Cuộc đời và sự nghiệp của người thợ già trị bệnh
lượt xem 23
download
Cuộc đời và sự nghiệp của người thợ già trị bệnh là một phần của bản thảo Định Ninh y dược tiểu tiểu sử của lương y Định Ninh Lê Đức Thiếp. Tác giả rất thích gọi là người thợ già trị bệnh và qua trên 85 tuổi đời và 65 tuổi nghề, cụ xứng đáng với cái tên khiêm tổn người thợ già trị bệnh. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về lương y này, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Cuộc đời và sự nghiệp của người thợ già trị bệnh". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cuộc đời và sự nghiệp của người thợ già trị bệnh
- Cuộc đời và sự nghiệp của người thợ già trị bệnh Định Ninh – Lê Đức Thiếp Đánh máy bởi Phan Tâm Đăng tại: VATMFORUM.NET Vatmforum.net@2012
- Mục lục Lời nhắn 3 Lời giới thiệu 5 Mấy lời ngỏ riêng cùng con cháu trong gia tộc 6 1. Phụ tử nhiều mới hồi dương 8 2. Bà lang chữa lỵ 11 3. Ngoại cảm phát nóng 14 4. Ngày hành kinh ho nóng 18 5. Hành kinh dài ngày 19 6. Khi sanh bà mụ cấu rách bọng đái, Đứa trẻ vừa sanh 23 hai ngày bỏ vú 7. Ung nhọt trong phổi (phế ung) 27 8. Mộc hương nhiều mới thông khí 30 9. Ông cụ già chảy nước mũi hàng năm (tỵ uyên) 32 10. Vị thuốc rất ngọt mới khỏi bệnh 34 11. Đau bụng hay đau tim 35 12. Bà cụ nhức chân (cước khí) 40 13. Một danh y không trị được bệnh l{ của mình 45 Trai trẻ cồn cào trong ruột đưa lên ngực 14. Tuổi già cả người dộp lên như phong cùi 52 15. Môn thuốc mài 56 16. Bài thuốc sản hậu 59 17. Trẻ em ỉa chảy phân trắng như nước vo gạo 67 1
- 18. Thương hàn mới phát có thể ngang tắt mà chặn đứng 74 đường truyền kinh của nó chăng ? 19. Say thuốc phiện sống uống nhân trung hoàn 86 20. Trẻ em lở đầu nhọt bọc trên đầu 93 21. Nhức xương sống lấy chày nện 101 22. Trúng phòng và phạm phòng 107 23. Chân hàn giả nhiệt 116 24. Âm kiệt biến dương 120 25. Trẻ em hai lòng bàn tay hai lòng bàn chân phát nóng 126 26. Trẻ em hai lòng bàn tay hai lòng bàn chân đỏ hồng 130 27. Tz thận hàn thấp tích trệ, Ba đậu thay được Phụ tử 132 28. Nướng miếng chảy ra như bọt xà bông 137 29. Trẻ em xanh gầy kém ăn 143 30. Sản hậu phù thũng 148 31. Nước trong người úng thũng sưng lên 154 32. L{ âm tiễn 162 33. Tz thận hư hàn 173 34. Phản tạng 183 35. Thuốc ngủ cho người nghiện ma túy 185 Tổng kết 195 Chú ý: Bản ebook do vatmforum biên soạn lại không hoàn toàn giống sách in và bản đánh máy của bạn Phan Tâm. 2
- Lời nhắn! Các bạn đang cầm trên tay cuốn sách “Cuộc đời và kinh nghiệm người thợ già trị bệnh” của cụ Định Ninh Lê Đức Thiếp. Đầu tiên mình xin được gửi lời cảm ơn đến bạn Lê Tri Ba, đã cung cấp cho mình bản gốc quyển sách, từ đó mình mới có cơ hội biết đến và đánh lại cuốn này, bạn Tô Thị Việt Hoa đã cố vấn lại cho mình phần chính tả, phần trình bày (hihi), bạn Trần Quốc Hiệp, bạn Nguyễn Thanh Việt cũng góp một phần công sức cùng mình đánh lại Cuộc đời… và đặc biệt là bạn Nguyễn Đức Tài trong thời gian mình ngồi đánh lại sách đã đôi khi cốc nước, đôi vài điếu thuốc những lúc mắt mờ, tay run, đã đôi khi câu chuyện trò những lúc mình trầm tư mệt mỏi, gục đầu trên bàn phím… Cảm ơn các bạn nhiều lắm! Có các bạn mình mời hoàn thành được cuốn Cuộc đời…. này. Nói về cuốn Cuộc đời… trong các bạn hẳn có người còn chưa nghe hay chưa thấy. Mình nhớ lần đầu tiên khi cầm nó, mình đã mê mẩn.. thật sự thích đến vô cùng.. Cuộc đời… là những câu chuyện nhưng là những câu chuyện mang trong đó nhiều điều làm chúng ta phải cúi mình học hỏi, những l{ luận uyên thâm, những lời văn giản dị…. nếu có ai không học y đi nữa hẳn cũng thấy lôi cuốn và thú vị nhiều lắm.. mình xin không dám nói nhiều về Cuộc đời… vì khi các bạn đọc rồi các bạn sẽ tự lấy ra những nhận xét cho riêng mình! Còn nói chuyện vì sao Cuộc đời… đang trên tay các bạn . Chúng ta học cùng nhau 6 năm, nói 6 năm thật dài nhưng sắp qua rồi các bạn à! Thời gian còn lại chắc chỉ thấm thoát nữa thôi.! Nhiều chuyện lắm đã trôi qua, nhiều chuyện lắm đếnhớ, để tiếc khi 6 năm này qua đi, vui có, buồn có, giận hờn, ghen ghét nhau đều có và một thứ chắc chắn có nữa đó là tình thương mến, thương mến cho những lúc bên nhau học hành, cho những lúc ngân nga trà đá, cho những lúc ngà ngà hơi men, cho những lúc xôn xao chém gió, cho những lúc ngậm ngùi chia sẻ với nhau những chuyện trong cuộc sống ngày thường, những khó khăn, vất vả…cho những lúc… Với ngần ấy những điều và với những tình cảm thân thương, qu{ mến nơi mình dành cho một người, dành cho các bạn đã thôi thúc mình để Cuộc đời… được hoàn thành. Nay gửi tay các bạn làm một món quà nhỏ để thay cho lời cảm ơn , thay cho tình cảm của mình. Hy vọng Cuộc đời… sẽ góp một phần nhỏ nhoi giúp các bạn sau này trong y trị, giúp những người bệnh cần được các bạn chăm sóc. Và cũng rất mong các bạn khi cầm Cuộc đời… sẽ trân trọng giữ gìn nó, không phải vì Cuộc đời… là quà của mình mà vì những kiến thức , những nội dung sâu sắc hàm bên trong nó, những chân tình của chính tác giả và những sự kính cẩn nên có của chúng ta đối với người thầy đã viết để lại cho chúng ta cuốn Cuộc đời… này, cụ Đông y sỹ Định Ninh Lê Đức Thiếp! Vài dòng còn lại chân thành cầu chúc các bạn có được Tứ Thành: Thành Tài trong học hành rèn luyện, Thành Công trong sự nghiệp nhất là trong y nghiệp, Thành Đạt trong cuộc sống bon chen xô bồ, và giữ được Thành Tâmtrong trau dồi y đức nếu các bạn có làm Y. 3
- Cuối cùng dù đã rất cố gắng để có thể giữ nguyên được như bản chính nhưng hẳn cũng có phần nào sai sót mong các bạn bỏ quá cho..Còn nhiều điều muốn viết.. nhưng thôi câu từ không thể chứa hết lời, lời không thể mang hết {, { không thể hàm đựng hết tâm can… chỉ xin nhắn vài dòng trên đây! Thân thiết lắm! Hà nội ngày 04 tháng 11 năm 2011 HYDK2A(*) Phan Tâm! ( * ) Lớp ĐHK2A (2009-2012) – Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam 4
- Lời giới thiệu Cuộc đời và kinh nghiệm người thợ già trị bệnh là một phần của bản thảo Định Ninh y dược tiểu tiểu sử của lương y Định Ninh Lê Đức Thiếp. Tác giả rất thích gọi mình là người thợ già trị bệnh và qua trên 85 tuổi đời và 65 tuổi nghề, cụ xứng đáng với cái tên khiêm tổn người thợ già trị bệnh. Khi đọc cuộc đời và kinh nghiệm người thợ già trị bệnh, chúng ta sẽ biết được rất nhiều điều thú vị qua bút pháp độc đáo của cụ Định Ninh Lê Đức Thiếp: - Chúng ta sẽ thấy được trước mắt sinh hoạt của xã hội từ đầu thế kỷ tới nay, đặc biệt là sinh hoạt của các thầy thuốc cổ truyền. - Chúng ta sẽ nghe được nhiều mẩu chuyện tâm đắc trong đời làm thợ chữa bệnh của cụ kể cả những bệnh án xa xưa từ năm Tân Dậu 1921, những động cơ đầy cảm động và thú vị thúc đẩy cụ đi vào ngành y, nhũng lắt léo, tế nhị trong đời làm thuốc ... - Chúng ta sẽ khảm phá noi cụ một sở học uyên thâm, một lao động sáng tạo độc lập và độc đáo, từ đó cống hiến cho đời rất nhiều kinh nghiệm quý báu. - Cuộc đời đó, kinh nghiệm đó, dù kinh qua biết bao gian khổ nhung đầy hào sảng reo cười, dù cười trong đau đớn, cười trong chua chát, cười từ trong u mê, cười ra nước mất... tất cả đều trở thành trong sáng tươi vui lạc quan yêu đời. Đọc cuộc đời và kinh nghiệm của Đinh Ninh, chúng ta sẽ sung sướng dự một cuộc hành trình đầy thú vị của người thợ già trị bệnh. Người thợ già đó trong những năm qua là chủ tịch Ban chấp hành Hội YHDT TP Hồ Chí Minh, được giới y học yêu thương ngưỡng mộ. Cụ đang tiếp tục hành trình qua tác phẩm Đường vào rừng y học. “ Mặc dù tuổi đã tám hai. Coi như hai tám lúc tuổi trai đương thì Con đường đi tới rừng y Dù xa gấp mấy cũng đi hết rừng ” Hội &CLB YHDT TP Hồ Chí Minh 5
- Mấy lời ngỏ riêng cùng con cháu trong gia tộc Các anh chị thân mến! Nói về tuổi tác, trong số các anh chị ngày nay, cũng đã có nhiều anh chị nên cụ, nên ông, nên bà, nhưng đối với tôi đây, tôi đã là hàng ông cha chú bác của các anh chị, tôi là người nhiều tuổi hơn tất cả lại là người đầu ngành của cả một chi tộc, điều mà tôi vẫn được các anh chị thường kính yêu. Tôi rất vui mừng nền hiếu hữu lưu truyền của gia tộc chúng ta. Đây nói về nghề y dược của tôi cũng như của cả gia tộc, dù các anh chị đã biết, tôi cũng muốn ôn lại đôi lời để các anh chị biết rõ thêm: Làng Dịch Diệp chúng ta xưa - Trong làng có nhiều họ hợp lại (2 họ Lê, 2 họ Phạm, 1 họ Vũ, họ Trần, họ Đàm, họ Đỗ ..v.v.) Họ nào cũng có nhiều thầy thuốc - Tiếng đồn làng Dịch Diệp nhiều dao cầu nhất tỉnh Nam Đinh (nay là tỉnh Hà Nam Ninh). Trong đó, họ Lê Hữu chúng ta là họ có nhiều dao cầu nhất làng. Trong họ có ba ngành. Ngành cả chúng ta lại nhiều dao cầu hơn cả họ. Như vậy, ngành cả họ Lê Hữu chúng ta nhiều dao cầu bằng phân nửa cả làng. Trong số thầy thuốc khắp cả làng, trước tiên đã có những cụ Bát, cụ Cửu, cụ Bá, cụ Điều. Sau này lại có những cụ Hàn, cụ Đốc (những danh hiệu này làm thầy thuốc hay có tiếng được triều đình xưa ban tặng) tiếng tăm tài nghệ và đạo đức các cụ, có cụ vang khắp các vùng trong phủ huyện, có cụ vang khắp cả ba miền Trung Nam Bắc rộng lớn hơn. Như vậy y giới vùng ta khi ấy ít ai theo kịp. Nhưng tiếc thay! Bây giờ chúng ta có muốn biết đến chân tài thực nghiệp của các cụ xưa để học hỏi. Chúng ta chỉ nghe nói “Cụ Điều này đông khách, cụ Đốc kia hay thuốc...”mà thôi, ngoài ta chúng ta không có gì bằng chứng để lại cho biết là nghề nghiệp hay cả. Vì khi trong nghề các cụ chỉ chú ý đến trị bệnh cho nhân dân mà quên hẳn đi việc ghi lại nhưng thần phương bí pháp ấy vào tập sách để lưu truyền hòng trị bệnh cho lớp người sau. Ngay cả đến con cháu các cụ bây giờ chúng ta có hỏi cũng không mấy ai được biết rõ. Giờ đây nhìn chung cả làng có một mình tôi theo đòi nghề y dược từ thuở nhỏ! Tôi nhờ ơn sâu đầy tình nghĩa: Cha tôi cụ Đinh Ninh Lê Thế Trạch tự Tùng Hiên (thọ 86 tuổi). Ngoài công ơn cha mẹ sanh đẻ dưỡng nuôi, người dạy tôi học kinh sử, luyện y thư, đã khi bắt buộc bụng rau sáng tối ngồi ôn sách ; lúc lại trận đòn, áo mỏng đêm đông dậy đọc bài. Nhờ vậy, tôi biết chút Hán văn và y học. Anh ruột thứ ba tôi, ông Xuân Phương - Lê Bích Tuệ (thọ 72 tuổi) đã dạy tôi tân học thi đậu văn bằng tuyển sinh vào khóa sinh, lại cấm cản không cho làm nghề để ba hoa nét bút lấy tiền hại dân. Nhờ vậy, tôi thông quốc văn và quyết theo nghề y. Thầy là cụ Nguyễn Đình Thuần (thọ 80 tuổi) ở làng Ân Phú tỉnh Ninh Bình, dạy tôi phương pháp và l{ luận trị bệnh mới phát. Nhờ vậy, tôi có đường lối để vào nghề 6
- Lại cũng có công của người vợ hiền, bà Phạm Thị Điền (thọ 73 tuổi) con nhà khoa bảng, lúc trẻ đầu nặng chân trơn mua tìm dược vật, sao tẩm bào chế; khi già sắp xếp bút nghiên sách vở, lo toan săn sóc cho y nghiệp của chồng được tốt. Kết quả đến nay tôi soạn sách, in sách, viết tâm đắc kinh nghiệm vào tập tiểu sử này, so với tiền nhân tuy rất bé nhỏ, nhưng cũng gọi là có chút ít lưu lại làm kỷ niệm để chứng minh cụ thể cho nghề nghiệp của mình. Thiết tưởng đó cũng là niềm tự hào của riêng mình; cũng là tinh hoa của tổ tiên ta san sẻ lại mà cũng nhờ có mạch máu y dược bản căn của cả làng Dịch Diệp ta xưa. Các anh, các chị thân mến! Nghề y dược là một nghề, trước là trị bệnh cho mình, cho gia tộc minh, sau là trị bệnh cho người. Khi trị bệnh cho người, người thầy thuốc lấy nhân từ, liêm khiết và bất khi làm bản lãnh. Nhân từ là thấy thuốc chăm lo trị bệnh cho người, là đúng với bổn phận của mình, là vui mừng cho lương tâm nghề nghiệp của mình không kể gì gian lao, không nghĩ đến công ơn của mình. Liêm khiết là sau khi trị bệnh cho người rồi không lưu { đòi hỏi thù lao hay lễ tạ ơn. Bất khi là không dọa nạt, không gây khó khăn làm cho người bệnh lo sợ, không tìm cách lừa dối lấy tiền của người ta. Được như vậy là thấy thuốc có đức. Còn nói riêng làm thầy thuốc là “cứu nhân độ thế”, là “ thọ thế thọ dân” nhân hiệu được mục tiêu to lớn ấy là các bậc thánh y vậy. Những bản lãnh làm thầy thuốc này các sách đã có dạy mà ông cha tổ tiên chúng ta xưa kia trong ngành vẫn chủ trì. Như vậy thấy rằng: Nghề y dược của ngành cả họ Lê Hữu chúng ta có mạch máu lưu truyền, có bản lãnh xưa. Thật là một bảo vật quý giá có tiền không thể mua được. Vậy mà tôi nhận thấy mấy chục năm gần đây các anh chị lơ là việc con cháu minh theo nghề y dược đếníu kéo lại bảo vật quý giá ấy. Tôi mong rằng từ nay các anh chị nên thúc giục con cháu mau mau tiến thân vào nghề y dược, nhất là trong lúc này “ Đông y đang gặp hội phục hưng, đông y đang đắc thời phát triển” Đó là nhờ có chế độ của nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng ta , Bộ y tế cách mạng ngành y dược, mở rộng môi trường đào tạo nghề thầy thuốc. Trong người thầy thuốc ấy phải có cả tài nghệ đông y và tài nghệ tây y kết hợp nên một người thầy thuốc Việt Nam. Thật là một nền khoa học to lớn , một kỷ nguyên mới lạ cho ngành y dược chúng ta, vang danh thế giới muôn đời. Các anh chị thân mến! Một lần nữa, tôi nói với anh chị rằng: Mau mau cho con cháu tiến thân vào ngành y dược giúp ích cho xã hội, đừng lơ là , đừng chậm trễ. Mong lắm thay! ĐỊNH NINH 7
- 1. PHỤ TỬ NHIỀU MỚI HỒI DƯƠNG (1921 - Tân Dậu) NGƯỜI BỆNH: Bà cụ Nguyễn Thị Giản, ngoài 60 tuổi, thân hình gầy yếu, chậm chạp quê mùa. Cụ ở cùng gia đình đông con tại phố chợ Tam Thôn, xã Liễu Đề, tỉnh Nam Định. Cụ nuôi cô gái riêng để hầu hạ. CHỨNG BỆNH: Đau bụng, thượng thổ hạ tả: 2 - 3 thang không khỏi. Phụ tử l{ trung thang (tức l{ trung thang thêm Phụ tử ) cũng uống 2-3 ngày không khỏi. SỰ VIỆC: Cuối tháng 4 năm ấy , khí trời độc phát bệnh dịch Tả . Dân làng vùng ấy đã có mấy người chết, họ đang xôn xao lo sợ. Ông con rể bà cụ mở cửa hàng thuốc, làm thầy làng ở phố chợ ấy. Bỗng trong nhà ông có bà cụ mẹ vợ mắc bệnh nói trên. Ông lo sợ, điều trị gấp đã cho uống những thuốc trên mà chưa khỏi. Trong khi uống Phụ tử l{ trung, còn chờ đợi đến ghe bệnh, nghe thuốc, tối hôm đó, ông bà và mấy người vào trong nhà đánh bài. Cô gái giúp việc vào trong nhà nói với ông là: Cụ cố nãy giờ đi tả hai lần, kêu đau bụng lại lạnh cả tay chân, mồ hôi ra nhiều mặt thâm đen. Vậy thuốc cũ con cứ rót cho cố uống hay thuốc khác ạ? Nghe qua, ông hầm hừ (mải mê nước bài) bảo: mầy lấy gói Phụ Tử cho thêm vài miếng vào thang thuốc ban nãy, sắc lấy một nước cho cụ uống hộ ông mau con nhá! Dạ! Cô gái hốt hoảng ra mở gói Phụ tử trút hết cả vào thang thuốc, sắc vội vàng cho cụ uống một bát, lát sau, cô lại cho cụ uống một bát vơi vơi nữa. Xong cô đi ngủ. Qua nửa đêm, qua canh bài ông bà lang bấy giờ mới nóng lòng ra thăm bà mẹ. Hỏi cụ, cụ không trả lời, thấy cụ cứ nằm yên, ông bà lang sợ quá, gọi cô gái dậy hỏi: Ban nãy ông bảo vậy, rồi mầy cho vào thang thuốc mấy miếng Phụ tử ? ({ ông sợ nó cho nhiều quá bà cụ ngộ độc cấm khẩu). Dạ! Dạ! Cô gái sực nhớ hai tiếng “mấy miếng” sợ quá, nhưng cũng phải nói thật. Dạ ông bảo con lấy gói Phụ tử, con bỏ cả sắc cho cụ uống rồi, mới uống có một lần ạ. Chết tao rồi (ông nói) tao bảo mầy, bỏ thêm vài miếng, mầy bỏ cả gói vào, gói ấy những một lạng, tao mới cho cụ uống 3-4 miếng. Bà lang cuống qu{t chạy vào rờ mẹ, lát sau ra nói: Ông à! Ông vào đây coi mạch 8
- mẹ xem. Tôi thấy tay chân mẹ hơi ấm mà da thịt và trán chỉ hơi âm ấm, chứ không ra nhiều mồ hôi quá như hôm qua. Ông vào xem mạch, thấy mạch hơi hữu lực mà sắc mặt đã hơi hơi tươi không thấy thâm đen nữa. Thầm nghĩ có lẽ Phụ tử nhiều mà hồi dương chăng! Rồi bảo: Cụ có thể khỏi. Thôi mầy sắc thuốc ấy nước nữa để cho cụ uống. Xong ông thở dài nhẹ nhõm, cả nhà đi ngủ. Ngày mai thức dậy, thấy cụ đã tỉnh tỉnh và cụ gọi xin miếng nước, lại thấy từ nửa đêm đến sáng không thấy cụ đi tả nữa, cả nhà mừng qu{nh, ông gọi cô gái bảo: Vội vàng hấp tấp như thế, may mà cụ khỏi thì tao cũng nhờ mày, tao đội ơn mày. Nhưng lỡ bệnh khác mà lầm lẫn như vậy có ngày chết, nay phải cẩn thận nhé! Dạ! Cô gái thở dài, có vẻ vui mừng mà ra ngoài lầm hầm: “lầm với chẳng lẫn, tao không lầm thì chết toi”. Nói về ông rể ấy, ông là anh ruột mà là anh thứ ba của tôi. Ông là người trí thức, những sách vở đông tây kim cổ, hiểu sâu, biết rộng, từ chương thi phú, xuất khẩu thành văn, nhất là sử địa thế giới, hỏi đâu biết đấy, ứng đối mẫn tiệp. Ông thi hương khoa sau cùng, không đỗ bất đắc chí, ông đọc các sách cổ y dược, nhất là mục thương hàn ở Y học nhập môn, ông thuộc lòng cả chữ nhỏ, không sót một chữ. Ông ra làm thầy thuốc ở chợ Tam Thôn đầu tiên thủa ấy. Tôi là em ruột từ quê làng (Dịch Diệp, Nam Định) về thăm anh chị, tình cờ gặp bà cụ bị bệnh thời dịch về truyền nhiễm, tôi tuy có sợ, nhưng về y dược tôi là con nhà nghề đã hơi có { thức nên có để { và có nghe thấy cô gái có chửi như vậy. SUY XÉT: l.. Nếu cô gái không lầm mà đổ cả lạng Phụ tử vào cho uống để bà cụ sống thì bệnh tình bà cụ sẽ ra sao? Ông lang ấy xoay trị cách nào và có dám dùng Phụ tử nhiều như thế hay không? Nếu ông lang chỉ dám dùng Phụ tử từ một đồng cân đến một đồng năm phân thì chắc là bệnh bà cụ chưa khỏi, mà chưa khỏi thì ông thêm Hồi hương hay Quan quế là cùng, chứ chẳng nghĩ ra Phụ tử phải làm nhiều như vậy. Nếu đã không dám làm nhiều thì vô tình cô gái ấy đã “giải phát“ ra cho những ai trong y giới, mà chưa biết thì sau đó có gặp nhưng bệnh nhân hư hàn tiết tả mà đã thoát dương thì sẽ dám dùng Phụ tử nhiều. Phải chăng? 2.. Mạch trầm tế, tạng hư hàn tiết tả, tay chân lạnh, mồ hôi ra là thoát dương, lại tuổi già thì Can khương, Phụ tử là dĩ nhiên. Nhưng phải dùng nhiều mới mau hồi dương, tại sao ? Bởi Phụ tử, tính nó nóng lại đi khắp các kinh rất nhanh, chứ không đứng lại, (tính 9
- tẩu bất thủ). Nay dùng nhiều thì nó càng đi khắp nhanh mạnh hơn, nó lại được Can khương phụ tá, để dẫn chất nóng ấy đi nhanh vào Tz vị (Can khương nhập vào tz vị) thì ôn trung tán hàn càng mau, (Phụ tử vô Khương bất nhiệt) cho nên mau hồi dương. 3.. Như vậy, nếu không phải bệnh chân hàn và trường hợp cấp cứu như vậy, ta chớ dùng Phụ tử nhiều, biết rằng “Phụ tử bổ hư rất mạnh, nhưng cũng rất độc” ta phải dè dặt phải chăng? (Tri Phụ tử khả dĩ bổ hư, nhi bất chi kz độc). Trong lời tựa của Y học nhập môn còn nói rằng: “Có những ông lang bệnh gì cũng cho uống Phụ tử nhiều. Người ta gọi ông lang ấy là “ông lang Phụ tử” thì tôi không dám bàn tới. PHƯƠNG THUỐC: Phụ tử lý trung thang Đảng sâm: 5 đồng cân, sao vàng. Nói về dùng sâm thì cổ nhân dạy ta dùng sâm để bổ khí cho mau. Nhưng thị trường tối đa là sâm giả. Vậy ta nên dùng Dương sâm hay Nhị hồng sâm? Nhưng những sâm này nó lại hàn (mặc dù ta đã tẩm gừng sao) mà đã hàn thì không nên dùng, cho nên ta dùng Đảng sâm vì nó ôn vậy. Bạch truật: 5 đồng cân sao vàng. Can khương: 2 đồng cân. Nếu uống thuốc này bệnh tả đã cầm, dương đã hồi, mà sau đó con đau lưng thì ta đổi Can khương làm Bào khương vi Bào khương nó nhập thận. Cam thảo: 1 đồng 5 phân. Nướng than đỏ cho vừa chín, tẩm mật sao vàng, vì nướng thì nó ôn trung. Phụ Tử: 1 lạng, dùng Phụ tử đen đừng dùng Phụ tử trắng, vì Phụ tử trắng tức là Bạch Phụ tử nó chỉ khu phong mà thôi. Tất cả sắc lấy nước mà uống. 10
- 2. BÀ LANG CHỮA LỴ (1922 - Nhâm Tuất) NGƯỜI BỆNH: Bà cụ Phạm Thị Điệu (thân mẫu tôi), đức tính hiền hòa, không tranh giành cãi cọ, cư xử tùy nghi, không bán buôn vay trả, cảnh nghèo vui sống tự nhiên. Hưởng thọ 86 tuổi (1865 - 1950). Mùa hè năm ấy, thân mẫu tôi, người 58 tuổi. Xét về ẩm thực thì thanh đạm không có xô bồ, kinh kz thai sản thì ít có bệnh tật, không dầm mưa dãi nắng, không đầu nặng chân trơn, chỉ ở nhà vá may canh cửi bình thường, thế mà mắc bệnh lỵ. CHỨNG BỆNH: Trước đau bụng đi ỉa lỏng vài ngày, rồi đau bụng đi kiết (kết) biến thành bệnh lỵ: mỗi cơn quặn đau lại bắt lỵ, khi đỏ khi trắng, khi như gan thối, khi trắng đỏ hỗn tạp. Mỗi cơn lỵ rặn lòi dom, lỵ song toát mồ hôi thở mệt, ngày đêm 5-7 lần, thuốc thang không khỏi. Sau, ngày đêm vài chục lần, khi nóng, khi lạnh, ăn kém, ít ngủ xanh gầy mệt mỏi, mạch trầm, tay chân lạnh, lúc ấy đã hơn một tháng. SỰ VIỆC: Khi bệnh đã trầm trọng, thân phụ tôi sai tôi viết thư gọi các anh tôi đang làm thuốc ở các nơi (ông anh cả ở Hà Nội, anh hai làm y tá ở Hải Phòng, anh thứ ba ở chợ Tam Thôn) phải về cả, hội lại thảo luận cách trị: Nào tiêm thuốc tây, nào thuốc viên, thuốc nước đủ loại mà vẫn không khỏi. Cả nhà nóng lòng cho là bệnh lỵ này trở thành bất trị. Sau, bà con trong họ bàn: “ Phải đi lấy thuốc lỵ của bà lang ở làng Trí Yên, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, về sắc uống mới khỏi, người ta đồn đại hay lắm”. Đường đi từ nhà tới nơi lấy thuốc ấy, xa chừng 10 cây số đường bộ, không có xe cộ, đi lấy thuốc về được tới nhà phải mất một ngày. Tôi phải lãnh việc đi lấy thuốc. Tôi thăm hỏi mãi mới tới được nhà bà lang đã thấy 2-3 người ngồi chờ để lấy thuốc. Khi bà ở trong nhà đi ra, tay cầm 5 - 10 gói thuốc, tôi nhìn bà người phúc hậu, chừng ngoài 60 tuổi. Bà đưa cho người kia mỗi người một thang, trên bàn còn lại mấy thang. Đến lượt tôi (mấy người kia đã ra về) tôi nói: bệnh lỵ như thế, như thế. (Bà bảo) Xà! bất luận lỵ gì, tao chỉ cho một thang là khỏi. (Tôi nói) Xin bà cho cháu vài ba thang, nhà cháu xa lắm. (Bà nói ) Một thang khỏi rồi không phải 2-3 thang gì cả. Xong bà lấy trên bàn đưa cho tôi một thang. Bà giục về đi. 11
- Tôi đem thuốc về tới nhà, trời đã tối sẩm. Cả nhà mở gói thuốc coi, thì thấy rặt là lá cây, chẳng biết là lá cây gì ? Thân phụ tôi bảo: Thôi cứ để vậy sắc ngay cho mẹ con uổng. Đêm đó, đưa thuốc cho người uống, mỗi lần uống một ít, vì còn có { nghe thuốc, vài ba lần uống hết nước đầu. Khoảng nửa đêm lỵ có vẻ thưa thưa. Đến sáng thấy người có phần tỉnh tỉnh. Sáng mai cả nhà giục tôi đi lấy thuốc nữa. Tôi đi thật sớm tới nơi, gặp bà ở nhà. Thưa bà: Mẹ cháu nhờ thuốc bà, hôm nay lỵ có phần đã bớt, xin bà làm ơn cho cháu 2-3 thang luôn một thể, vì cháu ở xa đây 10 cây số đường bộ . (Bà bảo) Làm gì có thuốc mà 2-3 thang, còn phải để phần cho người khác chứ. Bây giờ chú cứ lấy một thang đi, rồi tao bảo cho về mà kiểm lấy cho mẹ chú uống. Trong thuốc đó chỉ có hai vị bằng lá hoa thôi. Biên lấy vị thuốc, cách sao chế và cân lạng rồi đi về kẻo tối. Dạ! Cám ơn bà rất nhiều, thưa bà cháu về. Hôm ấy, chiều muộn mới về tới nhà, các anh chị thấy tôi hớn hở chạy ra bảo: “Ngày hôm nay mẹ có vẻ bớt lỵ”. Tôi mừng quá đưa thuốc cho chị sắc. Xong, tôi vào thưa với cha và các anh những vị thuốc và những lời bà lang đã chỉ bảo, cũng nói luôn, vừa nãy con vừa qua đền làng ta, con nhìn bờ tường đã thấy rất nhiều cây Phượng vĩ thảo, còn hoa Tử vỉ chắc trong chùa cũng có ạ. Thân mẫu tôi uống hết thang thứ hai. Sáng hôm sau lỵ đã bớt nhiều hơn và đã ăn được chút cháo. Cả nhà vui mừng, tôi đi tìm đủ cả hai vị thuốc, sao chế như lời bà lang đã dậy. Thân mẫu tôi uống đến thang thứ năm, bệnh khỏi hoàn toàn, sau uống thuốc bổ cho khỏe. PHƯƠNG THUỐC: Tử vi hoa: một nắm chừng 50 gam, chỉ xé nhỏ sao vàng, không phải rửa. Phượng vĩ thảo: một nắm cũng chừng 50g (hai vị bằng nhau). Dùng cả lá cành và rễ, rửa sạch đất, phơi khô, sao vàng. Chỉ có hai vị, đổ chung sắc uống, không phải thêm gì cả. Cây Tử Vi: người ta hay trồng ở cửa đền, cửa chùa và vườn cảnh để chơi, thuộc loại cây dâu. Hoa nó nở về mùa hè, hoa nở từng chùm, hoa đỏ, hoa trắng, hoa đỏ hoa trắng lẫn lộn, còn có tên gọi là Bách Nhật Hồng. Phượng Vì Thảo: thuộc loại cỏ, hay tự mọc ở những nơi kẽ gạch, đá, bờ tường rậm rạp ẩm ướt. Cây nó có một ống cứng nhỏ mọc lên, bẻ gãy xuống lại mọc lên, đầu ống có một lá, rồi hai lá mọc hai bên như hình 3 chặng, không hoa quả, đầu lá nhọn tựa 12
- lá trúc mà to hơn giữa lá có từng đốt, lưng lá có vân vàng vàng, nên còn gọi là Kim Tinh Thảo. Nó cũng thuộc loại cây cẩu Tích và Quán Chủng. Bài thuốc lỵ này trong các loại sách y học hình như chưa từng có, mà dược tính dược hiệu của nó tôi cũng chưa hiểu hết. Còn sự kiếm thuốc thì rất dễ. Hai vị thuốc trên là thuốc Nam đã trị khỏi bệnh lỵ, đã cứu sống bà cụ. Lại trị khỏi bệnh này trong một nhà có mấy danh y và một y tá. Như vậy, đã thấy rõ một trường họp “ thuốc nam đã đánh đổ thuốc bắc và thuốc tây” nơi đây. Bài thuốc gia truyền của bà lang (quên tên) này, mà bà đã bảo cho tôi chắc bà còn bảo cho nhiều người. Vậy bà là người có đức mà không bí truyền. Cảm ơn bà! Đến năm thân mẫu tôi 86 tuổi, bệnh lỵ tái phát (từ năm lỵ trước 58 tuổi đến năm lỵ sau 86 tuổi là 28 năm trường). Thân mẫu tôi tái phát bệnh lỵ này, người ở Hà Nội thiếu gì thuốc Nam, Tây, và Bắc đều có cả. Bệnh lỵ kz này đau bụng đi lỏng vài lần rồi quay ra lỵ ngay, vài lần bón rặn đỏ trắng rồi chỉ ra toàn bọt như gạch cua, 4-5 ngày sau á thanh không ăn. Tất cả trong vòng 7-8 ngày, người mất. Thưa qu{ vị độc giả trong y giới Đông Tây. Bệnh lỵ cá lưu lại trong thời gian nào đó rồi tái phát chăng? Việc này, anh em tôi luống nhưng đau lòng mà ngơ ngác nhìn nhau, vẫn chưa có câu trả lời, mặc dù đã cạn cùng suy nghĩ .Riêng tôi mãi về sau này, tôi đã ngẫm thấy có mấy người trong thời trung niên mà đã phát bệnh gì nặng (tỷ như thương hàn, đau tim, đau phổi, đau gan, mất máu... thuộc về kinh lạc tạng phủ). Sau khi trị khỏi bệnh nặng ấy một thời gian dài nào đó, nó sẽ tái phát thì thật khó trị. Phải chăng? Vậy, bệnh của thân mẫu tôi chắc cũng thuộc loại này. 13
- 3. NGOẠI CẢM PHÁT NÓNG (Cuối năm 1923 - Qu{ Hợi) NGƯỜI BỆNH: Cậu Phúc 17 tuổi CHỨNG BỆNH: Ngoại cảm, lạnh ít nóng nhiều, nhức đầu, đau mình đã 2 - 3 ngày. PHƯƠNG THUỐC: Đơn số 1: Hoàng cầm: 3 đồng cân Hoàng bá: 2 đồng cân Chi mẫu: 2 đồng cân Sinh địa: 3 đồng cân Thạch cao: 5 đồng cân Cam thảo: 1 đồng cân (không khỏi) Đơn số 2: Y như trên thêm mỗi vị một đồng cân (không khỏi). Đơn số 3: Y như trên thêm Hoàng liên 3 đồng cân (cũng không khỏi). Đơn số 4: Sài hồ 3 đồng cân Sa sâm 3 đồng cân Cam thảo 1 đồng cân Khương hoạt 2 đồng cân Tế tân 3 đồng cân Hoàng cầm 3 đồng cân Bán hạ 1 đồng 5 phân Phòng phong 2 đồng cân Xuyên khung 1 đồng cân Sinh khương 3 phiến Uống một thang hết nóng, uống ba thang khỏi hẳn. SỰ VIỆC: Do sự giới thiệu nào, tôi hân hạnh đượccụ Bá Hòe (hình như là Vũ Đình Hòe) ở làng Ân phú, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đến làng Lác Môn Trại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, nơi thân phụ tôi trọ làm thầy thuốc. Cụ nói với thân phụ tôi, mời tôi ra mở trường ở ngay nhà Cụ để dậy hai con trai cụ và lớp trẻ độ mười mấy em ở đấy học về quốc ngữ, luận toán và chữ nho sơ đẳng. Nghĩ mình lúc này, y chẳng phải y, nho chẳng ra nho, quốc ngữ mới đỗ tuyển 14
- sinh (1915) và khóa sinh (1917) . Nhưng nhà nghèo vâng lời thân phụ ra đi mà vẫn ngại ngùng e sợ. Tới nhà cụ Bá, cụ đã làm tới chánh tổng Bá hộ, tính tình hòa nhã, lịch thiệp quảng đại. Nhà cửa rộng lớn, gần ngay bãi biển (từ nhà cụ ra tới bãi biển không tới một cây số), có thuyền đánh cá, có xe ngựa đi lại, kẻ hầu người hạ tấp lập, tân khách vãng lai đông đảo, đầy vẻ đường hoàng phong phú. Thời gian dạy học ở nhà cụ, mới được vài tháng, cậu Phúc con trai cụ bị bệnh ngoại cảm (đã nói ở trên). Cụ biết tôi con một danh y, cụ bảo: “Phúc cháu nó bị cảm nóng lạnh,Thầy xem có thể kê đơn, tôi cân thuốc cho cháu uống”. Dạ! Tôi xuống nhà xem cho cậu, thấy khắp người nóng rất dữ, tỉnh, không mê sảng (chưa biết xem mạch). Tôi kê đơn số một. Cậu uống không bớt. Ngày hôm sau, tôi kê đơn số hai. Cậu uống bệnh càng tăng. Ngày hôm sau nữa, tôi kê đơn số ba. Tôi thấy chưa được mát, tôi cho thêm Hoàng liên. Cậu uống càng nóng dữ. Sau cụ Bá cho người đi mời cụ lang Thuần (người ở gần làng) đến xem mạch cho cậu ấy. Cụ đến xem cắt cho thang số 4. Cậu uống vào bớt ngay, tiếp hai thang nữa cậu khỏi hắn. Hôm sau cụ đến xem lại, tôi tới yết kiến. Nhìn cụ người nhỏ mà cao, tóc bạc trắng, râu cũng trắng mà dài, nho nhã mà trọng hậu, tôi nói: - Thưa cụ, bệnh nóng của cậu Phúc, cháu đã cắt những vị giải nhiệt cho cậu uống không khỏi, qua tới tay cụ chỉ cắt một thang mà cậu bớt ngay. Tại sao? Xin cụ dạy cháu. Cụ lang ngước mắt nhìn rồi mỉm cười: Tôi cũng cho uống như cậu đã cho, rồi thêm mấy vị nữa đấy thôi có gì đâu mà cậu hỏi. - Dạ thưa cụ, mấy vị thuốc cụ cho thêm là những vị gì, cụ làm ơn dạy cho cháu ạ. - Tôi (cụ nói) vừa được cụ Bá dạy cho biết: Cậu là con một nhà lang nổi tiếng, sao cậu không học mà nay lại hỏi ? - Dạ, thú thật với cụ, hiện nay nhà cháu, cha và anh đều làm thuốc cả. Riêng cháu còn bơ bải chưa có định chí. Nay xin cụ dạy cho cháu. - Thì có gì đâu (cụ nói) “ Nhiệt giả lương chi, hàn chi”. Là phải lắm rồi ai còn chối cãi. Nhưng ta chỉ đem hàn lương mà trị nhiệt thì nhiệt nó ra lối nào. Bởi vậy: Bệnh nội nhiệt, mạch phù sác thì dùng hàn lương trị nhiệt, nhưng trong đó phải lợi tiểu hay tả hạ cho nhiệt nó có đường ra. Nay bệnh ngoại nhiệt, mạch phù sác, cũng dùng hàn lương trị nhiệt, nhưng phải phát hãn cho nhiệt tòng hãn xuất chứ. Như cậu Phúc đây tôi cũng cắt thanh lương, rồi 15
- thêm vài vị nữa để phát hãn trừ phong thấp mà hòa giải đấy thôi! Có gì thần bí đâu (Xem đơn số 4). Dạ! Cháu cám ơn cụ đã giảng dạy cho cháu ạ. Hôm nào cháu có giờ nghỉ dạy, cháu đến nhà hầu cụ có được không ạ? Được (cụ nói) hôm nào rảnh cậu cứ đến. Như vậy là cậu cũng hiếu học đấy. Xong, cụ Bá và tôi tiễn cụ ra về. Từ đó, tôi tuy giữ giờ dậy học mà trong tâm vẫn cảm thấy xấu hổ và trách mình lười biếng, không chịu học cha và anh ở nhà từ trước đến đây phải học người ngoài chuốc lấy những giọng mỉa mai. Nhưng lại cũng tự an ủi là học thì cũng phải có thời gian và cơ hội chứ. Rồi được ngày nghỉ,quyết định bảo một học trò dẫn thầy đến nhà cụ lang Thuần. Đến nơi, sau phần thi lễ, được giờ cụ vắng khách. Thưa cụ, may mắn cho cháu được gặp cụ nơi nhà cụ Bá. Nay cháu đến hầu cụ, xin cụ dạy cho cháu mấy điều về y học, có được không ạ ? Được (cụ nói) cậu muốn gì cứ hỏi, điều gì tôi biết tôi nói cậu nghe. Dạ! Thưa cụ, hôm rồi cụ dạy, hàn lương trị nội nhiệt thì thêm thuốc lợi giải, hàn lương trị ngoại nhiệt thì thêm thuốc phát hãn. Vậy bênh cậu Phúc vừa rồi, cụ dùng hàn lương trị nhiệt và trừ thấp để hòa giải. Hòa giải là thể nào xin cụ dạy cho? Ôi! Cậu muốn biết rõ thế cơ à! (cụ nói) Chính khí trong con người có hư suy thì ngoại tà nó mới xâm nhập. Khi ngoại tà nó mới xâm nhập thì nó còn ở biểu phận, nó đánh nhau với chính khí thì sẽ phát nóng lạnh trước. Nóng lạnh nó là “biểu chứng” thì ta phát hãn. Nếu tà khí đánh thắng chính khí thì tà khí sẽ chạy vào l{ phận, biến sinh khát nước, nói mê, là “l{ chứng” thì ta giải lợi. Trong lúc từ biểu chứng bước lào l{ chứng, ví như chân trong chân ngoài hay như tranh giành nhau ở biên giới. Đó là “bán biểu bán l{ chứng” thì ta phải hòa giải. Nay, câu Phúc bệnh đã phát 4-5 ngày thì ta phải hòa giải. Thưa cụ, thuốc cụ cho cậu Phúc uống đó thể nào là hòa giải ? Tiểu sài hò thang là hòa giải (cụ nói). (Sài hồ, Hoàng cầm, Bán hạ, Sa sâm, Cam thảo). Hoàng cầm giải nhiệt, Sa sâm thanh khí nhiệt, Sài hồ trừ biểu nhiệt, Phòng phong, Khương hoạt trừ phong thấp, Xuyên khung, Tế tân tán hàn tà, Bán hạ khai bĩ khí, Sinh khương dẫn thuốc ra bì phu. Thế là tán hàn, trừ phong, giải nhiệt để đuổi ra không cho đi vào, mà dùng thuốc loại nhẹ gọi là hòa giải. Còn như lúc phát hãn mà không biết phát hãn để đuổi ngay nó ra khiến cho nó có cơ hội chạy vào biển sinh chứng khác rất nguy gọi là “thất 16
- hãn”. Như trường hợp bệnh cậu Phúc vừa rồi mà không phát hãn cấp thời, tức là thất hãn cũng nguy lắm chứ, nhưng trong lúc đó cũng may mắn còn hòa giải được, nếu quá ngày hòa giải cũng lôi thôi lắm đấy cậu ạ. Tôi giật mình tỉnh ngộ. Thưa cụ: Thế là cụ trị bệnh cho cậu Phúc, cũng như dạy cho cháu một bài học. Có học mà làm thầy chưa chắc đã hay, huống chi không học mà cũng làm thầy, có ngày rước lấy không may có chừng, phải không ạ. Tôi tạ từ ra về. Sau đó thời gian 4-5 tháng, mấy lần tôi tới hầu cụ, đều được cụ giảng cho. Thế nào là tân tán, nhiệt tán. Thế nào là hàn tán, lương tán. Thế nào là đại hãn. Thế nào là giải cơ...v.v. và cụ còn giảng đại thể cho về hãn, thổ, hạ, thấm, hòa giải, ôn, bổ mấy phép cần thiết. Nghĩ thật cám ơn cụ. Cụ đã là một ngoại sư đầu tiên về y học của mình. Cuối tháng 5 năm 1924 (Giáp T{). Thầy trò nhịp nhàng, ham say con đường học hỏi. Gặp ngày “nghỉ mùa” (nghỉ hè) cụ Bá và các phụ huynh các trò đôn đốc tiến thầy về rất hậu. Cụ Bá nói sang đầu tháng 7, chúng tôi cho người vào đón thầy. Thầy và chủ, đính ước đồng { vui vẻ. Tôi đến tạ ơn cụ lang Thuần để tạm biệt, tỏ tình thắm thiết biết ơn. Chiều hôm ra về. Ngồi tầu thủy từ bến Kim Sơn đến bến Ninh Cường, một đêm mới đến nhà. (làng Lác Môn Trại nơi thân phụ tôi trọ làm thuốc). Vài tuần sau gặp nạn thủy tai. Trời tạnh nắng nước biển dâng lên rất mau, tràn ngập suốt từ Kim Sơn đến Ninh Cường lan ra tứ phía, sóng nước cuồn cuộn trôi bay cả nhà cửa, người ngựa trâu bò mọi thứ. Từ chiều hôm trước đến chiều hôm sau nước mới rút xuống. Ninh Cường là nơi mức chót của thủy tai mà nước còn ngập lưng nhà, nước mặn thấm vào làm tôm cá chết nổi, cây cỏ héo, ruộng vượn năm sau mới cầy cấy lại được. Từ đấy chờ chực chẳng thấy tin cụ Bá cho người vào mời, mà thầy cũng chẳng có lối tàu xe nào ra nơi cụ được. Biệt tăm! Ôi thôi! Các cụ Bá, cụ lang, các phụ huynh học sinh, các trò đều là người thân mến của tôi, lại còn bao nhiêu người quen thân thuộc ở làng Ân Phú và muôn ngàn người đồng loại ở gần bãi biển. Hỡi nay có còn không! Tình cảm mến ghi sâu làm sao quên được…! 17
- 4. NGÀY HÀNH KINH HO NÓNG (Thảng 10 năm 1924 - Giáp Tỷ) NGƯỜI BỆNH: Bà Nguyễn Thị Khương (chị dâu thứ hai của tôi), 32 tuổi, từ tỉnh Hải Dương nơi anh hai (Bảo Nguyên) tôi mở phòng mạch, về Dịch Diệp, Nam Định là nơi quê chồng thăm gia đình. CHỨNG BỆNH: Ngẫu nhiên bà chị bị ngày hành kinh, nóng sốt nhức đầu, ho, nằm bẹp hai ngày chưa có thuốc gì. SỰ VIỆC: Sau khi tôi ở Ân Phú về chờ chực tin cụ Bá Hòe cho người vào mời tôi ra dạy học, phụ thân tôi nghe câu chuyện tôi học cụ lang Thuần ở Ân Phú (tôi kể lại) nên đem mục thương hàn tạp bệnh và mạch quyết trong Y học nhập môn (Hán tự) ra giảng bắt tôi học thuộc lòng và viết ám tả. Phụ thân tôi nghe đọc và chấm bài rất kỹ. Cuối tháng 10 ấy tôi về quê nhà (Dịch Diệp. Nam Định) chơi, gặp ngay lúc chị dâu thứ hai của tôi bị bệnh như trên. Tôi xem mạch phù hồng, tôi nhớ ngay rằng: “Phụ nữ đang khi hành kinh mà ngoại cảm trào nhiệt” thì cần nhất là đừng để “nhiệt nhập huyết thất”. Tôi ra ngay hiệu thuốc cân một thang về sắc. Chị tôi uống hết thang thuốc. Sáng hôm sau bệnh khỏi 6/10. uống tiếp hai thang nữa khỏi hoàn toàn. Tôi mừng phấn khởi là ra quân đầu tiên đã đúng như { nghĩ. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa quyết định theo y nghiệp, còn đang lo nộp đơn đi thi khóa thư lại để sau này làm thầy đề. Sau đó tôi lại trở về Lác Môn Trại. PHƯƠNG THUỐC: Xuyên khung 3 đồng cân Hoàng cầm (sao vàng) 3 đồng cân Xuyên quy 3 đồng cân Sa sâm 3 đồng cân Sinh địa 3 đồng cân Trần bì 2 đồng cân Bạch thược 3 đồng cân Bán hạ 2 đồng cân Sài hồ 3 đồng cân Cam thảo 1 đồng cân Cát cánh 2 đồng cân Tức là Tứ Vật thang hợp Tiểu Sài Hồ thang gia Trần bì, Cát cánh. 18
- 5. HÀNH KINH DÀI NGÀY (Tháng 2 năm 1925 - Ất Sửu) NGƯỜI BỆNH Bà Phán ở 81 Hàng Bát, Hà Nội, chồng bà là Thông Phán, khoảng 25 - 26 tuổi. CHỨNG BỆNH: Nghe bà kể với ông thầy: Bà hành kinh vào ngày đầu tháng rỉ rả kéo dài gần hết tháng. Cách quãng vài ba ngày, sang đầu tháng khác lại kéo dài. Như vậy đã 3 - 4 tháng nay. Hay ít ăn, ít ngủ, người xanh gầy mệt nhọc, đau lưng mỏi gối. Còn ông thầy xem mạch thế nào thì không được biết. (Nhìn trong sổ kê đơn thuốc, không ghi tên, không ghi bệnh, không ghi mạch, chỉ ghi số nhà, đường phố, rồi chức vụ và ghi vị thuốc. Tất cả bao nhiêu người, bao nhiêu sổ đều ghi vậy cả). SỰ VIỆC: Sau khi tôi thi song khóa thư lại, còn đang chờ kết quả, tôi xin phép gia thân từ Lác Môn Trại đi Hà Nội chơi. Tôi đến số 207 phố Bông lờ, nơi ông anh ruột Thụ Đức mở nhà thuốc. Lần đầu tiên tôi đi Hà Nội, và cũng là lần đầu tiên tôi tới nhà anh. Bỡ ngỡ mọi thứ và thấy sáng tầm con mắt, chẳng những cảnh rộng đẹp của Hà Nội hơn Nam Định, mà khung cảnh nhà thuốc của anh cả mình, cũng khác hẳn cảnh muôn ngàn nhà thuốc khác ở miền quê và tỉnh Nam Định. Ngoài cửa chỉ treo hai chữ Thụ Đức (chữ nho, sơn son, thiếp vàng) mở hai cửa kính hai bên, cửa giữa đóng kín, ai vào bấm chuông. Trong nhà treo la liệt những hoành phi, câu đối (cũng sơn son thiếp vàng) toàn là của những tổng đốc, án sát, tri phủ, tri huyện, và thông, k{, phán đứng tên khen tặng và cảm tạ, nhất là hán sắc từ Hàn lâm của nhà vua và bằng khen thưởng “Thảo mộc khoa y sĩ của toàn quyền. Thật là lộng lẫy huy hoàng. Nơi làm việc, có một cái bàn ông ngồi xem mạch, một tủ thuốc, một quầy hàng dài 4 - 5 người đứng trong gói thuốc, một viên thư k{ biên sổ. Trên quầy hàng có 5 - 6 quyển sổ ghi thuốc toàn bằng chữ nho, viết thảo rất đẹp. Hằng ngày 7 giờ sáng, ông cưỡi xe “cao su nhà” đi xem mạch các nơi cần nhờ (thời ấy chưa có xe ô tô, ai có xe “cao su nhà” là hạng sang) đi đi về về luôn luôn. Mỗi khi về ông ghi số nhà, đường phố và bài thuốc vào sổ (không ghi ngày) gặp quyển nào ghi quyển ấy. Đại khái: Bà Phán 81 Hàng Bát “Sâm, hoài, linh, biển, thảo”. Ông Thông 12 Hàng Đồng “Sâm, kz, quy, truật, thăng, sài, trần, cam”. Cụ huyện số 8 Mã Mây “Sâm, hoài, linh, biển, đại táo,.ẽ.” Khi tiếp khách ở nhà, ông xem mạch rất nhanh, chỉ vài tích tắc là xem song cả hai tay. Ông nói những gì không nghe rõ, chỉ thấy bệnh nhân gật đầu dạ dạ. Lần 5-6 quyển 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 6: ÐỘC CHẤT HỌC Y PHÁP
6 p | 263 | 92
-
Bệnh tự kỷ ở trẻ em
5 p | 362 | 86
-
Nuôi con bằng sữa mẹ thời hiện đại
5 p | 181 | 34
-
Giảm stress hiệu quả
3 p | 136 | 10
-
Điếc và cách phát hiện
14 p | 115 | 9
-
Tạm biệt stress!
4 p | 69 | 7
-
Chuyên đề trinh nữ hoàng cung – Bài 6: Con đường đến với trinh nữ hoàng cung
5 p | 100 | 5
-
BỆNH ĐIẾC VÀ CÁCH PHÁT HIỆN
12 p | 76 | 5
-
Điều quan trọng với sức khỏe chị em tuổi 30
4 p | 72 | 4
-
Nuôi con bằng sữa mẹ thời hiện đại
6 p | 102 | 4
-
BỆNH CHAGAS
5 p | 61 | 3
-
Đối mặt với... stress
5 p | 85 | 3
-
Tiếp xúc nhiều sách giúp trẻ thông minh hơn
4 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn