intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tham khảo Bệnh học chuyên khoa (Dành cho đào tạo Y sỹ đa khoa) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:156

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo "Bệnh học chuyên khoa (Dành cho đào tạo Y sỹ đa khoa)" được biên soạn bởi Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ nhằm cung cấp cho người học những kiến thức như: giải phẫu tai mũi họng; giải phẫu nhãn khoa; giải phẫu sinh lý răng miệng; giải phẫu học của da;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tham khảo Bệnh học chuyên khoa (Dành cho đào tạo Y sỹ đa khoa) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

  1. BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƢỜNG CAO ĐẲNG PHẠM NGỌC THẠCH CẦN THƠ Tài liệu tham khảo BỆNH HỌC CHUYÊN KHOA (Dành cho đào tạo Y sỹ đa khoa) Lƣu hành nội bộ Năm 2021
  2. MỤC LỤC TRANG PHẦN I: CHUYÊN KHOA TAI MŨI HỌNG .............................................................. 1 Bài 1: GIẢI PHẪU SINH LÝ TAI MŨI HỌNG...................................................... 1 Bài 2: VIÊM AMIĐAN .......................................................................................... 13 Bài 3: BỆNH VIÊM HỌNG ................................................................................... 16 Bài 4: VIÊM V.A .................................................................................................... 21 Bài 5. VIÊM MŨI ................................................................................................... 25 Bài 6. VIÊM XOANG ............................................................................................ 29 Bài 7. CHẢY MÁU MŨI ....................................................................................... 33 Bài 8. DỊ VẬT ĐƢỜNG THỞ ............................................................................... 38 Bài 9. DỊ VẬT ĐƢỜNG ĂN .................................................................................. 42 Bài 10. VIÊM THANH QUẢN .............................................................................. 46 Bài 11. VIÊM TAI GIỮA ....................................................................................... 51 Bài 12. CHẤN THƢƠNG TAI MŨI HỌNG ......................................................... 58 PHẦN II: CHUYÊN KHOA NHÃN KHOA ................................................................. 63 Bài 13: GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CÁC CƠ QUAN CỦA MẮT ........................ 63 Bài 14: SANG CHẤN BỎNG MẮT ...................................................................... 68 Bài 15: BỆNH VIÊM KẾT MẠC .......................................................................... 72 Bài 16: VIÊM LOÉT GIÁC MẠC ......................................................................... 75 Bài 17: VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO ............................................................................ 78 Bài 18: ĐỤC THỦY TINH THỂ ............................................................................ 81 Bài 19: GLOCOM .................................................................................................. 84 Bài 20: BỆNH MẮT HỘT ...................................................................................... 87 Bài 21: BỆNH CHẮP – LẸO - MỘNG THỊT........................................................ 90 PHẦN III: CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT ....................................................... 93 Bài 22. GIẢI PHẪU SINH LÝ RĂNG MIỆNG .................................................... 93 Bài 23. BỆNH SÂU RĂNG.................................................................................... 98 Bài 24. BỆNH LÝ TỦY RĂNG ........................................................................... 102 Bài 25. VIÊM NƢỚU VÀ VIÊM NHA CHU...................................................... 105 Bài 26. CHẤN THƢƠNG HÀM MẶT ................................................................ 108 Bài 27. TAI BIẾN DO MỌC RĂNG ................................................................... 114 Bài 28. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH NHỔ RĂNG ................................. 116 Bài 29. VỆ SINH PHÒNG BỆNH RĂNG MIỆNG ............................................. 118 PHẦN IV: CHUYÊN KHOA DA LIỄU ...................................................................... 121 Bài 30: GIẢI PHẪU HỌC CỦA DA .................................................................... 121 Bài 31: TỔN THƢƠNG CĂN BẢN .................................................................... 124 Bài 32: NHIỄM ĐỘC DA DO THUỐC ............................................................... 128 Bài 33: DỊ ỨNG, MỀ ĐAY .................................................................................. 131 Bài 34: NẤM DA.................................................................................................. 134 Bài 35: BỆNH GHẺ NGỨA ................................................................................. 140 Bài 36: BỆNH HẮC LÀO .................................................................................... 143
  3. Bài 37: BỆNH CHỐC LỞ .................................................................................... 145 Bài 38: VIÊM DA ................................................................................................. 147 Bài 39: BỆNH CHÀM (ECZEMA) ..................................................................... 148 Bài 40: VỆ SINH PHÒNG BỆNH NGOÀI DA .................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 152
  4. PHẦN I: CHUYÊN KHOA TAI MŨI HỌNG BÀI 1: GIẢI PHẪU SINH LÝ TAI MŨI HỌNG Mục tiêu 1. Mô tả được hình thể, cấu tạo cơ bản của tai. 2. Mô tả được hình thể, cấu tạo cơ bản của mũi. 3. Mô tả được hình thể, cấu tạo cơ bản của họng, thanh quản. 4. Trình bày được các chức năng của tai, mũi, họng, thanh quản. 5. Trình bày và thực hiện được cách khám tai mũi họng cơ bản. NỘI DUNG 1. Tai: Tai là một cơ quan phức tạp, ngoài nhiệm vụ nhận cảm âm thanh còn giúp điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể. Tai gồm có tai ngoài, tai giữa và tai trong. Hình1: Thiết đồ cắt ngang của tai 1. 1.Tai ngoài: 1.1.1 Loa tai : ( Vành tai) Loa tai có những nếp lồi lõm, giúp ta thu nhận âm thanh từ mọi phía mà không cần cử động tai nhƣ ở động vật. Loa tai có hai mặt.  Mặt ngoài ở giữa có một chỗ lõm gọi là xoắn tai (lỗ tai ngoài). Các gờ trên loa tai: - Bình tai. - Gờ đối bình. - Gờ luân. - Gờ đối luân.  Mặt trong áp vào da đầu - Loa tai đƣợc cấu tạo bởi da, sụn, dây chằng và cơ. 1
  5. - Dái tai không có sụn mà chỉ có mô sợi và mô mỡ. - Dây chằng và cơ: kém phát triển, không giúp loa tai cử động đƣợc. Hình 2. Loa tai 1.1.2. Ống tai ngoài: Ống tai ngoài đi từ xoắn tai đến màng nhĩ theo hƣớng ra trƣớc xuống dƣới thành một đƣờng cong chữ S. Dài khoảng 2,5 cm. Cấu tạo ống tai ngoài: - 1/3 ống tai ngoài đƣợc cấu tạo bởi sụn. - 2/3 trong cấu tạo bởi xƣơng. - Phần da che phủ sụn có lông và tuyến tiết ráy tai. - Cảm giác ống tai ngoài đƣợc chi phối bởi nhánh thần kinh hàm dƣới (V 3) nên những bệnh của răng dƣới và lƣỡi gây cảm giác đau tai ngoài và nhánh thần kinh lang thang (X), vì vậy những vật lạ ở ống tai ngoài có thể gây phản xạ buồn nôn và ho. 1.2. Tai giữa: gồm có hòm nhĩ, chuỗi xƣơng con và vòi tai. 1.2.1. Hòm nhĩ: Hòm nhĩ là khoảng trống chứa không khí nằm trong phần đá của xƣơng thái dƣơng. Hòm nhĩ giống nhƣ một cái trống có 6 thành : - Thành trên: (hay trần hòm nhĩ) là một mảnh xƣơng mỏng đậy lên ngách thƣợng nhĩ, ngăn cách hòm nhĩ và hố sọ giữa. - Thành dưới: (hay thành tĩnh mạch cảnh) chiều ngang rất hẹp và liên quan với tĩnh mạch cảnh trong ở hố tĩnh mạch cảnh. - Thành trước: (hay thành động mạch cảnh) phía trên là ống chứa cơ căng màng nhĩ, phía dƣới là lỗ nhĩ của vòi tai. Dƣới lỗ là một vách xƣơng mỏng ngăn cách hòm nhĩ và động mạch cảnh trong. Vì vậy, khi ta bị viêm tai giữa có thể bị đau tai theo nhịp đập. - Thành sau: (hay thành chũm) gồm có: + Ống thông hang, ống này thông từ hòm nhĩ vào đến hang chũm. + Hang chũm là một phòng lớn nằm trong mỏm chũm xƣơng thái dƣơng. Hang chũm thông với phía sau và phía dƣới với vô số các xoang chũm. 2
  6. + Do có sự thông thƣơng này mà trong viêm tai giữa, mủ hay vi trùng có thể đi vào mỏm chũm và đục thủng mỏm này làm chảy mủ ra ngoài. - Thành trong: (hay thành mê đạo) liên quan trực tiếp đến hệ thống mê đạo của tai trong. - Thành ngoài: (hay thành màng) đƣợc tạo nên chủ yếu bởi màng nhĩ. Hình 3. Giải phẫu tai giữa Hình 4. Chuỗi xƣơng con 1.2.2. Màng nhĩ: Nằm giữa ống tai ngoài và hòm nhĩ, mỏng khoảng 0,1 mm, màu xám lóng lánh, hơi trong suốt.  Màng nhĩ gồm có 2 phần: - Phần trên nhỏ, mỏng và mềm, gọi là phần chùng. - Phần dƣới lớn và dầy, chắc hơn, gọi là phần căng. - Mặt ngoài màng nhĩ lõm do các búa kéo vào trong, nơi lõm nhất là rốn màng nhĩ.  Màng nhĩ đƣợc cấu tạo bởi bốn lớp: - Lớp da: liên tiếp với da ống tai ngoài. - Hai lớp sợi: lớp tia và lớp vòng (không có phần chùng). - Lớp niêm mạc: liên tục với lớp niêm mạc hòm nhĩ. Nếu ta vạch hai đƣờng, một theo cán búa và một thẳng góc với đƣờng trên qua rốn nhĩ, ta có thể chia màng nhĩ làm bốn vùng: + Vùng trƣớc trên. + Vùng sau trên. (liên quan rất chặt với các xƣơng con và dây thừng nhĩ). + Vùng trƣớc dƣới. + Vùng sau dƣới. (không liên quan với cơ quan quan trọng) nên thƣờng là nơi rạch tháo mủ khi hòm nhĩ ứ mủ. 3
  7. Hình 5. Màng nhĩ 1.2.3. Các xƣơng con của tai ( xƣơng búa, xƣơng đe và xƣơng bàn đạp). Xương búa: - Cán búa áp vào mặt trong màng nhĩ. - Chỏm búa tiếp khớp với xƣơng đe. Xương đe: - Thân đe tiếp khớp với chỏm búa. - Trụ dài tận cùng bằng mỏm đậu, là nơi tiếp khớp với xƣơng bàn đạp. Xương bàn đạp: - Chỏm bàn đạp tiếp khớp với mỏm đậu của xƣơng đe. - Trụ trƣớc và trụ sau nối liền với nền xƣơng bàn đạp. - Nền bàn đạp đậy lên cửa sổ tiền đình. 1.2.4. Vòi tai hay vòi nhĩ (Eustachi) - Đi từ lỗ nhĩ của vòi tai ở thành động mạch cảnh của hòm nhĩ đến lỗ hầu vòi tai. - Vòi tai đi chếch xuống dƣới vào trong và ra trƣớc. Dài khoảng 35mm. - Vòi tai đƣợc lót bằng một lớp niêm mạc liên tục với hầu và hòm nhĩ. Trong lớp niêm mạc của phần sụn chứa rất nhiều hạnh nhân vòi. - Vòi tai chỉ đƣợc mở ra khi ta nuốt hoặc ngáp dƣới tác động của cơ căng màng khẩu cái và cơ vòi hầu, làm cho áp lực khí trời ở hòm nhĩ và tai ngoài cân bằng. Khi hạnh nhân vòi bị viêm sẽ làm cản trở việc mở vòi tai và làm tai bị ù. 1.3. Tai trong: Nằm trong phần đá xƣơng thái dƣơng, gồm có mê đạo xƣơng và mê đạo màng. - Mê đạo màng :(là hệ thống các ống và khoang chứa nội dịch). Mê đạo màng gồm có: + Các ống bán khuyên, soan nang, cầu nang. + Ống ốc tai, ống nội dịch, và khoang ngoại dịch. - Mê đạo xƣơng : ( là một hốc xƣơng trong phần đá xƣơng thái dƣơng). Mê đạo xƣơng bọc lấy khoang ngoại dịch và mê đạo màng 4
  8. Mê đạo xƣơng gồm có hai phần: tiền đình và ốc tai. Hình 6. Giải phẫu tai trong Tai gồm có: - Tai ngoài: từ loa tai đến màng nhĩ, gồm có loa tai và ống tai ngoài giữ nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền âm thanh. - Tóm lại 1.4. Sinh lý tai : - Tai ngoài: Giữ nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền âm thanh. - Tai giữa: Tai giữa giúp dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ vào cửa sổ tiền đình của tai trong nhờ vào chuỗi ba xƣơng con. Tai giữa có cơ căng màng nhĩ và cơ búa giúp tăng sức nghe và bảo vệ tai khi cần thiết. Vì vậy, tai giữa đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh âm thanh. - Tai trong : tai trong rất quan trọng cho việc tiếp nhận âm thanh và giữ thăng bằng cho cơ thể. Sau khi xung động chuyển qua chuyển qua chuỗi xƣơng con đến cửa sổ tiền đình (cửa sổ bầu dục) và làm rung chuyển ngoại dịch, dẫn đến làm rung chuyển nội dịch và cơ quan corti, từ đó xung động âm thanh chuyển thành xung động thần kinh thông qua thần kinh ốc tai. Ba ống bán khuyên nằm theo 3 chiều không gian khác nhau để đảm nhiệm chức năng thăng bằng. Khi xoay đầu thì các luồng dịch tác động lên mào bóng ở soan nang, cầu nang chuyển thành xung động thần kinh thông qua thần kinh tiền đình. 2. MŨI XOANG 2.1. Mũi : 2.1.1. Hình thể ngoài: - Mũi nằm chính giữa mặt, có dạng hình tháp tam giác, đƣợc cấu tạo bởi khung xƣơng sụn phủ bên ngoài bởi da - Đáy tháp là 2 lỗ mũi thông ra môi trƣờng bên ngoài. 2.1.2. Hình thể trong và cấu tạo: 5
  9. Giới hạn của hố mũi: có 4 thành - Thành trên: tạo nên bởi xƣơng mũi, mảnh ngang xƣơng sàng, xƣơng bƣớm - Thành dƣới: chủ yếu đƣợc tạo nên bởi khẩu cái cứng - Thành trong: sụn vách mũi, xƣơng sàng, xƣơng lá mía. (vách ngăn) - Thành ngoài: xƣơng hàm trên, xoăn mũi dƣới, mê đạo xƣơng sàng. Thành ngoài có 3 cuốn mũi: Cuốn mũi trên , giữa và dƣới. Ở giữa mỗi cuốn có các khe mũi trên, giữa và dƣới. + Khe mũi trên có các lỗ đổ của xoang sàng sau và xoang bƣớm + Khe mũi giữa có các lỗ đổ của xoang hàm, sàng trƣớc và xoang trán + Khe mũi trên có các lỗ đổ của ống lệ mũi. 1.2.2. Niêm mạc mũi: Lót mặt trong ổ mũi đƣợc chia làm 2 vùng với chức năng khác nhau:  Vùng khứu: (vùng nhỏ ở phía trên xoăn mũi trên) - Có các sợi thần kinh khứu giác.  Vùng hô hấp: (vùng lớn ở dƣới cuốn mũi trên) - Nhiều tuyến niêm mạc - Nhiều tế bào bạch huyết. - Nhiều mạch máu. Giúp giữ bụi, làm ẩm và sƣởi ấm không khí Hình 7. Thiết đồ cắt đứng dọc qua mũi 1.3. Các xoang cạnh mũi: - Là các hốc rỗng nằm trong các xƣơng quanh hố mũi - Thành các xoang đƣợc lót bên trong bởi những niêm mạc có lông chuyển liên tục với niêm mạc mũi ở các lỗ thông xoang, luôn luôn rung động theo 1 chiều, quét các chất nhày vào mũi, do đó bình thƣờng các xoang đều rỗng, thoáng và khô. - Các xoang cạnh mũi gồm có các xoang: + Xoang hàm + Xoang trán + Xoang sàng + Xoang bƣớm. 6
  10. - Các xoang cạnh mũi có nhiệm vụ cộng hƣởng âm thanh, làm ẩm niêm mạc ổ mũi, sƣởi ấm không khí và làm nhẹ trọng lƣợng khối xƣơng đầu mặt. Hình 8. Giải phẫu các xoang cạnh mũi 1.4. Sinh lý mũi xoang. - Hô hấp : Dẫn truyền không khí, lọc sạch không khí, sƣởi ấm không khí và làm ẩm niêm mạc ổ mũi. - Khứu giác: cảm nhận mùi - Phát âm 3. HỌNG (HẦU) Là ngã tƣ đƣờng hô hấp và đƣờng tiêu hóa. 3.1. Hình thể ngoài và liên quan: - Hầu là ống cơ mạc hình phễu trải từ nền sọ đến ngang mức đốt sống cổ VI, dài 15cm, trên rộng 5cm, dƣới hẹp 2cm, thông với thực quản. - Hầu liên quan phía trƣớc với hốc mũi, miệng và thanh quản. 3.2. Hình thể trong: gồm có 3 phần - Hầu mũi - Hầu miệng - Hầu thanh quản 3.2.1. Hầu mũi: Còn gọi là tỵ hầu, nằm trên khẩu cái mềm. - Thành trên (vòm hầu): Tạo nên bởi mặt dƣới thân xƣơng bƣớm và phần nền xƣơng chẩm. Niêm mạc ở đây có nhiều mô bạch huyết gọi là hạch nhân hầu còn gọi là VA. - Hai thành bên: khoảng 1cm sau xoăn mũi dƣới là lỗ hầu vòi tai (Eustache) thông hầu với hòm nhĩ, quanh lỗ có hạch nhân vòi. - Thành sau: trải từ nền xƣơng chẩm đến cung đốt sống đội C1. 3.2.2. Hầu miệng: gọi là khẩu hầu là phần hầu nằm dƣới khẩu cái mềm, và sau ổ miệng. - Thành trƣớc: thông với miệng qua eo họng. 7
  11. - Thành sau: tƣơng ứng đốt sống cổ từ C2-C4. - Hai thành bên: là trụ trƣớc và trụ sau, giữa 2 trụ này là hạnh nhân khẩu cái, còn gọi là Amiđan khẩu cái. + Vùng đáy lƣỡi có 1 tuyến hạnh nhân lƣỡi, còn gọi là Amiđan lƣỡi. + Hạch nhân hầu (VA), 2 hạch nhân vòi, 2 hạch nhân khẩu cái, hạch nhân lƣỡi tạo thành vòng bạch huyết quanh họng ( Waldeyer). 3.2.3. Hầu thanh quản: còn gọi là thanh hầu - Mặt trƣớc: liên hệ với thanh quản - Mặt sau: liên tục với thành sau khẩu hầu kéo dài từ C4-C6 - Thành bên: là phần niêm mạc nâng đỡ bởi xƣơng móng, màng giáp móng, và mặt trong sun giáp. Hình 9. Thiết đồ cắt đứng dọc qua hầu. 3.3. SINH LÝ Họng là ngã tƣ đƣờng ăn và đƣờng thở. Nên giữ các chức năng sau: - Chức năng nuốt. - Chức năng thở. - Chức năng phát âm. - Chức năng nghe. - Chức năng vị giác (nếm). - Chức năng bảo vệ cơ thể. 4. THANH QUẢN 4.1. Vị trí: Thanh quản nằm ở giữa cổ, trƣớc cột sống từ C3-C6. Thông ở trên với hầu và ở dƣới với khí quản. 8
  12. 4.2. Cấu tạo: 4.2.1. Các sụn: - Sụn giáp - Sụn nhẫn - Các sụn phễu - Sụn nắp thanh môn 4.2.2 Các khớp: - Khớp nhẫn giáp - Khớp nhẫn phễu Hình 10. Hình thể ngoài của thanh quản 4.2.3 Các dây chằng: - Dây chằng nối các sụn thanh quản với nhau - Dây chằng nối các sụn thanh quản với cơ quan lân cận 4.2.4 Các cơ: - Các cơ nối các sụn thanh quản với nhau - Các cơ nối thanh quản với cơ quan lân cận 3.2.5 Niêm mạc thanh quản: - Niêm mạc phủ mặt trong thanh quản - Dây thanh âm tham gia sự phát âm 9
  13. Hình 10. Dây thanh âm 4.3. Sinh lý thanh quản. - Thở - Phát âm - Thổi - Rung - Cộng hƣởng 5. CÁCH KHÁM TAI MŨI HỌNG 5.1. Chẩn bị dụng cụ - Đèn clar - Loa tai (Speculum ) - Ống hút tai, máy hút - Kẹp khuỷu - Banh mũi - Đè lƣỡi - Gƣơng soi - Đèn cồn 5.2. Khám tai : - Ngƣời lớn : Bệnh nhân ngồi đối diện vớii thầy thuốc, nghiên lỗ tai cần khám về phía thầy thuốc. - Trẻ em :Cần có ngƣời trợ giúp ôm trẻ vào lòng ghì chặt đầu trẻ vào ngực bằng tai trái, tay phải cầm giữ 2 tay trẻ trƣớc bụng, hai chân kẹp lấy chân trẻ. Khám tai ngoài : - Thầy thuốc đeo đèn clar - Quan sát vành tai, ống tai ( hình dạng, màu sắc), sờ nắn để xác định điểm đau Xác định độ rộng của ống tai ngoài để lựa chọn speculum cho thích hợp, xem ống tai có bị phù nề, nứt nẻ hay bị eczema để thận trọng khi khám. - Nếu khám tai phải bệnh nhân, thì tay trái ngƣời thầy thuốc kéo nhẹ vành tai bệnh nhân lên trên và ra sau, đồng thời tay phải ngƣời thầy thuốc cầm loa tai speculum. - Đặt loa tai nhẹ nhàng và từ từ vào ống tai đến khi thấy màng nhĩ thì dừng lại.  Hình ảnh bình thường : Màng nhĩ bình thƣờng có hình trái xoan (ovan), màu trắng bóng nhƣ vỏ củ tỏi. Ở ngƣời lớn màng nhĩ nghiên về phía ngoài 450 so với trục của ống tai. ( trẻ em 600). - Màng nhĩ có 2 phần : + Phần chùng ở trên + Phần căng ở dƣới Điểm lõm ở giữa phần căng là rốn nhĩ. 5.3. Khám mũi 10
  14.  Khám ngoài: Nhìn và sờ nắn gốc mũi, sống mũi, cánh mũi, ấn mặt trƣớc các xoang để phát hiện các dị hình, biến dạng, biến đổi và điểm đau.  Khám trong: - Tiền đình mũi: dùng ngón tay nâng đỉnh mũi lên để quan sát vùng tiền đình mũi xem có nhọt, viêm loét... - Soi mũi trước: dùng mở mũi, khám hốc mũi bên nào cầm dụng cụ bằng tay bên ấy. Đƣa nhẹ mở mũi vào hốc mũi ở tƣ thế khép, khi vào trong hốc mũi, mở cánh soi mũi rộng ra. Nhìn theo hai trục ngang và trục đứng. Thƣờng cuốn mũi dƣới hay bị nề, che lấp hốc mũi, khi đó phải đặt một mảnh bông nhỏ thấm dung dịch gây co nhƣ: ephedrin, naphtasolin, xylocain 1-2 phút, sau khi gây co cuốn mũi khám lại để quan sát kỹ và đầy đủ hơn. + Cuốn mũi dưới:nhẵn, màu hồng hay đỏ nhạt, ƣớt co hồi tốt khi đặt thuốc gây co. + Cuốn mũi giữa: nhẵn, màu trắng hồng. + Khe giữa, dưới và sàn mũi: sạch, không có dịch, mủ ứ đọng, niêm mạc nhẵn hồng nhạt. + Vách ngăn mũi: thẳng, chân hơi phình thành gờ, niêm mạc màu hồng nhạt, nhẵn, ƣớt. - Soi mũi sau: nhằm quan sát gián tiếp (qua gƣơng soi) vùng vòm họng, cửa mũi sau, loa và miệng của vòi tai. Dùng đè lƣỡi và gƣơng soi mũi sau (đƣờng kính 1-2 cm). 5.4. Khám họng Khám họng gồm 2 bƣớc: khám miệng, khám họng  Khám miệng: Dùng đè lƣỡi vén má ra để xem răng, lợi và mặt trong của má xem hàm ếch và màn hầu có giá trị trong chẩn đoán bảo bệnh nhân cong lƣỡi lên xem sàn miệng và mặt dƣới lƣỡi.  Khám họng: Khám họng bằng đè lưỡi: - Muốn khám tốt nên gây tê tại chỗ để tránh phản xạ nôn. Bảo bệnh nhân há miệng không thè lƣỡi thở nhẹ nhàng. - Thầy thuốc đặt nhẹ đè lƣỡi lên 2/3 trƣớc lƣỡi, sau đó ấn lƣỡi từ từ xuống, không nên để lâu quá. Chúng ta cần xem đƣợc: màn hầu, lƣỡi gà, trụ trƣớc, trụ sau, amiđan và thành sau họng. - Hình ảnh bình thƣờng: màn hầu cân đối, lƣỡi gà không lệch, amiđan kích thƣớc vừa phải không có chấm mủ, niêm mạc hồng hào. Trụ trƣớc, trụ sau bình thƣờng không xung huyết đỏ, thành sau họng sạch nhẵn. - Hình ảnh bệnh lý thƣờng gặp: lƣỡi gà bị lệch, amiđan nhiều chấm mủ, tổ chức lympho quá phát ở thành sau họng. Khám vòm họng bằng gương: 11
  15. Sử dụng trong khám mũi sau, tay trái cầm đè lƣỡi tay phải cầm cán gƣơng soi nhỏ luồn ra phía sau màn hầu. Trong khi đó bệnh nhân thở bằng mũi. Chúng ta quan sát đƣợc cửa mũi sau, nóc vòm, vòi Esutachi. Xem có u sùi không? có viêm loét ở vòm họng không? có polyp cửa mũi sau không? 5.4. Khám thanh quản. Cách khám. Khám bằng gƣơng (gián tiếp): bệnh nhân ngồi ngay ngắn, thầy thuốc tay trái cầm gạc kéo lƣỡi bệnh nhân, tay phải cầm cán gƣơng soi thanh quản. Sau khi hơ nóng gƣơng trên đèn cồn, tay trái kéo lƣỡi tay phải luồn gƣơng qua màn hầu bảo bệnh nhân kêu ê. ê. để thấy đƣợc sự di động của dây thanh. Cần quan sát: vùng tiền đình thanh quản, dây thanh (màu sắc, di động, có hạt xơ không? khép có kín không?…), xoang lê có sạch không? CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Câu 1. CHỌN CÂU SAI. Khi nói ống tai ngoài: A. Ống tai ngoài đi từ xoắn tai đến màng nhĩ. B. Theo hƣớng ra sau và xuống dƣới C. Ống tai ngoài cong hình chữ S D. Dài khoảng 2,5cm. Câu 2. Hòm nhĩ có bao nhiêu thành? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 3. Cơ quan nào giữ thăng bằng cho cơ thể? A. Ốc tai B. Tiền đình C. Hòm nhĩ D. Tất cả đều đúng Câu 4. Niêm mạc mũi chia làm mấy vùng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5. Các xoang cạnh mũi có nhiệm vụ gì? A. Cộng hƣởng âm thanh B. Làm ẩm niêm mạc ổ mũi và sƣởi ấm không khí. C. Làm nhẹ trọng lƣợng khối xƣơng đầu mặt. D. Tất cả đều đúng. 12
  16. Bài 2: VIÊM AMIĐAN Mục Tiêu Sau khi hoc xong bài này học viên có khả năng 1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của viêm Amidan cấp 2. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng của viêm Amidan mạn 3. Trình bày được biến chứng của viêm Amidan 4. Trình bày được hướng điều trị và cách phòng bệnh viêm Amidan 1. Đại cƣơng: Ngã tƣ đƣờng ăn, đƣờng thở có một hệ thống tổ chức lympho làm nhiệm vụ bảo vệ. Amiđan lúc sinh ra đã có và là tổ chức bình thƣờng của con ngƣời. Nó phát triển ở tuổi thiếu nhi và teo dần ở tuổi dậy thì. Vòng Waldeyer gồm có: + Amiđan vòm (V.A) + Amiđan vòi + Amiđan khẩu cái + Amiđan lƣỡi 2. Viêm Amiđan cấp tính. Là viêm xung huyết và xuất tiết của amiđan khẩu cái, thƣờng gặp ở trẻ từ 3-4 tuổi trở lên, do vi khuẩn hoặc virút gây nên, thƣờng thấy ở thời kỳ đầu của nhiều bệnh viêm nhiễm vì vậy có ngƣời coi amiđan là "cửa vào" của một số vi khuẩn hay virút nhƣ: viêm khớp cấp, bại liệt, dịch viêm não, viêm màng não… 2.1. Nguyên nhân. - Vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng ái khí và yếm khí. - Virút: cúm, sởi, ho gà... 2.2. Triệu chứng. 2.2.1. Toàn thân: 0 0 Xuất hiện đột ngột với cảm giác ớn lạnh hoặc lạnh run, sốt 38 C-39 C. Trẻ em có thể sốt cao hơn, co giật. Ngƣời mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, táo bón, tiểu ít . 2.2.2. Cơ năng: - Cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amiđan khẩu cái, vài giờ sau đau khu trú thành sau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho. - Thƣờng kèm theo viêm V.A, viêm mũi hoặc ở trẻ em có amiđan to thở khò khè, đêm ngáy to, nói giọng mũi. - Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh quản, khí quản gây nên ho từng cơn, đau và có đờm nhầy, giọng khàn nhẹ. 2.2.3. Thực thể. - Lƣỡi trắng, miệng khô, niêm mạc họng đỏ. - Amiđan sƣng to và đỏ, có khi gần sát nhau ở đƣờng giữa. - Tổ chức lympho ở thành sau họng to và đỏ: đó là thể viêm amiđan ban đỏ thƣờng do virút gây nên.  Xét nghiệm: Nếu do nhiễm khuẩn thì bạch cầu tăng cao trên (>10.000), nhiều bạch cầu đa nhân trung tính. 3. Viêm Amiđan mạn tính. 13
  17. 3.1. Nguyên nhân: Viêm amiđan cấp tính không đƣợc điều trị đúng cách sẽ tái phát nhiều lần và sẽ trở thành viêm amiđan mạn tính. Bệnh này quá phát thể tích amiđan vì mô amiđan quá sản hoặc hốc bị nghẽn vì xơ hóa. Vi khuẩn gây bệnh thƣờng gặp là Streptococcus β hemolytic group A. 3.2. Yếu tố thuận lợi. - Thời tiết thay đổi đột ngột (bị lạnh đột ngột khi mƣa, độ ẩm cao...). - Ô nhiễm môi trƣờng do bụi, khí, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém. - Sức đề kháng kém, thể dị ứng. - Có các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng: nhƣ sâu răng, viêm lợi, viêm V.A, viêm xoang và do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amiđan có nhiều khe kẽ, hốc, ngách là nơi cƣ trú, ẩn nấu và phát triển của vi khuẩn. 3.3. Triệu chứng. 3.3.1.Toàn thân. Thƣờng trẻ chậm lớn, xanh yếu, chóng mệt mỏi hay hâm hấp về chiều. 3.3.2. Cơ năng. - Đau họng, nuốt khó có trong đợt cấp viêm amiđanmạn tính - Triệu chứng do amiđan quá phát gây tắc nghẽn: ngủ ngáy, khò khè, ngủ không yên giấc. - Khó thở xảy ra khi amidan thật to và xảy ra lúc nằm ngủ. - Thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng - Hơi thở có mùi hôi. 3.3.3. Thực thể: Khám họng thấy thể tích amidan to hơn bình thƣờng. Có trƣờng hợp thể tích amidan nhỏ hơn bình thƣờng trên bề mặt amiđan có nhiều khe và hốc. Các khe và hốc này chứa đầy chất bã đậu và thƣờng có mủ màu trắng. Trụ amidan cũng bị viêm đỏ, xung huyết màu hồng xẫm trụ trƣớc amidan là dấu hiệu đáng tin cậy. Viêm amidan một bên hoặc quá phát thể tích ở một bên phải nghĩ đến u ác tính ở amidan. 4. Biến chứng. - Viêm tấy quanh amiđan. - Viêm tai, mũi, xoang, thanh khí phế quản cấp tính. - Viêm tấy hạch dƣới hàm hoặc thành bên họng. - Viêm nội tâm mạc. - Thấp khớp cấp. - Viêm cầu thận cấp. - Nhiễm khuẩn huyết. 5. Điều trị. 5.1. Điều trị viêm amiđan cấp tính. - Nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống nƣớc nhiều. - Giảm đau, hạ sốt: Paracetamol… - Kháng sinh: trong trƣờng hợp nhiễm khuẩn. - Nhỏ mũi bằng nƣớc muối sinh lý - Vệ sinh răng miệng, xúc họng bằng nƣớc muối. 5.2. Điều trị viêm amiđan mạn tính: Phẫu thuật amiđan hiện nay là rất phổ biến. Tuy nhiên cần có chỉ định chặt chẽ. Chỉ cắt khi nào amiđan thực sự trở thành một lò viêm gây hại cho cơ thể. 14
  18. 6. Phòng Bệnh - Nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng, ăn uống điều độ. - Tránh những chất kích thích: rƣợu, thuốc lá, nhiễm lạnh…. - Vệ sinh môi trƣờng sống, vệ sinh răng miệng, mũi họng. - Xử trí kịp thời và đúng cách những trƣờng hợp viêm amidan cấp, tránh các biến chứng. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ: Câu 1. Vòng Waldeyer gồm có. CHỌN CÂU SAI. A. Amiđan vòm (V.A) B. Amiđan vòi C. Amiđan hầu D. Amiđan lƣỡi Câu 2. Viêm Amiđan cấp tính? A. Là viêm xung huyết và xuất tiết của Amiđan khẩu cái. B. Trẻ từ 3-4 tuổi trở lên, do vi khuẩn hoặc virút gây bệnh. C. Thƣờng thấy ở thời kỳ đầu của nhiều bệnh viêm nhiễm. D. Tất cả đều đúng. Câu 3. CHỌN CÂU SAI. Triệu chứng thực thể viêm Amiđan cấp tính? A. Lƣỡi trắng, miệng khô, niêm mạc họng đỏ. B. Amiđan sƣng to và đỏ, có khi gần sát nhau ở đƣờng giữa. C. Tổ chức lympho ở thành sau họng to và đỏ. D. Xét nghiệm bạch cầu
  19. Bài 3: BỆNH VIÊM HỌNG Mục Tiêu 1. Trình bày được nguyên nhân , triệu chứng lâm sàng, hướng điều trị của viêm họng đỏ. 2. Trình bày được nguyên nhân , triệu chứng, của viêm họng giả mạc trắng thông thường 3. Trình bày được biến chứng và điều trị của viêm họng giả mạc trắng thông thường 4. Trình bày được nguyên nhân , triệu chứng lâm sàng, của viêm họng mạn. 5. Trình bày được hướng điều trị và dự phòng của viêm họng mạn 1. Đại cƣơng. Viêm họng là loại bệnh khá phổ biến trên thế giới ở vùng ôn đới, thƣờng gặp vào mùa lạnh, hoặc khi sức đề kháng cơ thể giảm sút. Viêm họng cấp tính là một trong những than phiền thƣờng gặp nhất tại các cơ sở y tế. 2. Viêm họng cấp tính: 2.1. Viêm họng đỏ 2.2.1. Nguyên nhân. - Chủ yếu là do Virus - Một số mẫu bệnh phẩm tìm đƣợc vi khuẩn là do bội nhiễm - Bệnh thƣờng hay lây có yếu tố mùa và dịch 2.2.2. Triệu chứng: - Toàn thân: + Khởi phát đột ngột, ớn lạnh , sốt cao 390C- 400C + Nhức đầu, đau mình, ăn ngủ kém. + Hạch cổ sƣng, đau - Cơ năng: + Lúc đầu có cảm giác nóng rát trong họng, đau tăng lên khi nuốt và khi nói, đau lan lên tai . + Ngạt mũi , chảy nƣớc mũi nhầy. + Ho khan, khàn tiếng - Thực thể: + Toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực. + Màn hầu, trụ trƣớc, trụ sau và thành sau họng phù nề, đỏ. + Hai Amiđan viêm to, trên bề mặt Amiđan có phủ chất nhầy trong.  Xét nghiệm: Bạch cầu trong máu không tăng. 2.2.3. Tiến triển: - Bệnh diễn biến trong 3-4 ngày, sau đó nhiệt độ và triệu chứng cơ năng giảm nhanh, nếu không có bội nhiễm và biến chứng. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0