỹ năng sử dụng các công cụ đánh giá để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong quá trình dạy học môn học. II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau khi thực hiện xong Mô đun học viên: - Khái quát được những điểm cốt lõi về phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; - Lựa chọn và vận dụng được các phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phù hợp với nội dung và định hướng đường phát triển năng lực của học sinh; - Xây dựng được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh về phẩm chất, năng lực trong môn học Giáo dục thể chất THCS; - Sử dụng và phân tích được kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn học Giáo dục thể chất THCS; - Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong môn học Giáo dục thể chất THCS. III. CẤU TRÚC CỦA MÔ ĐUN Mô đun 3 được cấu trúc bởi 5 nội dung. Nội dung 1: Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nội dung 2: Sử dụng hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nội dung 3: Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh THCS về phẩm chất và năng lực trong dạy học môn GDTC. 1
- Nội dung 4: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn GDTC THCS Nội dung 5: Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh THCS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn GDTC. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG. Kế hoạch bồi dưỡng tổng thể gồm: Bồi dưỡng qua mạng 5 ngày, bồi dưỡng trực tiếp 3 ngày và thực hành cuối khóa 7 ngày. 4.1. Kế hoạch bồi dưỡng qua mạng (5 ngày) Nội dung trên hệ thống Nhiệm vụ của học viên A. CHUẨN BỊ I. Giới thiệu Module Xem Video mở đầu giới thiệu chung về Mô đun 3 và những hướng dẫn học qua mạng, yêu cầu học qua mạng, địa chỉ trợ giúp học viên khi học Mô đun 3. II. Nhiệm vụ học tập Đọc nhiệm vụ học tập 1. Nhiem vu hoc tap.pptx File đính kèm III. Yêu cầu cần đạt của Đọc yêu cầu cần đạt của mô đun mô đun: 2. Muctieu_khoahoc.pptx File đính kèm IV. Ôn tập mô đun 2 Trả lời câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm ôn tập mô đun 2 B. HỌC TẬP, THỰC HÀNH Nội dung 1: Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THCS Hướng dẫn học tập nội - Xem File hướng dẫn đính kèm dung 1 - Xem video - Xem Infographic 2
- - Đọc tài liệu Nội dung 1 Đánh giá cuối nội dung 1 Trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm Nôi dung 2: Sử dụng hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục học sinh THCS Hướng dẫn học tập nội - Xem File hướng dẫn đính kèm dung 2 - Xem video và trả lời câu hỏi. - Xem Infographic - Đọc tài liệu nội dung 2 Đánh giá cuối nội dung 2 10 câu hỏi trắc nghiệm File câu hỏi trắc nghiệm Nôi dung 3: Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh THCS về phẩm chất và năng lực trong dạy học môn GDTC Hướng dẫn học tập nội - Xem File hướng dẫn đính kèm dung 3 - Xem video: Sử dụng công cụ của chủ đề đã được xây dựng và video quay trên lớp do GV bình luận. - Infographic - Đọc tài liệu nội dung 3 Đánh giá cuối nội dung 3: Xem video và trả lời trước 5 câu hỏi tự luận để thảo luận ở giai đoạn học trực tiếp. Nôi dung 4: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn GDTC ở cấp THCS Hướng dẫn học tập nội Xem File hướng dẫn đính kèm dung 4 Đọc tài liệu nội dung 4 Đánh giá cuối nội dung 4: Trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm Nội dung 5: Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh THCS nhằm phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn GDTC Hướng dẫn học tập nội - Xem File hướng dẫn xây dựng kế hoạch dung 5 - Xem file Kế hoạch mẫu Đánh giá cuối nội dung 5 Xây dựng File kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp (Nộp sản phẩm cuối khóa học) 3
- C. ĐÁNH GIÁ CUỐI KHÓA HỌC Hướng dẫn làm bài tập Xem File hướng dẫn Sản phẩm D. TÀI LIỆU THAM Xem danh mục các tài liệu học viên cần tham khảo. KHẢO (Các File, links…) 4.2. Kế hoạch bồi dưỡng trực tiếp(3 ngày) Ghi Thời Sản phẩm cụ Nội dung và hoạt động Yêu cầu cần đạt chú gian thể NGÀY 1 * Khai mạc khoá bồi dưỡng. * Làm quen với GVSPCC, kết nối hệ thống học trực tuyến và các kênh liên lạc. * Giới thiệu chung về khoá học, làm rõ mục tiêu, chuẩn đầu ra và các nội dung chính của khoá học. Nội dung 1: Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học Buổi 1 tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, NL HS THCS Phân tích được Sơ đồ thiết lập những vấn đề mối quan hệ chung về phương giữa kiểm tra, Hoạt động 1: Tìm hiểu một pháp, kĩ thuật dạy đánh giá và đo số vấn đề chung về kiểm tra, học và giáo dục lường đánh giá trong giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông; 4
- Phân tích được Hoạt động 2: Tìm hiểu các quan điểm Kết quả thảo quan điểm hiện đại, các hiện đại, các luận nhóm nguyên tắc và quy trình về nguyên tắc và quy kiểm tra, đánh giá kết quả trình về kiểm tra, học tập, giáo dục theo đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, hướng phát triển năng lực học sinh phẩm chất, NL HS Nội dung 2: Sử dụng hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục HS THCS Phân tích được Báo cáo phân Hoạt động 3: Tìm hiểu các các hình thức tích về các hình thức kiểm tra, đánh giá kiểm tra, đánh giá hình thức kết quả học tập trong dạy theo hướng phát đánh giá và ví học, giáo dục học sinh triển phẩm chất, dụ minh họa THCS NL HS cho các hình thức Phân tích được Thuyết trình Hoat động 4: Tìm hiểu các các phương pháp kết quả làm phương pháp kiểm tra, đánh kiểm tra, đánh giá việc nhóm Buổi 2 giá theo hướng phát triển theo hướng phát phẩm chất, năng lực học triển phẩm chất, sinh NL HS. Nội dung 3: Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của HS THCS về phẩm chất và năng lực trong dạy học môn GDTC Phân tích được Hoạt động 5: Thảo luận, các Phương pháp, Ý kiến cá nhân phân tích video trích đoạn công cụ đánh giá về nội dung các hoạt động đánh giá trong sử dụng trong giờ thảo luận giờ dạy môn GDTC 6 dạy cụ thể và trình bày kinh nghiệm của cá nhân 5
- NGÀY 2 Hoạt động 6: Xây dựng Thiết kế được các Bản thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá công cụ đánh giá các công cụ theo hướng phát triển phẩm theo hướng phát kiểm tra, đánh Buổi 3 chất, năng lực học sinh triển phẩm chất, giá trong dạy trong dạy học môn Giáo dục NL HS trong dạy học cho 1 chủ thể chất. học môn GDTC. đề/chương/lớp Tổng kết hoạt động buổi trong dạy học sang môn GDTC. Xây dựng được kế Bản kế hoạch hoạch đánh giá đánh giá theo Hoạt động 7: Xây dựng kế trong dạy học một hướng phát hoạch đánh giá trong dạy chủ đề và các triển phẩm Buổi 4 học chủ đề theo hướng phát công cụ đánh giá. chất, NL HS triển phẩm chất, năng lực trong dạy học học sinh một chủ đề và Tổng kết ngày 2 các công cụ đánh giá. NGÀY 3 Nội dung 4: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của HS và đổi mới phương pháp dạy học môn GDTC ở cấp THCS Hoạt động 8: Sử dụng và Trình bày được Bản báo cáo phân tích kết quả đánh giá đặc điểm đường ghi nhận sự theo đường phát triển năng phát triển NL HS tiến bộ của Buổi 5 lực để ghi nhận sự tiến bộ và vai trò của nó HS của học sinh trong ghi nhận sự tiến bộ của HS; xác định được đường phát triển 6
- NL HS trong dạy học môn học Đề xuất được một Bản đề xuất số phương pháp các phương Hoạt động 9: Định hướng và xây dựng được pháp và công đánh giá mục tiêu giáo dục các công cụ đánh cụ đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá giá năng lực một năng lực để đổi mới phương pháp dạy chung và năng lực chung và năng học môn Khoa học tự nhiên GDTC trong một lực GDTC chủ đề cụ thể. Nội dung 5: Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, KN tổ chức kiểm tra, đánh giá HS THCS nhằm phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn GDTC Hoạt động 10: Hướng dẫn Xây dựng được kế Bản kế hoạch xây dựng kế hoạch hỗ trợ hoạch hỗ trợ cho hỗ trợ đồng đồng nghiệp đồng nghiệp về về nghiệp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, NL HS trong dạy Buổi 6 học chủ đề/bài học Hoạt động 11: Tìm hiểu và Trình bày được Báo cáo phân đề xuất các các hình thức hỗ các hình thức hỗ tích các hoạt trợ đồng nghiệp về kiến trợ kiến thức, KN động hỗ trợ thức, kĩ năng tổ chức kiểm tổ chức kiểm tra, đồng nghiệp tra, đánh giá theo hướng đánh giá theo phát triển phẩm chất, năng hướng phát triển lực học sinh phẩm chất, NL HS Hướng dẫn học viên làm bài cho đồng nghiệp thu hoạch đầu ra cuối khóa bồi dưỡng và tổng kết toàn khóa bồi dưỡng 7
