intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quả NHÓT

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

107
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với Sấu, Bồ quân.. Nhót là một trong những trái cây đặc biệt luôn được ghi nhó trong tâm tư người Bắc 'di cư' 54. Nhót có nhiều kỷ niệm vơi thời học sinh và cũng là một món quà' vặt' rất được các thiếu nữ tuổi học trò ưa thich.. Nhà văn Vũ Bằng trong bài 'Tháng năm, nhớ nhót, mận, nếp và lá móng' đã viết : ..' ấy là vì tháng năm là mùa nhót, nhưng làm cho tôi nhớ nhót nhiều là tại vì nhà nào ở Bắc, vào ngày Tết Đoan ngọ, mồng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quả NHÓT

  1. Quả NHÓT Cùng với Sấu, Bồ quân.. Nhót là một trong những trái cây đặc biệt luôn được ghi nhó trong tâm tư người Bắc 'di cư' 54. Nhót có nhiều kỷ niệm vơi thời học sinh và cũng là một món quà' vặt' rất được các thiếu nữ tuổi học trò ưa thich.. Nhà văn Vũ Bằng trong bài 'Tháng năm, nhớ nhót, mận, nếp và lá móng' đã viết : ..' ấy là vì tháng năm là mùa nhót, nhưng làm cho tôi nhớ nhót nhiều là tại vì nhà nào ở Bắc, vào ngày Tết Đoan ngọ, mồng năm tháng năm, cũng giết sâu bọ bằng rượu nếp, mận, nhót và bỏng bộp..' Riêng về nhót, ông viết như sau : ..' tôi muốn kêu Trời lên một tiếng để xem Trời có cách gì cho tôi được ăn một quả nhót, và chỉ một quả thôi, để cho đỡ thèm thuồng nhớ tiếc. Nhớ như thế nào, có phải là tiếc nhớ thèm thuồng, tiếc nhớ cả một thuở thiếu thời xanh mướt mộng thần tiên, đi học về, mua nhót đầy hai túi áo, lấy
  2. ra từng quả, xoa vào tay áo cho hết bụi, rồi bóp cho mềm, chấm muối ớt, mút sì sà sị sụp..' Đó là nhót chín.. Nhót xanh thì lại nhớ cách khác, nhớ là cứ vào khoảng cuốt tháng tư, vợ mua nhót xanh về nấu canh ăn sướng quá, sướng không biết thế nào mà nói..' Chi thực vật Elaeagnus (Nhót) thuộc họ Elaegnacea có khoảng 70 loài, đa số phân bố trong những vùng ôn đới và cận nhìệt đới Á châu như Trung Hoa, Nhật, Việt Nam; tuy nhiên cũng có những loài xuất hiện tại vùng Đông Bắc lục địa Úc (E. triflora), Đông Nam Châu Âu (E. angustifolia) và cả ở Hoa Kỳ (E. commutata). Một số cây cho quả ăn được, có thể được trồng và cho lai tạo để tuyển giống, trong khi đó đa số cho quả nhỏ, đắng và chát, không ăn được. Tại Việt Nam có 4-5 loài nhót có giá trị kinh tế, cho quả chua-ngọt dùng làm thực phẩm..Tại Trung Hoa có một số loài được trồng để làm thuốc. Nhót tại Việt Nam : Tại Việt Nam có một vài loài đáng chú ý như : Elaeagnus latifolia : Nhót ; Bastard oleaster, Latiphyllus oleaster. Pháp : Olivier de Bohême, Latiphylle olive. Trung Hoa : Hồ đôi tử.
  3. Cây thuộc loại bụi trung bình, phân cành nhiều. Cành có thể vươn dài không gai hay có gai do s ự biến đổi của các cành nhỏ. Lá mọc so le. Phiến lá hình bầu dục dài 4-10 cm, rộng 2-2.5 cm; gốc tròn và đầu nhọn. Mặt trên của lá màu lục xậm, mặt dưới trắng bạc. Cuống lá dài 6-10 mm. Hoa màu vàng rơm, mọc đơn độc hay tụ 2-3 hoa nơi kẽ lá, có 4 lá đài và 4 nhị. Quả thuộc loại hạch, hình bầu dục, dài 2.5-3 cm, khi chín màu đỏ tươi trong có cùi mềm, mọng nước, vị chua ăn được. Hạt nhọn ở hai đầu, có 8 sống dọc. Cành, lá, hoa và quả đều có vảy lông trắng óng ánh. Cây rụng lá hàng năm vào mùa đông; trổ hoa trong các tháng1-2, ra quả trong các tháng 3-4 Elaeagnus conferta : Nhót dại Cây mọc thành bụi, cành có thể vươn dài 5-6 m, nhánh có khi có gai. Phiến lá dài 5-18 cm, mặt dưới có nhiều lông bạc, có khi hơi vàng. Hoa nhỏ mọc tại nách lá, hình ống rất nhiều lông vàng nhạt. Quả thuôn hơi phình dạng quả lê nhỏ 10-25 mm, khi chín màu đỏ tươi. Cây trổ hoa vào các tháng 3-4, ra quả trong các tháng 4-5. Tại VN, Nhót dại phân bố từ miền Bắc vào đến Khánh Hòa (Nha Trang).
  4. Ghi chú : theo sách ' Cây có vị thuốc tại Việt Nam' của Phạm Hoàng Hộ, trang 251, thì 2 loái E. conferta và E. latifolia là một. Tuy nhiên theo Võ văn Chi trong 'Sách tra cứu tên Cây cỏ VN' thì đây là 2 cây khác nhau. Các loài nhót khác tại VN : Tại VN còn có một số loài nhót khác, ít thông dụng hơn, gặp tại những vùng rừng núi Nam Trung Hoa với Việt Nam như Lào cay, Hòa bình : Elaeagnus gonyanthes: Nhót núi, nhót hoa vuông. Quả nhỏ cỡ 1.5 cm, vị hơi đắng thường dùng làm thuốc Elaeagnus loureii : Nhót Loureiro. Quả cỡ 1.5 cm, vị chua. Eleagnus bonii : Nhót rừng. Quả mọng nước, vị hơi chua, có thể ăn tươi hoặc nấu canh. Nhót tại Trung Hoa, Nhật, Triều Tiên : Tại Trung Hoa và các nơi khác ở Á châu có một số loài nhót, tuy không gặp tại Việt Nam, thường được trồng làm cây cảnh nhưng quả cũng được dùng làm thực phẩm và làm thuốc;
  5. Elaeagnus multiflora : Nhót bạc. Goumi, Natsugumi hay Cherry silverberry. Đây là loài nhót thường gặp nhất tại Trung Hoa và được chính thức dùng làm thuốc trong dược học cổ truyền Tàu hay thuốc Bắc Cây mọc thành bụi hay tiểu mộc có thể cao 2-8 m, thân có thể có đường kính đến 30 cm, vỏ thân màu nâu xậm. Đọt phủ đầy vẩy nhỏ đỏ-nâu. Lá hình soan hay thuôn dài, dài 3-10 cm, rộng 2-5 cm. Phiến lá có mặt trên màu lục, mặt dưới màu từ bạc sang nâu-cam, phủ nhiều vẩy nhỏ. Hoa mọc đơn độc hay thành đôi nơi nách lá, hoa màu vàng-trắng nhạt có mùi thơm, nở vào giữa mùa Xuân. Quả tròn hay hơi thuôn, lớn chừng 1 cm, màu cam nhạt-bạc, khi chin chuyển sang đỏ. Quả mọc treo trên một cuống dài 2-3 cm. Quả chín vào cuối hè, mọng nước, vị hơi chua-ngọt. Elaeagnus umbellata : Nhót Nhật. Japanese silverberry, Autum-olive Nhót Nhật có nguồn gốc trong vùng Đông Á, từ phía Đông Himalaya sang đến Nhật và được du nhập sang Bắc Mỹ. Cây mọc thành bụi hay tiểu mộc cao từ 4-10m, có nhiều gai. Lá mọc cách dài 4-10 cm, rộng 2-4 cm; phiến lá nguyên nhưng mép lá cong. Lá màu bạc do phủ vẩy trắng vào đầu mùa xuân, nhưng sau đó mặt trên chuyển sang xanh lục khi vẩy rụng dần.
  6. Hoa mọc thành cụm 1-7 hoa nơi nách lá, có mùi thơm, 4 cánh thùy màu vàng-trắng nhạt. Quả thuôn lớn chừng 0.6-0.8 cm, màu vàng có ánh bạc, khi chín chuyển sang đỏ có đốm nâu hay bạc. Quả có vị chua-ngọt ăn khá ngon. Cây trổ hoa vào các tháng 5-6, quả chín vào các tháng 10-11. Cây rất được ưa chuộng tại Bắc Ấn độ, Nhật được trồng làm hàng rào, cây cảnh do màu sắc của lá, huơng thơm của hoa và lấy quả. Nhót tại Bắc Mỹ : Tại Bắc Mỹ, trong vùng Nam Alaska, British Columbia sang phía Manitoba và xuống đến Bắc Utah, có loài Elaeagnus commutata còn gọi là American silverberry hay Wolf willow. Cây mọc thành bụi hay tiểu mộc cao 1-4 m. Lá hình mũi giáo rộng, dài 2-7 cm, cả hai mặt màu trắng bạc phủ nhiều vẩy nhỏ. Hoa màu vàng, có mùi thơm. Quả hình trái soan dài 9-12mm cũng phủ vẩy, tuy ăn được khi chin nhưng không được ưa chuộng. Cây thường được trồng làm cây cảnh do màu bạc của lá. Elaeagnus angustifolia hay Russian silverberry, Russian olive tuy có nguồn gốc từ Trung Á (tại vùng Nam Nga, Kazakhstan sang đến Thổ Nhĩ Kỳ) nhưng đã được du nhập vào Bắc Mỹ từ giữa thế kỷ 19 và phát triển khá mạnh tại Hoa Kỳ. Cây cũng mọc thành bụi hay cây nhỏ 5-7m. Chồi, lá đều
  7. phủ vẩy nhỏ màu bạc hay màu đồng. Lá hình mũi giáo, mọc xen dài 4-9 cm rộng 1-2.5 cm mép lá mịn. Hoa rất thơm mọc thành nhóm 1-3 hoa nơi nách lá, màu vàng-kem. Quả thành chùm như cherry, màu đỏ-cam phủ vảy trắng bạc, quả lớn 1-1.7 cm, vị ngọt-chua. Cây được trồng làm cây cảnh nhưng hiện được xem là một loại cây 'xâm lăng = invasive' vì dễ trồng, lan tràn mạnh gây tác hại đến các cây địa phương. Thành phần hóa học và dinh dưỡng : Theo 'Cây thuốc và động vật dùng làm thuốc ở VN' của Viện Dược liệu, tập 2 trang 468. Quả nhót E. latifolia chứa: Protid 1.25 %, acid hữu cơ 2%, carbohydrate 2.1%, cellulose 2.3%, Calcium 27 mg %, Phosphorus 30 mg % , Sắt 0.2 mg%. Theo 'Phytochemical and Ethnobotanical Databases' của J. Duke. Quả E. umbellatus (Nhót Nhật) chứa (100 gram phần ăn được, bỏ hột) : - Chất đạm 4.47 g - Chất đường tổng cộng 8.34 g - chất đường nghịch chuyển chiếm 8.13 g - Chất béo 0.51 g
  8. - Calcium 1.07 mg - Sắt 0.07 mg - Magnesium 1.01 mg - Phosphorus 2.355 mg - Thiamine 0.04 mg - Riboflavine 0.02 mg - Tocopherol 0.02 mg - Vitamin C 12.04 mg Trong quả còn có các flavonoids, tannic acid, acid hữu cơ như tartric, citric, malic.. Lượng chất chua tổng cộng chiếm 1.51 g/100 gram quả. Cũng theo J. Duke : Lá (Elaeagnus angustifolia) chứa các chất tạo vị chát như caffeic, chlorogenic, ellagic, ferulic acid; các flavonoids như kaempferol, quercetin; các hợp chất khác loại p-coumaric acid, sinapic acid.
  9. Vò thân chứa nhiều hợp chất phức tạp như calligonine, catechin, epi- catechin, nhóm harman (harman, dihydro harman, tetrahydroharman) nhóm harmol (harmom, methyl-tetrahydroharmol), oleanolic acid. Hạt chứa Chất đạm (0.42g/ 100g). Chất béo (0.27 g). Trong thành phần dầu béo có các acid béo như palmitic, palmitoleic, stearic acid.. Rễ chứa các hợp chât loại harman va harmol, hợp chất phức tạp loại carboline. Hoa chứa tinh dầu loại ethyl cinnamate, cinnamic-ethyl ester, flavones và polyphenols Các nghiên cứu khoa học về Nhót : - Một số nghiên cứu tại Viện Dược liệu Việt Nam ghi nhận : Chế phẩm từ lá nhót có những tác dụng kháng một số vi khuẩn gram dương và gram âm, đặc biệt là đối với các shigella. Khi thử trên động vật, chế phẩm từ lá nhót có tác dụng ức chế quá trình viêm cấp tính và mãn tính; gia tăng sự co thắt của bắp thịt tử cung nhưng không ảnh hưởng trên cơ trơn của ruột
  10. Nghiên cứu tại ĐH Dược, Viện ĐH Mashhad (Ba Tư) ghi nhận dịch chiết bằng nước và bằng ethanol từ quả (E. angustifolia) tạo ra một hiệu ứng làm thư giãn bắp thịt nơi chuột thử nghiệm, hiệu nghiệm tương đương với liều diazepam 1mg/kg. Hoạt tính này được xem là do các flavonids trong quả (Journal of Ethnopharmacology Số 84-2003). Một nghiên cứu khác, cũng tại ĐH này ghi nhận khi chích dịch chiết trên qua màng phúc toan cũa chuột thữ nghiệm, hoạt tính giảm đau và ngừa đau xẩy ra rõ rệt, khi dùng các thử nghiệm để chuột trên dĩa nóng..(Fitoterapia Số 72-2001) Nghiên cứu tại Phân khoa Canh Nông ĐH Azad Jammuand Kashmir, Pakistan ghi nhận: Dịch chiết bằng ether hoa của E.umbellata có hoạt tính kháng khuẩn khá mạnh với E. coli, P.aeruginosa, S. aureus và Bacillus subtilis. Trong khi đó các dịch chiết từ lá và quả đều có những hoạt tính kháng khuẩn mạnh hay yếu khác nhau và phần chiết từ nước là yếu nhất. Dịch chiết từ quả bắng acetone có hoạt tính diệt trùng mạnh trên P.aeruginosa. (Saudi Medical Journal Số 28-2007) Tại Rumania, một chế phẩm dưới dạng kem thoa ngoài da chứa 6 % g chất chiết từ hoa E. angustifolia , qua các thử nghiệm trên thỏ cho thấy hoạt
  11. tính làm lành vết thương rất tốt. Chất chiết từ hoa được tiêu chuẩn hóa, cần phải chứa flavones (0.965-1.465%) và polyphenols (1.076-1.348%) Nhót trong Dược học cổ truyền : Dược học cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam dùng quả, lá và rễ của cây Nhót để làm thuốc. Quả = Hồ đôi tử được xem là có vị chua-chát, tính bình tác động vào các kinh mạch thuộc Phế, Đại tràng; có các tác dụng 'chỉ khái, bình suyễn, chỉ huyết và chỉ tả' Quả được thu hái khi chín và phơi khô trong bóng mát. Quả nhót được dùng để trị các chứng kém tiêu hóa, kiết lỵ, ho suyễn, băng huyết, ung loét. Liều dùng 7-9 quả mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. Quả có thể bồi bổ Tỳ và Vị, trị tiêu chảy, trị mộng tinh, điều hòa kinh nguyệt..(Dùng 30 gram quả khô với 30 gram quả Sơn tra; sao đến chín vàng rồi chưng cách thủy, ăn mỗi buổi tối khi đi ngủ). Tại Trung Hoa, quả Nhót cũng được chế biến dưới dạng cao lỏng và ngâm rượu để làm thuốc bổ : Cao lỏng : Dùng 1000 gram quả nhót vừa chín tới, hay 500 gram nhót khô, nấu chín trong 2 giờ, Lọc qua vải thô để bỏ bã
  12. rồi cô đặc đến khi vừa quánh.(Cao lỏng có thể d ùng uống trị bệnh ăn khó tiêu, hoặc đắp vết thương trị ung loét). Ngâm rượu : Ngâm 500 gram quả khô trong 1 lit rượu trắng (vodka hay sake). Ngâm trong 10 ngày, lắc đều mỗi ngày 1-2 lần. Rễ : Tại Trung Hoa, Rễ phơi khô của Elaeagnus oldhamii đưọc dùng làm thuốc. Taiwan gọi là I-wu-ken (Nghi ngô căn) Phúc kiến là Pai-yeh tzu ken. Vị thuốc được xem là có vị chua-chát, tính bình với các tác động 'khu phong', khử thấp, giáng Khí, bình suyển, bổ thận và phá ứ dùng trị đau nhức do phong thấp, đau lưng và suy thận. Lá : Lá được xem là vị thuốc trị ho (do phế hư), hơi thở ngắn (khí đoản), trị ung nhọt. (giã nát, đắp bên ngoài). Tại Nhật : Quả của E. umbellata được xem là một 'thực phẩm chức năng' hổ trợ cho sức khỏe, dùng giúp các bệnh nhân ung thư tăng cường hệ miễn nhiễm. Hoa dùng trợ tim và thu liễm. Hạt và dầu ép từ hạt để trị ho. Tại Trung Đông : Quả của E. angustifolia, phơi khô tán thành bột dùng với sữa để trị sưng xương khớp và đau các khớp xương. Tài liệu sử dụng :
  13. Cây thuốc và Động vật làm thuốc tại Việt Nam, Tập 2 (Viện Dược liệu) Wild Fruits of the Sub-Himalayan Region (C. Parmar & M. Kaushal) Cornucopia (S. Facciola) Fruits as Medicine (Dai Yin-fang) Oriental Materia Medica (Hong-Yen Hsu) Medicinal Plants of China (J. Duke & E. Ayensu) Tiến sĩ Dược Khoa Trần Việt Hưng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2