intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tai nạn do nắng, nóng

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan 1.Định nghĩa +Trúng nóng-nắng là tình trạng sốt cao do tiếp xúc lâu dài với sức nóng (có thể do ánh nắng mặt trời, hay làm việc ở môi trường nóng) khiến cho cơ thể bị rối loạn cơ chế điều hòa thân nhiệt dẫn đến nhiệt độ của cơ thể tăng cao quá mức (có thể 41,5 độ C). +Nếu không được cấp cứu xử trí kịp thời, nạn nhân sẽ rơi vào hôn mê và tử vong 2.Nguyên nhân: - Phơi nắng kéo dài (do làm việc hoặc vui chơi…) nhất là ở vùng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tai nạn do nắng, nóng

  1. Tai nạn do nắng, nóng I.Tổng quan 1.Định nghĩa +Trúng nóng-nắng là tình trạng sốt cao do tiếp xúc lâu dài với sức nóng (có thể do ánh nắng mặt trời, hay làm việc ở môi trường nóng) khiến cho cơ thể bị rối loạn cơ chế điều hòa thân nhiệt dẫn đến nhiệt độ của cơ thể tăng cao quá mức (có thể > 41,5 độ C). +Nếu không được cấp cứu xử trí kịp thời, nạn nhân sẽ rơi vào hôn mê và tử vong 2.Nguyên nhân: - Phơi nắng kéo dài (do làm việc hoặc vui chơi…) nhất là ở vùng có khí hậu nóng và ẩm ở nước ta. - Thời tiết quá nóng và ẩm khiến mồ hôi khó bốc hơi để làm mát cơ thể dẫn đến thân nhiệt gia tăng. - Lao động trong môi trường nóng bức như công nhân nhà máy luyện cán thép, lò thuỷ tinh, binh lính tập trận… - Người già và trẻ em dễ bị cảm nóng hơn do khả năng thích ứng với khí hậu nóng không tốt.
  2. -Ngoài ra người dùng thuốc giảm tiết mồ hôi và người có cấu tạo bất thường ở tuyến mồ hôi, người bệnh tiểu đường, tim mạch, bệnh thận, bướu cổ cũng dễ bị cảm nóng. 3. Điều kiện thuận lợi + Nhiệt độ không khí cao, ẩm và không có gió +Thiếu nước uống, khiến cơ thể bị nóng quá làm rối loạn hệ thần kinh trung ương. + Hệ thần kinh yếu (nhất là thần kinh của trẻ nhỏ) rất nhạy cảm với nhiệt, khi bị quá nóng dễ bị rối loạn tuần hoàn não, phù não và có thể chảy máu não. +Từ đó làm rối loạn hoạt động của tim mạch và hô hấp, đồng thời kèm theo rối loạn về chuyển hóa (muối, nước), hạ glucoza huyết gây ra một bệnh cảnh rất nguy kịch là “trúng nóng”. +Trang phục không thích hợp (quần áo không hút mồ hôi như ny-lông, lụa…) + Uống nhiều rượu, ăn quá nhiều. III.Triệu chứng *Triệu chứng nổi bật là những dấu hiệu về thần kinh *Triệu chứng Lâm sàng thường chia làm hai giai đoạn 1. Giai đoạn nhẹ:
  3. +Thoạt đầu người vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ nhừ, cảm giác nghẹt thở, có khi đau bụng, nôn mửa. +Người mệt lả, đổ mồ hôi, da tái xanh, chân tay lạnh, mạch nhanh, yếu + Trẻ đột nhiên khóc thét, vật vã rồi li bì, nhiều trẻ lên cơn giật + Người lớn thì thấy tối tăm mặt mũi, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn. + Sốt cao (trên 40 độ C), mặt đỏ bừng, thân mình cũng đỏ (do giãn mạch), da khô, nóng, vã mồ hôi, hơi thở nhanh và nóng, tim đập nhanh, mạch nhỏ, khó bắt, rất khát nước 2. Giai đoạn nặng: +Mê man, da nóng đỏ, khô, thở nhanh, nông, mạch nhanh, yếu, có thể bị liệt ½ người, tiêu tiểu không tự chủ, lên cơn co giật, mê sảng, hôn mê. Nhiệt độ cơ thể tăng cao có khi > 41,5 độ C +Hội chứng mất nước, truỵ tim mạch (da tái nhợt, chân tay lạnh, mạch và huyết áp không đo được, vô niệu), hôn mê, thỉnh thoảng có những cơn ngừng thở... IV.Xử trí: 1.Trúng nóng nhẹ: + Cho nạn nhân nằm chỗ mát + Cho uống nhiều nước: nước muối loãng, nước khoáng, nước trái cây, nước dừa, nước pha với gói Oresol (1 gói pha 1 lít nước sạch).
  4. + Sau đó chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị tiếp. 2. Trúng nóng nặng: + Gọi cấp cứu ngay. + Xử trí trong khi chờ đợi cấp cứu - thì bằng mọi cách làm cho bệnh nhân bớt nóng như: - Làm mát bằng phương pháp bốc hơi nước: đưa ra chỗ mát, thoáng khí, cởi bỏ quần áo, lau người bằng nước mát, quạt mát.... - nhúng áo, chăn vào nước lạnh rồi quấn lên người bệnh nhân, thay chăn liên tục cho mát. - Nếu có sẵn nguồn nước, cho hẳn bệnh nhân vào nước, - chườm đá lạnh để giảm nhanh nhiệt độ cho bệnh nhân. - Nếu bệnh nhân còn tỉnh, cho uống nhiều nước như xử trí trúng nóng nhẹ. + Theo dõi mạch, nhiệt độ cơ thể (bằng đặt nhiệt kế ở miệng hoặc trực tràng) và ngừng quá trình làm mát khi thân nhiệt đã hạ. + Chú ý: với trẻ em không nên làm lạnh trực tiếp bằng nước đá hoặc túi nước đá (có thể làm nạn nhân rét run). Nếu trẻ tỉnh, cho uống nước mát, nước quả, sirô. Nếu trẻ không uống được phải khẩn trương chuyển trẻ đến cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu để hỗ trợ. V. Đề phòng: ++ Rèn luyện thích ứng với điều kiện thời tiết nóng và ẩm ở nước ta.
  5. + Uống nước nhiều khi lao động, vui chơi ngoài trời nóng (nước dừa, nước trái cây, nước khoáng). + Mặc đồ thoáng, mát bằng vải coton dễ hút mồ hôi khi trời nóng. + Không nên cho trẻ con chơi đùa ngoài trời nắng giữa trưa. + Không uống nhiều rượu, ăn quá no khi thời tiết quá nóng. + Những người bị các bệnh như tiểu đường, bướu cổ, bệnh tim mạch, bệnh thận… cần thận trọng khi phải đi du lịch ngoài trời nắng nóng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2