- * Định hướng tổ chức hoạt động bồi dưỡng đồng nghiệp tại địa phương (GV đại trà). Phản hồi và đánh giá khoá bồi dưỡng. * Tổng kết khoá bồi dưỡng. 4.3. Kế hoạch bồi dưỡng qua mạng (7 ngày sau tập huấn trực tiếp) Ngày Nhiệm vụ Sản phẩm Ghi chú Ngày 1 Ôn tập và hệ thống hóa Trả lời hoàn thiện 30 câu hỏi và 2 kiến thức, kĩ năng đã học trắc nghiệm trên hệ thống và 5 câu hỏi tự luận xem video. Ngày 3, 4 Hoàn thiện sản phẩm 1 Kế hoạch đánh giá chủ đề và và 5 sau tập huấn các công cụ kèm theo chủ đề Ngày 6 Hoàn thiện sản phẩm 2 Kế hoạch hướng dẫn đồng sau tập huấn nghiệp Ngày 7 Đóng gói và gửi sản phẩm Tất cả các sản phẩm lên mạng 8
- V. TÀI LIỆU ĐỌC. 1. NỘI DUNG 1: CÁC XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP, GIÁO DỤC NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THCS. 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC. 1.1.1. Các khái niệm cơ bản. a) Đo lường. Đo lường là việc so sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có khả năng trình bày kết quả dưới dạng thông tin định lượng. Nói cách khác, đo lường liên quan đến việc sử dụng các con số vào quá trình lượng hoá các sự kiện, hiện tượng hay thuộc tính. Trong lĩnh vực giáo dục, thước đo trên đây của đo lường thường là tiêu chuẩn hoặc tiêu chí. Tham chiếu theo tiêu chuẩn là đối chiếu kết quả đạt được của người này đối với những người khác. Ứng với loại tham chiếu này là các đề thi chuẩn hoá (ví dụ IELTS, SAT). Tham chiếu theo tiêu chí là đối chiếu kết quả đạt được của học sinh với mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học, hoạt động giáo dục. Ứng với loại tham chiếu này là các câu hỏi, nhiệm vụ học tập, đề thi theo tiêu chí. b) Kiểm tra. Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu như đánh giá (hoặc định giá). Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá. Như vậy, trong giáo dục: - Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học; - Kiểm tra, đánh giá là công cụ hành nghề quan trọng của GV; - Kiểm tra, định giá là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo dục, quản lý chất lượng dạy và học. 9
- c) Đánh giá. - Đánh giá HS là một quá trình thu thập, xử lí thông tin thông qua các hoạt động quan sát theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của HS; tư vấn, hướng dẫn, động viên HS; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của HS. Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng. - Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS. - Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của học sinh trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của giáo viên. 1.1.2. Mục đích của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục. Mục đích của đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau: a) Giúp GV điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. b) Giúp HS có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. 10
- c) Giúp cha mẹ HS tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS; tích cực hợp tác với nhà trường trong giáo dục HS. d) Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục. e) Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục. 1.1.3. Yêu cầu của đánh giá. Đánh giá HS phải đáp ứng một số yêu cầu sau: a) Đánh giá HS thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của HS theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. b) Kết hợp đánh giá của GV, HS, cha mẹ HS, trong đó đánh giá của GV là quan trọng nhất. c) Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng khách quan; không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và cha mẹ HS. 1.1.4. Nội dung đánh giá. Nội dung đánh giá bao gồm: a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của HS đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông. b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau: - Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Những năng lực cốt lõi: 11
- +) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; +) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất. 1.1.5. Các loại hình đánh giá trong giáo dục. Có nhiều cách phân loại các kiểu/loại hình đánh giá trong giáo dục dựa vào các đặc điểm như: quy mô, vị trí của người đánh giá; đặc tính của câu hỏi; tính chất thường xuyên hay thời điểm hoặc tính chất quy chiếu của mục tiêu đánh giá… Đánh giá trong giáo dục thường có một số loại hình chính như sau:1 - Đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình; - Đánh giá sơ khởi và đánh giá chẩn đoán; - Đánh giá dựa theo chuẩn và đánh giá dựa theo tiêu chí; - Đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức; - Đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan; - Đánh giá trên lớp học, đánh giá dựa vào nhà trường, và đánh giá trên diện rộng; - Đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm; - Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng; - Đánh giá xác thực; - Đánh giá sáng tạo. 1.2. QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP, GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH. Quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của học sinh và vì sự tiến bộ của học sinh, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Quan điểm này thể hiện rõ coi mỗi hoạt 1 Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh (2019), Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB ĐHSP Hà Nội 12
- động đánh giá như là học tập (Assessment as learning) và đánh giá là vì học tập của học sinh (Assessment for learning). Ngoài ra, đánh giá kết quả học tập (Assessment of learning) cũng sẽ được thực hiện tại một thời điểm cuối quá trình giáo dục để xác nhận những gì học sinh đạt được so với chuẩn đầu ra. Hình vẽ dưới đây thể hiện rõ quan điểm hiện đại đó so với đánh giá truyền thống trước đây. Hình 1: Quan điểm hiện đại về đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 1.2.1. Đánh giá vì học tập. Đánh giá vì học tập cũng diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để giáo viên phát hiện sự tiến bộ của học sinh, từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin để giáo viên và người học cải thiện chất lượng dạy học. Kết quả của đánh giá này không nhằm so sánh giữa các học sinh với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi học sinh và cung cấp cho học sinh thông tin phản hồi để tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn học tập tiếp theo. Với đánh giá này, giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong đánh giá kết quả học tập, nhưng người học cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. Người học có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên, qua đó họ tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học môn Lịch sử và Địa lí
177 p | 34 | 10
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Lịch sử và địa lý
99 p | 20 | 9
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trung học cơ sở, môn Khoa học tự nhiên
176 p | 19 | 8
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học môn Đạo đức
218 p | 23 | 8
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học môn Khoa học
183 p | 17 | 8
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học môn tiếng Việt
246 p | 26 | 8
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học môn Công nghệ
178 p | 13 | 7
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Lịch sử và Địa lí
168 p | 39 | 7
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học cơ sở theo hướng phát triển phẩm chất môn Toán
95 p | 20 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Toán
117 p | 14 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Ngữ văn
159 p | 13 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học môn Giáo dục thể chất
178 p | 15 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Giáo dục thể chất
135 p | 23 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Giáo dục công dân
121 p | 22 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học môn Tự nhiên xã hội
182 p | 14 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Giáo dục thể chất
141 p | 21 | 5
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Tin học
108 p | 16 | 5
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Âm nhạc
144 p | 15 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn