intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính nhằm phục vụ trực tiếp cho các cán bộ, công chức soạn thảo VBQPPL, và phục vụ thiết thực cho những người làm công tác kiểm soát TTHC trong quá trình góp ý kiến, thẩm định quy định TTHC, cũng như kiểm soát chất lượng quyết định công bố TTHC;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính

  1. SỞ TƯ PHÁP PHÒNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ___________ TÀI LIỆU VỀ KỸ THUẬT SOẠN THẢO QUY PHẠM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Bình Dương, năm 2017
  2. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................... 4 LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................. 5 I. KIỂM SOÁT TTHC NGAY TỪ KHÂU ĐẦU TIÊN CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, BAN HÀNH CHÍNH SÁCH ........................... 9 1. Đưa yêu cầu cải cách TTHC vào nguyên tắc xây dựng, ban hành VBQPPL.......................................................................................... 13 2. Nghiêm cấm việc quy định TTHC sai thẩm quyền...................... 13 3. ĐGTĐ TTHC phải được thực hiện ngay từ khi ĐGTĐ chính sách trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh ......................................... 16 II. KHÁI NIỆM, YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT SOẠN THẢO QUY PHẠM TTHC ...................................................................................... 18 1. Các khái niệm cơ bản .................................................................. 18 2. Yêu cầu soạn thảo quy định TTHC ............................................. 30 3. Đề xuất tiêu chí chuẩn, khả thi của một quy định TTHC ............ 32 III. VỀ KẾT CẤU, BỐ CỤC TTHC .................................................. 39 1. Cơ cấu hợp lý của một TTHC ..................................................... 39 2. Trật tự kết cấu, bố cục TTHC theo thẩm quyền, hình thức và thứ bậc hiệu lực pháp lý của VBQPPL .................................................. 42 2
  3. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính IV. VỀ KỸ THUẬT SOẠN THẢO NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TTHC ................................................................................................... 53 1. Về tên của TTHC......................................................................... 53 2. Về yêu cầu, điều kiện .................................................................. 56 3. Về hồ sơ của TTHC ..................................................................... 61 4. Về trình tự thực hiện .................................................................... 63 5. Về cách thức thực hiện ................................................................ 67 6. Về thời hạn giải quyết.................................................................. 67 7. Về đối tượng thực hiện TTHC ..................................................... 70 8. Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết.......................................... 72 9. Về kết quả giải quyết TTHC........................................................ 75 10. Về mẫu đơn, mẫu tờ khai........................................................... 76 11. Về lệ phí .................................................................................... 77 3
  4. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Cơ quan chủ trì Cơ quan chủ trì soạn thảo văn soạn thảo bản quy phạm pháp luật Nghị định số 63/2010/NĐ-CP Nghị định ngày 08/6/2010 của Chính phủ 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính TTHC Thủ tục hành chính CCHC Cải cách hành chính ĐGTĐ Đánh giá tác động Ủy ban nhân dân tỉnh, thành UBND cấp tỉnh phố trực thuộc trung ương Ủy ban nhân dân xã, phường, UBND cấp xã thị trấn Hội đồng nhân dân tỉnh, thành HĐND cấp tỉnh phố trực thuộc trung ương VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật Luật ban hành văn bản quy Luật năm 2015 phạm pháp luật năm 2015 4
  5. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính LỜI GIỚI THIỆU 1. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Đảng ta xác định: hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển mạnh về CCHC là một trong các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm thực hiện thắng lợi chiến lược, trong đó phải: “Đặt yêu cầu cải cách TTHC ngay trong quá trình xây dựng thể chế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn…; mở rộng dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về TTHC; giảm mạnh các thủ tục hiện hành. Công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện…". Tiếp đó, tại Điểm e Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 ban hành Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 – 2020, Chính phủ đã khẳng định thực hiện chủ trương trên của Đảng. 5
  6. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính Nhiệm vụ cải cách TTHC ngay trong quá trình xây dựng thể chế là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất “khởi đầu” và quyết định hiệu quả của các nhiệm vụ cải cách TTHC ở các giai đoạn thực thi pháp luật, kiểm tra VBQPPL. Có nhiều nội dung thuộc phạm vi nhiệm vụ cải cách TTHC, như: ĐGTĐ, góp ý kiến, thẩm định để hoàn thiện quy định TTHC trong các dự án, dự thảo VBQPPL; công khai, minh bạch hóa các TTHC để đảm bảo thực hiện; rà soát, đơn giản hóa TTHC…, trong đó, hoạt động: ĐGTĐ, góp ý kiến, thẩm định quy định TTHC... là những hoạt động diễn ra ở giai đoạn xây dựng thể chế, xây dựng pháp luật. Mục đích của các hoạt động nêu trên nhằm bảo đảm hoàn thiện các quy định TTHC; đặc biệt hướng đến việc giúp Cơ quan chủ trì soạn thảo thiết kế quy định TTHC một cách rõ ràng, thống nhất, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện nhất. 2. Hiện nay, vấn đề “xây dựng chuẩn mực quốc gia về TTHC” đồng thời “công khai các chuẩn mực đó 6
  7. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính để nhân dân giám sát việc thực hiện” theo chủ trương nêu trên của Đảng vẫn đang là vấn đề bỏ ngỏ. Thực tế, trong quá trình kiểm soát TTHC, nhất là kiểm soát quy định TTHC, cho thấy, tình trạng tùy tiện, lộn xộn trong quy định; nội dung thiếu khả thi, có tính lặp đi lặp lại; ngôn ngữ diễn đạt, kỹ thuật soạn thảo quy phạm TTHC chưa đảm bảo thống nhất, khoa học; kết cấu, bố cục của một quy định TTHC không theo trật tự, quy củ... vẫn còn khá phổ biến, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nội dung của các quy định TTHC nói riêng và chất lượng của VBQPPL nói chung. 3. Để khắc phục tình trạng nêu trên, hướng đến việc thống nhất trong soạn thảo quy phạm TTHC, bảo đảm quy định về TTHC phải rõ ràng, chuẩn mực, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, cần thiết xây dựng tài liệu hướng dẫn về “Kỹ thuật soạn thảo quy phạm TTHC” tại các dự án, dự thảo VBQPPL. Tài liệu nhằm phục vụ trực tiếp cho các cán bộ, công chức soạn thảo VBQPPL, và phục vụ thiết thực cho những người làm 7
  8. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính công tác kiểm soát TTHC trong quá trình góp ý kiến, thẩm định quy định TTHC, cũng như kiểm soát chất lượng quyết định công bố TTHC; đồng thời nâng cao hiệu quả của việc ĐGTĐ của quy định TTHC, đáp ứng mục tiêu: xây dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về TTHC; đồng thời công khai các chuẩn mực đó để nhân dân giám sát việc thực hiện theo chủ trương, định hướng của Đảng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 và quyết tâm của Chính phủ tại Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011. 8
  9. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính I. KIỂM SOÁT TTHC NGAY TỪ KHÂU ĐẦU TIÊN CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, BAN HÀNH CHÍNH SÁCH Cải cách TTHC là nội dung được đặc biệt quan tâm trong Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020. Từ năm 2011, sau khi kết thúc Đề án 30, Chính phủ đã xác định kiểm soát TTHC là một nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao cho hệ thống cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC ở các Bộ, ngành, địa phương để hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của công tác cải cách TTHC theo từng giai đoạn. Công tác kiểm soát TTHC được triển khai trên hai nội dung chính: (1) Kiểm soát quy định TTHC và (2) Kiểm soát việc thực hiện TTHC. Theo đó, việc quy định TTHC phải bảo đảm các nguyên tắc “đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện; phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước; bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện TTHC; tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ 9
  10. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính chức và cơ quan hành chính nhà nước; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về TTHC…”; còn việc thực hiện TTHC phải tuân thủ các nguyên tắc “bảo đảm công khai, minh bạch các TTHC đang được thực hiện; khách quan, công bằng trong thực hiện TTHC; bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà trong thực hiện TTHC; bảo đảm quyền được phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức đối với các TTHC; đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức”. Hai nội dung nhiệm vụ này phải được quan tâm đồng đều, gắn liền với nhau để cải cách, kiểm soát TTHC thực sự mang lại lợi ích trên thực tế và tổ chức, công dân được thụ hưởng đầy đủ nhất những kết quả của cải cách TTHC. Thời gian qua, cùng với những văn bản chỉ đạo, điều hành thể hiện quyết tâm cao và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công 10
  11. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính tác cải cách TTHC như việc ban hành các Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chỉ thị về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đơn giản hóa TTHC trọng tâm và một số văn bản, đề án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực cụ thể như thuế, hải quan, đất đai, tư pháp..., công tác cải cách TTHC đã được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm và có những chỉ đạo sâu sát hơn. Tuy nhiên, để có căn cứ pháp lý vững chắc cho việc duy trì và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC - cũng là một giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh cải cách TTHC, Quốc hội đã thông qua Luật năm 2015 trên cơ sở hợp nhất Luật ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004. Với sự ra đời của Luật năm 2015, việc xây dựng, ban hành 11
  12. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính VBQPPL tại các cơ quan Trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong phạm vi cả nước được quy định phù hợp hơn và có một số điểm mới. Một trong những điểm mới đó là khẳng định và đề cao vai trò của công tác kiểm soát TTHC, yêu cầu kiểm soát TTHC ngay từ thời điểm đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định - là bước đầu tiên của quá trình xây dựng, ban hành chính sách. Trước khi phân tích sâu về vấn đề này, chúng ta hãy thử làm một phép so sánh đơn giản bằng cách đối chiếu các luật. Nếu như trong toàn bộ Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật Ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004 không một lần nào đề cập đến cụm từ “TTHC”, thì tại Luật năm 2015, đã có tổng số 34 lần cụm từ “TTHC” được nhắc đến ở các Chương, Điều quy định về các nội dung khác nhau. Một số điểm mới quy định về cải cách, kiểm soát TTHC tại Luật năm 2015 so với Luật Ban hành 12
  13. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính VBQPPL năm 2008 và Luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004 như sau: 1. Đưa yêu cầu cải cách TTHC vào nguyên tắc xây dựng, ban hành VBQPPL Tại Khoản 4 Điều 5, Luật năm 2015 xác định “bảo đảm yêu cầu cải cách TTHC” là một nội dung trong 5 nhóm nguyên tắc xây dựng, ban hành VBQPPL. Điều đó cho thấy vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TTHC và yêu cầu của cải cách TTHC trong quá trình xây dựng chính sách; và đây cũng là điểm quan trọng, mấu chốt từ đó đưa ra các quy định cụ thể khác về kiểm soát TTHC trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL tại Luật năm 2015. 2. Nghiêm cấm việc quy định TTHC sai thẩm quyền Điều 14 Luật năm 2015 quy định 04 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng ban hành VBQPPL. Theo đó, TTHC không được quy định trong “thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của 13
  14. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, quyết định của UBND cấp tỉnh, VBQPPL của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; nghị quyết của HĐND cấp huyện, quyết định của UBND cấp huyện, nghị quyết của HĐND cấp xã, quyết định của UBND cấp xã, trừ trường hợp được giao trong luật”. Đây là một điểm mới so với quy định hiện hành về kiểm soát TTHC tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC tại các Bộ, ngành, địa phương. Bởi lẽ, hiện nay, TTHC có thể được quy định tại Thông tư liên tịch và một số bộ phận 14
  15. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính cấu thành của TTHC như cách thức thực hiện, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính (nếu có) có thể được quy định tại các VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh. Ngoài ra, trong trường hợp được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền về việc quy định hoặc hướng dẫn quy định về TTHC thì Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh hoàn toàn có quyền quy định các bộ phận tạo thành của TTHC. Quy định mới này sẽ hạn chế đáng kể các trường hợp chỉ một số bộ phận như tên gọi, trình tự thực hiện... của TTHC được quy định tại VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ trở lên, còn các bộ phận quan trọng khác của TTHC như hồ sơ, thời hạn giải quyết, yêu cầu điều kiện... lại được Nghị định giao cho Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định tại Thông tư. Đây là tình trạng khá phổ biến hiện nay và phần nào tạo ra sự chủ quan, phiến diện trong 15
  16. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính ban hành quy định TTHC bởi các Bộ, ngành nắm quyền chủ động trong xây dựng, ban hành quy định TTHC theo ý chí của mình. Luật năm 2015 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Để đảm bảo tính chặt chẽ của pháp luật, tạo điều kiện thuận tiện cho quá trình giải quyết TTHC hiện hành, tránh gây ra những xáo trộn không đáng có, Luật năm 2015 xác định: “Những quy định về TTHC trong VBQPPL do cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 14 của Luật này được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ bằng văn bản khác hoặc bị thay thế bằng TTHC mới”. 3. ĐGTĐ TTHC phải được thực hiện ngay từ khi ĐGTĐ chính sách trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh Bên cạnh một số quy định về ĐGTĐ, thẩm định TTHC tại dự thảo VBQPPL đã được quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP được luật hóa trong Luật năm 16
  17. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính 2015, có những quy định hoàn toàn mới, khẳng định và đề cao vai trò của kiểm soát TTHC. Việc ĐGTĐ TTHC là một yêu cầu bắt buộc xuyên suốt trong các bước xây dựng, ban hành các loại VBQPPL. Trách nhiệm thực hiện ĐGTĐ về TTHC của cơ quan chủ trì xây dựng VBQPPL cũng được quy định rõ ràng, cụ thể, chi tiết. Có thể nói, quy định về trách nhiệm ĐGTĐ và thẩm định TTHC trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL có quy định TTHC là đầy đủ, toàn diện, phù hợp và mang tính tối ưu cho quá trình kiểm soát TTHC. Đây cũng là cơ sở để cơ quan chủ trì soạn thảo đưa ra ý tưởng và bảo vệ quan điểm về quy định TTHC đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của mình và giúp tránh được sự phiến diện, một chiều của cơ quan có chức năng thẩm định TTHC. Việc soạn thảo Quyết định của UBND cấp tỉnh cũng phải được cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện ĐGTĐ TTHC trong trường hợp được luật giao. 17
  18. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính Các quy định mới của Luật năm 2015 liên quan đến kiểm soát TTHC trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL sẽ góp phần thúc đẩy công tác cải cách TTHC, qua đó thể hiện được vai trò, tầm quan trọng của nhiệm vụ kiểm soát TTHC ở từng Bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên, để các quy định này phát huy hiệu quả trên thực tế, trong quá trình xây dựng các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi bổ sung các văn bản hướng dẫn cụ thể về ĐGTĐ, tính toán chi phí tuân thủ TTHC, thẩm định quy định TTHC...; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức tập huấn để nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ về cải cách, kiểm soát TTHC của đội ngũ công chức xây dựng VBQPPL và đội ngũ công chức thực thi nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị kiểm soát TTHC. II. KHÁI NIỆM, YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT SOẠN THẢO QUY PHẠM TTHC 1. Các khái niệm cơ bản a) Khái niệm TTHC 18
  19. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính Với nghĩa chung nhất, thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn. Dưới góc độ quản lý nhà nước nói chung, TTHC là công cụ, phương tiện quan trọng để các cơ quan hành chính thực hiện việc quản lý đối với từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Còn dưới góc độ xã hội, TTHC là cầu nối để chuyển tải nhiều quy định cụ thể về chính sách của Nhà nước vào cuộc sống, đảm bảo cho người dân, tổ chức tiếp cận và thực hiện chính sách, trong đó cơ bản và chủ yếu là các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân, tổ chức. TTHC là một bộ phận tạo thành chế định tất yếu của luật hành chính. Nói khác đi, TTHC là loại hình quy phạm hành chính có tính công cụ để cho các cơ quan Nhà nước có điều kiện thực hiện chức năng của mình. TTHC bảo đảm cho các quy phạm 19
  20. Tài liệu về kỹ thuật soạn thảo quy phạm thủ tục hành chính vật chất của pháp luật hành chính được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội. Theo đó, TTHC có nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau. Trước hết, thủ tục được hiểu là những trình tự phải tuân theo khi thực hiện việc công. Quan niệm nghĩa rộng, thì TTHC là trình tự về thời gian và không gian với các giai đoạn cần có để thực hiện mọi hình thức hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, bao gồm: trình tự thành lập các công sở, trình tự bổ nhiệm, điều động viên chức; trình tự lập quy, áp dụng quy phạm để bảo đảm các quyền chủ thể và xử lý vi phạm; trình tự tổ chức – tác nghiệp hành chính. Trong quá trình nghiên cứu về kiểm soát TTHC, khái niệm TTHC được tiếp cận theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ, cụ thể: “TTHC là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2