intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu hướng dẫn của hội đồng khoa học về sinh vật biến đổi gen nhằm đánh giá rủi ro của các cây trồng biến đổi gen và thực phẩm, thức ăn gia súc nguồn gốc biến đổi gen

Chia sẻ: Trọng Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:144

294
lượt xem
122
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 2002, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) được thành lập và tài trợ bởi Cộng đồng châu Âu, với tư cách là một cơ quan độc lập sau một loạt những đợt khủng hoảng thực phẩm khiến người dân châu Âu bày tỏ lo ngại về an toàn thực phẩm và năng lực quản lý của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ người tiêu dùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn của hội đồng khoa học về sinh vật biến đổi gen nhằm đánh giá rủi ro của các cây trồng biến đổi gen và thực phẩm, thức ăn gia súc nguồn gốc biến đổi gen

  1.           TÀI LIỆU   HƯỚNG DẪN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VỀ SINH  VẬT BIẾN ĐỔI GEN NHẰM ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA  CÁC CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN VÀ THỰC PHẨM,  THỨC ĂN GIA SÚC NGUỒN GỐC BIẾN ĐỔI GEN                  
  2.               TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC  VỀ SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN NHẰM ĐÁNH GIÁ RỦI  RO CỦA CÁC CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN VÀ THỰC  PHẨM, THỨC ĂN GIA SÚC NGUỒN GỐC BIẾN ĐỔI  GEN1 Thông qua ngày 24 tháng 9 năm 2004 Bản sửa cuối cùng đã được biên tập lại vào ngày 8 tháng 11 năm 2004 1 Trích dẫn: Tài liệu hướng dẫn của Hội đồng Khoa học về Sinh vật biến đổi gen đối với đánh giá rủi ro thực vật biến đổi gen và thực phẩm/thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ chứng, Tạp chí EFSA (2004), 99,1-94. © European Food Safety Authority 2005
  3. MỤC LỤC Thông tin về EFSA ................................................................................................ 2 TÓM TẮT............................................................................................................... 3 Điều khoản tham chiếu........................................................................................... 5 Trách nhiệm của EFSA và Hội đồng GM .............................................................. 5 LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... 6 1.Phạm vi của tài liệu ............................................................................................. 6 2. Cơ sở pháp lý để đánh giá rủi ro các sinh vật biến đổi gen, thực phẩm GM và thức ăn chăn nuôi GM ở cấp Cộng đồng................................................................ 8 II.CHIẾN LƯỢC ĐÁNH GIÁ RỦI RO ............................................................... 15 1. Đánh giá rủi ro.................................................................................................. 15 2.Cách tiếp cận so sánh ........................................................................................ 15 3. Đánh giá và quản lý rủi ro của môi trường....................................................... 18 4. Các vấn đề cần quan tâm .................................................................................. 19 5. Các khuyến cáo chung...................................................................................... 20 6. Chiến lược phát triển sắp tới ............................................................................ 20 III. Các thông tin cần có trong hồ sơ thực vật GM và/hoặc thực phẩm và thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ thực vật GM .............................................................. 22 A. Thông tin chung............................................................................................... 22 B. Thông tin liên quan đến vật nhận hoặc các cây bố mẹ (khi thích hợp) ........... 22 C. Thông tin liên quan đến việc biến đổi gen....................................................... 23 1. Mô tả các phương pháp dùng cho việc biến đổi gen........................................ 23 2. Nguồn và bản chất của vector đã sử dụng........................................................ 24 3 Nguồn của vật cho ADN, kích thước và chức năng mong đợi của mỗi đoạn của vùng dự kiến cho đoạn chèn ................................................................................. 24 D. Thông tin liên quan đến thực vật biến đổi gen ................................................ 24 1. Mô tả (các) tính trạng và đặc tính được đưa vào hoặc biến đổi ....................... 24 2. Thông tin về các trình tự được chèn hoặc bị loại bỏ ........................................ 24 3. Thông tin về biểu hiện đoạn chèn..................................................................... 26
  4. 4. Thông tin về những khác biệt trong sự sinh sản, sự phổ biến và sự sống sót giữa thực vật GM với thực vật nhận..................................................................... 27 5. Sự ổn định di truyền của đoạn chèn và sự ổn định về kiểu hình của thực vật GM........................................................................................................................ 27 6. Mọi thay đổi đối với khả năng truyền gen cho các sinh vật khác của thực vật GM........................................................................................................................ 27 7. Thông tin về độc tố, chất gây dị ứng hoặc các ảnh hưởng xấu phát sinh từ thực phẩm/thức ăn chăn nuôi GM có hại khác đến sức khỏe con người hoặc động vật .............................................................................................................................. 28 7.1 Đánh giá so sánh............................................................................................. 28 7.2 Tạo ra vật liệu cho việc đánh giá so sánh....................................................... 29 7.3 Chọn lọc vật liệu và các hợp chất để phân tích .............................................. 30 7.4 Các đặc điểm nông học................................................................................... 32 7.5 Đặc điểm của sản phẩm.................................................................................. 32 7.6 Ảnh hưởng của quá trình chế biến.................................................................. 32 7.7 Mức độ sử dụng .............................................................................................. 34 7.8 Độc tính .......................................................................................................... 34 7.8.1 Đánh giá an toàn các protein biểu hiện mới ................................................ 35 7.8.2 Kiểm tra các thành phần mới khác ngoài protein........................................ 37 7.8.3 Thông tin về các thành phần thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tự nhiên ..... 37 7.8.4 Kiểm tra toàn bộ thực phẩm/thức ăn chăn nuôi GM ................................... 37 7.9 Tính gây dị ứng............................................................................................... 39 7.9.1 Đánh giá tính gây dị ứng của protein mới được biểu hiện .......................... 39 7.9.2 Đánh giá tính gây dị ứng của thực vật hoặc cây trồng biến đổi gen ........... 42 7.10 Đánh giá mức dinh dưỡng của thực phẩm/ thức ăn chăn nuôi GM ............. 43 7.10.1 Đánh giá mức dinh dưỡng của thực phẩm biến đổi gen............................ 43 7.10.2 Đánh giá mức dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi biến đổi gen ................ 44 7.11 Giám sát hậu thị trường thực phẩm/ thức ăn chăn nuôi biến đổi gen .......... 45 8. Cơ chế của sự tương tác giữa thực vật GM và các sinh vật đích (nếu có) ....... 46 9. Những thay đổi tiềm ẩn trong tương tác của thực vật GM với các ảnh hưởng đến môi trường hữu sinh của việc biến đổi gen ................................................... 46 9.1 Tính bền vững và sự xâm lấn ......................................................................... 48
  5. 9.2 Ưu thế và bất ưu thế chọn lọc......................................................................... 48 9.3 Nguy cơ của việc truyền gen .......................................................................... 48 9.4 Các tác động giữa thực vật GM và các sinh vật đích ..................................... 49 9.5 Các tác động của thực vật GM với các sinh vật không phải sinh vật đích..... 49 9.6 Các ảnh hưởng lên sức khỏe con người ......................................................... 50 9.7 Các ảnh hưởng lên sức khỏe động vật............................................................ 51 9.8 Các ảnh hưởng đến các quá trình sinh-địa-hóa .............................................. 51 9.9 Các tác động của sự canh tác đặc trưng, các kỹ thuật quản lý và thu hoạch.. 52 10. Các tác động tiềm năng với môi trường vô sinh ............................................ 52 11. Kế hoạch giám sát môi trường ....................................................................... 53 11.1 Tổng quan ..................................................................................................... 53 11.2 Ảnh hưởng giữa đánh giá rủi ro và giám sát môi trường ............................. 54 11.3 Giám sát thực vật GM trong trường hợp cụ thể ........................................... 55 11.4 Sự giám sát nói chung các tác động của thực vật GM ................................. 56 11.5 Báo cáo kết quả giám sát .............................................................................. 56 IV.VIỆC XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM RỦI RO CỦA CÁC THỰC VẬT GM LIÊN QUAN TỚI AN TOÀN THỰC PHẨM/ THỨC ĂN GIA SÚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ........................................................................................... 58 1. Giới thiệu .......................................................................................................... 58 2. Làm thế nào để tiến hành việc xác định đặc điểm rủi ro.................................. 59 3. Các vấn đề cần được đề cập trong việc mô tả rủi ro ........................................ 61 4. Kết quả của việc xác định đặc điểm rủi ro ....................................................... 64 Phụ lục I 64 Giới thiệu 65 Phụ lục II .............................................................................................................. 74 Phụ lục III ............................................................................................................. 75 A. THÔNG TIN CHUNG .................................................................................... 75 B. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÂY NHẬN HOẶC (NẾU CÓ THỂ) CÁC CÂY BỐ MẸ ........................................................................................................ 75 C. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BIẾN ĐỔI GEN............................... 76 D. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÂY TRỒNG GM.................................... 77 Phụ lục IV............................................................................................................. 80
  6. A. THÔNG TIN CHUNG .................................................................................... 80 B. CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÂY NHẬN HOẶC (NẾU CÓ THỂ) CÂY BỐ MẸ ........................................................................................................ 83 C. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI DI TRUYỀN........................... 84 D. CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÂY TRỒNG GM........................... 85 E.THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC GIẢI PHÓNG TRƯỚC ĐÓ CỦA CÂY TRỒNG GM VÀ/HOẶC CÁC SẢN PHẨM CÓ NGUỒN GỐC TỪ GM ......... 89 Phụ lục VI............................................................................................................. 91 Phụ lục V ............................................................................................................ 111 Phụ lục V ............................................................................................................ 115
  7. Thông tin về EFSA Năm 2002, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) được thành lập và tài trợ bởi Cộng đồng châu Âu, với tư cách là một cơ quan độc lập sau một loạt những đợt khủng hoảng thực phẩm khiến người dân châu Âu bày tỏ lo ngại về an toàn thực phẩm và năng lực quản lý của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ người tiêu dùng. Với sự phối hợp chặt chẽ của các nhà chức trách trong nước và tư vấn mở của những người có liên quan, EFSA đưa ra những lời khuyên một cách khoa học, khách quan đối với tất cả những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi như sức khoẻ người, động vật và bảo vệ thực vật. EFSA cũng tư vấn về dinh dưỡng trong khung luật pháp của Cộng đồng. Công việc của EFSA tập trung vào 2 lĩnh vực: đánh giá rủi ro và thông tin rủi ro. Đặc biệt, những đánh giá rủi ro của EFSA sẽ cung cấp cho các nhà quản lý rủi ro (bao gồm các tổ chức của EU có trách nhiệm chính trị, như Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu và Hội đồng) một cơ sở khoa học đúng đắn để xác định những biện pháp pháp lý có định hướng chính sách cần thiết để bảo vệ thật tốt cho người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. EFSA thông tin cho công chúng một cách cởi mở và rõ ràng về tất cả những vấn đề trong thẩm quyền được giao. Thu thập và phân tích các số liệu khoa học, xác định những rủi ro nảy sinh và hỗ trợ khoa học cho Ủy ban châu Âu, đặc biệt là trong trường hợp khủng hoảng thực phẩm, cũng là một phần trách nhiệm của EFSA, được đưa ra trong Quy định thành lập (EC) Số 178/2002 ngày 28 tháng 11 năm 2002. Để biết thêm thông tin về EFSA, hãy liên hệ với Văn phòng Thông tin EFSA 2
  8. TÓM TẮT Ngày 24 tháng 9 năm 2004, Hội đồng khoa học về Sinh vật biến đổi gen (Hội đồng GMO) đã thông qua tài liệu hướng dẫn về đánh giá rủi ro đối với cây trồng biến đổi gen (GM) và thực phẩm và thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ chúng. Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA) và Hội đồng GMO đã tư vấn cho các bên có liên quan trước khi thông qua lần cuối tài liệu này. Tài liệu này sẽ đưa ra những chỉ dẫn để chuẩn bị và trình đơn cấp phép trong khuôn khổ Quy định (EC) 1829/2003 về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gen và của Chỉ thị 2001/18/EC về việc phóng thích có chủ ý sinh vật biến đổi gen vào môi trường. Do đó, tài liệu này đề cập đến việc đánh giá đầy đủ các rủi ro của thực vật biến đổi gen và thực phẩm, thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ chúng. Những vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro các sinh vật biến đổi gen (nguồn gốc, dán nhãn, đồng tồn tại) không thuộc phạm vi của tài liệu chỉ dẫn này. Các hướng dẫn cho việc nộp đơn cấp phép được cung cấp thông qua các chương khác nhau của tài liệu. Chương đầu tiên sẽ xác định phạm vi của tài liệu này và cơ sở pháp lý cho việc đánh giá rủi ro các sinh vật biến đổi gen, thực phẩm biến đổi gen ở trong EC. Chương II mô tả về chiến lược đánh giá rủi ro toàn diện. Chương III mô tả những vấn đề cần phải xem xét khi tiến hành mô tả đặc điểm rủi ro một cách toàn diện. Việc mô tả bao gồm mô tả đặc điểm phân tử của đoạn chèn, đánh giá sự biến đổi đối với những đặc điểm nông học của cây trồng biến đổi gen và đánh giá độ an toàn thực phẩm của cây trồng biến đổi gen và/hoặc các thực phẩm/thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc biến đổi gen. Số liệu về thành phần, độc tố, dị ứng, giá trị dinh dưỡng và ảnh hưởng môi trường của từng trường hợp sẽ là nền tảng của quá trình đánh giá rủi ro. Mô tả đặc điểm rủi ro có thể làm tăng yêu cầu cần có các hoạt động cụ thể hơn bao gồm giám sát sau thương mại hoá các thực phẩm, thức ăn chăn nuôi biến đổi gen và/hoặc giám sát môi trường cho các cây trồng biến đổi gen. Cuối cùng, chương IV sẽ tóm tắt quá trình phân loại rủi ro toàn diện. Hướng dẫn nộp hồ sơ cấp phép trong các Phụ lục của tài liệu hướng dẫn. Các Phụ lục này chi tiết hoá các phần quan trọng trong một hồ sơ cấp phép, mẫu một hồ sơ kỹ thuật và bản mẫu tổng kết hồ sơ cấp phép. Ngoài ra cũng cần phải gửi hồ sơ kỹ thuật chi tiết về mẫu của thực vật biến đổi gen đến Trung tâm nghiên cứu DG. 3
  9. LỜI NÓI ĐẦU Biến đổi gen, kỹ thuật di truyền hoặc công nghệ tái tổ hợp ADN, lần đầu tiên được áp dụng vào những năm 70 là một trong những phương pháp mới nhất để đưa các tính trạng mới vào vi sinh vật, cây trồng và động vật. Không giống các phương pháp khác, việc ứng dụng công nghệ này được quy định rất chặt chẽ. Trước khi bất cứ sinh vật biến đổi gen hay sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen được đưa ra thị trường EU, thì cần phải thông qua một hệ thống phê chuẩn mà độ an toàn đối với con người, động vật và môi trường phải được đánh giá kỹ lưỡng. Thống nhất với các điều khoản của Quy định (EC) 1829/2003 về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gen, áp dụng từ ngày 18 tháng 4 năm 2004, Ủy ban châu Âu đã yêu cầu cơ quan An toàn Thực phẩm Châu ÂU (EFSA) đưa ra chỉ dẫn chi tiết để giúp người đăng ký có thể chuẩn bị và nộp hồ sơ cấp phép cho thực phẩm và/hoặc thức ăn chăn nuôi biến đổi gen. Tài liệu này đưa ra chỉ dẫn chi tiết cho đánh giá cây trồng biến đổi gen và thực phẩm và/hoặc thức ăn chăn nuôi bao gồm, có chứa hay được sản xuất từ những cây trồng có nguồn gốc biến đổi gen. Hướng dẫn này bổ sung chứ không thay thế những yêu cầu khác, như đã được đặt ra trong các quy định pháp lý cụ thể (ví dụ, hạt giống hoặc những vật liệu nhân giống cây trồng khác) mà sản phẩm đó cần phải thực hiện để được thông qua tại thị trường Châu Âu. Tài liệu này được biên soạn bởi Hội đồng khoa học về sinh vật biến đổi gen của EFSA, bao gồm những thành viên sau: Christer Andersson, Detlef Bartsch, Hans-Joerg Buhk, Howard Davies, Marc DeLoose, Michael Gasson, Niels Hendriksen, Colin Hill, Sirpa Kärenlampi, Ilona Kryspin- Sørensen, Harry Kuiper, Marco Nuti, Fergal O’Gara, Pere Puigdomenech, George Sakellaris, Joachim Schiemann, Willem Seinen, Angela Sessitsch, Jeremy Sweet, Jan Dirk van Elsas and Jean-Michel Wal. Các chuyên gia chủ chốt: Andrew Chesson, Karl-Heinz Engel, Gerhard Flachowsky, Tony Hardy, Bevan Moseley, Andreu Palou và Richard Phipps. Bản dự thảo tài liệu được phổ biến trên trang web EFSA để tham khảo ý kiến của công chúng trong vòng 4 tuần của tháng 4 năm 2004. Vào ngày 25 tháng 5 năm 2004, Hội đồng GMO đã đưa ra phương pháp đánh giá rủi ro thực vật GM và thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen tại cuộc họp của các bên liên quan tại Bru-xel. Hội đồng GMO đã xem xét tất cả những ý kiến đóng góp có liên quan đến đánh giá rủi ro GMOs trước khi chuẩn bị bản hướng dẫn sửa đổi. Hội đồng GMO đã không xem xét những vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro các sinh vật biến đổi gen (như nguồn 4
  10. gốc, dán nhãn, đồng tồn tại). Những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội cũng không thuộc thẩm quyền của Hội đồng khoa học. Tài liệu hướng dẫn đã được thông qua tại Hội đồng GMO vào ngày 24 tháng 9 năm 2004. Trước khi xuất bản, EFSA gửi tài liệu hướng dẫn để các thành viên tham gia cuộc họp các biên liên quan xem xét lần cuối vào ngày 24 tháng 09 năm 2004. Tài liệu này đã được hoàn tất vào ngày 8 tháng 11 năm 2004. Hội đồng GMO sẽ đánh giá định kỳ tài liệu hướng dẫn này dựa trên kinh nghiệm đạt được và các tiến bộ kỹ thuật - khoa học. Thông qua việc thiết lập một khung cân đối cho đánh giá rủi ro, tài liệu này sẽ cung cấp những hướng dẫn hữu ích cho người đăng ký cũng như các nhà thẩm định rủi ro. Điều khoản tham chiếu Dựa vào Điều 5(8) và 17(8) của Quy định (EC) 1829/2003 (EC, 2003a) về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gen, trong lá thư đề ngày 27 tháng 10 năm 2003, Ủy ban châu Âu đã yêu cầu Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu đưa ra chỉ dẫn chi tiết để hỗ trợ người đăng ký2 chuẩn bị và trình hồ sơ cấp phép thực phẩm và thức ăn chăn nuôi GM. Trách nhiệm của EFSA và Hội đồng GM Phù hợp với Quy định (EC) 178/2002 (EC, 2002c), EFSA tư vấn khoa học và hỗ trợ kỹ thuật khoa học cho luật pháp và chính sách của Cộng đồng trong tất cả các lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Quy định này sẽ cung cấp những thông tin độc lập về tất cả các vấn đề trong lĩnh vực này và thông tin về rủi ro. EFSA sẽ đóng góp ở mức độ cao về bảo vệ sức khỏe con người và cuộc sống con người, sức khỏe động vật, cây trồng và môi trường trong bối cảnh thị trường nội địa. Hội đồng Khoa học về sinh vật biến đổi gen sẽ giải quyết những vấn đề được xác định trong Chỉ thị 2001/18/EC (EC, 2001a), như vi sinh vật, cây trồng và động vật, 2 The term applicant is used hereafter as a generic reference to the official body submitting the application 5
  11. liên quan đến phóng thích vào môi trường và thực phẩm, thức ăn chăn nuôi biến đổi gen. (EFSA, 2002). LỜI GIỚI THIỆU 1. Phạm vi của tài liệu Tài liệu này sẽ đưa ra những hướng dẫn về đánh giá rủi ro các cây trồng biến đổi gen3 và/hoặc thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen theo khung Quy định (EC) 1829/2003 (EC, 2003a) về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi GM. Hướng dẫn này cũng được áp dụng cho thực phẩm/thức ăn chăn nuôi dành cho động vật không để làm thực phẩm. Khi một sản phẩm chắc chắn được dùng với mục đích làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, thì hồ sơ cấp phép phải đáp ứng cả yêu cầu đối với thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Tài liệu này sẽ hướng dẫn soạn thảo Phụ lục IIIB của Chỉ thị 2001/18/EC về phóng thích vào môi trường các sinh vật biến đổi gen (GMOs)4 (EC, 2001a) hoặc hướng dẫn chuẩn bị kết luận đánh giá rủi ro môi trường như được nói trong Phụ lục II, đoạn D.2 của Chỉ thị đó và hướng dẫn thiết lập kế hoạch giám sát môi trường theo Phụ lục VII, mà không vi phạm những Quyết định 3 Từ trong tài liệu này " những cây trồng biến đổi gen” được dịnh nghĩa là những thực vật bậc cao biến đổi gen (thực vật hạt trần và thực vật hạt kín) phù hợp với Chỉ thị 2001/18/EC. 4 Sinh vật biến đổi gen có nghĩa là sinh vật có thể chất bị thay đổi theo cách không xảy ra tự nhiên qua giao hợp và/hoặc kết hợp tự nhiên (Chỉ thị 2001/18/EC). Những kỹ thuật biến đổi gen kể cả kết hợp kỹ thuật DNA tức là đưa các phân tử DNA vào vật chủ có thể tiếp tục nhân lên; 2) tiêm trực tiếp DNA ví dụ vi tiêm; 3) lai hoặc dung hợp tế bào/nguyên sinh chất bằng phương pháp không diễn ra tự nhiên. Những kỹ thuật không dẫn đến biến đổi gen gồm thụ tinh trong ống nghiệm, biến đổi tự nhiên, và kích thích đa bội thể (để biết thêm chi tiết hãy xem Chỉ thị 2001/18/EC, Phụ lục I A). 6
  12. 2002/623/EC (EC, 2002a), 2002/811/EC (EC, 2002b), 2002/812/EC (EC, 2002e) và 2003/701/EC (EC, 2003e) được được thiết lập theo khung của Chỉ thị 2001/18/EC. Bởi vậy tài liệu này sẽ đưa ra chỉ dẫn đánh giá rủi ro một cách đầy đủ các cây trồng biến đổi gen và thực phẩm/thức ăn chăn nuôi biến đổi gen. Tuy nhiên, không phải tất cả các yêu cầu của tài liệu chỉ dẫn này có thể áp dụng cho tất cả các sản phẩm (ví dụ: thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen, cây trồng không dùng làm thực phẩm). Tài liệu hướng dẫn này là một tài liệu được cập nhật thay thế “Tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro các cây trồng biến đổi gen và thực phẩm biến đổi gen ngày 6-7 tháng 3 năm 2003 do Nhóm công tác về Thực phẩm mới và Sinh vật biến đổi gen chuẩn bị cho Ủy ban điều hành Khoa học của Liên minh châu Âu (EC, 2003d). Tài liệu hướng dẫn này sẽ đưa ra chỉ dẫn chi tiết để giúp người nộp đơn chuẩn bị và trình hồ sơ cấp phép theo Điều 5(8) và 17(8) của Quy định (EC) 1829/2003. Tài liệu này đề cập đến những yêu cầu của Quy định (EC) 1829/2003 và được cấu trúc theo những yêu cầu đặt ra trong các Điều 5(5)(a) và (b) và 17(5)(a) và (b) của Quy định (EC) 1829/2003 về sinh vật biến đổi gen hoặc thực phẩm bao gồm hoặc chứa sinh vật biến đổi gen ví dụ tính đến các Phụ lục IIIB, IID2 và VII của Chỉ thị 2001/18/EC. Hướng dẫn cụ thể về trình hồ sơ cấp phép trong các phụ lục của tài liệu này. Chất phụ gia thực phẩm (Chỉ thị 89/107/EEC; EC, 1989), mùi vị (Chỉ thị 88/388/EEC; EC, 1988) và chất phụ gia cho thức ăn chăn nuôi (Quy định (EC) Số 1831/2003; EC, 2003c) bao gồm, có chứa hay được sản xuất từ cây trồng biến đổi gen nằm trong phạm vi của tài liệu hướng dẫn này. Tài liệu này không đề cập tới những vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro (truy xuất nguồn gốc, dán nhãn mác, đồng tồn tại). Những vấn đề kinh tế, xã hội và đạo đức cũng được đặt ra ngoài phạm vi của tài liệu hướng dẫn. Tài liệu hướng dẫn này không đề cập đến phóng thích vào môi trường (Chỉ thị 2001/18/EC) về các sinh vật biến đổi gen với mục đích thí nghiệm (Thông báo phần B). Tài liệu này cũng không có phần hạn chế sử dụng các vi sinh vật biến đổi gen (GMMs) (Chỉ thị 90/219/EEC; EC, 1990a; EC, 1998), hoặc đưa ra thị trường thực phẩm có chứa vi sinh vật biến đổi gen (Quy định (EC) 1829/2003). Đối với thực phẩm có chứa vi sinh vật biến đổi gen hoặc sản xuất từ vi sinh vật biến đổi gen, tài liệu hướng dẫn song song cũng được Hội đồng sinh vật biến đổi gen cung cấp. Tài liệu chỉ dẫn này không đề cập đến phóng thích vào môi trường (Chỉ 2001/18/EC) về các động vật biến đổi gen hoặc đưa ra ngoài thị trường các thực phẩm có chứa hay sản xuất từ động vật biến đổi gen 7
  13. (Quy định (EC) 1829/2003). Tài liệu hướng dẫn phù hợp sẽ do Hội đồng GMO chuẩn bị sau này. Tài liệu bổ sung cũng cần được phát triển để đánh giá rủi ro về môi trường các cây trồng bién đổi gen để sản xuất ra các sản phẩm y học (dược phẩm làm từ cây trồng) cho con người và sử dụng của thú y (Quy định (EEC) 2309/93; EC, 1993) cũng như các mục đích phi thực phẩm (ví dụ thành phần công nghiệp được làm từ cây trồng và cây trồng biến đổi gen liệu pháp thực vật) 2. Cơ sở pháp lý để đánh giá rủi ro các sinh vật biến đổi gen, thực phẩm GM và thức ăn chăn nuôi GM ở cấp Cộng đồng Các quy định, Chỉ thị, Quyết định của EU được xuất bản trong Tạp chí chính thức của Cộng đồng Châu Au đưa ra các quy trình cần thực hiện để xin giấy phép cho GMOs cũng như các yêu cầu nộp đơn bởi vậy luôn là nguồn tham khảo ban đầu. Luật thực phẩm chung (Quy định (EC) 178/2002) Quy định (EC) 178/2002 (EC, 2002c) đưa ra các nguyên tắc chung về luật thực phẩm và quy trình an toàn thực phẩm kể cả nhiệm vụ của EFSA. Quy định đưa ra luật thực phẩm một cách rộng rãi kể cả thức ăn cho động vật và những đầu vào nông nghiệp khác ở mức độ sản xuất ban đầu. Theo luật thực phẩm nói chung “ thực phẩm” có nghĩa là chất liệu sản phẩm, được chế biến, hay một phần chế biến hoặc không chế bhiến, được con người tiêu hóa. “Thức ăn” bao gồm bất cứ chất nào được chủ ý đưa vào trong thực phẩm khi sản xuất, chuẩn bị hoặc xử lý. Thực phẩm có nghĩa là những chất hay sản phẩm kể cả những chất phụ gia, dù được xử lý hoàn toàn, một phần hay không qua xử lý được sử dụng làm thức ăn sống cho động vật. Luật thực phẩm nói chung định nghĩa đó là ‘rủi ro’, 'phân tích rủi ro', 'đánh giá rủi ro', 'quản lý rủi ro' và 'thông tin rủi ro'.5 5 ● Rủi ro nghĩa là các tác nhân sinh học, hoá học và vật lý trong các thực phẩm có khả năng gây hại cho sức khoẻ 8
  14. Điều 14 và 15 của luật thực phẩm đưa ra những yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm để xác định xem thực phẩm có hại cho sức khoẻ hay không. Quy định về thực phẩm biến đổi gen (Quy định (EC) 1829/2003) Theo quy định (EC) 1829/2003, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gen chỉ được phép đưa ra thị trường sau khi có đánh giá rủi ro một cách khoa học đối với sức khoẻ con người và động vật và với nhiều trường hợp là với môi trường. Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gen có nghĩa là những sinh vật biến đổi gen được sử dụng làm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi, thực phẩm/thức ăn chăn nuôi có chứa sinh vật biến đổi gen và thực phẩm/thức ăn chăn nuôi có chứa các thành phần được sản xuất từ sinh vật biến đổi gen. Những sản phẩm thực phẩm có chứa, bao gồm hoặc được sản xuất từ các sinh vật biến đổi gen trước đây được quy định theo Quy định (EC) 258/97 về thực phẩm mới và thành phần thực phẩm mới, quy định đó được sửa đối theo Quy định (EC) 1829/2003. Đối với thức ăn chăn nuôi có chứa hoặc bao gồm sinh vật biến đổi gen, không có quy định cụ thể nào của Cộng đồng được áp dụng trước khi Quy định này có hiệu lực, mức độ an toàn của thực phẩm ●‘Rủi ro’ có nghĩa là khả năng có tác động xấu và tính nghiêm trọng của tác động đó, dẫn đến nguy cơ ● ‘Phân tích rủi ro có nghĩa là quá trình có 3 yếu tố: đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và thông tin rủi ro ● ‘Đánh giá rủi ro’ có nghĩa là quá trình về cơ bản mang tính khoa học bao gồm 4 bước: xác định nguy cơ, phân loại nguy cơ, đánh giá thể hiện và phân loại rủi ro ●‘Quản lý rủi ro’có nghĩa là quá trình, khác với đánh giá rủi ro, đánh giá chính sách với sự tư vấn của các bên liên quan, xem xét đánh gía rủi ro và những nhân tố pháp lý khác, lựa chọn các cách phòng ngừa và kiểm soát phù hợp. ●‘Thông tin rủi ro’ có nghĩa là trao đổi thông tin và các ý kiến thông qua quá trình phân tích rủi ro đối với nguy cơ và những mối rủi ro, những nhân tố liên quan đến rủi ro, nhận thức rủi ro trong khi đánh giá rủii ro, quản lý rủi ro, người tiêu thụ, thực phẩm và kinh doanh thực phẩm, cộng đồng học thuật và những bên liên quan khác, kể cả giải thích thực tiễn đánh giá rủi ro và cơ sở đưa ra quyết định quản lý rủi ro . 9
  15. biến đổi gin được đánh giá theo Chỉ thị 90/220/EEC (được bãi bỏ theo Chỉ thị 2001/18/EC). Điều 8 và 20 của Quy định (EC) 1829/2003 đưa ra các biện pháp tuyên truyền đối với sản phẩm hiện nay. Thực phẩm được đưa ra thị trường EU trước ngày 18 tháng 4 năm 2004 tiếp tục được phép đưa ra thị trường, được sử dụng, chế biến với điều kiện là phải thông báo cho Uỷ ban trước ngày 18 tháng 10 năm2004. Quy định yêu cầu rằng thực phẩm/ thức ăn chăn nuôi biến đổi gen không có tác động xấu đến sức khoẻ con người hoặc môi trường; làm chệch hướng người tiêu thụ/người sử dụng; khác với thực phẩm được thay thế tới một chừng mực mà tiêu thụ bình thường sẽ bất lợi đối với dinh dưỡng của người tiêu dùng/động vật. Ngoài ra, thực phẩm biến đổi gen không được làm hại hoặc lệch hướng người tiêu thụ bằng cách làm giảm những đặc điểm rõ ràng của động vật. Những sản phẩm sẽ được phép chỉ khi nào người nộp đơn cho thấy rằng họ đáp ứng những yêu cầu này. Tất cả những điểm này phải được xem xét trong đánh giá rủi ro khoa học và người nộp đơn phải đưa ra những số liệu đáng tin cậy và toàn diện. Đơn nộp sẽ phải gửi kèm với những quy định đặc biệt cụ thể trong Điều 5(3) và/hoặc 17(3) của Quy định về thực phẩm biến đổi gen. Uỷ ban Châu Âu đã thiết lập những luật lệ thực hiện để áp dụng những Điều này, kể cả những điều liên quan đến chuẩn bị và thuyết trình ứng dụng (Quy định (EC) 641/2004; EC, 2004b). Đơn xin sẽ đuợc nộp cho cơ quan có thẩm quyền quốc gia của Nước Thành viên, trong EFSA. EFSA sau đó sẽ nộp đơn xin cho các Nước thành viên và Uỷ ban và tóm tắt việc ứng dụng có sẵn đối với công chúng6. Đánh giá khoa học về đơn nộp sẽ được thực hiện dưới trách nhiệm của EFSA. EFSA có thể yêu cầu một cơ quan đánh giá thực phẩm phù hợp của Nước Thành viên tiến hành đánh giá an toàn về thực phẩm theo Điều 36 của Quy định (EC) 178/2002. EFSA cũng có thể yêu cầu một cơ quan có thẩm quyền được giao trách nhiệm phù hợp với Điều 4 của Chỉ thị 2001/18/EC để tiến hành đánh giá rủi ro môi trường. Tuy nhiên, nếu đơn xin liên 6 http://www.efsa.eu.int/science/gmo/gm_ff_applications/catindex_en.html 10
  16. quan đến sinh vật biến đổi gen được sử dụng như giống hoặc chất liệu phổ biến của cây trồng khác, cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu tiến hành đánh giá rủi ro môi trường. EFSA sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng. Khi nhận đơn đăng ký hợp lệ, EFSA sẽ cố gắng tuân theo khoảng thời gian là 6 tháng để đưa ra ý kiến. Thời gian hạn định sẽ là bất cứ lúc nào EFSA tìm thấy những thông tin bổ sung từ người nộp đơn Khi xem xét đến ý kiến của EFSA, Uỷ ban sẽ nộp cho Uỷ ban thường trực về Thực phẩm và Y tế động vật một bản thảo quyết định trong vòng 3 tháng nhận được ý kiến. Quyết định cuối cùng sẽ được thông qua phù hợp với quy trình của Uỷ ban. Giấy phép có hiệu lực đối với Cộng đồng trong vòng 10 năm. Sản phẩm được cấp giây phép sẽ phải tuân theo những điều khoản của Quy định (EC) 1830/2003 về nguồn gốc và nhãn mác của các sinh vật biến đổi gen và nguồn gốc thực phẩm từ các sinh vật biến đổi gen. Sản phẩm được cấp giấy phép sẽ được đưa vào Cục Đăng ký Cộng đồng đối với sinh vật biến đổi gen, và sẽ được thông báo cho công chúng. Khi phù hợp với những kết luận về đánh giá rủi ro, những yêu cầu giám sát hậu thị trường về sử dụng thực phẩm biến đổi gen để tiêu thụ cho con người hoặc dành thức ăn chăn nuôi cho động vật. Phóng thích sinh vật biến đổi gen (Chỉ thị 2001/18/EC) Những nguyên tắc quy định phóng thích sinh vật biến đổi gen vào môi trường được đưa ra trong Chỉ thị Hội đồng 2001/18/EC (EC, 2001a), huỷ bỏ Chỉ thị 90/220/EEC (EC, 1990b). Chỉ thị này từng bước đưa vào thực tiễn quá trình phê duyệt đối với đánh giá rủi ro ở từng trường hợp với sức khoẻ con người và môi trường trước khi sinh vật biến đổi gen có thể phóng thích vào môi trường hoặc đưa ra ngoài thị như những sản phẩm khác. Nguyên tắc từng bước có nghĩa là phải giảm việc chứa các sinh vật biến đổi gen và quy mô phóng thích sẽ tăng từ từ, nhưng đánh giá những bước đi ban đầu sẽ cho biết cần phải thực hiện bước tiếp theo là gì. Phần B của Chỉ thị này liên quan đến việc phóng thích các sinh vật biến đổi gen vì bất cứ mục đích khác chứ không phải đưa ra ngoài thị trường. Đối với những phóng thích như vậy, cần phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Nước Thành viên mà phóng thích sẽ được thực hiện ở đó. Người nộp đơn có thể tiếp tục phóng thích chỉ khi nào nhận được văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Hội đồng đưa ra kết quả phóng thích được thiết lập theo Quyết định của Uỷ ban 2003/701/EC . Phần C của Chỉ thị này liên quan đến việc đưa ra thị trường ví dụ thông báo cho bên thứ ba về sinh vật biến đổi gen như những sản phẩm khác. Người nộp đơn phải gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên khi đưa ra thị trường sinh vật biến đổi gen lần đầu tiên. Đơn sẽ có cả phần đánh giá rủi ro. Phụ lục IIIB của Chỉ 11
  17. thị này sẽ chi tiết các thông tin cần thiết làm cơ sở đánh giá rủi ro các cây thực vật cao hơn. Những nguyên tắc về đánh giá rủi ro môi trường kể cả các mặt đối với sức khoẻ con người và động vật được đưa ra trong Phụ lục II của Chỉ thị này. Một số tài liệu bổ trợ đã được chuẩn bị để giúp người nộp đơn. Quyết định của Uỷ ban 2002/623/EC (EC, 2002a) đưa ra những ghi chú chỉ dẫn về mục tiêu, các yếu tố, nguyên tắc và phương pháp đánh giá rủi ro đối với môi trường được đề cập trong Phụ lục II của Chỉ thị 2001/18/EC. Quyết định của Hội đồng 2002/811/EC (EC, 2002b) đưa ra những ghi chú chỉ dẫn bổ sung Phụ VII cho Chỉ thị này, mô tả mục tiêu và những nguyên tắc chung sẽ được thực hiện để đưa ra kế hoạch giám sát. Quyết định Hội đồng 2002/812/EC (EC, 2002e) đưa ra khung thông tin tóm tắt. Tháng 3 năm 2003, UỶ ban điều hành Khoa học Châu đã xuất bản cuốn tài liệu đánh giá rủi ro cây trồng biến đổi gen và thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen được thực hiện bởi Nhóm làm việc về Thực phẩm /thức ăn chăn nuôi và sinh vật biến đổi gen (EC, 2003d). Tài liệu hướng dẫn hiện nay là một tài liệu cập nhật thay thế tài liệu hướng dẫn đó. Nếu cơ quan có thẩm quyền trong nước ủng hộ sinh vật biến đổi gen, Nước thành viên sẽ phải thông báo cho Uỷ ban và các nước Thành viên khác. Nếu Uỷ ban hoặc bất cứ Nước thành viên nào khác không phản đối hoặc nếu những vấn đề đang nổi lên được giải quyết trong vòng 105 ngày, Nước Thành viên đánh giá sẽ cho phép và sản phẩm có thể được tiếp thị tới Cộng đồng. Tuy nhiên, nếu có bất cứ sự phản đối nào thì sẽ phải có quyết định đưa ra ở Cấp Cộng đồgn. Nếu có sự phản đối nào liên quan đến rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với sức khoẻ con người hoặc môi trường, Uỷ ban sẽ phải xin ý kiến tư vấn của EFSA. Chỉ thị này sẽ đưa ra thời gian hạn định để xin giấy phép, mà không thể vượt quá 10 năm. Giấy phép có thể gia hạn trên cơ sở đánh giá những kết quả giám sát và bất cứ thông tin mới nào liên quan đến rủi ro đối với sức khoẻ con người và/hoặc môi trường. Chỉ thị này cũng đưa ra quy định bắt buộc để đưa ra kế hoạch giám sát nhằm phát hiện và xác định những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tức thì, lâu dài 12
  18. hoặc không thể lường trước được đối với sức khoẻ con người hoặc môi trường của sinh vật biến đổi gen như những sản phẩm khác sau khi đã đưa chúng ra ngoài thị trường.7 Tác động giữa Quy định (EC) 1829/2003 và Chỉ thị 2001/18/EC Cần có đánh giá rủi ro môi trường phù hợp với những yêu cầu được đề cập trong Chỉ thị 2001/18/EC. Trong trường hợp thực phẩm/ thức ăn chăn nuôi có chứa sinh vật biến đổi gen, người nộp đơn phải chọn hoặc cho phép phóng thích vào môi trường đã có trong phần C của Chỉ 2001/18/EC, mà không ảnh hưởng đến những điều kiện đặt ra bởi sự cho phép đó hoặc đánh giá rủi ro đồng thời với đánh giá an toàn theo Quy định (EC) 1829/2003. Giống sinh vật biến đổi gen và những chất nhân giống cây trồng khác Các giống biến đổi gen sẽ chỉ được chấp nhận khi được đưa vào danh mục quốc gia theo Chỉ thị 2002/53/EC (EC, 2002f) và 2002/55/EC (EC, 2002g) sau khi được chấp nhận đưa ra thị trường phảiphù hợp với Chỉ thị 2001/18/EC (90/220/EEC) để đảm bảo rằng phải có tất cả các biện pháp phù hpự để tránh tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người và môi trường khi phóng thích vào môi trường sinh vật biến đổi gen. Nếu đơn đăng ký cây trồng biến đổi gen được sử dụng như những hạt giống hoặc chất nhân giống cây trồng khác trong phạm vi của Quy định (EC) 1829/2003 và 7 ‘Tác động trực tiếp liên quan đến những tác động ban đầu là kết quả của chính sinh vật biến đổi gen và không xảy ra thông qua một chuỗi các sự kiện. ‘Tác động gián tiếp đề cập đến những tác động xảy ra thông qua một chuỗi các sự kiện, thông qua cơ chế như tác động với các sinh vật khác, chuyển giao sinh vật biến dổi gen, hoặc những thay đổi về sử dụng và quản lý. ‘Tác động tức thì đề cập đến tác động được quan sát trong giai đoạn phóng thích sinh vật biến đổi gen. ‘Tác động lâu dài’ đề cập đến những tác động rõ ràng ở giai đoạn sau nay hoặc sau khi ngừng phóng thích. 13
  19. người nộp đơn chọn đánh giá rủi ro của môi trường theo Quy định được đề cập ở trên, để chuẩn bị ý kiến EFSA sẽ phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trong nước thực hiện đánh giá rủi ro môi trường phù hợp với Chỉ thị 2001/18/EC. Khi chất liệu lấy từ cây trồng được sử dụng làm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi nằm trong phạm vi Quy định (EC) 1829/2003, giống cây trồng sẽ được chấp nhận để đưa vào danh mục giống chung chỉ khi nào giống được thông qua phù hợp với Quy định này. Cấp giấy phép theo Quy định (EC) 1829/2003 sẽ không có ảnh hưởng gì đến những Chỉ thị đặc biệt đưa ra cá quy luật và tiêu chuẩn chấp nhận các giống và chính thức chấp nhận để đưa vào danh mục chung, nếu không những danh mục đó sẽ không ảnh hưởng đến các điều khoản của Chỉ thị quy định chứng nhận và tiếp thị những hạt giống và các chất nhân giống cây trồng. Chất phụ gia và gia vị để sử dụng cho thực phẩm Việc cấp giấy phép cho các chất phụ gia thực phẩm được quy định theo Chỉ thị 89/107/EC về đánh giá luật của Các nước Thành viên liên quan đến chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng để con người tiêu thụ (EC, 1989). Hương vị được quy định theo Chỉ thị 88/388/EEC về việc đánh giá luật của các Nước thành viên liên quan đến gia vị sử dụng trong thực phẩm và tìm nguồn tài liệu để sản (EC, 1988). Ngoài ra, chất phụ gia thực phẩm và gia vị có chứa hoặc được sản xuất từ sinh vật biến đổi gen nằm trong phạm quy định (EC) 1829/2003 đánh giá an toàn biến đổi gen. Chất phụ gia thực phẩm và một số sản phẩm trong dinh dưỡng động vật. Đưa ra thị trường chất phụ gia thực phẩm/thức ăn chăn nuôi được câp phép theo Chỉ thị Directive 70/524/EEC (EC, 1970) mà từ ngày 18 tháng 10 năm 2004 sẽ bị bãi bỏ bởi Quy định (EC) 1831/2003 về chất phụ gia sử dụng dinh dưỡng động vật (EC, 2003c). Ngoài ra, chất phụ gia thực phẩm có chứa hoặc được sản xuất từ sinh vật biến đổi gen nằm trong phạm vị của Quy định (EC) 1829/2003 về đánh giá mức độ an toàn của sinh vật biến đổi gen. Chỉ thị 82/471/EEC liên quan đến một số sản phẩm được sử dụng làm dinh dưỡng của động vật sẽ cấp giấy phép cho các thực phẩm sử dụng các kỹ thuật khác nhau có thể gây ra các mối rủi ro đối với sức khoẻ con người và động vật và môi trường. Nếu những sản phẩm này có chứa hoặc được sản xuất từ các sinh vật biến đổi gen thì sẽ phải nằm trong phạm vi của Quy định (EC) 1829/2003. 14
  20. Tác động giữa Quy định (EC) 1829/2003 và luật về chất phụ gia và hương vị để sử dụng cho thực phẩm, các chất phụ gia thực phẩm và một số sản phẩm được sử dụng trong dinh dưỡng động vật. Cây trồng biến đổi gen được sử dụng như một nguồn thực phẩm, người nộp đơn sẽ phải thực hiện quy định cụ thể và chỉ dẫn tương ứng, nếu có sẵn. Những chỉ dẫn này hiện có sẵn đối với các chất phụ gia thực phẩm (SCF, 1992; 2001a, b) và phụ gia thực phẩm. (Chỉ thị 2001/79/EEC, EC, 2001c; SCAN, 2001). Để thuận lợiđánh giá biến đổi gen, bên nộp đơn sẽ phải thực hiện một số phần thích hợp về tài liệu hướng dẫn hiện nay. II. CHIẾN LƯỢC ĐÁNH GIÁ RỦI RO 1. Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro có thể được mô tả là “một quá trình đánh giá xác định những sự không chắc chắn, khả năng và tính nghiêm trọng của sự kiện/tác động tiêu cực xảy ra đối với con người hoặc môi trường sau khi phơi nhiễm với (các) nguồn gây rủi ro theo các điều kiện xác định” (EC, 2000a). Đánh giá rủi ro bao gồm xác định nguy cơ, mô tả nguy cơ, đánh giá phơi nhiễm và mô tả rủi ro (EC, 2002c, Codex Alimentarius, 2001). Các bước đánh giá rủi ro GMOs xác định những đặc điểm có thể gây ra ảnh hưởng bất lợi, dự đoán những hậu quả quả tiềm tàng, đánh giá khả năng xảy ra và ước tính rủi ro do các đặc điểm đã xác định của GMOs gây ra. (EC, 2002a). 2. Cách tiếp cận so sánh Chiến lược đánh giá rủi ro đối với GMOs là thực hiện các biện pháp phù hợp để so sánh GMO và sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen với sinh vật không biến đổi gen. Lập luận phía sau đánh giá so sánh này đối với thực vật GM là những cây trồng được canh tác theo truyền thống có lịch sử sử dụng an toàn đối với người tiêu thụ thông thường hoặc động vật và môi trường. Những cây trồng này là cơ sở để đánh giá an toàn môi trường và thực phẩm/thức ăn chăn nuôi của GMOs. Để đạt được mục đích này, quan niệm về tính tương đồng và tương đối do OECD phát triển (OECD, 1993a; OECD, 1993b) và được soạn thảo tiếp bởi WHO/FAO (WHO/FAO, 2000) để đánh giá về an toàn môi trường và thực phẩm của GMOs. Sự so sánh này là điểm xuất phát về đánh giá mức độ an toàn tập trung vào an toàn môi trường hoặc thực phẩm/thức ăn chăn nuôi và ảnh hưởng về dinh dưỡng của bất kỳ khác biệt không mong muốn nào được xác định. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2