intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tham khảo về Củ nghệ

Chia sẻ: Tran Nguyen Hong Bao | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

295
lượt xem
93
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Củ nghệ còn có tên gọi là khương hoàng (tên khoa học curcuma longa), dễ trồng. Trong 100g nghệ tươi có chứa 36% chất curcumin (8-10% trong 100g nghệ khô). Chất này tạo vị cay nồng, nhẫn đắng pha chút ngọt, tính mát hành khí, có hoạt tính sinh học cao như: chống nấm da, chống khuẩn, lở loét, curcumin chống ôxy hóa và diệt các men dịch biến chứng tế bào gây viêm loét đường ruột. Phụ nữ vừa sinh xong ăn cá kho nghệ, và dùng nghệ xoa bóp rất tốt. Nghệ cũng được chiết xuất hoạt tính làm thành thuốc curcumin C3 Complex điều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tham khảo về Củ nghệ

  1. [123Suckhoe] - Củ nghệ còn có tên gọi là khương hoàng (tên khoa học curcuma longa), dễ trồng. Trong 100g nghệ tươi có chứa 36% chất curcumin (8-10% trong 100g nghệ khô). Chất này tạo vị cay nồng, nhẫn đắng pha chút ngọt, tính mát hành khí, có hoạt tính sinh học cao như: chống nấm da, chống khuẩn, lở loét, curcumin chống ôxy hóa và diệt các men dịch biến chứng tế bào gây viêm loét đường ruột. Phụ nữ vừa sinh xong ăn cá kho nghệ, và dùng nghệ xoa bóp rất tốt. Nghệ cũng được chiết xuất hoạt tính làm thành thuốc curcumin C3 Complex điều trị ung thư dạ dày, rối loạn tiêu hóa. - Đơn thuốc số 1 : 50g nghệ tươi (3-5g nghệ khô) hòa với 100ml nước, 1/3 muỗng muối bọt, đun sôi 10 phút, để nguội, uống 3 lần/ngày. Chữa đau tá tràng, đại tràng, loét cuống bao tử, tẩy, giải độc gan, mật, sỏi, niệu đạo. - Đơn thuốc 2: 100g nghệ tươi hòa với 250ml nước, nấu còn 100ml, chia làm 3 phần uống trong ngày. Chữa trị xơ gan cổ trướng, viêm màng não sơ cấp, thấp khớp, huyết áp. - Đơn thuốc 3: 20g nghệ tươi pha với 10ml nước sôi, sau 20-30 phút. Uống 3 lần/ngày. Trị ăn không tiêu, ợ chua. Thoa chỗ vết thương, sau 3 ngày sẽ liền mặt. 123SUCKHOE.COM - Nguồn: Thanh Niên (http://www.123suckhoe.com/1212/cu-nghe.html) Củ nghệ Cập nhật ngày: 22/11/2009, 21:50 GMT+7. Chế biến củ nghệ trong một số bài thuốc Nam Củ nghệ vàng còn có các tên gọi như khương hoàng, vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Uất kim (củ con của cây nghệ) vị cay ngọt, tính mát, làm mát máu, an thần, tan máu ứ, giảm đau.
  2. Sách Đông y bảo giám cho rằng khương hoàng có tác dụng phá huyết, hành khí, thông kinh, chỉ thống (giảm đau), chủ trị bụng chướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau đẻ đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng... Nhật hoa tử bản thảo cho khương hoàng có tác dụng trị huyết cục, nhọt, sưng, thông kinh nguyệt, vấp ngã máu ứ, tiêu sưng độc, tiêu cơm... Một số phương thuốc dùng nghệ trong Nam dược thần hiệu : - Phòng và chữa các bệnh sau đẻ: Dùng 1 củ nghệ nướng, nhai ăn, uống với rượu hay đồng tiện (nước tiểu trẻ em khỏe mạnh). - Chữa lên cơn hen, đờm kéo lên tắc nghẹt cổ, khó thở: Dùng nghệ 1 lạng, giã nát, hòa với đồng tiện, vắt lấy nước cốt uống. - Chữa trẻ em đái ra máu hay bệnh lậu đái rắt: Dùng nghệ và hành sắc uống. - Trị chứng điên cuồng, tức bực lo sợ: Nghệ khô 250 g, phèn chua 100 g, tán nhỏ, viên với hồ bằng hạt đậu, uống mỗi lần 50 viên với nước chín (có thể uống mỗi lần 4-8 g), ngày uống 2 lần. - Chữa đau trong lỗ tai: Mài nghệ rỏ vào. - Chữa trị lở, lòi dom: Mài nghệ bôi vào. (http://khuyennong.mard.gov.vn/khuyennong/view/AfterHarvestTech.aspx? TabID=5&OjectID=20&ItemID=201) Trồng và chế biến củ nghệ ở huyện Thống Nhất, Đồng Nai    Dạng tài liệu : Bài trích bản tin  Ngôn ngữ tài liệu : vie Tên nguồn trích : Nông thôn đổi mới Dữ liệu nguồn trích : 2005/Số 52/III. Kỹ thuật và công nghệ bảo quản ­ chế biến – tiêu thụ Đề mục : 68.35 Trồng trọt  Từ khoá : Củ nghệ ;  Trồng ;  Chế biến  Nội dung: Những năm gần đây, do tình hình hạn hán và tiêu thụ nông sản thiếu ổn định, giá vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lại  tăng cao, cộng với ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm... đã gây không ít khó khăn trong đời sống ­ sản xuất của người dân. Là  một huyện thuần nông, Thống Nhất cũng không nằm ngoại lệ. Tuy nhiên, nhờ biết chuyển đổi nghề và cơ cấu cây trồng hợp  lý, nhiều hộ dân ở đây đã thoát được nghèo, có công ăn việc làm ổn định. Trong đó, việc trồng và chế biến củ nghệ đang được  coi là một nghề làm chơi nhưng ăn thật...  Theo số liệu của Phòng Kinh tế huyện Thống Nhất, hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng trên 100 hecta trồng cây nghệ.  Cây nghệ được trồng xen canh rải rác ở các xã: Hưng Lộc, Bàu Hàm 2, Lộ 25 và Xuân Thạnh. Trong đó, Hưng Lộc là xã có  diện tích trồng nghệ chiếm tỷ lệ rất cao và cũng là nơi tập trung nhiều cơ sở chế biến bột nghệ nhất. Những năm trước, nghệ  chủ yếu được chế biến và tiêu thụ trong nước, nhưng vài ba năm trở lại đây, nghệ đã được xuất khẩu sang các nước và vùng  lãnh thổ, như: Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc... Với đặc tính dễ trồng, thích nghi với nhiều loại đất, giá cả lại cao (từ 1.500 đồng ­ 
  3. 2.000 đồng/kg nghệ tươi), cây nghệ đã thực sự trở thành "phao" thoát nghèo của nhiều hộ dân. Anh Lê Văn Hán, một trong  những hộ vừa mới thoát nghèo nhờ cây nghệ, cho biết: "Không có đất trống, tôi phải trồng nghệ xen canh với cây điều. Không  ngờ, cây nghệ dễ trồng lại cho năng suất rất cao. Chưa đầy một năm, gia đình tôi đã thu được trên 14 triệu đồng". Cũng trồng  xen canh cây nghệ như anh Hán, anh Lê Văn Trọng một trong những hộ trồng nghệ ở xã Hưng Lộc, nói với chúng tôi: "Cây  nghệ không đòi hỏi kỹ thuật, chăm bón cũng đơn giản, vả lại giá thành đầu vào lại nhẹ hơn so với các cây khác nên khi canh  tác, tôi cũng như bà con rất yên tâm. Mặc dù chỉ trồng xen canh, nhưng năng suất thấp nhất cũng đạt hơn 20 tấn/hecta". Cũng  như anh Hán, anh Trọng, nhiều hộ dân trồng nghệ ở huyện Thống Nhất không những thoát được nghèo mà còn làm ăn khá  giả.  Khi cây nghệ đã thực sự có đầu ra thì nghề làm bột nghệ ở huyện Thống Nhất cũng từ đó phát triển. Nhiều hộ đã mạnh dạn  bỏ vốn, thuê nhân công mở xưởng chế biến. Quy mô tuy không lớn, nhưng những cơ sở này cũng phần nào giải quyết được  việc làm cho một số lao động nhàn rỗi ở địa phương.  Cơ sở sản xuất nghệ của ông Phạm Thời ở ấp Hưng Nhơn (xã Hưng Lộc) khi vào mùa, một ngày có thể chế biến 3 ­ 4 tấn  nghệ tươi, giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động, với mức lương từ 900.000 ­ 1.100.000 đồng/tháng. Thu nhập từ nghề chế  biến bột nghệ của gia đình ông mỗi năm hơn 200 triệu đồng. Trao đổi với chúng tôi, ông Thời cho biết, nghề chế biến nghệ là  nghề truyền thống của gia đình. Thời gian gần đây, nhu cầu tiêu thụ nghệ trên thị trường tăng rất nhiều so với những năm  trước nên ông đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư. Thường thì khi nghệ mua về, người ta phân ra thành nhiều loại để tiện việc chế  biến. Nghệ củ to được lựa riêng sau khi chế biến sẽ xuất khẩu; nghệ củ nhỏ và nhánh thì chế biến nghệ mật ong; nghệ thô thì  làm kem; hàng dạt thì lựa riêng để làm cà ri, ngũ vị hương... Sau công đoạn phân loại, củ nghệ mới được chế biến thành bột.  Giai đoạn chế biến nghệ thành bột đòi hỏi người chế biến phải thực sự có kinh nghiệm. Bởi nếu không, bột nghệ thành phẩm  sẽ có màu sẫm, chất lượng kém, rất khó tiêu thụ.  Mặc dù đã có đầu ra, nhưng cây nghệ mới chỉ được trồng xen canh, chưa đại trà nên số lượng không nhiều, các cơ sở chế  biến muốn mở rộng sản xuất cũng rất khó. Bà Ngô Thị Thủy, chủ cơ sở chế biến nghệ ở ấp Hưng Nghĩa (xã Hưng Lộc) cho  biết: "Mỗi ngày cơ sở của gia đình tôi chế biến được gần 3 tấn nghệ tươi, thu nhập mỗi năm đạt gần 200 triệu đồng. Làm ăn  được, tôi cũng muốn mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho bà con trong ấp, nhưng với lượng nghệ thô không đủ sản  xuất như hiện nay thì có muốn cũng không được...".  Được biết, toàn huyện Thống Nhất hiện có hơn 20 hộ chuyên chế biến nghệ. Do công nghệ chế biến còn lạc hậu nên chất  lượng sản phẩm cũng như sức cạnh tranh chưa cao. Với nhu cầu của thị trường như hiện nay, thiết nghĩ việc mở rộng diện  tích, liên kết các hộ sản xuất lại với nhau để thành lập hợp tác xã và xây dựng một thương hiệu riêng cho cây nghệ đang là  điều rất đáng để các địa phương và người dân suy ngẫm!  Tác giả: K.Luôn  Nguồn: Báo Đồng Nai, ngày 18/7/2005  http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/nong_thon_doi_moi/2005/2005_ 00052/MItem.2005-12-29.1714/MArticle.2005-12-29.1734/marticle_view Curcumin Trong Củ Nghệ Tác Dụng Ung Thư Nhiếp Hộ Tuyến Bs J.H. Hong cùng các đồng nghiêp thuộc Trung Tâm Niệu Khoa, Ðại Học Y Khoa Sungkyunkwan, Ðại Hàn, tìm hiểu vai trò curcumin tác dụng ung thư nhiếp hộ tuyến (tiền liệt) lan truyền hay di căn. Matrix metalloproteinases là những chất cần thiết cho u bướu lan tràn và di căn. Nghiên cứu cho thấy Curcumin ảnh hưởng tế bào ung thư nhiếp hộ tuyến (DU-145), trong cả 2 điều kiện thử nghiệm sống (in vivo) và trong ống nghiệm (in vitro). Các khoa học gia dùng 2 kỹ thuật zymography và ELISA để xác định hoạt động của MMP-2 và MMP-9. Dùng thử nghiệm Matrigel invasion assay để xác định tế bào xâm lấn. Dùng kiểu mẫu genograft để khảo sát tạo u (tumorigenicity). Kết quả thử nghiệm cho thấy Curcumin vừa giảm biểu hiện MMP-2 và MMP-9, vừa kìm hãm khả năng lan truyền MMP-2 và MMP-9 trong ống nghiệm (in vitro). Curcumin giảm thể tích u bướu, giảm hoạt động MMP-2 và MMP-9 trong u bướu. Những vùng nhỏ ung thư di căn trong thử nghiệm sống cũng giảm thiểu trong trường hợp dùng Curcumin so với trường hợp không dùng Curcumin.
  4. Dường như Curcumin có khả năng phòng ngừa ung thư tiến triển, ít nhất trong giai đoạn đầu ung thư nhiếp hộ tuyến di căn. Prostate Cancer and Prostatic Diseases, 9: 147, 2006 Cà-Ri và Rau Bắp Cải Ngừa Ung Thư Nhiếp Hộ Tuyến Gs Ah-Ng Tony Kong thuộc Ðại Học Dược Khoa Rutgers, New Jersey, dùng chuột chọn lọc có hệ thống miễn dịch không kháng lại những đồ ăn hay thuốc khi thử nghiệm. Chuột được chích tế bào ung thư nhiếp hộ tuyến. Mục đích nghiên cứu là muốn thử nghiệm chất nghệ curcumin và hóa chất phenethyl isothiocyanate (PEITC). Hóa chất PEITC thường thấy trong cải như broccoli, cauliflower, turnips, v…v…Hai hóa chất được chích vào chuột riệng rẽ hay hỗn hợp với nhau, một tuần 3 lần, trong 4 tuần lễ liên tục, sau khi chích tế bào ung thư nhiếp hộ tuyến cho chuột. Kết quả cho thấy tế bào ung thư nhiếp hộ tuyến phát triển chậm lại sau khi chích những hóa chất crcumin hay PEITC. Tế bào ung thư phát triển chậm hơn nữa sau khi chích cả 2 thứ: curcumin và PEITC, hỗn hợp. Kết quả khuyến khích nghiên cứu dùng những hóa chất thiên nhiên như curcumin hay PEITC trong việc trị liệu hay phòng ngừa ung thư nhiếp hộ tuyến. Kết quả nghiên cũng muốn tìm hiểu vì sao người Ấn Ðộ ít bị ung thư nhiếp hộ tuyến như những đàn ông khác trên thế giới. Cancer Research, January 15, 2006 Curcumin Trong Nghệ Hay Cà-Ri Ngăn Cản Ung Thư Vú Di Căn Và Phổi Ts Bharat Aggarwall thuộc Viện Ung Thư M.D. Anderson, Texas, tìm hiểu tác dụng chất Curcumin từ nghệ hay cà ri vào di căn ung thư vú của chuột. Nghiên cứu gồm có 60 chuột bị ung thư vú. Chuột chia làm 4 nhóm: Nhóm 1 là chuột bình thường để so sánh, Nhóm 2 chuột trị bằng Taxol, Nhóm 3 chuột trị bằng Curcumin, và Nhóm 4 chuột trị bằng Taxol và Curcumin. Sau khi ung thư vú tăng trưởng lớn bằng hột đậu thì được cắt bỏ. Cho chuột ăn đồ ăn có chứa chất Curcumin. 96% di căn ung thư vú vào phổi chuột có thể nhìn thấy bằng mắt thường Chuột trị bằng Taxol giảm di căn ung thư một phần nào trong khi chuột trị bằng Taxol với Curcumin hay với Curcumin không thôi giảm ung thư vú lan truyền vào phổi (significantly reduced). Trong trường hợp di căn ung thư không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có thể thấy được qua kính hiển vi (28). Trong trường hợp này, rất ít tế bào ung thư di căn vào phổi. Do đó kết quả nghiên cứu khuyến cáo: tế bào di căn vào phổi nhìn thấy qua kính hiển vi có thể đã xâm nhập vào phổi trước khi ung thư vú được giải phẫu cắt bỏ. Kết quả nghiên cứu cũng khuyến cáo Curcumin trong nghệ hay cà ri vừa ngăn chặn di căn ung thư vú, vừa kìm hãm tác dụng của hóa chất Paclitaxel (TaxolTM). Taxol thường dùng trong hóa học trị liệu ung thư vú nhưng Taxol là một độc dược. Taxol có thể hoạt hóa một bạch đản gây viêm trong di căn. Curcumin kìm hãm tác dụng kễ trên do đó ngăn chặn di căn ung thư vú. Clinical Cancer Research, October 2005 (Bàn thêm: Trong một tường trình 2 tháng trước đây đăng trong báo Cancer, August 2005, Ts Bharat Argawall đã từng nêu lên bạch đản Nuclear Factor-Kappa B [NF-kB],
  5. một bạch đản dóng vai trò quan trọng gây hiện tượng viêm trong di căn ung thư vú. Nghệ, Cà-Ri Và Ung Thư Da Melanoma Ts Bharat B. Aggarwal thuộc Trung Tâm Khảo Cứu Ung Thư Anderson, Texas, hiện đang nghiên cứu chất Curcumin là chất màu vàng trong nghệ hay bột cà-ri, kìm hãm tế bào ung thư da nẩy nở và nhiều ung thư khác. Chất Curcumin làm tế bào ung thư da melanoma không sinh sản và tự hủy. Curcumin giảm tác dụng EGFR, một bạch đản kích thích tế bào u bướu tăng trưởng. Curcumin cũng giảm chức năng VEGF tức là giảm khả năng thành lập mạch máu thường thấy tăng trưởng trong mô ung thư. Ngoài ra, Curcumin kìm hãm NF-kB trong đường hóa học STATS, giảm phát triển ung thư. Curcumin tác dụng vào những con đường hóa học kể trên tức là ngăn chặn tế bào ung thư sinh tồn và phân hóa. Trong phần nghiên cứu đặc biệt của Trung Tâm Ung Thư Anderson là muốn tìm hiểu khả năng Curcumin tiêu hủy tế bào ung thư. Curcumin tác dụng giảm chức năng NF-kB, và chất bạch đản IKK kích thích NF-kB, tăng cao hiện tượng tế bào tự hủy và ngưng chặn tế bào ung thư da melanoma tăng trưởng. Một loạt thử nghiệm khác trong giai đoạn I tìm hiểu chất Curcumin ảnh hưởng ung thư tuyến tụy tạng và ung thư máu multiple myeloma. Đồng thời các khoa học gia cũng đang tìm hiểu vai trò Curcumin với ung thư vú phụ nữ. (Cancer Journal, August 15, 2005). (Bàn thêm: Curcumin là chất màu vàng trong củ nghệ. Củ nghệ là một thứ rễ cây (Curcuma Longa) thường thấy ở những nước Á Châu, kể cả Việt Nam. Người Ấn Độ pha chế Curcumin với nhiều gia vị khác nhau làm thành bột cà-ri. Chúng ta chẳng ai xa lạ gì những món ăn cà-ri thường ngày. Trong Curcumin có 2 hóa chất Demethoxycurcumin và Bisdemethoxycurcumin. Nhiều thử nghiệm trước đây cho biết Curcumin là một hợp chất chống oxýt-hóa và chống hiện tượng viêm). Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D. http://dod-online.com/ydnn/1-1TrMNgo_Curcumin_Cary.htm Thứ ba, 22/12/2009 - 04:07 CH Quy trình sản xuất của cây nghệ dùng để làm thuốc? 1. Làm đất. Nghệ là cây trồng chủ yếu để lấy củ (thân ngầm), vì vậy nghệ cần đất tơi xốp hơn là đất nặng. Cần nơi thoát nước. Người ta thường thấy nghệ phần lớn được trồng quanh nhà để lấy củ và lá dùng hàng ngày. Nhưng nếu trồng trên diện tích rộng để bán thì cấn những lô đất cao, thoát nước. Đất được cày bừa kỹ, phơi ải, làm sạch cỏ, lên luống cao 20 - 25 cm, rộng 1,0 - 1,2 m. Bón 20 - 25 tấn phân chuồng, 300 - 400 kg super lân cho 1 ha. Lượng phân này có thể bón rải, trộn đều vào đất, nhưng cũng có thể bón vào rãnh cho tiết kiệm. 2. Trồng nghệ. Trồng nghệ cũng giống trồng gừng. Ta chọn các củ nghệ tốt không bị bệnh, không thối. Nếu củ có nhiều nhánh, ta tách các nhánh ra, mỗi nhánh trồng 1 hốc. Đất xẻ rãnh, bón phân theo rãnh nếu đủ công lao động, lấp một lớp đất 2 - 5 cm, đặt củ nghệ lên trên với khoảng cách 20 - 25 cm một củ, hàng cách hàng 30 - 35 cm, nếu đất tốt có thể trồng thưa hơn một chút. Lấp đất xong, phủ luống bằng rơm rạ, tưới nước cho đủ ẩm. Sau 5 - 7 ngày mầm nghệ sẽ mọc lên.
  6. Mầm nghệ mọc khoẻ nên không cần lấy lớp rơm rạ phủ luống đi. Kiểm tra, nếu hốc nào nghệ không lên nên trồng dặm cho kịp để nghệ phát triển đồng đều. 3. Chăm sóc. Nghệ trồng để lấy củ, không cần lấy lá. Vì vậy chú ý không để lá phát triển quá tốt. Nếu nghệ trồng một vài luống nhỏ quanh nhà thì cây tốt lá là bình thường, nếu nghệ trồng trên diện tích rộng, cây tốt lá sẽ cho củ nhỏ. Vì vậy, sau khi nghệ mọc, lá phát triển vàng nhạt, lá mượt thì không cần bón thúc đạm. Nhưng sau 20 - 25 ngày, nghệ đã được 5 - 6 lá thì cần bón thúc kali, (tro bếp), bánh dầu và vun gốc để củ phát triển được thuận lợi. trong trường hợp nghệ tốt lá sớm, cần hãm lại bằng cách ngắt bớt một số lá gốc, chỉ bón thúc tro bếp hay kali, giảm bớt số lần tưới để cho đất đủ ẩm thôi, cây sẽ đanh lại. Sau đó tưới nước đủ ẩm rồi vun gốc, xới xáo cho tơi xốp. 4. Thu hoạch, bảo quản. Thường nghệ trồng vào vụ Đông - Xuân, tháng 11 - 12 (miền Nam), ở miền Bắc có thể trồng muộn hơn, và sẽ thu hoạch rải rác từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tuỳ nhu cầu sử dụng đất mà quyết định. Khi cây nghệ ngừng phát triển lá non, lá già đã bắt đầu khô ở mép, ngả vàng nhạt, đào gốc nghệ thấy vỏ củ có màu vàng sẫm (da bóng, đầu củ cũng có màu vàng sẫm) là đến lúc thu hoạch. Thường dùng cuốc (nếu thu hoạch ít). Nếu nhiều, dùng cày cày chếch bên hàng nghệ cho bật gốc lên, nhổ lấy cả cây, rũ đất mang cả cây về, cắt lấy gốc, bỏ thân lá đi. Để nghệ vào chỗ khô ráo, mát mẻ có thể bảo quản được lâu. Chọn củ nghệ kém tiêu chuẩn bán trước. Chọn củ nghệ giá đều để làm giống. Theo VNG http://www.hoinongdan.org.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID=24041&c=22 Công Dụng Bất Ngờ Từ Nghệ Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu. Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê nghệ dạng bột vào đó. Khuấy đều và mỗi ngày uống 3 lần. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.Củ nghệ không chỉ có công dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích, đặc biệt đối với sức khoẻ con người. 4 công dụng nổi bật 1. Nghệ giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu. 2. Nghệ giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá.
  7. 3. Mới đây người ta đã chứng minh được rằng có thể sử dụng nghệ để chống ung thư và nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng. 4. Có thể dùng nghệ để khử trùng và mau lành vết thương. Sử dụng nghệ đúng cách để phát huy hết tác dụng: Đối với bệnh ung thư ruột: Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột. Hiện nay, các chuyên gia sức khoẻ Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm, điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ. Chữa bệnh viêm khớp: Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu. Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê nghệ dạng bột vào đó. Khuấy đều và mỗi ngày uống 3 lần. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ. Khi gặp rắc rối với tiêu hoá: Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hoá và giải phóng ra các emzim tiêu hoá, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo. Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Ung thư tuyến tiền liệt: Ăn nhiều rau xanh, kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này. Bệnh tim: Bạn có thể giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng củ nghệ. Đối với người hút thuốc: Bằng cách “nạp” vào cơ thể 1,5 g nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư. Các bằng chứng thuyết phục đã cho thấy, thậm chí những người hút thuốc lá có sử dụng nghệ cũng có thể đạt được hiệu quả bất ngờ, giảm nguy cơ ung thư.
  8. Bệnh đau bao tử: Nghệ được dùng từ lâu để chữa viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm gan, vàng da, kinh nguyệt không đều, bế kinh, tổn thương tụ máu do té ngã, thấp khớp, mụn nhọt, ghẻ lở. Liều dùng ngày 3-12 g dưới dạng bột, sắc. Nó cũng được dùng ngoài bôi vết thương mới lành để chống sẹo. Tác dụng chống viêm: Nghệ có khả năng ức chế COX-2, một loại men đóng vai trò chủ yếu trong quá trình phát triển của một số bệnh ung thư và viêm mạn tính. Nghệ cũng có tác dụng với các chứng viêm ruột bao gồm viêm đại tràng mạn tính và bệnh Crohn. Nghệ chống kết tụ tiểu cầu Nghệ đã được chứng minh có khả năng ức chế sự kết tụ tiểu cầu bất thường - yếu tố dẫn đến nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng này, nó phải được kết hợp với piperine (một thành phần có trong hạt tiêu). Nghệ chống oxy hóa Một nghiên cứu tại Đức cho biết chế phẩm chiết xuất từ các thành phần của nghệ đều có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh. Nó có hiệu quả hơn hẳn tỏi, cây vuốt quỉ và dầu cá hồi. Gần đây, người ta còn phát hiện nghệ có thể phòng ngừa được chứng đục thủy tinh thể ở chuột thử nghiệm. http://home.noitro.com/suc-khoe/558-cong-dung-bat-ngo-tu-nghe 14h:43' - 13/12/2009 Củ nghệ đa năng Ngày nay, trong công nghệ thực phẩm, nghệ được sử dụng nhiều làm màu thực phẩm, có tính năng chống ôxy hóa, kháng viêm cực mạnh, có khả năng ức chế các tế bào ung thư, giúp liền sẹo Củ nghệ có tên khoa học Curcuma Longa thuộc họ Zingiberace là một gia vị chính được người Ấn Độ dùng trong món cà ri từ hơn 2.000 năm trước. Trong khi gừng chỉ được dùng chủ yếu ở phương Đông thì nghệ đã sớm có mặt trên bàn ăn của người dân vùng quần đảo Thái Bình Dương, tuy người dân nơi đây thường nhầm lẫn bột nghệ với bột nghệ tây (có màu đỏ và hương vị nồng hơn). Người Ấn Độ phân biệt rất rõ hai thứ bột này và sử dụng chúng trong các trị liệu khác nhau.
  9. Nghệ giàu kali và sắt, nổi trội nhất là chất curcumin (một polyphenol) có tính năng chống ôxy hóa, kháng viêm cực mạnh, có khả năng ức chế các tế bào ung thư, giúp liền sẹo... Ngày nay, trong công nghệ thực phẩm, curcumin được sử dụng làm màu thực phẩm. Các nhà khoa học tuyên bố đã phát hiện một phân tử trong thành phần cà ri có thể tiêu diệt tế bào ung thư thực quản trong phòng thí nghiệm và có khả năng sử dụng nó trong điều trị bệnh ung thư. Bệnh ung thư thực quản mỗi năm làm hơn 500.000 người trên khắp thế giới tử vong. Loại ung thư này rất ác tính với tỉ lệ sống 5 năm chỉ từ 12% – 31%. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu ung thư Cork, Ireland đã điều trị tế bào ung thư thực quản bằng chất curcumin, một chất hóa học có trong củ nghệ và nhận thấy nó bắt đầu tiêu diệt tế bào ung thư trong vòng 24 giờ. Các nghiên cứu khoa học trước đây gợi ý rằng chất curcumin có thể ức chế khối u và người nào ăn nhiều cà ri thì có thể ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư, mặc dù chất curcumin cũng nhanh chóng mất đi khả năng chống ung thư sau khi được ăn vào. Bà Sharon McKenna, chủ nhiệm công trình nghiên cứu khoa học Ireland này lưu ý rằng nghiên cứu của họ gợi ý cho các nhà khoa học phát triển chất curcumin thành một loại thuốc chống ung thư nhằm điều trị ung thư thực quản. Các nhà khoa học cũng khuyên trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách ăn nhiều rau xanh như bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có kết hợp với nghệ tươi hoặc bột nghệ tinh chế...
  10. Ngừa sa sút trí tuệ Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ tuyên bố rằng trong năm 2007 họ đã nhận thấy chất curcumin có thể giúp kích thích các tế bào trong hệ thống miễn dịch ở các bệnh nhân Alzheimer. Bệnh Alzheimer là chứng bệnh mất dần trí nhớ do thoái hóa mô thần kinh và hằng năm tấn công hàng triệu người trên thế giới. Cho đến nay, dù vẫn chưa biết hết nguyên nhân gây bệnh, song nghiên cứu để tìm cách ngăn ngừa phần nào sự tiến triển của bệnh luôn được các nhà khoa học quan tâm. Mới đây, các nhà khoa học tuyên bố các chất trong củ nghệ có thể ức chế sự phát tán của các mảng amyloid trong não (một nguyên nhân quan trọng gây bệnh Alzheimer). Theo nghiên cứu, vitamin D3 và curcumin khi kết hợp lại có khả năng kích thích hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa và trị liệu bệnh Alzheimer. Curcumin tinh chế lại được hấp thụ dễ dàng và có hiệu quả hơn so với curcumin tự nhiên vì nó dễ phân hủy hơn. Do đó, một chế độ ăn nhiều nghệ tươi khó có thể đủ liều lượng để tác dụng nên cần dùng thêm viên bổ sung chứa curcumin để có thể phát huy tính kháng viêm và chống ôxy hóa. Vitamin D3 (được da tổng hợp dưới tác động của ánh nắng mặt trời) là một sinh tố quan trọng với xương và hệ miễn dịch. Nhiều công dụng khác Tinh bột nghệ cũng ngăn chặn sự phát triển một số căn bệnh về gan do nghiện rượu hay giúp liền sẹo, chống lão hóa da, ngăn ngừa sự hình thành các nếp nhăn, vết nám, làm cho da mịn màng, tươi trẻ. Nghệ còn hỗ trợ chống viêm, loét trong dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ chống xơ vữa động mạch (do cholesterol) và tăng độ bền mao mạch ngoại vi. Nghệ còn giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu, hạn chế sự phát triển của hệ thống mao mạch trong các mô mỡ, giúp làm giảm lượng đường trong máu, giảm lượng triglyceride và acid béo khiến cholesterol và chất béo trong gan thấp hơn bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2