Tài liệu hướng dẫn học tập: Phương pháp nghiên cứu khoa học luật
lượt xem 88
download
Tài liệu hướng dẫn học tập "Phương pháp nghiên cứu khoa học luật" do TS. Phan Trung Hiền biên soạn nhằm cung cấp, hộ trợ cho người học trong việc thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học luật đặc biệt là luận văn, niên luận và phương pháp, kỹ năng để nghiên cứu, phân tích luật viết có hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn học tập: Phương pháp nghiên cứu khoa học luật
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA o0o TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LUẬT Biên soạn: TS. PHAN TRUNG HIỀN Lưu hành nội bộ Năm 2010 1
- PHẦN MỞ ĐẦU Trong chương trình đào tạo cử nhân luật ở nước ta có rất nhiều môn học cung cấp các kiến thức trực tiếp về nhà nước và pháp luật, các môn học luật chuyên ngành, các kỹ năng soạn thảo văn bản... Tuy nhiên, các nội dung về phương pháp và kỹ năng để nghiên cứu và phân tích luật các ngành luật nêu trên cũng như phương pháp thực hiện một công trình khoa học thì gần như chưa được chú trọng đúng mức. Quyển hướng dẫn học tập môn Phương pháp nghiên cứu khoa học luật mong muốn cung cấp cho người học chuyên luật về các phương pháp, kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện một công trình khoa học luật cũng như phân tích câu chữ, ý tứ của luật. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong quá trình biên soạn chắc chắn có những nội dung có thể chưa làm hài lòng tất cả người đọc. Vì vậy, người viết rất mong nhận được những đóng góp, phản hồi để các nội dung được hoàn thiện hơn cho các lần biên tập sau. Ts. Phan Trung Hiền 2
- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔN HỌC Môn học cung cấp các kiến thức về phương pháp và kỹ năng nhằm: Hộ trợ cho sinh viên thực hiện và hoàn thành một công trình khoa học luật (niên luận, luận văn, bài báo khoa học). Nghiên cứu và phân tích câu chữ trong văn bản quy phạm pháp luật. MỤC TIÊU MÔN HỌC Nhằm cung cấp, hộ trợ cho người học trong việc thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học luật (đặc biệt là luận văn, niên luận) và phương pháp, kỹ năng để nghiên cứu, phân tích luật viết có hiệu quả. YÊU CẦU MÔN HỌC Để học tốt môn học này yêu cầu sinh viên phải trang bị một số kiến thức lý luận về logic học, hiểu biết nhất định về pháp luật, có tư duy trừu tượng và có các tài liệu lý luận liên quan đến nội dung phương pháp, kỹ năng nghiên cứu công trình khoa học, phân tích luật. Bên cạnh việc nghiên cứu sách tham khảo, chuyên khảo, thì tất yếu sinh viên phải cập nhật các thông tin nghiên cứu khoa học luật, cách thức nghiên cứu, phân tích luật trong các công trình cụ thể của các giáo viên, sinh viên ngành luật. CẤU TRÚC MÔN HỌC Môn học được chia thành 2 phần gồm 7 chuyên đề. Cụ thể như sau: Phần 1. Phương pháp thực hiện một công trình khoa học luật Chuyên đề 1. Chuẩn bị thực hiện luận văn 1. Luận văn là gì? 2. Đặc điểm của luận văn cử nhân luật 3. Tiêu đề luận văn (Tên đề tài) 4. Xây dựng đề cương nghiên cứu 5. Tìm tài liệu và sắp xếp tài liệu 3
- Chuyên đề 2. Phần mở đầu của luận văn 1. Phần mở đầu – những điều cần lưu ý 2. Lý do nghiên cứu (Tính cấp thiết của đề tài) 3. Tình hình nghiên cứu 4. Mục đích nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7. Kết quả nghiên cứu 8. Nội dung nghiên cứu (Bố cục đề tài) 9. Các nội dung khác có liên quan Chuyên đề 3. Phần các chương của luận văn 1. Giới thiệu chung các chương 2. Các bộ phận hợp thành trong một chương 3. Chương nghiên cứu lý luận 4. Chương phân tích luật 5. Chương nghiên cứu việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn Chuyên đề 4. Phần kết luận 1. Giới thiệu chung về kết luận 2. Các phần trong kết luận Phần 2. Phương pháp phân tích luật viết Chuyên đề 5. Sự cần thiết về nghiên cứu và phân tích luật viết ở Việt Nam 1. Khái niệm về luật viết 2. Sự cần thiết của việc nghiên cứu và phân tích luật viết Chuyên đề 6. Các phương pháp phân tích chủ yếu 1. Phương pháp truyền thống 2. Phương pháp phân tích phát triển 3. Phương pháp phân tích lịch sử 4
- NỘI DUNG PHẦN 1. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN MỘT CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LUẬT CHUYÊN ĐỀ 1. CHUẨN BỊ THỰC HIỆN LUẬN VĂN A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Luận văn là gì? Niên luận: Niên luận là bài luận của một niên khóa (một năm học, thường là năm thứ ba trong đào tạo cử nhân luật). Đây là bài luận nhằm tập dượt sinh viên làm quen với việc viết lách và thể hiện chính kiến về một vấn đề khoa học. Luận văn cử nhân luật: Luận văn cử nhân luật yêu cầu thể hiện kiến thức pháp lý cơ bản, ứng dụng vấn đề cơ sở, có sự cân đối nhất định giữa khoa học luật và thực tiễn pháp lý. Ngoài việc nắm bắt vấn đề khoa học luật, giải thích được nó, người viết đòi hỏi phải soi rọi lý thuyết vào thực tiễn pháp lý, từ đó mà có thể đưa ra một số đề xuất cơ bản. Tùy vào từng đơn vị đào tạo luật, độ dài của Luận văn được quy định có thể khác nhau, nhưng tối thiểu phải là 30 trang (thông thường là 30 – 80 trang). 2. Đặc điểm của luận văn cử nhân luật Là một công trình khoa học luật, luận văn cử nhân luật cần phải bảo đảm các yếu tố: Tính khách quan Tính khoa học luật Tính mới Tính thực tiễn Tính chặt chẽ về mặt hình thức 3. Tiêu đề luận văn (tên đề tài) Khi chọn tiêu đề (tên đề tài) cần chú ý một số điểm sau: Đề tài phải hội đủ các yếu tố: tính khách quan, tính khoa học, tính mới, tính thực tiễn và tính chặt chẽ về mặt câu chữ. “Vấn đề nghiên cứu phải được phát hiện ra chứ không thể nghĩ ra.”1 Tiêu đề luận văn nên có định hướng rõ ràng, nếu được nên thể hiện cả góc độ tiếp cận (lý luận, pháp lý hay thực tiễn). Đề tài phải xác định định hướng, nhiệm vụ thực hiện. PGS.TS. Đỗ Công Tuấn, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị quốc gia, Hà 1 Nội, 2004, tr.47. 5
- Khi đặt tên đề tài cũng cần phải lưu ý đến cái riêng và cái chung, phạm vi của việc nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn sao cho bảo đảm tính khoa học. Tên đề tài phải ngắn gọn, súc tích. Tên đề tài phải đơn nghĩa. Cần phải nắm chắc nội hàm (nội dung hàm chứa) của các từ trong tiêu đề. 4. Xây dựng đề cương nghiên cứu Khi tên đề tài được thông qua, yêu cầu đầu tiên là sinh viên phải xây dựng được đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu thể hiện bố cục của luận văn, bao gồm: mục lục, phần mở đầu, các chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có). 5. Tìm tài liệu và sắp xếp tài liệu Đối với chuyên ngành luật, người viết có hai mảng tài liệu cần tìm. Thứ nhất là tài liệu lý luận và pháp lý. Thứ hai là tài liệu thực tiễn (thi hành pháp luật hay áp dụng pháp luật). Khi tìm kiếm và sử dụng các nguồn tài liệu, nên chú ý ba yếu tố: Chính thức, chính thống (official). Nguyên bản, nguyên gốc (original). Đáng tin cậy (reliable). B. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu khái niệm và đặc điểm của luận văn cử nhân luật? Phân biệt luận văn và niên luận. 2. Khi chọn tiêu đề luận văn, phải lưu ý những yếu tố nào? 3. Nêu nguyên tắc tìm kiếm và sử dụng nguồn tài liệu. C. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ts. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb Chính trị quốc gia, 10/2009. Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006. Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt môn Pháp luật đại cương”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 8/2009. PGS.TS. Đỗ Công Tuấn, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. CHUYÊN ĐỀ 2. PHẦN MỞ ĐẦU CỦA LUẬN VĂN 6
- A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Phần mở đầu những điều cần lưu ý Phần mở đầu là những lời giới thiệu sơ khởi, dẫn dắt người đọc đến nội dung, tạo mối dây liên hệ giữa luận văn và người đọc nên nó có vai trò quyết định trong việc tạo ra ấn tượng đối với luận văn. Trong phần mở đầu, thông thường người viết cần phải nêu các nội dung sau: Lý do nghiên cứu (Tính cấp thiết của đề tài) Tình hình nghiên cứu Mục đích, đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Bố cục của đề tài Các nội dung này lần lượt được lý giải trong các mục tiếp theo ngay sau đây. 2. Lý do nghiên cứu (Tính cấp thiết của đề tài) Lý do nghiên cứu là phần thuyết phục người đọc rằng tại sao người viết lại chọn đề tài này mà không là đề tài khác về hai phương diện khách quan và chủ quan. Nhìn chung, người viết nên tập trung phân tích dưới các góc độ sau đây: Về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; Về phương diện sáng kiến, ban hành pháp luật; Về phương diện thi hành, áp dụng pháp luật; Về phương diện nghiên cứu luật (khoa học luật); Về đặc thù của ngành công tác, phục vụ cho đơn vị công tác (hiện tại hoặc tương lai); Về khả năng, sở thích và điều kiện nghiên cứu… 3. Tình hình nghiên cứu Việc xác định tình hình nghiên cứu đề tài sẽ hộ trợ cho người viết luận văn như sau: Những nội dung mà các nghiên cứu trước đây đã thực hiện, đã hoàn thành. Thông qua việc xác định tình hình nghiên cứu, người viết có thể tiếp cận vấn đề một cách toàn diện, có hệ thống, góp phần vào việc xây dựng nền khoa học luật của đất nước. Xác định được tính mới của đề tài. 4. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu là một hoạt động có mục đích, do vậy, không thể có một kết quả tốt nếu không có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Trên cơ sở mục đích chung của đề tài, người viết xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Có những nhóm mục đích sau: Nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu khoa học luật. 7
- 5. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu, người viết nên xác định rõ: thời gian, không gian, đối tượng nghiên cứu, giới hạn nội dung nghiên cứu. Những điều này sẽ “định khung” phạm vi ranh giới để làm rõ nội dung trọng tâm. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận là những cơ sở lý luận, hệ tư tưởng, những tiền đề xuất phát điểm mà người viết chọn để dựa làm đó làm nền tảng nhằm xây dựng cách thức tiếp cận những nội dung của đề tài. Phương pháp nghiên cứu là phương thức, thao tác được người viết lựa chọn, sử dụng để sáng tạo ra các tri thức mới về đối tượng. 7. Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chính là bức tranh mà người viết phác thảo về triển vọng thu lượm của đề tài sau khi nghiên cứu. 8. Nội dung nghiên cứu (bố cục đề tài) Theo bố cục truyền thống, đề tài thường có ba chương: chương một nghiên cứu về phương diện lý luận, chương hai nghiên cứu về phương diện pháp lý và chương ba nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật. B. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phần mở đầu của luận văn bao gồm những nội dung nào? 2. Hãy phân biệt phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. C. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ts. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb Chính trị quốc gia, 10/2009. Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006. Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt môn Pháp luật đại cương”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 8/2009. PGS.TS. Đỗ Công Tuấn, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. CHUYÊN ĐỀ 3. CÁC CHƯƠNG TRONG LUẬN VĂN A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu chung về các chương 8
- Về bố cục Đề tài cử nhân luật thông thường được chia làm ba chương. Cá biệt, một số đề tài gồm hai chương, bốn chương hoặc năm chương. Những đề tài luận văn thạc sỹ luật hoặc tiến sỹ luật có thể bố cục lên đến 10 chương. Về nội dung Dù bố cục theo cách nào, luận văn cũng cần đáp ứng các yêu cầu về nội dung như sau: Có mục đích, mục tiêu, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu cụ thể. Nêu được cơ sở lý luận, lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nêu và phân tích các cơ sở pháp lý áp dụng cho vấn đề nghiên cứu. Đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu thông qua việc nghiên cứu, khảo sát quá trình thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. Đưa ra một số đề xuất giải pháp cụ thể nhằm xây dựng, bổ sung, hoàn thiện pháp luật. Các giải pháp đề xuất đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu như thế nào? Về hình thức Về hình thức, tên mỗi chương phải được bắt đầu bằng một trang mới (áp dụng tương tự đối với Phần mở đầu và Phần kết luận). Mỗi chương chia làm nhiều mục; các mục có thể được chia thành các tiểu mục. 2. Các bộ phận hợp thành trong một chương Để bảo đảm mối dây liên kết giữa các chương, mỗi chương nên có giới thiệu chương (mở chương) và kết chương. Giới thiệu chương Đây là phần “mở chương” được khuyên dùng vì những lý do sau đây. Thứ nhất, mở chương tạo “khung” cho chính người viết trong việc tập trung thảo luận xoáy sâu các nội dung liên quan, góp phần loại bỏ (hoặc chuyển qua phụ lục) các nội dung thừa, các nội dung không trực tiếp, các nội dung liên quan xa. Thứ hai, người đọc được định hướng về nội dung mình sẽ đọc và nắm bắt trong một chương nhất định. Vì vậy, nội dung chương sẽ trở nên rõ ràng, mạch lạc và có tính định hướng dễ nắm bắt. Nội dung chương Đây là phần chính của chương nên phải được bố cục chặt chẽ, logic. Tất cả các đề mục, tiểu mục trong chương phải hướng đến việc giải quyết các vấn đề của chương đó, hoặc làm tiền đề cho chương tiếp theo. Nội dung này sẽ được thảo luận chi tiết trong phần tiếp theo của chuyên đề này. Kết thúc chương Một luận văn logic cần phải có các “kết chương” thường đặt ở vị trí cuối chương. Kết chương thường sử dụng khoảng 5 dòng 10 dòng để tóm gọn lại các nội dung 9
- đã thảo luận, có thể khái quát nâng cao. Từ đó mà dẫn dắt và định hướng cho người đọc đến các nội dung tiếp theo. 3. Chương nghiên cứu lý luận Chương này thường tập trung các nội dung: Một số khái niệm cơ bản Lịch sử của nội dung nghiên cứu Chủ thể tác động và chủ thể chịu sự tác động Cách thức tác động 4. Chương phân tích luật Trong chương này, về cơ bản, người viết vận dụng các phương pháp giống như chương lý luận. Tuy nhiên, khi phân tích, người viết cần bám sát các nội dung sau. Xác định hệ quy chiếu Vận dụng các luận điểm khoa học luật Vận dụng cách tiếp cận vấn đề Đánh giá pháp luật hiện hành 5. Chương nghiên cứu việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn Thực tế rất đa dạng và có thể có rất nhiều thông tin liên quan đến đề tài. Người viết phải biết chắt lọc những nội dung liên quan trực tiếp nhất, bản chất nhất đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Một mặt tập trung sử dụng những thông tin để chứng minh cho các luận điểm mà người viết trình bày ở các chương lý luận và pháp lý. Mặt khác, chính thông tin thực tế sẽ giúp người viết phát hiện, bổ sung vào các công trình nghiên cứu khoa học, hoặc chỉ ra các hiện tượng ngoại lệ khác. B. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Mỗi chương trong luận văn cần phải đạt những yêu cầu gì? 2. Nêu các bộ phận hợp thành trong một chương. 3. Phân tích sơ bộ những nội dung trong các chương lý luận, chương phân tích luật và chương thực tiễn áp dụng pháp luật. C. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ts. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb Chính trị quốc gia, 10/2009. Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006. Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt môn Pháp luật đại cương”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 8/2009. 10
- PGS.TS. Đỗ Công Tuấn, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. CHUYÊN ĐỀ 4. PHẦN KẾT LUẬN A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu chung về kết luận Kết luận là phần đúc kết nội dung nghiên cứu thành những khẳng định khoa học, đưa ra những khuyến nghị và dự báo xu hướng phát triển của nội dung nghiên cứu 2. Trên góc độ tổng thể, người viết có thể phát hiện thêm các nội dung có tính chất định hướng nâng cao cho những công trình nghiên cứu sau này. Kết luận chính là hồi kết của phần mở đầu. Về hình thức, định dạng chữ (font) của kết luận phải đúng bằng với định dạng và cỡ chữ của phần mở đầu, và phải được viết ở một trang riêng. Tốt nhất, người viết nên đọc riêng lại phần mở đầu và kết luận để bảo đảm tính logic giữa mở đề và kết đề. 2. Các phần trong kết luận Một kết luận không cần phải có đầy đủ các yêu cầu dưới đây. Tuy nhiên, đây là các nội dung có thể xem xét đưa vào phần kết luận. Giới thiệu nội dung của phần kết luận Giống như phần mở chương, đây là một đoạn văn ngắn (khoảng từ ba đến năm câu) dẫn dắt cho người đọc biết những nội dung sẽ nêu trong kết luận. Phần này chỉ áp dụng đối với các luận văn có kết luận dài, nhiều nội dung. Điểm lại các nội dung đã nghiên cứu Đây là phần so sánh lại kết quả nghiên cứu với mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra từ đầu (xem lại phần mở đầu). Người viết có thể khẳng định lại mục tiêu chính và thông báo cho người đọc là kết quả nghiên cứu có đạt được yêu cầu đó không, đạt được về phương diện nào, phương diện nào còn chưa đạt được kèm với các lý do tương ứng. Phần này có thể ngắn gọn trong một đoản văn. Tóm tắt lại những đề xuất (có thể theo từng chương) Những tìm tòi, phát hiện và những đề xuất của luận văn có thể bố trí thành những đề xuất chung và những đề xuất theo từng chương. Nếu kết cấu theo từng chương thì chương một đã tìm tòi, phát hiện được những gì; điều này có giá trị như thế nào đối với mục tiêu chung của toàn luận văn? Tương tự chương hai, chương ba…Sau đó có một câu hoặc một đoạn dẫn để tóm tắt lại nội dung tìm tòi, phát hiện cốt lõi, chủ yếu. Trang tin Trường đại học ngoại thương, Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học, GS.TS. 2 Hoàng Văn Châu, http://www.ftu.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=32, , [truy cập ngày 20/8/2009]. 11
- Những đóng góp chính yếu Tất cả những tìm tòi, phát hiện nêu trên sẽ đóng góp được gì cho nền khoa học pháp lý, cho quá trình xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật. Kết toàn luận văn Đây là phần khái quát nội dung đã nghiên cứu trong toàn luận văn, trên những “nền” đề xuất đó, người viết có thể phát hiện những nghiên cứu mới, hoặc thảo luận pháp lý theo nội dung lân cận hoặc chuyên sâu mà người viết sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu trong tương lai. Bên cạnh đó, người viết có thể nêu những mong muốn của mình thông qua công trình nghiên cứu đóng góp một phần nào đấy vào nền khoa học pháp lý nước nhà. B. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thế nào là kết luận? Mối quan hệ giữa kết luận và lời nói đầu. 2. Các phần nên có trong nội dung kết luận. C. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ts. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb Chính trị quốc gia, 10/2009. Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006. Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt môn Pháp luật đại cương”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 8/2009. PGS.TS. Đỗ Công Tuấn, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Trang tin Trường đại học ngoại thương, Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học, GS.TS. Hoàng Văn Châu, http://www.ftu.edu.vn/index.php? option=com_content&task=view&id=32, , [truy cập ngày 20/8/2009]. PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LUẬT VIẾT CHUYÊN ĐỀ 5. SỰ CẦN THIẾT VỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH LUẬT VIẾT Ở VIỆT NAM A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Khái niệm luật viết 12
- Luật viết là tập hợp hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước có thẩm quyền ban hành. Ở Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được xác định tại Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Cụ thể như sau: Cấ p Cơ quan ban hành Tên văn bản QPPL Trung 1 Quốc hội Hiến pháp, luật, nghị ương quyết 2 UBTVQH Pháp lệnh, Nghị quyết 3 Chủ tịch nước Lệnh, quyết định 4 Chính phủ Nghị định 5 Thủ tướng Chính phủ Quyết định Hội đồng thẩm phán TAND tối cao Nghị quyết 6 Chánh án TAND tối cao Thông tư 7 Viện trưởng VKSND tối cao Thông tư 8 Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan Thông tư ngang bộ 9 Tổng kiểm toán nhà nước Quyết định UBTVQH và cơ quan trung ương 1 của tổ chức chính trị xã hội Nghị quyết liên tịch 0 Chính phủ và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị xã hội Chánh án TAND tối cao và Viện 1 trưởng VKSND tối cao Thông tư liên tịch 1 Bộ trưởng và Chánh án TAND tối cao Bộ trưởng và Viện trưởng VKSND tối cao Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ Địa 12 HĐND các cấp Nghị quyết phươn UBND các cấp Quyết định, Chỉ thị g Bảng: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam 2. Sự cần thiết của việc nghiên cứu và phân tích luật viết Trên thế giới có bốn hình thức pháp luật được biết đến: văn bản quy phạm pháp luật (luật viết), tiền lệ pháp, tập quán pháp và tôn giáo pháp. Trong đó, luật viết (văn bản 13
- quy phạm pháp luật) ngày càng có tầm quan trọng. Ngay cả những nước “xuất thân” từ án lệ (một hình thức của tiền lệ pháp) như: Anh quốc, Mỹ…thì cũng công nhận và áp dụng luật viết ngày càng nhiều. Luật viết trở thành cầu nối quan trọng trong các quan hệ giữa các quốc gia và trở thành một công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý trong phạm vi hếu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, bản thân luật viết cũng có những hạn chế nội tại nhất định. Thứ nhất, bản thân ngôn ngữ luôn có những giới hạn về nội hàm. Thứ hai, số lượng câu chữ trong văn bản là có hạn. Cho đến nay, ở Việt Nam vẫn thiếu sự quan tâm đúng mực đến phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết mặc dù văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật cơ bản và chính thống trong hệ thống pháp luật Việt Nam. B. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm luật viết? Hệ thống luật viết ở Việt nam hiện nay thể hiện trong các văn bản nào, do chủ thể nào ban hành. 2. Hãy nêu sự cần thiết của việc nghiên cứu và phân tích luật viết ở Việt Nam hiện nay. C. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006. Ts. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb Chính trị quốc gia, 10/2009. Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt môn Pháp luật đại cương”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 8/2009. PGS.TS. Đỗ Công Tuấn, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Trang tin Trường đại học ngoại thương, Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học, GS.TS. Hoàng Văn Châu, http://www.ftu.edu.vn/index.php? option=com_content&task=view&id=32, , [truy cập ngày 20/8/2009]. CHUYÊN ĐỀ 6. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LUẬT VIẾT A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Phương pháp truyền thống 14
- Còn gọi là phương pháp phân tích câu chữ hoặc chú giải, tức là việc “đi xuyên” qua văn bản quy phạm pháp luật để nắm bắt ý nghĩa đích thực của nhà làm luật. Mục đích của cách phân tích này nhằm phát hiện ra ý chí của nhà làm luật, phát hiện ra các quy phạm pháp luật mà người làm luật muốn xây dựng và thể hiện trong văn bản. Tuy nhiên, nhà phân tích chỉ “phát hiện” chứ không “tạo ra” luật. Phương pháp phân tích này dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như sau: Nếu luật viết rõ ràng, thì phải tuyệt đối tôn trọng câu chữ của luật viết Nếu luật viết không rõ ràng hoặc không đầy đủ thì phải tìm hiểu luật trên cơ sở quán triệt toàn bộ tinh thần của văn bản Các ngoại lệ được chính thức ghi nhận trong luật viết có phạm vi áp dụng giới hạn do luật xác định Một khi các lý do để áp dụng luật không tồn tại thì không được áp dụng luật 2. Phương pháp phân tích phát triển Là việc vượt qua ngưỡng của việc phân tích câu chữ, tự tìm ra các quy phạm pháp luật bằng hoạt động nghiên cứu khoa học trên cơ sở những nguyên tắc chung của luật và các văn bản có giá trị pháp lý cao hơn. 3. Phương pháp phân tích lịch sử Là việc bám sát các điều kiện cụ thể (kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị…) của thời điểm ban hành pháp luật. Điều này là cần thiết bởi vì nếu không xác định được quan điểm, chủ trương của người làm luật thì không thể vận dụng nó thành các giải pháp cho vấn đề đặt ra. B. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thế nào là phương pháp truyền thống? Phương pháp này tuân thủ theo những nguyên tắc nào? 2. Nêu khái niệm phương pháp phân tích phát triển và phương pháp phân tích lịch sử. C. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, Nxb Tư pháp 2006. Ts. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb Chính trị quốc gia, 10/2009. Ts. Phan Trung Hiền, “Hướng dẫn học tốt môn Pháp luật đại cương”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 8/2009. PGS.TS. Đỗ Công Tuấn, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Trang tin Trường đại học ngoại thương, Làm thế nào để viết tốt một luận văn 15
- khoa học, GS.TS. Hoàng Văn Châu, http://www.ftu.edu.vn/index.php? option=com_content&task=view&id=32, , [truy cập ngày 20/8/2009]. 16
- ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP Chương 1 1. Xem mục 1 và 2 2. Xem mục 3 3. Xem mục 5. Chương 2 1. Xem mục 1 2. Xem mục 6. Chương 3 1. Xem mục 1 2. Xem mục 2 3. Xem mục 3, 4 và 5. Chương 4 1. Xem mục 1 2. Xem mục 2 Chương 5 1. Xem mục 1 2. Xem mục 2. Chương 6 1. Xem mục 1 2. Xem mục 2 và 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT [1] Hiến pháp năm 1992 và Nghị quyết 51/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 năm 2001. [2] Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. SÁCH, TẠP CHÍ [3] Đỗ Công Tuấn, PGS.TS, Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. [4] Locke, John, The Second Treatise on Government, Prometheus books, 1986. [5] Nguyễn Ngọc Điện, TS, Một số vấn đề lý luận và các phương pháp phân tích luật viết, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006. [6] Phạm Thế Bảo, Viết một bài báo khoa học như thế nào?, NXB Lao động – Xã hội, 2008. [7] Phan Trung Hiền, TS, “Cơ sở hiến định về thu hồi đất vì mục đích công cộng 17
- ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên Cứu Lập Pháp 8/2008. [8] Phan Trung Hiền, TS, Để học tốt môn Pháp luật đại cương, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. [9] Phan Trung Hiền, TS, tham luận: “Mối quan hệ giữa Hiến pháp và Giải thích pháp luật”, Hội thảo quốc tế, Văn phòng Quốc hội và Jobso, Hà nội, 2122/3/2008 [10] Phan Trung Hiền, TS, tham luận: “The Consistency of Viet Nam Constitution – Examples in Guaranteeing the Land –Use Rights in Acquyring land for Public Purposes” (“Tính thống nhất của Hiến pháp Việt Nam – Kinh nghiệm từ việc bảo đảm quyền của người sử dụng đất thu hồi đất vì mục đích công”), Hội thảo quốc tế tại Hàn Quốc, 1516/6/2008. [11] Trang thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao, Công bố bản án, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/cbba, [truy cập ngày 10/01/2010]. [12] Trang tin Trường đại học ngoại thương, Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học, GS.TS. Hoàng Văn Châu, http://www.ftu.edu.vn/index.php? option=com_content&task=view&id=32, [truy cập ngày 10/01/2010]. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn làm các bài tập chương Kinh tế vi mô
12 p | 810 | 349
-
Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình - Bộ xây dựng phần 3
10 p | 432 | 211
-
Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình - Bộ xây dựng phần 4
10 p | 352 | 167
-
Một số câu nhận định luật thuế (sách hướng dẫn học tập)
4 p | 1702 | 167
-
Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình - Bộ xây dựng phần 5
6 p | 348 | 157
-
Bài giảng Hướng dẫn xử lý số liệu thực nghiệm bằng SPSS
33 p | 643 | 142
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÌNH PCCC
1 p | 391 | 97
-
Tài liệu hướng dẫn học tập Quản trị nhân sự - TS. Nguyễn Hữu Thân
169 p | 928 | 93
-
Bài giảng Hướng dẫn ghi nhãn thuốc (Thông tư số 04/2008/TT-BYT ngày 12/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
38 p | 375 | 54
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÒI RỒNG CỨU HỎA
1 p | 239 | 35
-
Hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu
10 p | 195 | 30
-
HƯỚNG DẪN CẤP CỨU CHO CÁC TRƯỜNG HỢP NGUY HIỂM
4 p | 137 | 23
-
Tài liệu hướng dẫn thực hành kinh tế lượng bằng phần mềm Eview 4.0
0 p | 167 | 14
-
Tài liệu hướng dẫn ôn tập và kiểm tra môn học Pháp luật Xuất nhập khẩu
10 p | 267 | 13
-
Hướng dẫn trình tự nghiên cứu cơ bản
15 p | 41 | 3
-
Tài liệu ôn thi Thuế 2020 - Tập 3: Thuế thu nhập cá nhân
28 p | 8 | 2
-
Tài liệu ôn tập môn học Pháp luật đại cương (HKI 2017-2018) – ThS. Hà Minh Ninh
16 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn