intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đinh nhọt

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

82
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là trạng thái viêm nhiễm do vi khuẩn staphylococcus gây nên tại một nang lông và tuyến bã liên quan. Bệnh thường xảy ra ở đầu, mặt và tứ chi. Bắt đầu, bệnh xuất hiện như một hạt kê hay một mụn nhỏ, có chân sâu, màu đỏ hoặc tía. Tổn thương thường nóng và đau, có chân cứng như đinh. Sau vài ngày thì có mủ, đau sẽ dịu bớt khi thoát mủ. Nếu đinh nhọt được chích nặn quán sớm, thường có sốt, đau nhức, rối loạn tâm thần, chóng mặt, nôn nao và chỗ viêm sẽ lân rộng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đinh nhọt

  1. Đinh nhọt Là trạng thái viêm nhiễm do vi khuẩn staphylococcus gây nên tại một nang lông và tuyến bã liên quan. Bệnh thường xảy ra ở đầu, mặt và tứ chi. Bắt đầu, bệnh xuất hiện như một hạt kê hay một mụn nhỏ, có chân sâu, màu đỏ hoặc tía. Tổn thương thường nóng và đau, có chân cứng như đinh. Sau vài ngày thì có mủ, đau sẽ dịu bớt khi thoát mủ. Nếu đinh nhọt được chích nặn quán sớm, thường có sốt, đau nhức, rối loạn tâm thần, chóng mặt, nôn nao và chỗ viêm sẽ lân rộng. Trường hợp nặng, có thể mê man, co giật, triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết. Điều trị: Chọn huyệt tại chỗ và ở xa. Châm nông xung quanh đinh nhọt. Chỉ định huyệt:
  2. Các huyệt A thị, Linh đài, Thân trụ. Huyệt theo triệu chứng. Sốt cao: Đại chuỳ, Hợp cốc. Trường hợp nặng có mê man: Lao cung, Thần môn. Ghi chú: Mỗi ngày châm một hay hai lần, chọn 2 – 3 huyệt mỗi lần điều trị Lưu kim 15 phút. Trường hợp có những triệu chứng toàn thân nặng hoặc nhiễm khuẩn huyết, cần phối hợp các biện pháp cấp cứu khác.
  3. Viêm nhiều dây thần kinh - Viêm nhiều dây thần kinh còn gọi là viêm dây thần kinh ngoại biên, là trạng thái rối loạn cảm giác đối xứng kèm theo cóc liệt mềm. Những triệu chứng ở khu vực xa thường nặng hơn ở khu vực gần gốc chi, có hiện tượng tiến triển hướng tâm dần dần. Bệnh khởi phát thầm lặng, tê, có cảm giác căng tức hoặc ngứa ở các chi. Về sau, bị mất cảm giác từng phần hoặc toàn bộ. Do những triệu chứng ở xa thường biểu hiện rõ nét hơn, nên có hiện tượng phân bố cảm giác bất thường theo kiểu “lồng găng tay” hay “đi bít tất chân”. Các dấu hiệu rối loạn vận động như các ngón tay không nắm chặt, giảm cơ lực ở tứ chi, teo cơ và liệt mềm (có thể bị liệt rũ bàn tay hay bàn chân). - Thoạt đầu, có khi tăng phản xạ gân; về sau, hiện tượng này giảm dần hoặc không còn nữa. - Bệnh này thường do nhiễm trùng hay nhiễm độc gây nên, chẳng hạn như bệnh bạch hầu, hoặc các bệnh nhiễm trùng cấp tính hay mạn tính khác, hoặc nhiễm độc kim loại nặng như thạch tín, chì và thuỷ ngân; nhiễm độc cacbon oxyt, cacbon disunfit, sunfonamit, furaxilin hay isoniazit. Các bệnh do rối
  4. loạn chuyển hoá và suy dinh dưỡng (viêm dạ dày – ruột mạn tính, bệnh tê phù) có thể là nguyên nhân gây ra bệnh này. - Điều trị: Chọn huyệt tại chỗ và các huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Châm kích thích nhẹ. Có thể áp dụng cứu. - Chỉ định huyệt: Bát liêu (kỳ huyệt), Khúc trì, Ngoại quan, bát phong (kỳ huyệt), Túc tam lý, Tam âm giao. - Mỗi ngày châm một lần, lưu kim 10 – 15 phút. Có thể điều trị nội khoakết hợp với cứu.
  5. Viêm nhiễm trong khung chậu Viêm nhiễm trong khung chậu bao gồm viêm nhiễm các cơ quan và các tổ chức phần mềm trong khung chậu. Triệu chứng lâm sàng biểu hiện: đau bụng dưới, nếu bệnh kéo dài thì thấy xuất hiện một khối u. Có thể kèm theo rối loạn kinh nguyệt, ra khí hư, đau lưng… Khám thấy: đau khi chạm vào cổ tử cung, đau nhức thân tử cung, đau bụng dưới thể hiện rõ những cơn đau trội lên. Điều trị: Sử dụng huyệt tại chỗ và huyệt vị theo triệu chứng. Kích thích vừa phải. Có thể áp dụng cứu. Chỉ định huyệt: Quan nguyên, uy lai, Thượng liêu, Thứ liêu, Trung liêu, Hạ liêu, Tam âm giao. Huyệt vị theo triệu chứng Khí hư : Đại mạch Đau lưng: Thận du Điều trị mỗi ngày một lần hoặc cách nhật. Lưu kim 15 – 20 phút. Trong bệnh cấp tính, cần phối hợp điều trị nội khoa thích hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2