Tài sản lưu động
lượt xem 198
download
Tài liệu "Tài sản lưu động" nhằm giúp bạn nắm vững các kiến thức về lợi tức cổ phần, tài sản lưu động, số vòng quay tài sản lưu động, quản lý vốn lưu động. Cùng tham khảo nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài sản lưu động
- Lợi tức cổ phần ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông và do vậy, cũng là mối quan tâm hàng đầu của người đầu tư vào cổ phiếu của một công ty. Về cơ bản lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần được chia làm 2 phần: - Phần lợi nhuận dành để chia cho cổ đông được gọi là lợi tức cổ phần - Phần lợi nhuận để lại không chia còn được gọi là lợi nhuận lưu giữ hay lợi nhuận giữ lại. Bộ phận này chủ yếu để tái đầu tư tăng thêm vốn cho sự phát triển của công ty. Lợi tức cổ phần ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông và do vậy, cũng là mối quan tâm hàng đầu của người đầu tư vào cổ phiếu của một công ty. Lợi tức 1 cổ phần trong năm của một công ty cổ phần có thể được xác định theo công thức sau: Lợi tức 1 cổ phần thường = Số lợi nhuận sau thuế trong năm giành trả cho cổ đông thường / Tổng số cổ phần thường đang lưu hành Để đánh giá mức độ chi trả lợi tức cổ phần của công ty trong năm người ta còn sử dụng chỉ tiêu hệ số chi trả cổ tức. Hệ số này đo lường tỷ lệ phần trăm thu nhập của công ty dành trả cho cổ đông thường dưới dạng lợi tức cổ phần và có thể xác định theo công thức sau: Hệ số chi trả cổ tức = Lợi tức một cổ phần thường / Thu nhập của một cổ phần thường trong năm Trong công ty cổ phần, quyền sở hữu công ty là thuộc về cổ đông, vì thế quyền quyết định cuối cùng về việc phân phối lợi nhuận thuộc về các cổ đông. Tuy nhiên những người lãnh đạo và quản lý công ty đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng có tính chất chiến lược về phân chia hay nói cách khác đi là trả lợi tức cho cổ đông. Tầm quan trọng của định hướng phân chia lợi tức cổ phần của mỗi công ty thể hiện ở chỗ: - Thứ nhất: Định hướng phân chia lợi tức cổ phần ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cổ đông. Bởi lẽ, thông thường đại bộ phận cổ đông đầu tư vào công ty là trông đợi vào lợi tức cổ phần. Vì thể tình hình tăng giảm lợi tức cổ phần của mỗi công ty ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán. - Thứ hai : Định hướng phân chia lợi tức cổ phần ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của một công ty. Kinh nghiệm của công ty cổ phần ở nhiều nước cho thấy lợi nhuận lưu giữ chiếm một tỷ lệ đáng kể nguồn vốn bên trong của công ty (bao gồm tiền khấu hao và lợi nhuận lưu giữ) cho sự đầu tư tăng trưởng. Trong khi đó, định hướng phân chia lợi tức cổ phần quyết định đến số lợi nhuận lưu giữ. Chính vì những lẽ trên, đòi hỏi những người lãnh đạo và quản lý công ty phải cân nhắc xem xét trong việc đề ra định hướng phân chia lợi tức cổ phần một cách hợp lý, phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của công ty tài sản lưu động(tài sản ngắn hạn) là tài sản có tính thanh khoản cao(dễ chuyển thành tiền/tương đương tiền) từ ms 110158 trên bảng CĐKT là tài sản ngắn hạn Người ta không sử dụng khái niệm VLĐ. Chỉ có khái niệm vốn hoạt động Vốn hoạt đông = tài sản ngắn hạn nợ ngắn hạn
- Số vòng quay tài sản lưu động là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua việc sử dụng tài sản lưu động. Tỷ số này được tính bằng cách lấy doanh thu trong một kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân của tài sản lưu động trong cùng kỳ. Giá trị bình quân tài sản lưu động bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Số vòng quay tài sản lưu động còn cho biết mỗi đồng tài sản lưu động đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu Tỷ số thanh khoản Tỷ số thanh khoản hiện thời · Tỷ số thanh khoản nhanh Số vòng quay hàng tồn kho · Số ngày tồn kho · Số vòng quay khoản Tỷ số hiệu quả hoạt phải thu · Kỳ thu tiền bình quân · Số vòng quay tài sản lưu động · Số động vòng quay tài sản cố định · Số vòng quay tổng tài sản Tỷ số nợ trên tài sản · Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu · Tỷ số khả năng Tỷ số quản lý nợ trả lãi · Tỷ số khả năng trả nợ Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu · Tỷ số sức sinh lợi căn bản · Tỷ số lợi Tỷ số khả năng sinh lời nhuận trên tài sản · Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ số tăng trưởng Tỷ số lợi nhuận giữ lại · Tỷ số tăng trưởng bền vững Tỷ số giá thị trường Tỷ số P/E · Tỷ số M/B Theo em vốn lưu động (em vẫn thấy nhiều người gọi thế này, chứ vốn hoạt động em nghe lạ tai hơn :D) có thể được tính theo cả 2 công thức: VLĐ = Tổng nguồn vốn
- dài hạn - Tổng tài sản dài hạn (1) = Tổng tài sản ngắn hạn - Tổng nợ ngắn hạn (2) Điều này có thể được giải thích: Nguồn vốn (X) = Nguồn vốn dài hạn (A) (Gồm Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn) + Nợ ngắn hạn (B) Tài sản (X) = Tài sản dài hạn (C) + Tài sản ngắn hạn (D) Tài sản = Nguồn vốn =X=A+ B=C+D VLĐ tính theo công thức (1) = A-C=A- (X - D) = A +D-X VLĐ tính theo công thức (2) = D-B=D- (X - A) = A +D-X Kết quả là như nhau, nếu khác có lẽ là cách hiểu về vốn lưu động. Chẳng hạn như theo công thức 1: Tài sản dài hạn là loại tài sản
- có tính thanh khoản thấp, đòi hỏi được tài trợ hết bằng một nguồn vốn dài hạn (Vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn), phần dôi ra của nguồn vốn dài hạn sau khi đã tài trợ hết tài sản dài hạn chính là vốn lưu động. Theo công thức 2: Tài sản ngắn hạn còn được gọi là tài sản lưu động. Nó được tài trợ 1 phần bởi nợ ngắn hạn (vay ngắn hạn, người mua trả trước, phải trả người bán), phần dôi ra sau khi lấy tài sản ngắn hạn trừ nợ ngắn hạn chính là vốn lưu động. Từ đó ta có công thức tính Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn. Như vậy theo em nghĩ rõ
- ràng Vốn lưu động và Tài sản lưu động hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng trong 1 bài tập em làm hộ bạn gái, thầy giáo lại chia Tổng vốn theo 2 cách 1/ Theo sở hữu: Tổng vốn = Vốn chủ sở hữu + Vốn vay 2/ Theo tính chất: Tổng vốn = Vốn lưu động + Vốn cố định. Vậy anh chị giải thích cho em cái này, có phải thầy giáo nhầm vốn lưu động với tài sản lưu động (ngắn hạn), và vốn cố định với tài sản cố định (dài hạn) không. Nếu không nhầm thì 2 cách tính này theo em ko ra kết quả như nhau. Ngày gửi: 12/06/2009 - 11:44
- Báo cáo vi phạm Trích dẫn Câu trả lời này có ích với bạn không? Có (0) Không (0) Bạn được cộng 10 điểm cho trả lời này hai công thức mà mình bôi đen là hoàn toàn đúng cả ý nghĩa kế toán lẫn số học. Và như bạn kết luận thì 2 công thức này cho ra cùng kết quả. Ở đây mình không chắc chắn mình suy diễn đúng nhưng Vốn lưu động được tính từ 2 đẳng thức kế toán của bạn nên hiểu đây chính là nguồn vốn của doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (tất nhiên với khả năng quay vòng nhanh và đựơc biểu hiện dưới hình thái các tài sản ngắn biet_tuot hạn có tính khả thanh cao). Và tôi nhất trí với câu trả lời của một bạn ở trên là: đây là vốn hoạt động! Bạn sẽ hiểu dễ dàng hơn khi nhìn nhận như sau: Trên bảng cân đối kế toán (2 cột) cột bên phải sẽ là nguồn vốn của doanh nghiệp gồm các chỉ tiêu như bạn đã nêu và bên trái là cột tài sản (vốn). Ở đây, theo đẳng thức được chuyển hoá ở trên nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp sẽ được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn trước (0) và khi nó chưa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn thì một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn kinh doanh (1) sẽ được đem tài trợ cho tài sản dài hạn, tiếp đó nếu nguồn vốn dài hạn chưa tài trợ được cho tài sản dài hạn thì nợ ngắn hạn sẽ được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn (2). (bạn chú ý phần mình bôi đen; (2) bao gồm cả (1) và (0) bạn nhé). Khi trường hợp (1) xẩy ra nghiễm nhiên nguồn vốn dài hạn đã đảm bảo tài trợ cho tài sản dài hạn thì một phần vốn tự có của doanh nghiệp sẽ được sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn (hay lưu động). Khi trường hợp (2) xẩy ra thì có nghĩa doanh nghiệp không có vốn lưu động mà phải dựa vào vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vốn lưu động của doanh nghiệp là âm (). Với trường hợp (0): ngiã là vốn vay dài hạn không những đủ tài trợ cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp mà còn tài trợ sang tài sản lưu động của doanh nghiệp nữa. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng đến vốn vay khi chưa sử dụng vốn tự có (các tổ chức tín dụng sẽ không dễ dàng giải ngân cho các doanh nghiệp thừa vốn này đâu ạ). Đến đây, sẽ có người phản bác lại tôi rằng do tôi thừa nhận trình tự tài trợ của các khoản mục nguồn vốn nên trường hợp (0) có thể xẩy ra khả năng là vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tài sản dài hạn nên cần tài trợ của vốn vay dài hạn - Tôi đồng ý với quan điểm này nhưng không thể huy động vốn vay dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động được (sử dụng vốn vay sai mục đích và các ngân hàng giải ngân từng đợt và doanh nghiệp phải trình các giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đang sử dụng đúng mục đích vay; Vốn vay dài hạn luôn phải được tài trợ cho các TS dài hạn đấy là nguyên tắc của các ngân hàng) Và đến đây các bạn lại thấy sơ hở tiếp theo là: Ở trường hợp 2 vô hình chung doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho TS dài hạn à? Có nhiều lý do để giải thích với câu hỏi này: thứ nhất nợ vay ngắn hạn không nhất thiết phải là nợ vay tổ chức tín dụng mà có thể là nợ mà doanh nghiệp chiếm dụng vốn với người bán. Với các tổ chức tín dụng thì khi doanh nghiệp có kết cấu Nợ và tài sản như trên thì họ khó có khả năng giải ngân nhưng họ vẫn giải ngân cho doanh nghiệp vì tin tưởng vào khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai để có thể vận dụng tốt đòn bẩy tài chính hoặc duy trì sản xuất khi giá bán chưa ở mức phải đóng cửa sản xuất. Ngân hàng đặt vào tình thế này khi họ đã lỡ tài trợ cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp và "đâm lao thì phải theo lao mà lấy lao về" mà!
- Về nhu cầu vốn lưu động vấn đề này thường được đề cập trong các kế hoạch kinh doanh bạn à! cụm từ "nhu cầu vốn lưu động" được hiểu như là dự báo về vốn lưu động cần thiết trong tương lai tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. (Ở đây mình cũng muốn nói thêm với bạn rằng: vốn là tài sản hay cách gọi khác của tài sản trên bảng cân đối kế toán là vốn.) và ở đây bạn không nên hiểu nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu chênh lệch trị số từ các đẳng thức trên mà nên hiểu là nhu cầu về tài sản lưu động cần thiết tham gia sản xuất sắp tới được quy ra dưới giá trị tiền tệ kế toán; Đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch kinh doanh vay vốn ngân hàng bằng các nội dung diễn giải về quy mô, vòng quay vốn lưu động các tình huống giả định rồi quy về giá trị theo đơn vị tiền tệ. Câu hỏi: 2 cách 1/ Theo sở hữu: Tổng vốn = Vốn chủ sở hữu + Vốn vay 2/ Theo tính chất: Tổng vốn = Vốn lưu động + Vốn cố định. Như vậy thì "Vốn lưu động" câu hỏi của bạn về cách trả lời của thầy giáo thì vốn lưu động là "tài sản lưu động" trên bảng cân đối kế toán. Đến đây thì kết luận của tôi về câu hỏi của bạn là nêu hiểu cụm từ "vốn lưu động" theo từng ngữ cảnh cụ thể chứ không nhất thiết phải đồng nhất chúng với nhau đâu ạ! Quản lý vốn lưu động ( Bình chọn: 11 Thảo luận: 1 Số lần đọc: 11593) Chúng ta hãy xét một ví dụ đơn giản: một công ty sản xuất nước sốt cho món mì spaghett sử dụng $100 để mua cà chua, hành, tỏi, hạt tiêu..., nhập kho. Một tuần sau, công ty đã chế biến các thành phần này thành nước sốt và xuất kho. Tuần sau đó công ty kiểm tra xem hàng đã tới tay khách hay chưa. Như vậy lượng tiền trị giá $100 đã bị đọng trong vòng hai tuần chính là vốn lưu động của công ty. Nếu công ty thu hồi tiền từ khách hàng càng nhanh thì càng sớm tiến hành quay vòng sản xuất, mua các nguyên liệu mới để tiếp tục sản xuất. Nếu nguyên liệu mua về tồn trong kho cả tháng thì công ty sẽ bị đọng vốn trong thời gian đó và không thể sử dụng lượng tiền này để thanh toán các hóa đơn và các hoạt động đầu tư khác. Vốn lưu động cũng sẽ bị đặt trong tình trạng xấu nếu khách hàng không thanh toán đúng hạn hoặc nhà cung cấp đòi tiền gấp. Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động thường xuyên, hay nói một cách cụ thể hơn đó là lượng tiền cần thiết để tài trợ cho hoạt động chuyển hóa nguyên liệu thô thành thành phẩm bán ra thị trường. Những thành tố quan trọng của vốn lưu dộng đó là lượng hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả. Các nhà phân tích thường xem xét các khoản mục này để đánh giá hiệu quả và tiềm lực tài chính của một công ty. Nhóm tài sản ngắn hạn và các nghĩa vụ nợ ngắn hạn chứa ba loại tài khoản có vai trò đặc biệt quan trọng. Những tài khoản này đại diện cho những mảng trong doanh nghiệp mà nhà quản trị thường xuyên và trực tiếp phải quan tâm xử lý: • Tài khoản phải thu (tài sản ngắn hạn); • Hàng lưu kho (tài sản ngắn hạn), và; • Tài khoản phải trả (nghĩa vụ nợ ngắn hạn) Ngoài ra, những khoản nợ ngắn hạn cũng có vai trò không kém phần quan trọng bởi nó tạo thành một nghĩa vụ trong ngắn hạn của các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Những dạng nợ ngắn hạn thường gặp là nợ ngân hàng và hạn mức tín dụng. Thay đổi trong lượng vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến luồng tiền (hay người ta hay
- nói là lưu chuyển tiền tệ) của doanh nghiệp. Tăng vốn lưu động đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã sử dụng tiền để thanh toán, chẳng hạn cho việc mua hoặc chuyển đổi hàng trong kho, thanh toán nợ,... Như thế, tăng vốn lưu động sẽ làm giảm lượng tiền mặt doanh nghiệp đang nắm. Tuy nhiên, nếu vốn lưu động giảm, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có ít tiền hơn để thanh toán cho các nghĩa vụ nợ ngắn hạn, điều này có thể tác động gián tiếp, và thường khó lường trước, đến vận hành trong tương lai của doanh nghiệp. Theo Investopedia, vốn lưu động là thước đo cho cả hiệu suất và sức mạnh tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Vốn lưu động giảm có thể được dịch ra thành nhiều nguyên nhân. Có thể là doanh nghiệp tập trung bán hàng tốt, nhưng họ phải chấp nhận bán chịu, chấp nhận khách hàng trả chậm quá nhiều. Có thể là do tiền bị ứ đọng lại ở hàng trong kho. Dù nghĩa này hay nghĩa kia, doanh nghiệp hiện tại vẫn thiếu tiền. Nếu đột ngột một ngày kia Coca-Cola phải đi vay Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam $500.000 chỉ để thanh toán cho một đối tác cung cấp nguyên liệu, khó có thể tưởng tượng câu chuyện sẽ được dịch ra theo hướng tích cực hay tiêu cực, và mức độ đến đâu, cho dù bản chất chỉ là họ chưa thu đủ tiền hàng và vay tạm vài tuần. Vấn đề ở chỗ, dấu hiệu của việc thiếu tiền ngắn hạn thường được dịch theo tín hiệu xấu nhiều hơn là tốt. Khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợ càng giảm. Ngay cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản lý vốn lưu động cũng rất cần thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi này sẽ được đầu tư một cách hiệu quả nhất cho nhà đầu tư. Trên thị trường không phải công ty nào cũng có đặc điểm tài chính như nhau. Các công ty bảo hiểm thường nhận được tiền phí bảo hiểm trước khi phải thanh toán bất kì khoản nào, tuy nhiên, công ty bảo hiểm sẽ khó lường trước được các khoản phí tổn mà họ sẽ phải chi trả một khi khách hàng khiếu nại. Tuy nhiên, một đại gia bán lẻ lớn như Wal-mart thường không phải bận tâm nhiều lắm đến khoản phải thu vì khách hàng phải thanh toán ngay khi mua hàng. Thay vào đó, hàng tồn kho lại là một vấn đề lớn đối với những tập đoàn bán lẻ, từ Wal-mart, Carre Four, Tesco cho đến Co.op Mart, Intimex hay G7 Mart. Nếu không đưa ra những dự báo chính xác về lượng hàng tích trong kho, họ có thể sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi trong thời gian rất ngắn. Việc xác định thời điểm cũng như tính chất phức tạp của việc thanh toán có thể khó khăn hơn ta tưởng. Các doanh nghiệp sản xuất thường phải chi một lượng tiền lớn để mua nguyên vật liệu và trả lương lao động trước khi nhận được bất cứ khoản thanh toán của khách hàng. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, sẽ là không thừa nếu các nhà đầu tư xem xét đến hiệu quả quản lý vốn lưu động của các công ty. Mỗi doanh nghiệp có thể đưa ra một con số doanh thu tuyệt vời, giá trị tài sản lớn, quy mô vốn đồ sộ... tuy nhiên độ lớn của các con số này không nói lên tất cả, và cũng không có nghĩa là doanh nghiệp đang nắm giữ rất nhiều tiền trong tay. Tiền của doanh nghiệp có thể đọng ở các khoản phải thu, vốn của doanh nghiệp biết đâu lại có lượng lớn là các khoản phải trả... Vì vậy xem xét một cách cẩn trọng các thông tin, chỉ số của doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản lý vốn lưu động sẽ vô cùng có lợi cho bất cứ ai có ý định tiến hành đầu tư. Các nhà đầu tư nên xem xét các công ty có sự chú trọng tới việc quản trị chuỗi cung cấp để đảm bảo rằng việc đầu tư của mình là tối ưu. DSO là một chỉ số tốt để Để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, nhiều nhà phân tích thường sử dụng hệ số DSO-Days Sales Outstanding. DSO tính số ngày trung bình một doanh nghiệp cần để thu hồi tiền sau mỗi giao dịch bán hàng. Công thức tính DSO như dưới đây:
- • Account Receivables: Tài khoản phải thu; • Total Credit Sales: Tổng doanh thu trả chậm; • Number of Days: Tổng số ngày thu hồi toàn bộ doanh thu trả chậm. DSO cao nghĩa là doanh nghiệp mất nhiều gian để lấy được doanh thu về tài khoản mình, ngược lại DSO thấp cho thấy năng lực quản lý các khoản trả chậm của doanh nghiệp là tốt. Bên cạnh đó, tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho cũng là một công cụ hiệu quả để đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Tỷ lệ này cho ta biết tốc độ bán hàng của doanh nghiệp, được tính bằng cách chia giá vốn hàng bán cho tổng giá trị hàng tồn kho (Cost of goods sold /Inventory). Nhìn chung, nếu tỉ lệ này ở mức cao tức là doanh nghiệp đang kinh doanh tốt. Đối với các nhà đầu tư, tốt hơn hết là nên so sánh tỉ lệ này với các công ty khác. Ví dụ xét trong một ngành có tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho 6 lần/năm, công ty nào chỉ đạt được tốc độ lưu chuyển 4 lần/năm có nghĩa là hoạt động kém hiệu quả so với các công ty đối thủ. Dell - một trong những nhà cung cấp máy tính hàng đầu thế giới đã sớm nhận ra rằng cách tốt nhất để tăng giá trị cổ phiếu chính là quan tâm đến quản lý vốn lưu động. Hệ thống quản lý chuỗi cung cấp hàng đầu thế giới đảm bảo cho Dell có một tỷ lệ DSO thấp. Tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho được cải thiện giúp làm tăng đáng kể dòng tiền. Các nhân tố này đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Dell đồng thời tăng niềm tin của các nhà đầu tư đối với hãng. "Cash is king" - đó là điều mà chắc không ai phủ nhận, và nó lại càng đúng hơn nữa trong giai đoạn mà việc huy động vốn là vô cùng khó khăn. Bỏ ngoài tai câu nói này có lẽ là một sơ suất không thể tha thứ được đối với bất cứ nhà đầu tư nào
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thống kê kinh doanh: Phần 2
96 p | 205 | 73
-
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH part 8
0 p | 157 | 71
-
Phần 3 - Quản lý Tài sản Tài chính
12 p | 149 | 57
-
Bài giảng Thống kê kinh doanh (Ths.Nguyễn Thị Ngọc Hoa) - Chương 5: Thống kê tài sản lưu động
11 p | 133 | 21
-
Bài thuyết trình Tài chính doanh nghiệp - Vốn lưu động của doanh nghiệp
84 p | 108 | 20
-
Quản trị tài chính - Chương 5 Quản trị vốn lưu động ( Nguyễn Ngọc Ngọc)
18 p | 133 | 20
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
117 p | 16 | 8
-
Tập bài giảng Tài chính doanh nghiệp (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
193 p | 22 | 8
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Quản trị bán hàng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
101 p | 25 | 8
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
199 p | 18 | 7
-
Bài giảng Thống kê doanh nghiệp: Chương 4 - Phan Thị Thu Hương
38 p | 69 | 7
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp
101 p | 34 | 6
-
Sự phù hợp giữa tài sản và các hình thức cấp vốn
5 p | 85 | 6
-
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp (Nghề: Kinh doanh thương mại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
118 p | 17 | 5
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
101 p | 16 | 4
-
Tài sản thương hiệu dựa trên góc độ khách hàng trong xây dựng thương hiệu khách sạn: Nghiên cứu thực tế đối với khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Hà Nội
17 p | 38 | 3
-
Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam
6 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn