Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật: Bài 8 - ThS. Lê Việt Tuấn
lượt xem 13
download
Bài 8 "Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý" thuộc tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật giới thiệu đến các bạn những nội dung về khái niệm, dấu hiệu vi phạm pháp luật, cấu thành vi phạm pháp luật, phân loại vi phạm pháp luật,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật: Bài 8 - ThS. Lê Việt Tuấn
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn BÀI 8: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU - Mục đích: cung cấp những khái niệm cơ bản về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý làm cơ sở cho việc nghiên cứu các loại vi phạm pháp luật. - Yêu cầu: cần nắm những nội dung cơ bản sau đây: + Định nghĩa, dấu hiệu của vi phạm pháp luật; Cấu thành của vi phạm pháp luật; Các loại vi phạm pháp luật; + Định nghĩa, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý; Các loại trách nhiệm pháp lý; Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Trường đại học Luật Hà Nội, NXB CAND. - Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - Khoa Luật. - Hành vi bất hợp pháp, Trách nhiệm pháp lý – Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật – Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật – NXB Chính trị quốc gia, năm 1995, trang 287 – 293, 307 - 324. - Một số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức – Hoàng Thị Kim Quế - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3 năm 2000, trang 34. - Về trách nhiệm pháp lý – Hoàng Thị Ngân - Tạp chí Nghiên cứu lập pháp – số 2 năm 2001. - Hành vi không hợp pháp – Trong chuyên khảo “Quyền con người, quyền công dân” – Trần Ngọc Đường – NXB CTQG năm 2004, trang 150 – 162. WWW.LVTLAW.COM 1
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn 3. ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG 3.1. KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU VI PHẠM PHÁP LUẬT 3.1.1. Khái niệm Khái niệm vi phạm pháp luật: là hành vi (hành động hay không hành động), trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 3.1.2. Dấu hiệu vi phạm pháp luật - Là hành vi xác định của con người; - Trái pháp luật; - Có lỗi; - Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. 3.2. CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT 3.2.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật - Khái niệm: là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan sinh động. - Mặt khách quan là của vi phạm pháp luật cơ bản bao gồm: + Hành vi trái pháp luật: thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động, trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội. + Sự thiệt hại của xã hội: là những tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần mà xã hội phải gánh chịu; hoặc nguy cơ tất yếu xảy ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần nếu hành vi trái pháp luật không được ngăn chặn kịp thời. + Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội: trong đó hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp, còn sự thiệt hại của xã hội đóng vai trò là kết quả tất yếu. - Ngoài những yếu tố nói trên, còn có các yếu tố khác thuộc mặt khách quan của vi phạm pháp luật như: công cụ thực hiện hành vi vi phạm (dao, súng…), thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm,… 3.2.2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật cơ bản bao gồm các yếu tố sau đây: WWW.LVTLAW.COM 2
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn - Lỗi: là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Có các hình thức sau: + Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả xảy ra. + Cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của hành vi của mình gây ra, tuy không “mong muốn” nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. + Vô ý vì quá tự tin: chủ thể của vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng (hy vọng) tin tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. + Vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm do (khinh suất) cẩu thả nên không nhận thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải thấy trước hậu quả đó. - Động cơ: là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. - Mục đích: là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. 3.2.3. Khách thể của vi phạm pháp luật Là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới. Tính chất của khách thể bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. 3.2.4. Chủ thể của vi phạm pháp luật - Khái niệm: Là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý. - Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước. 3.3. PHÂN LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật được chia thành bốn loại: - Vi phạm hình sự (còn gọi là tội phạm): là hành vi trái pháp luật, có lỗi, nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. WWW.LVTLAW.COM 3
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn - Vi phạm hành chính: là hành vi trái pháp luật, có lỗi, nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính quy định. - Vi phạm kỷ luật: là những hành vi có lỗi, trái pháp luật, kỷ luật của đơn vị, cơ quan nhà nước. - Vi phạm dân sự: là hành vi xâm hại tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân . Vi phạm dân sự chủ yếu được quy định trong Bộ luật Dân sự. 3.4. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ 3.4.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý Khái niệm trách nhiệm pháp lý: là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua nhà chức trách, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý: - Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật. - Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý là văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết với cưỡng chế Nhà nước. 3.4.2. Các căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý - Xác định cấu thành của vi phạm pháp luật (khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan). - Thời hiệu để truy cứu trách nhiệm pháp lý. - Trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý. 3.4.3. Phân loại trách nhiệm pháp lý - Căn cứ vào việc phân loại vi phạm pháp luật, có các loại trách nhiệm pháp lý: + Trách nhiệm hình sự; + Trách nhiệm dân sự; + Trách nhiệm hành chính; + Trách nhiệm vật chất; + Trách nhiệm kỷ luật. WWW.LVTLAW.COM 4
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn 4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ PHÁP LÝ CẦN NẮM - Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hay không hành động), trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. - Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan sinh động. - Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật. - Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. - Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả xảy ra. - Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của hành vi của mình gây ra, tuy không “mong muốn” nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. - Lỗi vô ý vì quá tự tin: chủ thể của vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng (hy vọng) tin tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. - Lỗi vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm do (khinh suất) cẩu thả nên không nhận thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải thấy trước hậu quả đó. - Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới. - Chủ thể của vi phạm pháp luật là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý. - Trách nhiệm pháp lý: là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua nhà chức trách, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra. 5. CÂU HỎI 5.1. Câu hỏi nhận định 119) Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật. WWW.LVTLAW.COM 5
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn 120) Mọi biện pháp cưỡng chế Nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý. 121) Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật. 122) Trong trường hợp chủ thể không hành động không thể bị xem là có vi phạm pháp luật. 123) Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật. 124) Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự thiệt hại về vật chất. 125) Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật. 126) Sự thiệt hại xảy ra sau hành vi trái pháp luật là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật (trong trường hợp vi phạm pháp luật có gây ra sự thiệt hại). 127) Chủ thể vi phạm pháp luật có thể đồng thời chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý. 128) Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị xem là có lỗi. 129) Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật. 130) Phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật. 131) Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật. 132) Một hành vi có thể đồng thời vừa là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm pháp luật hành chính, nhưng không thể đồng thời vừa là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm pháp luật dân sự. 133) Trách nhiệm pháp lý là chế tài. 134) Mọi biện pháp cưỡng chế nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý và ngược lại. 135) Mọi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. 136) Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật. 137) Quan điểm tiêu cực của các chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật đó. 138) Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật chất. 139) Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý. 5.2. Bài tập tình huống Câu hỏi: Xác định yếu tố lỗi trong các tình huống dưới đây: 140) Bác sĩ Nguyễn Văn A sau khi khám bệnh cho chị Trần Thị B, vì quá chủ quan và tự tin về chuyên môn nên đã kê toa và bốc nhầm thuốc nhưng không hề hay biết. Sau khi uống thuốc nói trên, chị B đã tử vong ngay sau đó (cái chết được xác định chính từ nguyên nhân uống nhầm thuốc). WWW.LVTLAW.COM 6
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn 141) Nguyễn Văn A và Trần Văn B là bạn của nhau, trong một lần nhậu đã tranh cãi dẫn đến đánh nhau, sẵn có chai rượu trong tay, A đã đập thật mạnh, nhiều lần vào đầu của B, máu chảy rất nhiều và A đi về bỏ mặc cho B nằm ở đó. B đã tử vong trên đường đi cấp cứu (xác định nguyên nhân cái chết là do bị chấn thương sọ não và mất máu quá nhiều). 142) Vào khoảng 11g30 ngày 01/9/2001, tại huyện Mỹ Xuyên – tỉnh Sóc Trăng, anh Nguyễn Thanh H (sinh năm 1968) sau khi đi chơi về thì có anh Phan Văn Ph (sinh năm 1967) đến rủ anh H cùng uống rượu, 2 người uống hết gần 1 lít rượu trắng do anh Ph mang đến thì nghỉ. Đến khoảng 13g cùng ngày, khi anh Ph, anh H và chị Th (vợ của anh H) đang ngồi trên giường uống nước trà thì anh L (sinh năm 1963) đến. Thấy anh L say rượu anh H đã kêu anh L ngồi xuống cùng uống nước. Anh L không uống mà đến nằm lên giường rồi đưa chân gác lên đùi của chị Th (đang ngồi cùng anh H ở đối diện) và nói “Th mày cho tao hun một cái”, anh H mới nói “Mày làm gì kỳ, nó là vợ của tao”, sau đó nói tiếp “Sao hồi sáng mày đến dê vợ tao?”, anh L hỏi ai nói thì anh H bảo chị Th nói. Nghe xong thì anh L nhào tới đánh chị Th, anh H can ngăn thì L đánh luôn H, hai bên xô xát nhau, H chạy ra sân thì L rượt theo đánh tiếp, lúc này anh Ph đến can ra. Cùng lúc đó bà K (mẹ của anh H) về thì L xô bà K ngã ra sân, thấy vậy anh H và anh Ph đã nhảy vào đánh anh L túi bụi, đè anh L xuống nền sân và trói lại, nhét khăn lau vào đầy miệng của L và khiêng anh L bỏ vào nhà kho gần đó khoá cửa lại. Sau đó, anh H và anh Ph rủ nhau đi uống rượu và ngủ quên ngay tại quán. Đến 20g cùng ngày, chị Th chạy đến quán và báo cho hai anh biết là anh L đã chết ngạt trong nhà kho. Sáng hôm sau, anh H và Ph đã lên Công an Thị trấn tự thú về hành vi của mình và bị bắt giữ tại đây. (Trích Bản kết luận điều tra vụ án số 65/KLĐT của cảnh sát điều tra công an tỉnh Sóc Trăng, trong đó có một số tình tiết được chỉnh sửa cho phù hợp với giảng dạy) Câu hỏi: Hãy (miêu tả) cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống dưới đây. 143) Ngày 09/01/2007, Trương Ph (26 tuổi) đi xem máy về đến hẻm nhỏ gần nhà thì gặp Trương Anh T (24 tuổi), Ph đã dừng xe nhường đường cho T qua trước. Nhưng khi đi ngang qua, T đã sinh sự, chửi mắng Ph. Sau đó, Ph về kể cho Trương Quốc Kh (17 tuổi) nghe và rủ Kh đi tìm T để dằn mặt mà không hề có mục đích giết chết T. Thấy anh em Ph tìm đến, T đã bỏ chạy. Một lát sau, T nhặt được cây tre quay lại tìm anh em Ph đánh và ẩu đả xảy ra. Đến khi Kh chém T nhiều nhát làm T chảy máu nhiều thì Ph mới kêu Kh dừng tay và kéo em trai chạy về nhà, để mặc T nằm ở đó. Kết quả giám định thương tật 14% vĩnh viễn. 144) Sống trong ngôi nhà của cha mẹ chồng qua đời để lại nhưng không được sự hài lòng của một số chị em bên chồng nên vợ chồng C và N (Thành phố Phan thiết) luôn WWW.LVTLAW.COM 7
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn phải sống trong sự nhục mạ của anh chị em. Trong đó có Nguyễn Hoàng P - người sống như vợ chồng với chị Lê thị Út là em gái của anh C. Nhiều lần gây sự vẫn chưa đuổi được vợ chồng C và N ra khỏi nhà, trưa ngày 26-12-05, P tìm tới gây sự, đánh N. Tức nước vỡ bờ, N đã đâm P một nhát dao vào ngực chết ngay sau đó. Ngày 29/5/ 06 TAND tỉnh Bình thuận đưa vụ án ra xét xử, tuyên phạt N 2 năm tù về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. 145) Ngày 02/8/1997 ông Lựu và ông Vinh đã ký Hợp đồng mua bán gỗ, giá trị tiền gỗ là 41.104.000đ, thỏa thuận phải trả hết tiền vào ngày 30/9/1997, nếu trả chậm thì chịu phạt lãi suất 3% tháng tính trên khoản tiền chậm trả. Ngày 15/9/1997, như hợp đồng thỏa thuận ông Lựu giao số gỗ như thỏa thuận cho ông Vinh và nhận tiền hàng lần 1 là 10.000.000đ. Cho đến ngày 30/9/1997, ông Vinh vẫn chưa chịu thanh toán hết số tiền còn lại. Ông Lựu gọi điện đòi nhiều lần, sau đó tính đến ngày 05/11/1997 ông Vinh thanh toán thêm 3 lần nữa, tổng cộng 4 lần thanh toán là 23.104.000đ. Sau đó nhiều lần gọi điện và trực tiếp liên lạc nhưng ông Lựu không gặp được ông Vinh, theo thông tin từ gia đình ông Vinh thì ông đã nhập viện điều trị tại bệnh viện Nhiệt đới sinh học – Nha trang từ năm 2000, đã bị liệt nửa người. Ngày 13/12/2005, ông Lựu quyết định nộp đơn khởi kiện ông Vinh tại Tòa án yêu cầu ông Vinh thanh toán đầy đủ tiền hàng theo như hợp đồng đã thỏa thuận, tiền phạt hợp đồng 3% do thanh toán chậm tính từ ngày 30/9/1997, tổng cộng khoảng 88 triệu. Ngày 17/7/2006, TAND huyện Từ Liêm đã ra Quyết định số 87/2006/QĐST- HPT đưa vụ án ra xét xử. (Căn cứ trên vụ án thực tế, nhưng có sự thay đổi về tên gọi, ngày tháng và một số tình tiết nhằm phù hợp với giảng dạy) 5.3. Bài tập đóng vai Các nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên sẽ bằng kiến thức trong môn học Lý luận về pháp luật và lý lẽ của mình (không cần phải căn cứ trên các văn bản quy phạm) để “phải” hoặc “trái” trong tình huống. 146) Câu hỏi: theo anh (chị) trong tình huống dưới đây anh Trần Văn Trọng có vi phạm pháp luật hay không? Tại sao? (buộc tội là “phải” và gỡ tội cho anh Trọng là “trái”) Vào lúc 10g25 sáng ngày 11/3/2004, trên quốc lộ 1A, xe tải chở hàng mang biển số 29Z-7594 của Hợp tác xã vận tải Long Thăng do tài xế Trần Văn Trọng (sinh năm 1965) điều khiển khi đến địa bàn thôn Tấn Lộc, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã bất ngờ lao thẳng vào xe máy mang biển số 51F4-6454 do anh Nguyễn Phú Cảnh đang điều khiển. Kết luận giám định anh Cảnh bị thương tật 35%. WWW.LVTLAW.COM 8
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn Những người chứng kiến tai nạn cho biết trước khi xe tải gây ra tai nạn anh Trọng đã nhảy ra khỏi xe (trên xe không còn ai), sau tai nạn đã có một con rắn lục dài khoảng 60cm bò ra khỏi xe tải và bị nhân dân quanh đó bắt, đập chết. Theo lời khai của anh Trọng tại cơ quan điều tra, khi chỉ một mình đang điều khiển xe tải thì bất ngờ có một con rắn lục dài khoảng 60cm bò từ nóc xe phóng thẳng xuống ghế kế bên chỗ anh đang ngồi (còn cách anh khoảng hơn 70cm), khi đó quá hốt hoảng anh đã tung cửa nhảy ra khỏi xe, chính vì vậy đã gây ra tai nạn cho anh Cảnh. Theo anh Trọng, con rắn có thể đã rớt xuống khi đi qua một số lùm cây trên đường nhưng anh đã không hề hay biết. (Tên, tên công ty và biển số xe trong tình huống này là không có thật, đều hư cấu) WWW.LVTLAW.COM 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu hướng dẫn ôn tập và kiểm tra môn Luật hình sự
27 p | 235 | 49
-
Tài liệu hướng dẫn: Giáo dục tích hợp biến đổi khí hậu qua môn Địa lí lớp 8, 9
161 p | 439 | 46
-
Tài liệu hướng dẫn học tập môn: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản cộng sản Việt Nam
120 p | 408 | 40
-
Tài liệu hướng dẫn ôn tập và thi tốt nghiệp môn: Tiếng Việt và phương pháp giảng dạy môn tiếng Việt ở tiểu học - Hà Tất Thắng (Chủ Biên)
145 p | 223 | 34
-
Tài liệu hướng dẫn ôn tập trắc nghiệm môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
49 p | 264 | 32
-
Hướng dẫn xây dựng đề kiểm tra định kì môn Khoa học theo Thông tư 22
27 p | 417 | 31
-
Hướng dẫn ra câu hỏi và đề kiểm tra định kì môn Tin học tiểu học theo Thông tư 22
77 p | 216 | 29
-
Tài liệu hướng dẫn học tập Phát triển cộng đồng – ThS. Lê Thị Mỹ Hiền
208 p | 271 | 16
-
Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về pháp luật: Bài 5 - ThS. Lê Việt Tuấn
0 p | 92 | 8
-
Hướng dẫn ôn thi kinh tế chính trị 3
6 p | 90 | 7
-
Hướng dẫn ôn thi kinh tế chính trị 8
6 p | 87 | 6
-
Hướng dẫn ôn thi kinh tế chính trị 5
6 p | 68 | 6
-
Hướng dẫn ôn thi kinh tế chính trị 10
6 p | 85 | 5
-
Hướng dẫn ôn thi kinh tế chính trị 2
6 p | 88 | 4
-
Hướng dẫn ôn thi kinh tế chính trị 7
6 p | 72 | 4
-
Bài giảng đề án chuyên môn
21 p | 73 | 2
-
Hướng dẫn thực hiện đánh giá định kỳ: Môn tiếng Việt
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn