intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số mẫu soạn thảo và ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:159

145
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của Tài liệu Soạn thảo và ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức bao gồm hai phần chính và phần phụ lục: Phần I - Những vấn đề cơ bản về soạn thảo và ban hành văn bản, phần II - Kỹ thuật soạn thảo văn bản. Tài liệu sẽ cung cấp cho bạn đọc là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về công tác soạn thảo văn bản và ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung Tài liệu qua phần 2 sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số mẫu soạn thảo và ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức: Phần 2

  1. Chương IX SOẠN T H Ả O VÀN BẢN H Ợ P Đ ổ N G I. K H Á I Q U Á T V À P H Â N L O Ạ I H ộ p Đ ồ N G 1. K hái niệm Hc/P đồnq là sự th ỏa thuận giữa hai hay nhiều bên bằng văn bản, tronR đó hai bên ký với nhau lập một quan hệ pháp lý về quyền lợi hay nghĩa vụ. Ví dụ: Hợp đồng về mua bán nhà ở: Bên bán nhà có quyền lợi và nghĩa vụ sau: + Quyền lợi của bên bán nhà là được tiền + Nghĩa vụ của bên bán nhà là phải giao nhà. Bên mua nhà có quyền lợi và nghĩa vụ sau: + Quyền lợi của bên mua nhà là được nhà + Nghĩa vụ của bên mua là phải trả tiền. Nếu bên nào không thực hiện hợp đồng đã được ký kết thì theo quy định của pháp luật mà phân xử. 2. Điều kiện của hợp đồng Hợp đồng phải có bốn điều kiện sau: - Sự LỦ1 Í> thuận: Cơ sở của hợp đồng là sự đồng ý, bằng một cách tự nguyện, không một ai, một cơ quan nào được quyền ép buộc một đối tượng khác ký kết hợp đồng với mình. - Nỗm> ì ực: Người ký hợp đồng phải có đầy đủ năng lực pháp lý. - Đối tượng: Cam kết điều gì, việc gì đổ làm hoặc bàn giao. - Nquyên do: Hợp đồng phải dựa trên những nguyên clo hợp pháp, khổng được trái pháp luật và đạo đức xã hội. 3. Hiệu lực hợp đồng - Hợp đồng là sự mong muốn của hai bên giao ước, ràng buộc hai bên cho đến khi nào hai bên thấy không còn mong muốn tiếp tục thì duy trì hoặc hợp đồng đã được thực hiện xong. - Hợp đồng là quy ước của hai bên. Do đó, nếu có tranh chấp thì phải dựa theo các điều khoản của hợp đồng hoặc theo phấp luật để phân xử. 153
  2. 4. P hân loại hợp đồng Theo quy định của pháp luật hiện hành, ở nước ta hiện nay có các loại hợp đồng sau: - Hợp đồng kinh tế - Hợp đồng dân sự - Hợp đồng lao động - Hợp đồng thương mại. Các hợp đồng trên được điều chỉnh bằng các vãn bản luật pháp hiện hành như: Hợp đồng kinh tế theo Pháp lệnh HĐKT ngày 2 5 / 9 / 1 9 8 9 ' Hợp đồng dân sự theo Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005; Hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lao động ngày 02/4/2002; Hợp đồng thương mại theo Luật Thương mại ngày 14/6/2005 và các Luật chuyên ngành mà nội dung hợp đồng có liên quan như: Luật Dầu khí, Luật Đất đai, Luật Xây dựng..., cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của Chính phủ, Bộ, ngành hướng dẫn thi hành các Luật nêu trên. II. S O Ạ N T H Ả O V Ă N B Ả N H Ợ P Đ ồ N G K IN H T Ế 1. Khái niệm hợp đồng kinh tế H(/p đồng kinh t ế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu í>iao dịch giiĩa các bên ký kết về thực hiện côníỊ việc sản xuất, trao đổi hànÍỊ hóa dịch VII, , nghiên cứu, ứnq dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với quy định rõ rà MỊ quyền và nạhĩa vụ của mỗi bên đ ể thực hiện k ế hoạch của mình. (Điều 1, Pháp lệnh HĐKT ngày 25/9/1989). 2. Đặc điểm - Chủ thể: Bắt buộc một bên là pháp nhân còn bên kia có thể là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Hình thức: Hợp đồng kinh tế được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch: công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng. - Mục đích: Hợp đồng kinh tế mục đích là kinh doanh. (l) Theo N ghị quyết số 4 5 /2 0 0 5 /Q H 1 1 ngày 14/6/2005 của Q uốc hội nước CHXHCN Việt Nam thì Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 hết hiệu lực kể lừ ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực (01/0 1 /2 0 0 6 ). 154
  3. 3. Phân loại hợp đồng kinh tế: Có nhiều căn cứ để phân loại HĐKT: - Cãn cứ vào thời hạn thực hiện hợpđồng kinh tế có thể chia ra: Hợp đồng kinh tế ngắn hạn: có thờigian thực hiện từmột năm trở xuống. Hợp đồng kinh tế dài hạn: có thời gian thực hiện trên một năm. - Căn cứ vào nội dung của hợp đồng kinh tế, có thể chia ra: + Hợp đồng mua bán hàng hóa. + Hợp đồng vận chuyển hàng hóa. + Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. + Hợp đồng kinh tế dịch vụ. + Hợp đồng hợp tác kinh doanh. + Hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật. + Hợp đồng gia công đặt hàng. + Hợp đồng thương mại quốc tế. + Hợp đổng ủy thác xuất nhập khẩu. + Hợp đồng liên doanh. +...V .V... 4. Kết cấu chung của văn bản hợp đồng kinh tế Các loại văn bản hợp đồng kinh tế khác nhau thường có nội dung khác nhau nhưng thông thường đều có một kết cấu chung như sau: a)Phần m ở đầu (Phần thông lệ), có nội dung sau: - Quốc hiệu: Là tiêu đề cần thiết cho những văn bản mà nội dung có tính pháp lý. Riêng trong hợp đồng ngoại thương không ghi quốc hiệu vì các chủ thể của hợp đồng này thường có quốc tịch khác nhau. - Tên gọi hợp đồng: Là tên hợp đồng theo chủng loại cụ thể. Tòn hợp đổng ghi chữ to đậm ở chính giữa, phía dưới Quốc hiệu. Ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa. - Sô' và ký hiệu hợp đồng: Được ghi dưới tên hợp đổng. Nội dung này cần thiết cho việc lưu trữ, tra cứu khi cần thiết. Phần ký hiệu hợp đồng thường là chữ viết tắt của chủng loại hợp đồng. Ví dụ: Số 02/HĐMBHH (mua bán hàng hóa), số 72/HĐUTXK (ủy thác xuất khẩu)...v.v..... - Những căn cứ xác lập hợp đồng: nêu những văn bản pháp luật của Nhà nước điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng kinh tế như các pháp lệnh, nghị định, 155
  4. quyết định và các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành, các địa phương, các thỏa thuận của các bên trong những cuộc họp bàn về nội dung hợp đổnc trước đó. + Thời gian, địa điểm ký hợp đồng: Là cơ sở pháp lý xác nhận sự giao dịch của các bên chủ thê’ và là căn cứ để Nhà nước thực hiện sự xác nhận hoặc kiểm soát. b) Phần thông tin chủ th ể hợp đồng, có các nội dung sau: Có các nội dung sau: + Tên doanh nghiệp: Tên gọi chính thức theo giấy phép đăng ký kinh doanh. Là biện pháp để các bên kiểm tra lẫn nhau về tư cách pháp nhàn và hoạt động thực tế của tổ chức doanh nghiệp tránh khả năng lừa đảo. + Địa chỉ doanh nghiệp: Là địa chỉ chính thức của doanh nghiệp. Phải ghi rõ số nhà, đường phố (xóm, ấp), phường (xã), quận (huyện), tỉnh (thành phố)..., để tiện liên hệ hoặc tìm hiểu thực trạng. + Số điện thoại, telex, fax, website, e.mail: Đây là các phương tiện thông tin cần thiết để các bên liên hệ nhằm giảm chi phí đi lại trong trường hợp các bên có nhu cầu bắt buộc phải gặp mặt. + Tài khoản ngàn hàng: Là nội dung được các bên đặc biệt quan tâm vì nó xác định tình hình tài chính, khả năng thực hiện các cam kết trong hợp đồng. + Mã số thuế + Người đại diện ký kết: v ề nguyên tắc, người đại diện ký kết phải là người có quyển cao nhất doanh nghiệp hoặc người đứng tên trong giấy phép kinh doanh, nhưng pháp lệnh hợp đồng kinh tế vẫn cho phép họ được ủy quyền cho người khác với điều kiện họ phải viết giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền phải có đầy đủ thủ tục: sổ lưu, thời gian ủv quyền, họ tên, chức vụ của người viết giấy ủy quyển, nội dung, phạm vi và thời gian ủy quyền, v ề pháp lý người ủy quyền phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với nội dung hợp đồng như chính họ đã ký vào hợp đồng. c) Phần nội dung hợp đồng. Là phần chủ yếu của hợp đồng, nội dung hợp đồng kinh tế ràng buộc trách nhiệm của các bên ký kết. Vì vậy, các điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng, cụ thể, đúng pháp luật và có khả năng thực hiện. Tùy theo từng loại hợp đồng mà các bên chủ thể thỏa thuận các điều khoản được ghi vào nội dung. Nhìn chung các điều khoản trong nội dung hợp đồng kinh tế có thể chia thành ba loại sau đây: 156
  5. + Điều khoản chủ yếu: Là những điều khoản bắt buộc phải có đổ hình thành một loại hợp đồng cụ thể, được các bên thỏa thuận trước tiên, nếu thiếu một trong những điều kiện cụ thể thì hợp đồng kinh tế không có ííiá trị. Chẳng hạn, trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải có các điều khoản chủ yếu là: số lượng hàng hóa, chất lượng, quy cách hàng hóa, giá cá, điểu kiện giao nhận hàng, phương thức thanh toán, thời hạn có hiệu lực, các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐKT. + Điều khoản thường lộ: Là những điều khoản mà nội dung đã được quy định trong các văn bản pháp luật (đã được pháp luật điều chỉnh), các bên có thể ghi hoặc không ghi nhưng chúng vẫn mặc nhiên có giá trị pháp lv (như các vấn đề trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự... do vi phạm HĐKT) + Điều khoản tùy nghi: Là những điều khoản được đưa vào hợp đồng kinh tế căn cứ vào khả năng, nhu cầu và thỏa thuận của các bên. Những điều khoản này hoặc chưa có quy định của Nhà nước hoặc đã có quy định của Nhà nước nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế mà không trái pháp luật (Ví dụ, thưởng hoặc phạt khi hoàn thành hoặc không hoàn thành trước thời hạn đã ký kết). d) Phần ký kết hợp đồng kinh tế + Số lượng bản hợp đồng cần ký: Căn cứ vào yêu cần lưu trữ, giao dịch với ngân hàng, trọng tài kinh tế, cơ quan chủ quản cấp trên v.v... mà các bên cần thỏa thuận nhân rộng ra số lượng bao nhiêu bản, các bản này phải có nội dung giống nhau và có giá trị pháp lý như nhau. + Đại diện các bên ký kết: Mỗi bên chỉ cần cử một người đại diện ký kết, thông thường là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền. Việc ký hợp đồng cũng có thể thực hiện gián tiếp, như một bên soạn thảo theo tinh thần nội dung dã thỏa thuận rồi ký trước và chuyển cho các bên đối tác. Các bên này xem xét và cùng ký theo. Người đại diện các bên ký kết phải ký đúng chữ ký đã đăng ký và thông báo, không được ký tắt hoặc ký khác với chữ ký đã đăng ký. Sau khi ký phải đóng dấu cơ quan, tổ chức, dưới chữ ký phải ghi rõ họ tên người ký. 5. Văn bản phụ lục và biên bản bổ sung hợp đồng kỉnh tê a) Văn bản phụ lục hợp đồng kinh tế: Việc lập và ký kết hợp đồng kinh tế được áp dụng trong trường hợp các bên cần chi tiết và cụ thể hóa các điều khoản của hợp đồng kinh tế mà khi ký kết chưa có điểu kiện cụ thể hóa, hoặc chi tiết quá rườm rà không tiện ghi 157
  6. trong văn bản hợp đồng kinh tế. Chẳng hạn: một hợp dồng mua bán hàrií hóa có thời gian thực hiện trong một năm, lúc thực hiện các bên chưa quy định cụ thể số lượng hàng hóa giao nhận hàng tháng. Trong quá trình thực hiện, mỗi tháng hai bên ký phụ lục để quy định số lượng hàng hóa giao nhận trong tháng đó. Về nguyên tắc, khi xây dựng văn bản phụ lục phải tuân thủ các điều kiện sau đây: - Nội dung vãn bản phụ lục không được trái với HĐKT. - Thủ tục và cách thức ký kết văn bản phụ lục HĐKT cũng giống như thủ tục ký chính thức văn bản HĐKT. - Văn bản phụ lục HĐKT là bộ phận, không thể tách rời của văn bản HĐKT và có giá trị pháp lý như văn bản HĐKT. b) B iên bản bổ sung họp đồng kinh tê ' Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, có thể xảy ra các tình huống đòi hỏi phải điều chỉnh một số nội dung của các điều khoản để việc thực hiện hợp đồng kinh tế được thuận lợi hơn hoặc khắc phục các trở ngại. Chẳng hạn, khi ký kết hợp đồng, hai bên thỏa thuận thời gian hoàn thành công trình là một năm kể từ ngày ký, nhưng do mưa lũ đột xuất, việc thi công gặp trở ngại, phải kéo dài hơn thời gian quy định. Lúc này các bên có thể bàn bạc thỏa thuận lập biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế để thêm bớt hoặc thay đổi nội dung điều khoản của hợp đồng kinh tế đang thực hiện. Biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế có giá trị pháp lý như hợp đồng kinh tế. Về cơ cấu, biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế cần có các yếu tố sau: - Quốc hiệu; - Tcn bicn bản bổ sung; - Thời gian, địa điểm lập biên bản; - Các thủ thể tham gia hợp đồng; - Lý do lập biên bản bổ sung; - Nội dung thỏa thuận về sự thêm, bớt hoặc thay đổi một hay một số điều khoản của hợp đồng đã ký. - Sự cam kết thực hiện những thỏa thuận trong biên bản bổ sung. - Ký biên bản bổ sung: Những người có quyền hoặc được ủy quyền ký kết HĐKT thì có quyền ký biên bản bổ sung HĐKT. 158
  7. 6. Bién bản thanh lý hợp đồng kinh tê Sau khi các bên thực hiện xong hợp đồng kinh tế, nếu nhận thấy khóng còn vướng mắc gì nữa, thì nên làm biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế. Về mặt pháp lý, biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế xác nhận sự thỏa mãn của các bên về thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng kinh tế đã ký kết, khống còn các hậu quả giải quyết. Nội dung của biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế như sau: - Quốc hiệu; - Tên biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế; - Thời gian, địa điểm lập biên bản; - Những thông tin cần thiết về chủ thể hợp đồng; - Xác nhận của chủ thể (các bên) về kết quả thực hiện hợp đổng; - Cam kết không khiếu nại về thực hiện hợp đồng kinh tế; - Ký biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế: Những người đã ký hợp đồng kinh tế phải ký vào biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế. 7. Mẫu trình bày văn bản hợp đồng kỉnh tê thông dụng - Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa - Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa. III. S O Ạ N T H Ả O V Ă N B Ả N H Ợ P Đ ồ N G D Â N s ự 1. Khái niệm hợp đồng dân sự Hợp đồng dân sự là thỏa thuận qiữa các bên vé việc xác lập, thay dổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 388, Bộ luật Dân sự năm 2005). Hợp đồng dân sự thể hiện những quan hệ trao đổi giữa công dân với công dân hoặc giữa công dân với pháp nhân. Nội dung của hợp đồng dân sự gắn với quyền và nghĩa vụ dàn sự của mỗi bên. Còn hợp đồng kinh tế thể hiện quan hệ kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. 2. Đặc điểm họp đồng dân sự a) Chủ th ể và đại diện theo pháp luật của hợp đồng dân sự: Cá nhân: Theo quy định của Bộ luật Dân sự chỉ có cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự mới là chủ thể của hợp đồng dân sự. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, 159
  8. thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự. Dựa vào mức độ năng lực hành vi mà có thể giới hạn phạm vi quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhàn như sau: + Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cá nhân dưới 6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự. + Cá nhân từ 6 đến 18 tuổi thực hiện giao kết hợp đồng dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Cá nhân từ 15 đến 18 tuổi, nêu có tài sản riêng đủ thực hiện nghĩa vụ thì được toàn quyền giao kết hợp đồng dân sự, trừ các hợp đồng pháp luật quy định phải đủ 18 tuổi trở lên, ví dụ như hợp đồng mua bán nhà ở. + Những người bị bệnh tâm thần hay bệnh khác, nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích khác mà bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, trẻ em dưới 6 tuổi thì không là chủ thể của hợp đồng dân sự. - Pháp nhân: Pháp nhân là những tổ chức có đầy đủ các điều kiện sau đây theo quy định của Bộ luật Dân sự: + Được thành lập hợp pháp; + Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; + Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. + Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập Theo Bộ luật Dân sự, có các loại pháp nhân sau: + Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang + Tổ chức chính trị, chính trị - xã hội + Tổ chức kinh tế + Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, + Quỹ xã hội, quỹ từ Ihiện + Các tổ chức khác có đủ điều kiện là một pháp nhân. Đại diện pháp nhân là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Hộ gia đình: Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể giao kết hợp đồng dân sự trong các quan hệ đó. Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. 160
  9. - Tổ hợp tác: Những tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND phường, xã, thị trấn của 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm, là chủ thể của hợp đồng dân sự liên quan đến quan hệ đó. Người đại diện cho tổ hợp tác là tổ trưởng do các tổ viên bầu ra. b) Đại diện giao kết họp đồng dân sự theo ủy quyền Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện, việc ủy quyển phải được xác lập bằng văn bản cụ thể: Người đại diện theo ủy quyền: người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có thể ủy quyển cho người khác nhân danh mình thực hiện các giao dịch dân sự. Người ủy quyền cho người khác tham gia vào hợp đồng với người thứ ba phải thông báo cho người thứ ba biết, từ đó người thứ ba (bên cùng giao kết hợp đồng với người ủy quyền) biết phạm vi quyền và nghĩa vụ của người đại diện. Người đại diện theo ủy quyền chỉ được giao kết hợp đồng dân sự trong phạm vi người ủy quyền và người được ủy quyền đã thỏa thuận vớinhau. Người ủy quyền phải chịu trách nhiệm với người thứ ba về hành vi ủy quyền của mình. Người được ủy quyển có thể ủy quyền lại cho người khác nhưng phải được sự đồng ý của người ủy quyền. Việc ủy quyền và ủy quyền lại phải được xác lập thành văn bản, phải có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước, nếu pháp luật quy định việc ủy quyền đó phải lập thành văn bản hay phải chứng thực. 3. Phân loại hợp đồng dân sự Theo Bộ luật Dân sự, hợp đồng dân sự gồm các loại chủ yếu sau đây: Hợp đồng song vụ: là hợp đổng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, quyền của bên này tương ứng với bên kia. Ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản. Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Hay nói đầy đủ thì một bên mang quyền và một bên mang nghĩa vụ. Ví dụ: Hợp đồng cho vav, tặng, cho tài sản. 161
  10. Hợp đồng chính: là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đổng chính. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc và phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định. Các hợp đồng dân sự thông dụng (theo quy định của Bộ Luật Dân sự): + Hợp đồng mua bán tài sản (Hợp đồng mua bán nhà) + Hợp đồng trao đổi tài sản + Hợp đổng vay tài sản + Hợp đồng tặng cho tài sản + Hợp đồng thuê tài sản (Hợp đồng thuê nhà; Hợp đồng thuê khoán tài sản) + Hợp đồng mượn tài sản + Hợp đồng dịch vụ + Hợp đồng vận chuyển (Hợp đồng vận chuyển hành khách; Hợp đồng vận + chuyển tài sản) + Hợp đồng gia công + Hợp đồng giữ gửi tài sản + Hợp đồng bảo hiểm + Hợp đồng ủy quyền + Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất + Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất + Hợp đồng thuê, thuê lại quyền sử dụng đất + Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất + Hợp đồng tăng cho quyền sử dụng đất + Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất + Hợp đồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả. 4. Hình thức hợp đồng dân sự Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. 162
  11. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đãng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm vể hình thức, trường hợp pháp luật có quy định khác. 5. Kết cấu chung của văn bản hợp đồng dân sự Kết cấu của hợp đồng dân sự là những thành phần cơ bản cấu thành hợp đổng dân sự nhằm đảm bảo tính pháp lý, hình thức và nội dung của hợp đồng dân sự được hai bên giao kết hợp đồng thỏa thuận với nhau. Hợp đồng dân sự rất đa dạng và được thể hiện qua nội dung cụ thể của từng loại hợp đồng. Tuy vậy, xét về kết cấu thường có các thành phần chính sau đây: a) P hần m ở đầu, gồm có: Quốc hiệu (Đối với các văn bản ký kết với nước ngoài thì không cần phần này) Số và ký hiệu Tên gọi hợp đồng Thời gian và địa điểm ký kết Phần căn cứ pháp lý để xác lập hợp đồng (Đối với hợp đồng dân sự thì tùy thuộc vào các thể loại hợp đồng, mối quan hệ giữa các chủ thể và giá trị của vấn đề đặt ra trong hợp đồng mà có thể nên hoặc không nên. Tuy nhiên, nhìn chung nên nêu căn cứ pháp lý để xác lập hợp đồng) b) P hần chủ th ể hợp đồng Là những thông tin cơ bản về chủ thể hợp đồng, nhằm củng cố lòng tin trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ ghi trong hợp đồng, đồng thòi cũng là biện pháp kiểm tra tư cách pháp nhân của nhau. Phần chủ thể gồm có: Họ và tên cá nhân hay đại diộn tổ chức tham gia giao kết hợp đồng; Ngày, tháng, năm sinh; Sô' chứng minh thư nhân dân; Địa chỉ cá nhân hoặc nơi tổ chức, cơ quan đóng trụ sở; Phương tiện thông tin liên lạc; Số tài khoản và ngân hàng giao dịch. 163
  12. c) Phần nội dung hợp đổng Bao gồm những nội dung chủ yếu của hợp đồng dân sự. Nội dung chủ yếu của hợp đồng dân sự là những điểm đặc trưng của từng loại hợp đồng mà pháp luật quy định và những điểm mà các bên đã bàn bạc và thỏa thuận. Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về nội dune sau đây: Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phạm vi hợp đồng; Các nội dung khác. d) Phần k ý kết hợp đồng: Gồm số bản hợp đồng được ký và được các bên lưu giữ, chữ ký của người đại diện cho các bên. Trong một số loại hợp đồng, theo quy định ngoài những thành phần trên, cần phải có chứng nhận của công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của ủ y ban nhân dân cấp cổ thẩm quyền. 6. Mẫu trình bày vân bản hợp đồng dân sự thông dụng Hợp đồng thuê nhà Hợp đồng cho mượn tài sản IV. SOẠN TIIẢO VÀN BẢN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 1. Khái niệm hợp đồng lao động Hợp đồng lao độn q là sự thỏa thuận qiữa nẹười lao (ỉộnq và nẹười sử dụng lao động về việc làm có trả cônq, điêu kiện lao động, quyển và nghĩa vụ của mỏi bên tron
  13. 2. Phân loại hợp đồng ỉao động Theo quy định tại Điều 27 của Bộ luật Lao động, hợp đồng lao động được ký kết dưới ba dạng sau đây: Hợp đồng lao động không xác định thời gian (hay HĐLĐ vĩnh viễn'; là hợp đổng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Sau khi ký kết có hiệu lực cho đến khi người lao động về hưu hoặc có quyết định hủy bỏ hợp đồng hay hợp đồng hết giá trị. Họp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xấc định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có th ời hạn dưới 12 tháng. Khi hợp đồng lao động quy định không xác định có thời hạn và xác định th ời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký hợp đồng lao động mới; nếu không ký hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trò thành hợp đồng không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay th ế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc ng hỉ việc có tính chất tạm thời khác. Việc ký kết HĐLĐ theo loại nào tùy thuộc vào đặc thù của doanh nghiệp và chính sách lao động của doanh nghiệp đó. 3. Đặc điểm của hợp đồng lao động Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành 02 bả.n, mỗi bên giữ 01 bản. Đối với một số công việc tạm thời mà thời hạn duĩới 03 tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng. Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đurơng nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động. Hợp đồng lao động phải được thỏa thuận trên cơ sở luật pháp và đạo đức xã hội. Vì vậy, khi thỏa thuận các điều khoản phải dựa trên cơ sở quy định của luật pháp và chính sách của Nhà nước. 165
  14. Hợp đồng lao động còn phải dựa trên cơ sở các văn bản pháp quy của người sử dụng lao động. Vì vậy khi thỏa thuận với người lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết những quy định đó để họ hiểu và chấp thuận. 4. Soạn thảo nội dung hợp đồng lao động Soạn thảo nội dung hợp đồng lao động phải dựa theo mẫu quy định thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh xã hội tại Thông tư s ố 2Ỉ/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một sô' điều của Nghị định s ố 44I2003INĐ-CP ngày 091512003 của Chính phủ về hợp đồng lao động, và chú ý các vấn đề sau đây: Loại hợp đồng: Cần quy định rõ hợp đồng không thời hạn, hợp đồng ngắn hạn thời gian bao nhiêu, hợp đồng thời vụ thời gian bao nhiêu. Giá trị hợp đồng: Cần xác định rõ từ ngày nào đến ngày nào. Nếu là hợp đồng không thời hạn chỉ ghi ngày bắt đầu, không ghi ngày kết thúc. Các hợp đồng có thời hạn phải được ghi chính xác giữa thời hạn quy định và thời hạn bắt đầu, kết thúc. Nơi làm việc: Ghi cụ thể từ bộ phận nhỏ đến bộ phận lớn và cơ sở sử dụng lao động. Chức vụ: Ghi theo chức danh cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị quy định, không ghi theo tên công việc. Công việc: Ghi theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức quy định trong phần nhiệm vụ. Không ghi tắt, ghi chung chung: "do đơn vị phân công". Nếu phạm vi công viộc rộng và khối lượng công việc lớn có thể ghi cụ thể phần viêc được phân công. Thời gian làm việc: Ghi rõ cả ngày hay phần ngày, nếu có quy định cụ thể vể những thời gian làm việc trong ngày thì phải ghi đầy đủ, nếu cho phép sử dụng thời gian linh hoạt thì phải ghi cụ thể thời gian linh hoạt đó, nếu có thể huy động làm thêm giờ, ngoài giờ thì phải nêu rõ. Những quy định về dụng cụ lao động: Xác định rõ như: loại dụng cụ, yêu cầu sử dụng dụng cụ, quy định cụ thể về sử dụng dụng cụ. Nếu người lao động tự trang bị về dụng cụ lao động thì phải ghi rõ, khoán rõ chi phí dụng cụ ỉao động là bao nhiêu. Điểu kiện lao động: Ghi cụ thể điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại đặc biệt thì phải xác định mức phụ cấp người lao động được hưởng. 166
  15. Ngìhĩa vụ của người lao động: Cần quy định rõ ràng người lao động có nghĩa VTỊ tuần t h ủ những quy định gì của đơn v ị và luật pháp, chính sách của Nhà nưức. Q uyền của người lao động: Quy định rõ theo quy định nào của pháp luật và của (đơn vị sử dụng lao động, ví dụ: quyền khiếu nại, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động. Q uyền lợi của người lao động: Ghi rõ mức tiền lương hoặc tiền công, các loạii phụ cấp được hưởng; các loại thưởng, phúc lợi xã hội được hưởng; chế độ bảo hiểm xã hội được hưởng; các trang bị bảo hiểm lao động được cấp phát; ngày lễ, phép, những quy định đặc biệt như: ốm, hiếu, hỷ, v.v...; các chế' độ tăng lương, nâng bậc, nâng ngạch, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; các chế độ về ngừng việc, thôi việc, bồi thường v.v... Ngihĩa vụ của người sử dụng lao động: Cần phải xác định cụ thể. Nếu có thỏa ướ
  16. Hoạt động thương mại là hoạt động của thương nhàn trong thương mại làm phát sinh quyển và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan nhằm mục đích sinh lợi. Theo quy định của Luật Thương mại thì hoạt động thương mại gồm: mua bán hàng hóa, đại diện cho thương nhân, môi giới hàng hóa, ủv thác mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hóa, gia công trong thương mại, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa, hội chợ, triển lãm thương mại. 2. Đặc điểm hợp đồng thương mại Chủ thể: Một bên bắt buộc là thương nhân, còn bên kia có thể là thương nhân, pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hình thức: Phụ thuộc vào hành vi thương mại được quy định tại Luật Thương mại nước CHXHCNVN, Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, ví dụ: Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng vãn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể; các hình thức hợp đồng gia công, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa... phải dược thành lập bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị tương đương. Nội dung: Hợp đồng Thương mại rất đa dạng, căn cứ vào loại văn bản hợp đồng cụ thể để có nội dung cụ thể cho từng loại. Khi soạn thảo hợp đồng Thương mại cần căn cứ vào các quy định tại các chương, điều, khoản cụ thể của Luật Thương mại hiện hành về: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, dịch vụ giám định v.v... để đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật. Về trình bày văn bản hợp đồng thương mại theo các mầu hợp đồng thông lệ hiện hành. 3. Phân loại hợp đồng thương mại Theo Luật Thương mại hiện hành, hợp đồng thương mại gồm các loại sau: - Hợp đồng mua bán hàng hóa - Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa - Hợp đồng cung ứng dịch vụ - Hợp đồng dịch vụ khuyến mại - Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại 168
  17. - Hợp đồng đại diện cho thương nhân - Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa - Hợp đồng đại lý thương mại - Hợp đồng gia công - Hợp đồng đấu giá hàng hóa. - Hợp đồng đấu thầu hàng hóa, dịch vụ - Hợp đồng cho thuê hàng hóa - Hợp đồng giám định 4. Mẫu trình bày văn bản hợp đồng thương mại (thông dụng) - Mầu hợp đồng mua bán hàng hóa - Mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu - Mẫu hợp đồng ủy thác nhập khẩu 169
  18. MẪU HỢP ĐỒNG KINH TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỢP ĐỔNG MUA BÁN HÀNG HÓA SỐ:... /HĐMB Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005; Căn cứ Nghị định số..., ngày... tháng... năm... của chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Dân sự; Căn cứ... (văn bản điều chỉnh từng loại đối tượng hợp đồng); Cần cứ Biên bản thỏa thuận số... ngày... tháng... năm... giữa... Hôm nay ngày... tháng... năm... Tại địa điểm: Chúng tôi gồm: BÊN A: (Bên bán hàng) Tên doanh nghiệp................................................................................................ Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................................ Điện thoại:.................... Telex:.............................Fax:....................................... Tài khoản số:................................... Tại Ngân h à n g :........................................ Đại diộn là: Ông (Bà).................................... chức v ụ ..................................... Giấy ủy quyền số:........ do giám đốc.... ký...... ngày......tháng....... năm ...... (nếu thay giám đốc ký) BÊN B: Bên mua bán hàng) Tên doanh nghiệp................................................................................................ Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................................ Điện thoại:.................... Telex:.............................F ax ........................................ Tài khoản số:................................... Tại Ngân h à n g :........................................ Đại diộn là: Ông (Bà)..................................... chức v ụ ..................................... Giấy ủy quyền số:........ do giám đốc.....ký......ngày...... tháng....... năm ...... (nếu thay giám đốc ký) Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau: 170
  19. Điều 1: Nội dung công việc giao dịch Bên A bán cho bên B: Có thể hiộn bằng chữ hoặc bằng cách lập bảng sau đây: STT Tên hàng Đơn vị Số ỉượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú tính Cộng:................................ Tổng giá trị:.............................(bằng chữ) Điều 2. Giá cả Đơn giá mặt hàng trên là (theo văn bản...(nếu có)...của...) Trường hợp Điều 1 của hợp đồng thể hiện bằng cách lập bảng như trên thì không cần điều khoản về giá cả. Điều 3. Chất lượng và quy cách hàng hóa. 1. Chất lượng hàng..... theo quy định........ 2..............L........................... ....................................................................... Điều 4. Bao bì và ký mã hiệu 1. Bao bì làm bằng:............ 2. Quy cách bao bì......cỡ....... kích thước 3. Cách đóng gói:....... 4. Trọng lượng cả bì:............ 5. Trọng lượng tịnh:............ Điều 5. Phương thức giao nhận 1. Bên A giao cho Bên B theo lịch sau: STT Tên hàng Đơn vị SỐ Đơn giá Thành tiền Ghi chú tính lượng 171
  20. 2. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyến do bèn... chịu 3. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc...) 4. Quy định trách nhiệm giao nhận hàng hóa. Nếu bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là... đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế do việc điều động phương tiện và bồi thường thiệt hại nếu có. 5. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v... thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận hàng đã ra khỏi kho (nếu giao hàng tại kho bên bán), bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành). Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản có sự chứng kiến và xác nhận của cơ quan kiểm tra trung gian (VINACONTROL) và phải gửi biên bản cho bên bán trong hạn 10 ngày, tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó. Mỗi lô hàng, khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm. Các bên cũng có thể quy định trong hợp đồng về thủ tục giấy tờ khi đến nhận hàng, nhưng nếu không quy định trong hợp đồng thì mỗi khi nhận hàng, người nhận cũng phải có đủ các giấy tờ sau: + Giấy ủy quyền hợp pháp của bên mua; + Hợp đồng mua bán hàng hóa; + Giấy chứng minh nhàn dân của người được ủy quyền nhận hàng; + Hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán. Điều 6. Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa 1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng... cho bên mua trong thời gian là...tháng 2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần) Điều 7. Phương thức thánh toán 1. Bên A thanh toán cho Bên B bằng hình thức... trong thời gian... 172
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2