Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật: Bài 5 - ThS. Lê Việt Tuấn
lượt xem 8
download
Bài 5 "Hệ thống pháp luật" thuộc Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật giới thiệu đến các bạn những nội dung về khái niệm hệ thống pháp luật, hệ thống cấu trúc của pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật: Bài 5 - ThS. Lê Việt Tuấn
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn BÀI 5: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU - Mục đích: cung cấp kiến thức tổng quát về hệ thống pháp luật, giúp người học hình dung được cấu trúc bên trong và hình thức bên ngoài của hệ thống pháp luật. - Yêu cầu: người học cần nắm được các vấn đề sau + Hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; + Mối quan hệ giữa hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. + Vấn đề về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. + Hệ thống hoá pháp luật. 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO (Tài liệu có tính chất bắt buộc đối với mọi người học) - Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Trường đại học Luật Hà Nội, NXB CAND. - Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - Khoa Luật. (Tài liệu có tính chất mở rộng cho người học) - Hệ thống Pháp luật – Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật – Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật – NXB Chính trị quốc gia, năm 1995, trang 82 – 213. - Về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật – Nguyễn Cửu Việt - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11 năm 1998, trang 3. - Một số ý kiến về khái niệm “hệ thống pháp luật” và những tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật – Lê Minh Tâm - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1 năm 1991, trang 48. - Về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật – Hoàng Thị Thị Ngân - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12 năm 2003, trang 14 - 17. - Hệ thống Pháp luật Việt Nam nhìn từ góc độ so sánh: Mấy vấn đề phương pháp luận – Nguyễn Như Phát - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 năm 2000, trang 52. WWW.LVTLAW.COM 1
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn - Bàn về tính minh bạch của pháp luật và vấn đề dân chủ trong việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật – Bùi Sỹ Hiển - Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp - số 11 năm 2002. - Những nội dung cơ bản của khái niệm hệ thống pháp luật nước ta và các nguyên tắc lập pháp – Đào Trí Úc - Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 10 năm 2001, trang 48. 3. ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG 3.1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Khái niệm: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định. Gồm: - Về cấu trúc bên trong: hệ thống pháp luật được hợp thành từ các quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật. - Về hình thức: hệ thống pháp luật được cấu thành từ các văn bản quy phạm pháp luật. 3.2. HỆ THỐNG CẤU TRÚC CỦA PHÁP LUẬT Hệ thống cấu trúc của pháp luật: là cơ cấu bên trong của pháp luật, là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân định thành các chế định pháp luật và ngành luật. - Quy phạm pháp luật: là đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật. - Chế định pháp luật: là một nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng loại có mối liên hệ mật thiết với nhau. - Ngành luật: là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Có hai căn cứ chủ yếu để phân định các ngành luật: - Đối tượng điều chỉnh: là những quan hệ xã hội cùng loại, thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một loại quan hệ xã hội đặc thù. - Phương pháp điều chỉnh: là cách thức tác động vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó. Mỗi ngành luật cũng có phương pháp điều chỉnh đặc thù. Có 2 phương pháp điều chỉnh chủ yếu: WWW.LVTLAW.COM 2
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn + Phương pháp bình đẳng thoả thuận: là cách thức tác động mà ở đó nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn khổ và các bên tham gia quan hệ pháp luật có thể thỏa thuận với nhau trong khuôn khổ đó, các bên tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ pháp lý. + Phương pháp quyền uy phục tùng: là cách thức tác động mà ở đó một bên trong quan hệ pháp luật có quyền ra mệnh lệnh, còn bên kia phải phục tùng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của các quan hệ xã hội, các ngành luật sử dụng một phương pháp hoặc phối hợp cả hai phương pháp này. Ngoài ra, do tính đặc thù của từng ngành luật sẽ có thể sử dụng phương pháp điều chỉnh riêng biệt. Ở Việt Nam theo cách phân chia truyền thống trong hệ thống pháp luật có 12 ngành luật sau: − Ngành luật Hiến pháp − Ngành luật Dân sự − Ngành luật Kinh tế − Ngành luật Hành chính − Ngành luật Tố tụng Dân sự − Ngành luật Đất đai − Ngành luật Hình sự − Ngành luật Lao động − Ngành luật Tài chính − Ngành luật Tố tụng − Ngành luật Hôn nhân – Gia − Ngành luật Ngân Hình sự đình hàng Bên cạnh các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia, còn tồn tại hệ thống pháp luật quốc tế. Luật quốc tế bao gồm hai bộ phận: Công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế (tuy nhiên công pháp quốc tế không phải mặc nhiên được coi là một bộ phận pháp luật của quốc gia). Bên cạnh đó cũng cần lưu ý sự phân chia các ngành luật chỉ có tính chất tương đối, có quan điểm hiện nay cho rằng cần có sự điều chỉnh và bổ sung thêm một số ngành luật khác như: Ngành luật Bảo đảm xã hội (còn gọi là Ngành luật An sinh xã hội), Ngành luật Thương mại, Ngành luật Môi trường. Trong hệ thống Châu Âu lục địa, pháp luật được chia thành công pháp và tư pháp (luật công và luật tư), cả công pháp và tư pháp lại được chia thành các ngành luật nhất định. 3.3. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Căn cứ vào tính chất pháp lý, văn bản pháp luật có thể được chia thành 3 loại: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản pháp luật chủ đạo và văn bản pháp luật cá biệt (văn bản áp dụng pháp luật). Khái niệm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật XHCN: văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có WWW.LVTLAW.COM 3
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống. Phân loại: Có nhiều cách phân chia hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, căn cứ vào hiệu lực pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật được chia thành 2 loại: văn bản luật và văn bản dưới luật. Mối liên hệ giữa các văn bản quy phạm pháp luật: các văn bản quy phạm pháp luật tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau. - Một là, mối liên hệ về hiệu lực pháp lý. - Hai là, mối liên hệ về nội dung. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật: Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện trên 3 mặt: theo thời gian; theo không gian và theo đối tượng tác động. Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật còn có thể có hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố). Mối liên hệ giữa hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: - Hệ thống cấu trúc là cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (thể hiện trong hoạt động tập hợp hóa và pháp điển hóa). - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật. Các loại văn bản quy phạm quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (theo Luật ban hành văn bản QPPL 2008) STT CHỦ THỂ BAN HÀNH TÊN VĂN BẢN 1 Quốc hội Hiến pháp, Luật, Nghị quyết 2 Ủy ban thường vụ Quốc hội Pháp lệnh, Nghị quyết 3 Chủ tịch nước Lệnh, Quyết định 4 Chính phủ Nghị định 5 Thủ tướng Chính phủ Quyết định 6 Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tối cao Nghị quyết Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Thông tư 7 Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ 8 Tổng kiểm toán Nhà nước Quyết định WWW.LVTLAW.COM 4
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính Nghị quyết liên tịch 9 phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện Thông tư liên tịch trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với 10 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ 11 Hội đồng nhân dân Nghị quyết 12 Ủy ban nhân dân Quyết định, Chỉ thị 3.4. CÁC TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT Có bốn tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật: - Tính toàn diện: tính toàn diện thể hiện ở 2 mức độ + Ở mức độ chung: đó là sự đầy đủ các ngành luật, các chế định pháp luật + Ở mức độ cụ thể: đầy đủ các quy phạm pháp luật. - Tính đồng bộ: hệ thống pháp luật phải có tính thống nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn. - Tính phù hợp: pháp luật phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội. - Trình độ kỹ thuật lập pháp: pháp luật được xây dựng với trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Thể hiện qua việc xác định các nguyên tắc, cách sử dụng ngôn ngữ pháp lý trong hoạt động xây dựng pháp luật. 3.5. HỆ THỐNG HOÁ PHÁP LUẬT Khái niệm hệ thống hoá pháp luật: là hoạt động sắp xếp, chỉnh lý, bổ sung nội dung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường tính hệ thống của Hệ thống pháp luật. Các hình thức hệ thống hoá pháp luật: - Tập hợp hoá: là sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các quy phạm pháp luật riêng biệt theo một trình tự nhất định. Hoạt động này không làm thay đổi nội dung văn WWW.LVTLAW.COM 5
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn bản, không bổ sung những quy định mới mà chỉ nhằm loại bỏ những quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực. Chủ thể tập hợp hoá: mọi cá nhân, tổ chức. - Pháp điển hoá: là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong đó, không những tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật đã có theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn, mà còn bổ sung các quy phạm mới để thay thế cho các quy phạm pháp luật đã bị loại bỏ, khắc phục các chỗ trống được phát hiện, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng. 4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ PHÁP LÝ - Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định. - Hệ thống cấu trúc của pháp luật là cơ cấu bên trong của pháp luật, là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân định thành các chế định pháp luật và ngành luật. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý. - Văn bản quy phạm pháp luật XHCN văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống. - Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động sắp xếp, chỉnh lý, bổ sung nội dung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường tính hệ thống của hệ thống pháp luật. - Tập hợp hoá là sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các quy phạm pháp luật riêng biệt theo một trình tự nhất định. - Pháp điển hoá là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong đó không những tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật đã có theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn, mà còn bổ sung các quy phạm mới để thay thế cho các quy phạm pháp luật đã bị loại bỏ, khắc phục các chỗ trống được phát hiện, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng. WWW.LVTLAW.COM 6
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn 5. CÂU HỎI 5.1. Câu hỏi nhận định 40) Hệ thống pháp luật là tập hợp có tính hệ thống của các văn bản quy phạm pháp luật. 41) Quy phạm pháp luật thể hiện ra bên ngoài bằng các điều luật, chế định pháp luật được thể hiện ra bên ngoài bằng các Chương trong các văn bản quy phạm pháp luật. 42) Việc phân chia các ngành luật chỉ mang tính tương đối. 43) Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật mang tính tuyệt đối, nghĩa là không thể có sự thay đổi vì bảo đảm tính ổn định của pháp luật. 44) Một quan hệ xã hội có thể là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. 45) Việc đảm bảo tính ổn định của hệ thống pháp luật đòi hỏi số lượng các ngành luật phải không có sự thay đổi. 46) Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện ở sự phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội. 47) Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước, các cá nhân, tổ chức ban hành. 48) Trong hoạt động quản lý, các cơ quan Nhà nước đều cần đến hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 49) Bộ luật là một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp luật. 50) Căn cứ vào hiệu lực pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật được chia thành văn bản có hiệu lực xác định và không có hiệu lực xác định. 51) Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào các quan hệ pháp luật được điều chỉnh bằng phương pháp bình đẳng thoả thuận. 52) Phương pháp quyền uy phục tùng chỉ được áp dụng trong những quan hệ mà một bên phải là Nhà nước. 53) Văn bản quy phạm pháp luật không thể điều chỉnh những quan hệ xã hội xuất hiện trước khi văn bản đó được ban hành. 54) Chủ thể của tập hợp hóa chỉ có thể thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 55) Kết quả của tập hợp hóa là một văn bản quy phạm pháp luật có sự thay đổi về nội dung và hiệu lực pháp lý. 56) Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động nhằm khắc phục những “lỗ hổng” của pháp luật. WWW.LVTLAW.COM 7
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn 5.2. Câu hỏi thảo luận 57) Dựa trên các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật, hãy xác định văn bản dưới đây được xem là văn bản quy phạm pháp luật, giải thích tại sao: + Thông báo số 195/TT-UBND của UBND Tp. Hà Nội ngày 31/7/08 về việc treo cờ tổ quốc + Quyết định 43/2008/QĐ-UBND của UBND Tp. Hà Nội ngày 03/7/08 về việc phê chuẩn và ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH một thành viên Điện ảnh Hà Nội + Quyết định 02/2008/QĐ-UBND của UBND Tp. Hà Nội ngày 09/01/08 Ban hành quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Tp. Hà Nội (người học tham khảo các văn bản nói trên trong tài liệu giáo viên cung cấp) 58) Bằng kiến thức lý luận hãy xác định hiệu lực hồi tố trong các trường hợp sau đây: Trường hợp 01: Ngày 15/4/2000, Trần Văn A đã cố ý thực hiện hành vi lây truyền HIV cho người khác. Biết rằng trong Bộ luật Hình sự 1985 không quy định đối với hành vi phạm tội này, trong khi đó tại Bộ luật Hình sự 1999 Tội lây truyền HIV cho người khác được quy định tại điều 117, cụ thể: “1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm: a) Đối với nhiều người; b) Đối với người chưa thành niên; c) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình; d) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”. 59) Bằng kiến thức lý luận hãy xác định hiệu lực hồi tố trong các trường hợp sau đây: Trường hợp 02: Ngày 15/4/2000, Nguyễn Văn B thực hiện hành vi phạm tội cho vay lãi nặng đều thuộc khoản 1 điều 171 BLHS 1985 và khoản 1 điều 163 BLHS 1999. Biết rằng BLHS 1999 được ban hành ngày 21/12/1999 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2000. Theo quy định pháp luật: Khoản 1 Điều 171 Bộ luật Hình sự 1985 đối với Tội cho vay lãi nặng quy định: “Người nào cho vay lãi nặng có tính chất chuyên bóc lột thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Khoản 1 Điều 163 Bộ luật Hình sự 1999 đối với Tội cho vay lãi nặng quy định: “Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật WWW.LVTLAW.COM 8
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm”. 60) Bằng kiến thức chung về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, theo anh (chị) việc Trường ĐH A sa thải ông B thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật nào? Tại sao? 61) Hãy so sánh hình thức tập hợp hoá pháp luật và pháp điển hoá theo các tiêu chí sau: Tiêu chí Tập hợp hoá Pháp điển hoá Chủ thể thực hiện Hoạt động Kết quả đạt được 5.3. Câu hỏi tiểu luận, thuyết trình 62) Anh (chị) hãy giới thiệu khái quát các hệ thống pháp luật trên thế giới. 63) Bằng kiến thức lý luận về các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình đối với vấn đề pháp lý trẻ vị thành niên lui tới các quán bar ở Việt Nam chúng ta hiện nay. (người học tham khảo thông tin các bài viết về vị thanh niên đi bar trong tài liệu giáo viên cung cấp) WWW.LVTLAW.COM 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Tin học lớp 6: Phần 1
86 p | 285 | 34
-
Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Tin học lớp 6: Phần 2
61 p | 209 | 33
-
Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Khoa học xã hội lớp 6: Phần 1
57 p | 306 | 29
-
Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Giáo dục công dân lớp 6: Phần 1
57 p | 184 | 29
-
Xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy học “Tự nhiên - Xã hội” ở tiểu học bằng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
11 p | 228 | 26
-
Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Công nghệ lớp 6: Phần 2
148 p | 199 | 23
-
Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Giáo dục công dân lớp 6: Phần 2
55 p | 140 | 18
-
Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật: Bài 8 - ThS. Lê Việt Tuấn
0 p | 145 | 13
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Hoá học
125 p | 13 | 4
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Địa lí
100 p | 11 | 4
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Giáo dục công dân
147 p | 11 | 4
-
Tài liệu hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình thực hiện chương trình GDPT cấp tiểu học môn Tự nhiên và xã hội, môn Khoa học
57 p | 8 | 4
-
Tài liệu hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn tiếng Việt và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
145 p | 43 | 4
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Âm nhạc
109 p | 8 | 3
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Lịch sử
102 p | 9 | 3
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Mĩ Thuật
140 p | 13 | 3
-
Tài liệu hướng dẫn dạy học xoá mù chữ Tiếng Việt (Kỳ 2)
136 p | 25 | 3
-
Tài liệu Hướng dẫn hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học cơ sở trong môn Giáo dục công dân
56 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn