Tài liệu về bệnh đái tháo đường
lượt xem 66
download
Bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh không lây phổ biến nhất, theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2000 có khoảng 151 triệu người tuổi 20 - 79 mắc bệnh ĐTĐ, chiếm tỷ lệ 4,6%. Nơi có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất là khu vực Bắc Mỹ, Địa Trung Hải và Trung Đông, với tỷ lệ tương ứng là 7,8% và 7,7%...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu về bệnh đái tháo đường
- 1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên Thế giới và ở Việt Nam 1..1. Tình hình bệnh đái tháo đường trên Thế giới Bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh không lây ph ổ biến nhất, theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2000 có kho ảng 151 triệu người tuổi 20 - 79 mắc bệnh ĐTĐ, chiếm tỷ lệ 4,6%. Nơi có t ỷ l ệ ĐTĐ cao nhất là khu vực Bắc Mỹ, Địa Trung Hải và Trung Đông, với tỷ lệ tương ứng là 7,8% và 7,7%, tiếp đến là khu vực Đông Nam Á: 5,3%, Châu Âu: 4,9%, Trung Mỹ: 3,7%, Tây Thái Bình Dương: 3,6%, Châu Phi 1,2%. Hiện nay, khu vực Tây Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á là hai khu vực có số người mắc bệnh ĐTĐ đông nhất tương ứng là 44 triệu người và 35 triệu người. Những báo cáo mới đây của IDF cũng kh ẳng định, tỷ l ệ bệnh ĐTĐ týp 2 chiếm 85% - 95% tổng số bệnh nhân ĐTĐ ở các nước phát triển và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển. Bệnh ĐTĐ là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây ra nhi ều biến chứng. Theo IDF, bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đ ứng hàng th ứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển và đang được coi là một dịch bệnh ở nhiều nước đang phát triển, những nước mới công nghiệp hoá. Những biến chứng của bệnh ĐTĐ rất phổ biến (khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ có các biến chứng) như: bệnh mạch vành, mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh lý thần kinh do ĐTĐ, cắt cụt chi, suy thận, tổn th ương mắt... Các biến chứng này thường dẫn đến tàn tật và giảm tuổi thọ. Bệnh ĐTĐ đang là vấn đề y tế nan giải, là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, vì sự phổ biến của bệnh, vì các hậu quả nặng nề của bệnh do được phát hiện và điều trị muộn. Một nghiên cứu về chi phí trực tiếp cho bệnh ĐTĐ tại 8 nước thuộc Châu Âu đã cho thấy: chi phí trực ti ếp cho 10 triệu người bị bệnh ĐTĐ trong năm 1998 đã tiêu tốn 26,97 tỷ USD và chi phí trực tiếp cho điều trị bệnh ĐTĐ chiếm 3 - 6% ngân sách dành cho toàn ngành y tế. Năm 1997, cả thế giới đã chi ra 1030 tỷ USD cho điều trị b ệnh ĐTĐ. Trong đó, hầu hết là chi cho điều trị các biến chứng của bệnh. Bệnh ĐTĐ týp 2 có xu hướng xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn, như ở những nhóm người đang độ tuổi lao động, trẻ em ở lứa tuổi dậy thì, đ ặc bi ệt ở khu vực các nước đang phát triển như khu vực Tây Thái Bình Dương Tỷ lệ bệnh ĐTĐ týp 2 tăng nhanh theo thời gian và sự tăng tr ưởng kinh tế. Đầu thế kỷ 20, tần suất mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới còn ở mức thấp, WHO ước tính năm 1985 mới có khoảng 30 triệu người trên th ế giới m ắc bệnh ĐTĐ, tới 1994 là 110 triệu và 1995 đã là 135 triệu (chiếm 4% dân số toàn cầu). Dự báo: năm 2010 sẽ là 221 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và 2025 là 330 triệu người (chiếm 5,4% dân số toàn cầu). 1.2 Tình hình bệnh đái tháo đường tại Việt Nam Ở Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ trong th ời gian g ần đây đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2, tại các thành phố lớn. Năm 1990 Phan Sĩ Quốc và CS thực hiện điều tra ngẫu nhiên trên 4912 đối tượng từ 15 tuổi trở lên, sống ở hai khu vực nội thành và ngo ại thành Hà 1
- Nội, theo các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của WHO năm 1985 đã thu được k ết quả: tỷ lệ mắc ĐTĐ chung ở Hà Nội, năm 1991 là 1,1%. Mai Thế Trạch và CS đã thực hiện một cuộc điều tra trên 5416 người từ 15 tuổi trở lên tại Tp. Hồ Chí Minh, kết quả tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung ở Tp. Hồ Chí Minh, năm 1992: 2,52%. Trần Hữu Dàng và CS sau khi khám và xét nghiệm máu trên 4980 đối tượng ≥ 15 tuổi, đã xác định tỷ lệ mắc ĐTĐ chung ở Huế, năm 1994: 0,96%. Năm 2000, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Hà Nội đã là 3,62 %. Năm 2001, tỷ lệ này tại khu vực nội thành của bốn thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh) là 4,1%. Điều tra Quốc gia năm 2002 cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ chung là 2,7%, khu vực thành phố là 4,4%, khu vực đồng bằng là 2,1% và khu v ực mi ền núi là 2,1%. Điều tra Quốc gia năm 2008 cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 5,7%, tỷ lệ rối loạn ĐH lúc đói là 18,2%, tỷ lệ rối loạn dung nạp đ ường là 15,4%. T ỷ lệ ĐTĐ theo khu vực như sau: thành phố 6,9%, đồng bằng 6,3%, ven bi ển 3,8%, miền núi 4,8%. Như vậy chỉ sau 6 năm tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nước ta tăng 211%. Việc quản lý bệnh mới chỉ tập trung ở một số tỉnh, thành phố. Số cán bộ y tế có khả năng khám và điều trị bệnh ĐTĐ không chỉ ít về mặt số lượng, mà còn không được phổ cập những kiến th ức mới về b ệnh ĐTĐ, nên chất lượng phát hiện và điều trị bệnh ĐTĐ chưa tốt. Chi phí cho quản lý, điều trị bệnh rất tốn kém do chi phí đi lại, ăn ở, của bệnh nhân ĐTĐ và người nhà bệnh nhân, do bệnh ĐTĐ được phát hiện muộn nên có nhiều biến chứng. Công tác phòng bệnh hầu như chưa được đề cập, do chưa đánh giá được mức độ phổ biến, sự nguy hại do bệnh gây nên, cũng như quan niệm và thực hành phòng và điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 chưa đúng. Cách phòng b ệnh ĐTĐ týp 2 hợp lý, nhất là bằng ch ế độ ăn và luy ện t ập th ể l ực ch ưa đ ược áp dụng rộng rãi. 2
- Tỷ lệ bệnh Đái tháo đường ngày một gia tăng rất nhanh tại Việt Nam Đại dịch thế kỷ 21 2. Đái tháo đường là gì ? a. Người bình thường là người có được khả năng tự điều hòa, cân bằng lượng đường trong máu nhờ có Insulin, là một kích thích tố do tuyến tụy tiết ra. b. Người Đái tháo đường là người mất khả năng tự điều hòa được lượng đường trong máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Do đó lượng đ ường trong máu ngày một tăng cao gây nên bệnh ĐTĐ. 3. Điều gì xãy ra trong cơ thể người bị bệnh Đái tháo đường ? a. Hoặc là cơ thể không sản xuất ra Insulin (gọi là ĐTĐ týp 1). b. Hoặc là cơ thể có sản suất ra Insuline (gọi là ĐTĐ týp 2), nhưng: - Insulin được sản xuất ra ít. - Insulin được sản xuất ra số lượng bình thường nhưng chất lượng kém. - Insulin được sản xuất ra bình thường nhưng cơ th ể quên m ất cách s ử dụng, dẫn đến trạng thái trơ với chất này gọi là đề kháng Insulin. Insulin có nhiệm vụ đưa đường Glucose từ trong lòng mạch máu vào trong tế bào cơ thể để tạo thành năng lượng cho sự sống của con người; Một khi mà Insulin không thực hiện được chức năng đó, đường Glucose trong từ trong lòng mạch máu không lọt được vào tế bào, mà ở mãi trong lòng các mạch máu, lượng đường ngày càng tăng cao trong máu gây nên bệnh Đái tháo đường. 3
- 4. Triệu chứng của bệnh Đái tháo đường Đái tháo đường là tình trạng bệnh do tăng đường máu, với các biểu hiện như: - Khát nước nhiều, thèm ăn, đi đái nhiều, mệt mỏi. - Giảm cân mà không tìm thấy nguyên nhân, đặc biệt là gây béo phì thời gian đầu và dần dần bị giảm cân. - Dễ bị ghẻ lở, mụn nhọt nhất là vào mùa đông. - Tụt huyết áp do đói bụng, run tay, vã mồ hôi - Ở nữ, bên ngoài bộ phận sinh dục thường ngứa và dẫn đến nhiễm trùng. - Có cảm giác bị tê bì, đi khập khiễng, đau buốt tay chân. - Đục thủy tinh thể hoặc thị lực suy yếu. - Suy giảm khả năng tình dục. - Chân tay lở loét, vết thương lâu lành. - Thường hay bị tiêu chảy hoặc táo bón Một người được chẩn đoán Đái tháo đường khi xét nghiệm: - Đường máu lúc đói (từ 8-12 tiếng sau khi ăn bữa cuối cùng trong ngày) có kết quả từ 7 mmol/L (126mg/dl) trở lên; Hoặc 4
- - Đường máu bất kỳ lúc nào, kết quả từ 11,1 mmol/L (200mg/dl) trở lên. Dựa vào tuổi, giới, các yếu tố nguy cơ và các biểu hiện lâm sàng. ĐTĐ thường được chia làm 3 loại: - Bệnh Đái tháo đường týp 1 - Đái tháo đường týp 2 - Đái tháo đường thai kỳ: Đây là dạng Đái tháo đường xảy ra ở một số thai phụ và chấm dứt sau khi sanh. Đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh Đái tháo đường týp 2 sau này. 5. Người nào dễ mắc bệnh Đái tháo đường - Người từ 40 tuổi trở lên. - BMI ≥ 23 : BMI = cân nặng (tính bằng kg) chia cho chiều cao bình phương (chiều cao tính bằng m). - Béo phì (nam có vòng bụng trên 90cm, nữ có vòng bụng trên 80cm). - Ít vận động. - Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ hoặc tiền sử sinh con từ 4kg trở lên. - Có bố mẹ (hoặc anh chị em) bị đái tháo đường. - Tăng huyết áp. - Rối loạn mỡ máu. - Đã được chẩn đoán tiền đái tháo đường. Những người càng có nhiều yếu tố nguy cơ kể trên thì càng dễ bị đái tháo đường. Do vậy, cần được làm xét nghiệm đường máu sớm để phát hi ện bệnh và điều trị. 6. Biến chứng hay gặp ở người Đái tháo đường 5
- Người bệnh đái tháo đường rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như: viêm phổi, nhiễm trùng niệu-sinh dục, nhiễm trùng răng… và tình trạng nhiễm trùng làm cho đường máu khó kiểm soát hơn. Do bệnh đái tháo đường gây tổn thương các mạch máu, nên có nhiều biến chứng thường gặp là: - Tắc mạch não gây đột quỵ; - Tổn thương mạch máu võng mạc gây mù lòa; - Tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim; - Tắc mạch ở chi gây cắt cụt, tàn phế; - Rối loạn cương dương... - Đái tháo đường thai kỳ không được chẩn đoán và điều trị k ịp th ời s ẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Nam có bụng hình quả táo, nữ có bụng hình quả lê là yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh Đái tháo đường 7. Phòng bệnh Đái tháo đường Cho đến thời điểm hiện nay, y học chưa th ể phòng ngừa đ ược b ệnh đái tháo đường týp 1, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa ĐTĐ týp 2, khi m ắc bệnh vẫn phải áp dụng các biện pháp để phòng ngừa các biến chứng. Đó là thay đổi môi trường sống, lối sống. Do vậy, cần tập trung th ực hi ện các bi ện pháp sau: a. Không để béo phì Khi bị béo phì cần giảm 5-10% trọng lượng cơ thể, ăn uống hợp lý, khoa học: - Không ăn mặn; - Cơm, khoai ở mức vừa phải; - Ăn nhiều rau xanh, trái cây, - Nếu ăn thịt chỉ nên ăn thịt nạc. - Hạn chế mỡ và các phủ tạng động vật; - Không ăn thức ăn đóng hộp, chiên, nướng. - Nên dùng các sản phẩm sữa chứa ít chất béo hoặc sữa đậu nành; 6
- Ngoài ra cũng cần lưu ý: - Tránh bỏ bữa ăn, tránh ăn bữa phụ, ăn vặt. - Tôn trọng giờ ăn; không nên ăn quá nhiều vào bữa tối. - Không uống nước có gaz, có cồn. b. Bỏ thuốc lá: - Người mắc bệnh ĐTĐ thường bị tắc mạch ngoại vi, nhất là ở các tay chân. Hút thuốc lá càng làm mạch tay chân bị tắc nhi ều h ơn, và đôi khi phải cắt cụt do bị tắc mạch gây nên hoại tử tay chân . - Không chỉ dừng lại ở đó, hút thuốc lá làm cho hàm lượng mỡ cholesterol “xấu” tăng, kéo theo mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, đàn ông thì “bất lực” liệt dương. c. Luôn hoạt động thể lực, tăng cường vận động: Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn chế nguy cơ béo phì và còn đem lại hiệu quả trong việc hạ thấp lượng đường trong máu. Mỗi ngày bạn nên luyện tập ít nhất khoảng 30 phút. Lựa chọn hình thức tập phù hợp với sức khỏe như: đi bộ, đạp xe, b ơi lội... Như vậy, Bệnh đái tháo đường ngày nay không còn là căn bệnh nguy hiểm chết người như trước nữa mà nó thuộc loại bệnh phòng tránh và kiểm soát được. Nếu được phát hiện, điều trị sớm và thay đổi lối sống bằng các biện pháp trên thì người bệnh sẽ giảm được các biến chứng và kéo dài tuổi thọ. Tập thể dục 30 phút/ngày giúp giảm cân, ổn định huyết áp, hạ đường máu 8. Chế độ ăn cho bệnh Đái tháo đường Mục tiêu chung chế độ ăn a. Đưa đường huyết về càng gần mức bình thường càng tốt. b. Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có h ại cho tim mạch. c. Giữ cân nặng ở mức hợp lý. d. Ngăn chận hay làm chậm xuất hiện các biến chứng của bệnh đái tháo đường. e. Bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn kh ỏe mạnh, l ạc quan và tin tưởng, tuân thủ tốt chế độ ăn. 7
- Tuy nhiên không thể có một chế độ ăn áp dụng chung cho mọi người mà cần phải xây dựng một chế độ ăn thích h ợp cho t ừng cá nhân. Ch ế đ ộ ăn riêng cho từng cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Mức cân nặng, giới tính. - Nghề nghiệp (mức độ lao động nhẹ, trung bình, nặng). - Thói quen và sở thích. Một số điểm chú ý: 1. Nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Hạn ch ế tối đa việc ăn bên ngoài, trừ khi bất khả kháng. Các loại thức ăn được chế biến bằng ph ương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại ch ế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn. 2. Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo “dành cho b ệnh nhân đái tháo đường”. Phải thật cẩn thận xem kỹ thành phần và bảng năng lượng được in trên nhãn. Không nên tin cậy tuyệt đối vào các loại th ực ph ẩm đ ược quảng cáo này, hơn nữa giá thành thường cao. 3. Chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn rồi sau đó ăn bù. B ỏ bữa ăn rất nguy hiểm đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiêm insulin. 4. Không bao giờ có suy nghĩ là cứ ăn uống thoải mái, vì đã có thuốc điều trị. Trái cây: 1. Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường frutose làm tăng đ ường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) do đó bệnh nhân đái tháo đ ường có thể dùng được. 2. Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm th ường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và có lợi sức khỏe. 3. Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch vì vậy nên dùng với lượng vừa phải. 4. Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương. 5. Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác. Tóm lại, không có một chế độ ăn nào áp d ụng chung cho t ất c ả mọi người. Thông qua tư vấn với các chuyên gia dinh d ưỡng, bác sĩ chuyên khoa đái tháo đường, bệnh nhân có thể tự xây dựng khẩu ph ần thức ăn riêng cho mình tùy theo giới tính, tu ổi tác, nghề nghiệp và s ở thích. Bệnh đái tháo đường điều trị khỏi là rất khó khăn, nhưng có th ể phòng ngừa được các biến chứng do ĐTĐ gây ra bằng chế độ ăn u ống đảm bảo năng lượng và các chất dinh dưỡng. Chế độ ăn giúp lượng đường Glucose trong máu gần với mức bình thường, giúp ổn định huyết áp, cân nặng hợp lý, nâng cao toàn bộ sức khỏe. Nguyên tắc: * Chia nhỏ khẩu phần ăn ra làm 4-5 bữa trong ngày: chia đều thức ăn trong một ngày ra làm 4-5 bữa, không ăn 2-3 bữa, không được bỏ bữa ăn. * Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng: Bữa ăn cần phải có đủ các ch ất nh ư thịt, béo, bột, gạo, vitamin, muối khoáng, nước, chất xơ... Mỗi loại thực 8
- phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau và không có một thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con người. Do đó không ăn một loại thực phẩm duy nhất được mà cần ph ải ph ối h ợp nhi ều loại thực phẩm với nhau. - Tinh bột (chất đường, bột): Gạo (gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt...) ngày ăn khoảng 200-300g tương đương với 4 lưng bát cơm. Khoai, củ tươi (khoai lang, khoai sọ, sắn... ) ngày ăn kho ảng từ 200-400g. Hạn chế ăn khoai tây, miến dong, bánh mỳ vì các loại này d ễ làm tăng nhanh đường huyết (1 ngày mỗi loại ch ỉ nên ăn 1 l ần, tối đa là 2 l ần từ 100-150g). Bánh ngọt (không nên ăn quá 30g/ngày). - Mỡ (chất béo): Tốt nhất là ăn dầu thực vật, một ngày ăn khoảng 10-20g (d ầu đ ậu nành, d ầu mè, dầu phụng, dầu ô-liu). Hạn chế dùng mỡ heo, bò, bơ, óc, lòng, ph ủ t ạng, đồ hộp. - Thịt (chất đạm): Các loại thịt, cá (100-150g/ngày.) Với trường hợp th ừa cân, béo phì c ần ch ọn thịt nạc, không ăn thịt có mỡ. Thịt gà, vịt thì cần bỏ da. Tăng cường ăn các loại đạm thực vật từ các loại đậu như đậu khuôn (150-200g/ngày), sữa đậu nành không đường (200-400 ml/ngày). Thêm vào đó: * Các loại rau, Quả: Rau, quả tươi rất cần vì cung cấp nhiều vitamin, muối khoáng, bệnh nhân có thể ăn nhiều giúp giảm mỡ máu, chống táo bón. * Ðậu đỗ: tốt và nên dùng, một mặt cung cấp đạm cho bệnh nhân, mặt khác đường của đậu đỗ cũng dễ tiêu hóa và sử dụng rất tốt. * Sữa: là thức ăn dễ tiêu, nhiều đạm và các chất bổ c ần thi ết cho c ơ th ể nên dùng rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Nên dùng sữa chua tốt hơn sữa thường. 9
- 8. Biến chứng bệnh Đái tháo đường 10
- Theo dõi bệnh Đái tháo đường để phòng biến chứng Khi bị bệnh Đái tháo đường, việc điều trị là cần thiết nhằm phòng ngừa những biến chứng của bệnh Đái tháo đường. Việc tuân thủ điều trị, chế độ ăn hợp lý, tập luyện thể dục thường xuyên…là rất cần thiết, tuy nhiên, một việc cực kỳ cần thiết nữa, đó là phải biết cách theo dõi b ệnh và các bi ến chứng. Những việc bệnh nhân cần làm : a. Huyết áp : Theo dõi và điều trị duy trì huyết áp dưới mức 130/80 mmHg. b. Kiểm tra đường máu thường xuyên: Mua một máy thử đường máu cá nhân để có thể tự theo dõi đường máu hàng ngày. Đường máu được thử khi đói (trước ăn sáng), sau ăn 2 giờ và trước khi đi ngủ tối và khi cơ thể có những triệu chứng bất thường. Đường trong máu tốt khi: - Đường máu trước khi ăn sáng : từ mức 70 đến 130 mg/dl (3,9 - 7,2 mmol/l). - Đường máu 2 giờ sau khi ăn: dưới mức 180 mg/dl (10 mmol/l). - Đường máu trước khi đi ngủ tối: từ mức 110 đến 150 mg/dl (6,1 - 8,3 mmol/l). Khi thường xuyên theo dõi xét nghiệm tại nhà, nếu thấy kết quả đường máu cao hơn các mức ghi ở trên liên tục, hoặc kết quả dao động lên xuống, cao thấp thất thường thì hãy nhờ Bác sĩ cho kiểm tra l ại s ức kh ỏe, làm l ại các xét nghiệm để phối hợp hoặc điều chỉnh liều thuốc thích hợp. BMI được tính bằng cách lấy cân nặng (tính bằng kg) chia cho chiều cao bình phương (chiều cao tính bằng m). Khi BMI tính ra từ 18 đến 23 là tốt, dưới 18 là gầy, trên 23 là béo 11
- Biến chứng bệnh Đái tháo đường Bệnh Đái tháo đường gây ra rất nhiều biến chứng toàn thân nghiêm trọng, các biến chứng này thường xãy ra trước đây 7 đến 15 năm từ khi mới bị bệnh, đến khi phát hiện b ệnh ĐTĐ thì bi ểu hi ện tri ệu chứng rõ ràng như ăn nhiều, uống nhiều, đái nhi ều và g ầy nhi ều. Do vậy cần xét nghiệm sớm để phát hiện bệnh ĐTĐ khi ch ưa có bi ến chứng hay có biến chứng nhưng chưa nặng nề. Những biến chứng thường gặp là: - Tại mắt: đục thể thủy tinh. Glaucoma (thiên đầu th ống), b ệnh lý võng m ạc, tiến triển dẫn tới mù lòa, cần khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm. - Tại thận: Viêm thận, suy thận, chạy thận nhân tạo → chết. - Tại thần kinh: tê bì, run, đau buốt chân tay, liệt mặt, s ụp mi m ắt, li ệt dương ... - Biến chứng khác: + Mạch máu: Xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim ... + Tổn thương tại da: Ngứa, loét, viêm da ... + Tổn thương xương, khớp: viêm xương, đau khớp, cứng khớp ... + Bệnh lý bàn chân: loét, hoại tử rất khó điều trị, dễ phải tháo kh ớp, cắt bỏ tổ chức hoại tử --> tàn phế suốt đời. 12
- LOÉT HOẠI TỬ BÀN CHÂN DO BIẾN CHỨNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 13
- Bệnh đái tháo đường gây biến chứng ở não, mắt, răng, miệng, tim, mạch, thần kinh, loét, hoại tử, cắt cụt bàn tay, chân ... MỘT SỐ HỎI ĐÁP VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1. Người bệnh đái tháo đường chuẩn bị gì khi đi khám bệnh ? Thông thường các bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) ở Việt Nam sẽ đi khám bệnh mỗi tháng một lần. Chuẩn bị trước ngày đi khám bệnh: - Uống đầy đủ và đúng giờ tất cả các loại thuốc theo đơn hoặc s ổ y bạ. Đi ều này giúp thầy thuốc đánh giá chính xác hiệu quả điều trị. Nếu đã h ết thu ốc mà chưa đi khám bệnh được theo hẹn thì nên mua tiếp thuốc đ ể duy trì k ết quả điều trị. - Nếu có điều kiện nên thử đường máu ít nhất 3 ngày liên tiếp trước khi đi khám, các kết quả này sẽ giúp thầy thuốc có cơ sở để điều chỉnh hoặc thay đổi chế độ điều trị cho người bệnh. Ngoài ra BN cũng không nên thay đ ổi nhiều chế độ ăn và tập luyện vì có thể ảnh h ưởng nhiều đến k ết qu ả xét nghiệm máu. - Ghi lại những điều mà bạn thấy bất thường hoặc nh ững điều bạn mu ốn biết... về bệnh, về biến chứng của bệnh ĐTĐ, về những loại thuốc Đông y mà người khác mách cho bạn là có kh ả năng làm hạ đường máu... đ ể h ỏi bác sĩ. - Nếu người bệnh phải làm xét nghiệm máu thì cần nh ịn đói trước khi l ấy máu ít nhất 8 giờ, vì vậy không nên ăn sau 10 giờ đêm của ngày trước khi đi khám. 2. Bệnh nhân ĐTĐ cần mang gì đến phòng khám bệnh? - Sổ y bạ để bác sĩ biết được các thuốc BN đang dùng. - Sổ ghi kết quả đo đường máu tại nhà. Càng có nhiều kết qu ả đo đ ường máu thì bác sĩ càng dễ đánh giá hiệu quả của điều trị cũng nh ư thay đổi thu ốc hoặc liều lượng thuốc. Trường hợp kết quả đường máu dao động thất thường hoặc nghi ngờ kết quả thử không chính xác thì nên mang theo c ả máy đo và hộp que thử đến nhờ bác sĩ hoặc y tá kiểm tra lại. - Với BN mới được điều trị bằng tiêm Insulin thì nên mang theo bút ho ặc bơm tiêm và lọ Insulin để bác sĩ hoặc y tá kiểm tra xem tiêm có đúng li ều lượng và kỹ thuật hay không. - Nếu cần xét nghiệm nước tiểu thì có thể lấy nước tiểu từ nhà, tốt nh ất l ấy nước tiểu sau khi ngủ dậy, đựng vào một lọ sạch. Tuy nhiên có th ể l ấy n ước tiểu tại bệnh viện nhưng BN cần nhịn Đái tháo trước 3-4 giờ. Cách dùng thuốc vào buổi sáng ngày đi khám - Thuốc hạ đường máu: Thông thường các BN sẽ nhịn đói khi đến khám, vì vậy họ không được tiêm insulin và/hoặc uống bất kỳ loại thu ốc h ạ đường huyết nào. Tuy nhiên với những BN mà bác sĩ đề nghị họ kiểm tra đường máu sau ăn 2 giờ hoặc những BN có đo đường máu thường xuyên tại nhà và lần đi khám này không làm xét nghiệm máu thì ăn uống như bình thường và nh ững 14
- người này cũng phải uống các thuốc hạ đường máu hoặc tiêm insulin đúng giờ như những ngày trước đó. - Thuốc hạ huyết áp: Các thuốc hạ huyết áp ít ảnh h ưởng đ ến k ết qu ả đo đường máu nên các BN ĐTĐ vẫn uống thuốc hạ huyết áp đúng giờ quy định. - Các thuốc hạ lipid máu (mỡ máu) hoặc Aspirin: Nên tạm ngừng cho đến khi khám bệnh xong. - Các thuốc điều trị bệnh tim mạch phối hợp nên uống bình thường. 3. Bệnh nhân cần nói những điều gì với bác sĩ khi đi khám bệnh? - Người bệnh cần nói với thầy thuốc những bệnh mà họ mới đ ược ch ẩn đoán vì nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hạ đường máu hoặc đến tính chính xác của kết quả đo đường máu. - Nói với bác sĩ tất cả những dấu hiệu lạ mà bản thân mới phát hiện như đau ngực, mắt nhìn mờ, tê bì chân tay... vì có th ể đó là nh ững bi ến ch ứng c ủa bệnh ĐTĐ, đôi khi là những biến chứng rất nặng. - Nếu bác sĩ quên thì người bệnh cần yêu cầu được đo cân nặng, đo huy ết áp, đếm nhịp tim ở tất cả các lần khám. Ngoài ra mỗi 6-12 tháng c ần yêu c ầu được khám bàn chân, khám mắt. 4. Cần làm những xét nghiệm gì mỗi lần đi khám bệnh? - Tùy tình trạng bệnh, mức độ của các biến chứng ĐTĐ mà người b ệnh ĐTĐ có thể cần làm các xét nghiệm khác nhau và khoảng cách gi ữa các l ần xét nghiệm cũng khác nhau. - Nếu người bệnh không có máy đo đường máu cá nhân thì c ần đ ược làm xét nghiệm đường máu ở tất cả các lần khám. - Các xét nghiệm mỡ máu (Cholesterol, Triglyceride, HDL-C, LDL-C); ch ức năng thận (ure, Creatinin), acid uric, HbA1C và có thể cả men gan (ALT, AST) mỗi 3-6 tháng. - Các xét nghiệm khác như điện tim, soi đáy mắt cũng cần được thực hiện 3-6 tháng/lần kể cả khi không có triệu chứng gì. Lý do là ở BN ĐTĐ, các bi ến chứng võng mạc (đáy mắt), suy mạch vành (th ậm chí cả nhồi máu cơ tim) có khi hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng nên nếu không làm xét nghi ệm định kỳ thì có thể bỏ sót nhiều biến chứng, thậm chí cả biến chứng nặng. - Một số người khi đến khám sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm nhất là khi thầy thuốc nghi ngờ họ có những biến chứng đặc biệt, ví dụ xét nghiệm microalbumin niệu để phát hiện sớm biến chứng thận, xét nghiệm công thức máu khi BN có suy thận, siêu âm tim khi họ có suy tim, siêu âm bụng... - Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu nên được làm mỗi lần đi khám vì có nhiều giá trị như phát hiện biến chứng thận, nhiễm khuẩn tiết niệu... - Các thuốc khác như thuốc điều trị biến chứng thần kinh, biến chứng mắt... cũng có thể chưa cần uống cho đến khi khám bệnh xong. 5. Một đơn vị Insulin có nghĩa là gì? Insulin được tìm ra từ năm 1921 và sử dụng để điều trị bệnh ĐTĐ. 15
- Trên vỏ lọ thuốc Insulin thường ký hiệu số lượng/nồng độ Insulin là IU= international unite = đơn vị quốc tế (có nghĩa là ở bất kỳ đâu trên thế giới, hiệu lực của một đơn vị Insulin đều giống nhau). Tuỳ theo công nghệ sản suất và độ tinh chế, một đơn vị Insulin đ ược đ ịnh nghĩa với nhiều lượng rất khác nhau: Đơn vị quốc tế lần thứ nhất (1925): 8 IU/mg bột khô, hay 1IU = 0,125mg. Đơn vị quốc tế lần 2 (1935): 22 IU/mg bột khô, hay 1IU = 0,04545mg. Đơn vị quốc tế lần 3 (1952): 24,5 IU/mg, hay 1 IU = 0,04816mg. Đơn vị quốc tế lần 4 (1958): 25,36 IU/mg, hay 1 IU = 0,03943mg. Kể từ năm 1991: 1mg Insulin khô có 28,7IU, hay 1 IU = 0,0348mg. 6. Vì sao bệnh đái tháo đường cần kiểm tra đường máu thường xuyên? a. Tầm quan trọng của việc kiểm tra đường máu: Muốn điều trị thành công bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), khống chế đường máu ở mức bình thường, bạn cần đạt được sự cân bằng giữa lượng thức ăn hàng ngày, mức độ hoạt động thể lực với các loại thuốc điều trị bệnh ĐTĐ. Đường máu được giữ trong giới hạn bình thường sẽ hạn chế sự xuất hiện các biến chứng của bệnh. Trong thực tế, có rất nhiều y ếu tố ảnh h ưởng đ ến sự cân bằng này, do đó việc khống chế đường máu trong mức lý tưởng là khá khó khăn và có thể cần được điều chỉnh liên tục thông qua chế độ ăn, thuốc điều trị... Muốn vậy người bệnh cần được kiểm tra đường máu th ường xuyên. Lợi ích của nó là: - Cung cấp cho người bệnh những thông tin chính xác về bệnh ĐTĐ của họ. - Hiểu biết rõ hơn về mối tương quan giữa nồng độ đường máu và hoạt động thể lực, các bài tập thể dục thể thao đang thực hiện, những loại th ức ăn đang dùng hoặc các yếu tố khác như lối sống, đi du l ịch, stress ho ặc khi đang bị ốm. - Cho biết lối sống đang được lựa chọn, các thuốc đang dùng có hi ệu qu ả đến mức nào đối với ĐTĐ. - Phát hiện ngay các trường hợp đường máu quá cao hoặc quá th ấp (h ạ đường máu), giúp bạn đưa ra những quyết định quan trọng như cần phải ăn thêm trước khi tập thể dục thể thao, điều trị kịp thời hạ đ ường máu ho ặc thông báo ngay cho bác sĩ điều trị. - Cho biết khi nào cần phải xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về cách điều chỉnh liều lượng Insulin, thuốc viên hạ đường máu, ch ế độ ăn... khi không kiểm soát được đường máu trong thời gian khá dài. b. Tự thử đường máu như thế nào? - Theo những khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp h ội ĐTĐ Mỹ, các bệnh nhân ĐTĐ cần có máy thử đường máu riêng (glucometer) đ ể có thể tự kiểm tra đường máu thường xuyên tại nhà. Kèm theo máy th ử là một bút bấm, kim bấm máu và các que thử. Dùng bút bấm kim vào đầu ngón tay, sau đó nặn lấy 1 giọt máu để nhỏ lên que th ử (đã được nối m ột đ ầu vào máy 16
- thử hoặc để ngoài). Thông thường máy sẽ báo kết quả sau 15-30 giây. K ết quả có thể biểu thị bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. - Khi nào nên thử đường máu? Khi mới bắt đầu điều trị nên th ử 2-4 l ần mỗi ngày, thường là trước khi ăn sáng (được coi là lúc đói), trước ăn tr ưa, trước ăn tối và trước khi đi ngủ. Đôi khi sẽ phải thử thường xuyên h ơn nh ư sau khi ăn 2 giờ hoặc nửa đêm, đặc biệt trong những ngày mới thay đổi thuốc, bị ốm hoặc khi có biểu hiện hạ đường máu hay tăng đường máu. Tuy nhiên khi đường máu đã ổn định thì bạn có thể thử thưa hơn, ví dụ 1-2 lần/ tuần. - Bạn có thể mua máy thử đường máu tại các cửa hàng bán dụng cụ y tế. Lưu ý là có rất nhiều loại máy khác nhau, mỗi loại máy lại cần có que thử riêng. Riêng bút và kim chích máu thì có thể sử dụng chung. - Nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc y tá chuyên khoa ĐTĐ để ch ọn đ ược lo ại máy thử thích hợp nhất cả về mặt kinh tế cũng nh ư độ tiện d ụng... Cũng nên tìm hiểu các thông tin cần thiết như thử đường máu như thế nào, khi nào và ở đâu, có phải thử thường xuyên không? c. Mục tiêu kiểm soát đường máu trong giới hạn nào được coi là tốt: Thông thường các bệnh nhân ĐTĐ nên thử đường máu trước bữa ăn sáng và sau bữa ăn 2 giờ. Nhiều bệnh nhân có m ức đ ường máu lúc đói ho ặc tr ước bữa ăn sáng rất tốt nhưng vẫn bị nhiều biến chứng vì mức đường máu sau ăn của họ lại khá cao. Các nghiên cứu gần đây cho biết là đường máu sau ăn cao có khả năng gây biến chứng gần bằng với đường máu lúc đói cao. Các bệnh nhân ĐTĐ cần biết: - Đường máu quá thấp (hạ đường máu): Đường máu dưới 2,8 mmol/l. - Có nguy cơ bị hạ đường máu: Đường máu dưới 3,5 mmol/l. - Bình thường (tốt): Đường máu trước ăn = 4- 6 mmol/l, sau ăn = 4-8 mmol/l. - Chấp nhận được: Đường máu trước ăn = 6-7 mmol/l, sau ăn có th ể lên tới 11 mmol/l. - Cao (không tốt): Đường máu trước ăn lớn hơn 7 mmol/l, sau ăn lớn hơn 11 mmol/l. d. Các nguyên nhân làm đường máu dao động (tăng hoặc giảm) Thức ăn: Thay đổi giờ ăn, loại thức ăn, số lượng thức ăn... - Tập thể dục thể thao hoặc lao động chân tay. - Thay đổi loại, liều lượng thuốc điều trị ĐTĐ. - Các stress về tâm lý, tình cảm. - Mắc bệnh khác: cảm cúm, viêm phổi, đau dạ dày, tiêu chảy... - Uống nhiều rượu bia. -Dùng thêm các thuốc khác như thuốc chống viêm giảm đau, thuốc corticoid,... - Do thay đổi kỹ thuật thử hoặc do thay máy, giấy thử khác... e. Phải làm gì khi kết quả thử đường máu có vẻ không chính xác? Nếu nghi ngờ kết quả đường máu không chính xác, hay đường máu cao hoặc thấp bất thường, nhưng bạn không thấy có biểu hiện gì đ ặc bi ệt thì hãy: - Kiểm tra xem que thử có quá hạn chưa? 17
- - Que thử có phù hợp với máy không hoặc đã chỉnh máy theo mã (code) của hộp giấy mới chưa. - Lấy máu có đủ không? - Đưa que thử vào máy có đúng cách không? - Que thử tuy còn hạn dùng nhưng có thể bị ảnh h ưởng bởi khí h ậu, nhi ệt độ, ánh sáng... Khi đã mở một hộp giấy thử thì chỉ nên sử dụng trong vòng 3 tháng. - Kiểm tra ngón tay lúc lấy máu đã khô chưa, có còn dính cồn không? - Máy thử có sạch, có bị rơi hay va đập gì không? - Kiểm tra pin của máy. Cũng giống như thử máu tĩnh mạch, kết quả 2 lần thử liền nhau (có khi với cùng một giọt máu) có thể cho kết quả khác nhau, nh ưng không đ ược vượt quá 2 mmol/l. Có khuyến cáo là nếu nghi ngờ, bạn nên thử lại ngay bằng một que thử mới và chú ý thực hiện đúng như hướng dẫn. Thông thường, tất cả các máy thử đều có kèm một lọ dung d ịch chu ẩn dùng để kiểm tra độ chính xác của máy. Tuy nhiên lọ d ịch chuẩn này giá khá đắt, và chỉ có tác dụng trong vòng vài tháng sau khi mở lọ l ần đ ầu tiên, vì v ậy nếu nghi ngờ máy không chính xác hoặc có vấn đề trục trặc, b ạn có th ể liên hệ với văn phòng của hãng sản xuất, nhà phân ph ối máy t ại Vi ệt Nam đ ể được kiểm tra hoặc hướng dẫn kiểm tra. 7. Người bị Đái tháo đường có được uông bia rượu không ? ́ Về măt dinh dưỡng, rượu là môt hoa chât có năng lượng (1gam rượu ̣ ̣ ́ ́ cung câp 7 Kcalo) nhưng không có giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa, khi uông rượu ́ ́ quá nhiêu sẽ gây tôn thương gan, xơ gan, chay mau bât thường, tăng ̀ ̉ ̉ ́ ́ Triglycerid trong mau đưa đên xơ vữa đông mach. ́ ́ ̣ ̣ Ngoai ra, trên bênh nhân Đái tháo đường nêu uông rượu mà không ăn dễ ̀ ̣ ́ ́ bị hạ đường huyêt hôn mê; đăc biêt đôi với bênh nhân đang dung thuôc uông hạ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̀ ́ ́ đường huyêt hoăc đang chich Insulin. Do đo, nêu dung rượu bia nên tuân thủ ́ ̣ ́ ́ ́ ̀ theo những hướng dân sau: ̃ - Dùng lượng ít (1-2 ly rượu nhỏ, 1-2 chai bia) cân uông với tôc độ châm ̀ ́ ́ ̣ và uông trong bữa ăn. Không bao giờ uông riêng re, luc đoi dễ hạ đường huyêt. ́ ́ ̃́ ́ ́ - Những người đường huyêt không ôn đinh, phụ nữ mang thai không nên ́ ̉ ̣ uông bia rượu. Không nên uông khi lai xe. ́ ́ ́ - Nêu sử dung thường xuyên cân hoi ý kiên cua bac sĩ để giup cach tinh ́ ̣ ̀ ̉ ́ ̉ ́ ́ ́ ́ ́ ́ toan ăn uông. Nên giam dân lượng uông vao và nên chủ đông uông it h ơn mức tửu ̉ ̀ ́ ̀ ̣ ́ ́ lượng cua minh. ̉ ̀ 8. Có cach nao chữa khoi bênh Đái tháo đường không? ́ ̀ ̉ ̣ Cho đên nay, viêc chữa khoi bênh Đái tháo đường vân con trong h ứa ́ ̣ ̉ ̣ ̃ ̀ hen. Tuy nhiên với nên khoa hoc hiên đai, người bênh có thể sông chung môt ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ cach hoa binh với chung. Trong đó bênh nhân sẽ là người quan lý bênh tôt nhât ́ ̀̀ ́ ̣ ̉ ̣ ́ ́ nêu họ được trang bị đây đủ những kiên thức cân thiêt để chăm soc bênh Đái ́ ̀ ́ ̀ ́ ́ ̣ tháo đường, bao gôm: chế độ ăn uông lanh manh, luyên tâp thể duc phù hợp, ̀ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ 18
- dung thuôc đung theo sự hướng dân cua thây thuôc, biêt cach tự theo doi ̀ ́ ́ ̃ ̉ ̀ ́ ́ ́ ̃ đường huyêt, biêt được cac biêu hiên cua cơn hạ đường huyêt cung như cach ́ ́ ́ ̉ ̣ ̉ ́ ̃ ́ xử tri, biêt cach tự chăm soc để ngăn ngừa cac biên chứng cua Đái tháo đường ́ ́́ ́ ́ ́ ̉ như: huyêt ap, tim mach, thân, măt, thân kinh và ban chân. ́́ ̣ ̣ ́ ̀ ̀ 9. Khi nào cần tiêm Insulin ? Cho tới nay chưa có khả năng chữa khỏi bệnh ĐTĐ và nếu không đi ều trị, quản lý tốt, bệnh sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm. Cũng có thể phòng ngừa được ĐTĐ bằng cách thay đổi hành vi, lối sống lành mạnh, luy ện tập thể dục thể thao đều đặn. Có nhiều thuốc được sử dụng để điều trị ĐTĐ, trong đó có Insulin. Đây là một hormon có tác dụng làm giảm đường máu suốt 24 giờ trong ngày. Ngoài ra, Insulin còn được tiết theo nhu cầu từng lúc của cơ thể, sự tăng đường máu sẽ kích thích tụy sản xuất Insulin, nhất là tăng đường máu sau các bữa ăn. Insulin bị phá hủy ở đường tiêu hóa, do vậy phải dùng theo đ ường tiêm. Thông thường Insulin được dùng điều trị cho các bệnh nhân ĐTĐ týp 1 - hay gặp ở người trẻ. Cũng được sử dụng trong điều trị ĐTĐ týp 2 - hay g ặp ở người già. Trong ĐTĐ týp 2, Insulin được tiêm khi: - Có thể ceton niệu. - Đường huyết tăng khó kiểm soát bằng chế độ ăn, thuốc uống. - ĐTĐ týp 2 nhưng thể trạng không béo. - Không kiểm soát được sự giảm cân và tăng đường huyết. - Thất bại trong điều trị với sulfonylurea. - Rối loạn mỡ máu, đặc biệt tăng Triglycerid không đáp ứng với ch ế đ ộ ăn và thuốc hạ mỡ máu. - Bệnh lý cấp tính kèm theo, biến chứng cấp tính, phẫu thuật. - Suy gan thận, bệnh lý mạch máu ở người ĐTĐ nặng (mắt, tim, th ận, não, tắc mạch chi...). 10. "Đề kháng Insulin" là gì ? Đái tháo đường là một bệnh lý có rối loạn tăng đường trong máu lâu dài, do cơ thể sản xuất không đủ Insulin hoặc do sử dụng Insulin không hi ệu quả. Đó là tình trạng Insulin bị giảm mất hiệu quả tác dụng kiểm soát đường máu so với bình thường. Bệnh nhân bị đề kháng Insulin thì nồng đ ộ Insulin trong máu vẫn bình thường, thậm chí còn cao hơn mức bình th ường, nhưng do đáp ứng của tế bào kém nên cơ thể bệnh nhân không ki ểm soát được đường máu sao cho ổn định, thấp xuống, mà đường máu vẫn cao hơn bình thường. 11. Phụ nữ bị tiêu đường có thể sinh con không? ̉ Nêu muôn có con, ban cân có kế hoach chuân bị chu đao. ́ ́ ̣ ̀ ̣ ̉ ́ 19
- Cả 2 vợ chông cung găp bac sĩ để ban bac cụ thê. Suôt thời gian chuân bị thụ ̀ ̀ ̣ ́ ̀ ̣ ̉ ́ ̉ thai, mang thai, sinh đe, lượng đường trong mau phai được quan lý chăt che, ̉ ́ ̉ ̉ ̣ ̃ nên duy trì HbA1c ≤ 6%. Trong thời gian mang thai nên đat muc tiêu: ̣ ̣ Đường máu lúc đoi nhỏ hơn 95mg/dl. ́ Đường máu 1 giờ sau ăn nhỏ hơn 140mg/dl. Đường máu 2 giờ sau ăn nhỏ hơn 120mg/dl. Trước khi có thai cân điêu trị ôn đinh cac bênh lý về măt, huyêt ap, thân, tim ̀ ̀ ̉ ̣ ́ ̣ ́ ́́ ̣ ̣ ́ ́ mach... (nêu co). Viêc sử dung thuôc, chế độ ăn uông, luyên tâp phai tuân thủ nghiêm tuc ̣ ̣ ́ ́ ̣ ̣ ̉ ́ theo hướng dân cua thây thuôc chuyên khoa. Nêu ban bị ĐTĐ týp 2 và đang ̃ ̉ ̀ ́ ́ ̣ dung thuôc viên hạ đường huyêt ban nên ngưng và dung Insulin để kiêm soat ̀ ́ ́ ̣ ̀ ̉ ́ đường máu. Trong quá trinh thai kỳ cân được theo doi cân thân bởi cac thây thuôc ̀ ̀ ̃ ̉ ̣ ́ ̀ ́ chuyên khoa Nôi tiêt và chuyên khoa San. Nên nhâp viên trước ngay dự sinh để ̣ ́ ̉ ̣ ̣ ̀ được theo doi sat và nên sinh con ở bênh viên chuyên khoa. ̃́ ̣ ̣ 12. Ở mức độ bệnh như thế nào thì ĐTĐ gây biến chứng? Bệnh ĐTĐ ngay cả khi điều trị có vẻ tốt nhưng vẫn có biến chứng xẩy ra. Theo các công trình nghiên cứu gần đây th ấy rằng qu ản lý đ ường máu t ốt sẽ làm giảm biến chứng mạch máu khoảng 25% ở người ĐTĐ týp 2 và 54% ở người ĐTĐ týp 1. Đường máu được coi là tốt khi thử lúc đói 4 đến 7mmol/l; đường máu thử sau ăn 2giờ 7 đến 10mmol/l. Ngoài ra cần phải th ử nồng đ ộ HbA1c - cho phép ước lượng đường máu trung bình 2-3 tháng vừa qua- nếu HbA1c nh ỏ hơn7% được coi là đường máu ổn định tốt. 13. Những biến chứng thường gặp do bệnh ĐTĐ gây nên là gì? Quá trình biến chứng đó và những hậu quả để lại. Có hai loại biến chứng: biến chứng tức thời và biến chứng lâu dài. - Biến chứng tức thời như hôn mê gặp khi bệnh nhân không được đi ều trị tốt, đường máu tăng lên quá cao có thể đe doạ trực tiếp đến tính mạng. - Biến chứng lâu dài của bệnh ĐTĐ bao gồm: • Bệnh về mắt; • Bệnh về thận; • Bệnh về thần kinh. Đối với mắt làm dễ vỡ mạch máu gây chảy máu đáy mắt và gây mù lòa. Đối với thận dẫn đến giảm dần chức năng thận và suy thận ph ải lọc máu liên tục, có thể dẫn đến tử vong. Tổn thương thần kinh do ĐTĐ rất phức tạp, tuy nhiên có th ể đi ểm qua một số tổn thương điển hình như biến chứng bàn chân đau, tê, m ất c ảm giác, bị loét thúi thịt và phải cắt cụt tay chân, gây liệt dạ dày, liệt dương…. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Đái tháo đường - TS. Đỗ Thị Minh Tâm (Học viện Quân Y)
21 p | 239 | 46
-
Ảnh hưởng của kiểm soát đường huyết tích cực đối với nguy cơ tim mạch của người bệnh đái tháo đường type 2
18 p | 176 | 35
-
Bài giảng Tiếp cận điều trị tăng huyết áp cho người bệnh tăng huyết áp – Đái tháo đường cao tuổi - Ths.Bs. Nguyễn Trung Anh
30 p | 157 | 22
-
Aspirin cho người bệnh đái tháo đường
10 p | 146 | 21
-
Nghiên cứu kiến thức, thực hành về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân đái tháo đường TYP II tại bệnh viện Đa khoa Hoà Bình - tỉnh Bạc Liêu năm 2010
4 p | 160 | 14
-
Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường:Hãy chăm sóc và bảo vệ đôi bàn chân của bạn
5 p | 186 | 11
-
Đồ uống và bệnh đái tháo đường: phần 2 - nxb thanh niên
81 p | 93 | 7
-
Tài liệu Aspirin cho người bệnh đái tháo đường
11 p | 80 | 6
-
Đái tháo đường - Những điều người bệnh cần biết: Phần 1
80 p | 87 | 6
-
Thuốc chữa bệnh đái tháo đường: Phần 1
69 p | 19 | 5
-
Bệnh đái tháo đường - Thực hành lâm sàng: Phần 1
279 p | 26 | 5
-
Đái tháo đường - Những điều người bệnh cần biết: Phần 2
36 p | 97 | 5
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường típ 2
76 p | 34 | 5
-
Hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe nâng cao khả năng tự quản lý của người bệnh đái tháo đường típ 2
9 p | 23 | 3
-
Tổng quan về biến chứng của bệnh đái tháo đường
3 p | 71 | 3
-
Bảo vệ tim mạch ở bệnh nhân nguy cơ cao chỉ dẫn chứng cứ lâm sàng - GS.TS.BS. Đặng Vạn Phước
37 p | 39 | 3
-
bệnh đái tháo đường - những quan điểm hiện đại: phần 1 - nxb y học
74 p | 69 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn